1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

de hsg nv9

7 492 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 82,5 KB

Nội dung

THCS Kim Đồng Đề: Câu 1(4đ): Đọc đoạn văn sau đây và trả lời những câu hỏi cho bên dưới: … “Tôi đang mơ màng thì trước mắt tôi hiện ra cảnh tượng một cánh đồng cát, màu xanh biếc, cạnh bờ biển, trên vòm trời xanh đậm, treo lơ lửng một vầng trăng tròn vàng thắm. Tôi nghĩ bụng: Đã gọi là hy vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất; kỳ thực, trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi.” (Cố hương- Lỗ Tấn-) a.Tìm từ láy trong đoạn trích trên. b.Từ nào là từ mang nghĩa chuyển? c.Ghi lại các câu (hoặc cụm từ) có sử dụng các biện pháp tu từ, ghi rõ là biện pháp tu từ gì? Câu 2(3đ):Phân tích để làm rõ cái hay của khổ thơ thứ 5 bài “Ánh trăng”. Câu 3(3đ):Giới thiệu về giá trị nội dung và nghệ thuật của “Truyện Kiều”. Câu 4(10đ):Em đã nghe rừng than thở trong một giấc mơ. Hãy kể lại (chọn trong bài viết ít nhất một câu cho mỗi yếu tố miêu tả, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm, nghị luận. Gạch dưới và ghi rõ ngoài lề đỏ là yếu tố gì.). ________________________ THCS Hoàng Văn Thụ Câu 1 (4.0 điểm): Hãy chỉ ra và phân tích giá trị của từ láy và điệp ngữ trong đoạn thơ sau: “Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu, nồng đượm Cháu thương bà biết mấy nắng mưa” (Bếp lửa - Bằng Việt) Câu 2 ( 4.0 điểm): Viết một đoạn văn (khoảng 7 -10 câu) trình bày những cảm nhận của em về tâm trạng Thúy Kiều ở lầu Ngưng Bích. Câu 3 (12.0 điểm). Chuyển nội dung bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt thành một câu chuyện theo lời nhân vật người cháu. THCS Lê Lợi I.Tiếng Việt : (5 điểm) Xác định phép tu từ , các từ ghép , từ láy và các danh từ , động từ , tính từ trong đoạn thơ sau : “ Thanh minh trong tiết tháng ba Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh Gần xa nô nức yến anh Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân Dập dìu tài tử giai nhân Ngựa xe như nước áo quần như nêm Ngổn ngang gò đống kéo lên Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay ” (Truyện Kiều – Nguyễn Du) II.Văn bản : (5 điểm) Viết văn ngắn (1 trang giấy thi) trình bày những cảm nhận của em về hình ảnh người anh hùng Quang Trung –Nguyễn Huệ trong đoạn trích hồi 14 của tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” . III.Tập làm văn : (10 điểm) Kể chuyện về gia đình và ước mơ ngày mai của em. THCS Lý Thường Kiệt Câu 1 (4.0 điểm): Xác định và phân tích giá trị thẩm mĩ của các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ: Không có kính, rồi xe không có đèn, Không có mui xe, thùng xe có xước, Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước: Chỉ cần trong xe có một trái tim. (Phạm Tiến Duật, Bài thơ về tiểu đội xe không kính - SGK Ngữ văn 9, tập 1) Câu 2( 4.0 điểm) Em hãy nêu cảm nhận của mình về sự đổi mới ở hình thức trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu ? Câu 3 (12.0 điểm): Kể lại một giấc mơ, trong đó em được gặp nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. THCS LÝ TỰ TRỌNG Câu 1: (4đ)Đọc kỹ đoạn thơ sau rồi thực hiện các yêu cầu sau: Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng Ra đậu dặm xa dò bụng biển Dàn đan thế trận lưới vây giăng a. Dựa vào kiến thức đã học về từ vựng, hãy liệt kê các từ thuộc trường thiên nhiên và trường sự vật liên quan đến việc đánh cá có trong đoạn thơ. b. Viết đoạn văn diễn dịch chỉ ra cái hay trong cách sử dụng hình ảnh và các biện pháp nghệ thuật của nhà thơ Huy Cận. c. Nêu nội dung của đoạn thơ. Câu 2: (4đ) Khi viết về mẹ nhà thơ Chế Lan Viên đã viết: Con dù lớn vẫn là con của mẹ Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con (Con cò- Chế lan Viên) Nhà thơ Nguyễn Duy cũng viết: Ta đi trọn kiếp con người Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru (Nỗi buồn nhớ mẹ ta xưa- Nguyễn Duy) Hãy trình bày những suy nghĩ của em về tình mẫu tử trong những câu thơ trên. Câu 3: (12đ) Hãy kể lại một lỗi lầm khiến em ân hận mãi. THCS MỸ HÒA Câu 1 : ( 4 điểm ) Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi : “ Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng. Có chiếc tựa mũi tên nhọn, tự cành cây rơi cấm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng, thản nhiên , không thương tiếc, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho chậm tới cái giây nằm phơi trên mặt đất. Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan khoái đùa bỡn, múa may với làn gió thoảng, như thầm bảo rằng sự đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại : cả một thời quá khứ dài dằng dặc của chiếc lá trên cành cây không bằng một vài giây bay lượn, nêu sự bay lượn ấy có vẻ đẹp nên thơ. Có chiếc lá như sợ hãi, ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất, còn cất mình lên muốn bay trở lại cành. Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơm, hay đến mơn trớn một ngọn cỏ xanh mềm mại. “ ( Lá rụng- Khái Hưng ) a- Xác định và phân tích ngắn gọn tác dụng của các biện pháp tu từ được dùng trong đoạn văn. b- Chỉ rõ tính liên kết của đoạn văn. Câu 2 : ( 6 điểm ) Cảm nhận của em về khổ thơ sau : “ Em bé thuyền ai ra dỡn nước Mưa xuân tươi tốt cả cây buồm Biển bằng không có dòng xuôi ngược Cơm giữa ngày mưa gạo trắng thơm” ( Mưa xuân trên biển-Huy Cận ) Câu 3: ( 10 điểm ) Kể một câu chuyện có nội dung như ý thơ sau : Mỗi lần ngã là một lần bớt dại Để thêm khôn một chút nữa trong đời ( Tố Hữu ) (Trình bày dàn ý chi tiết trước khi viết bài hoàn chỉnh. Phần dàn ý 2 điểm ) THCS NGUYỄN TRÃI Câu 1 : ( 4 điểm ) Đọc kĩ đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi : “ Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra (1). Chúng nó cũng là trẻ con của làng Việt gian đấy ư (2) ? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư (3)? Khốn nạn, bằng này tuổi đầu …(4). Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên : - Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này .”(5) (Kim Lân , Làng) a. Nêu các từ láy có trong đoạn trích? b. Chỉ ra câu văn độc thoại và độc thoại nội tâm có trong phần trích ? c. Viết một đoạn văn ngắn gồm 3 câu trình bày cảm nhận của em về tâm trạng nhân vật ông Hai trong đoạn văn trên? Câu 2: (6 điểm) Nhà thơ Trần Đăng Khoa cho rằng: “Thơ hay là thơ giản dị, xúc động và ám ảnh”. Bằng hiểu biết của mình và dựa vào ý kiến của Trần Đăng Khoa, em hãy viết một bài văn ngắn khoảng một mặt giấy làm bài để chứng minh rằng bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt là một bài thơ hay. Câu 3: (10 điểm) Bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy đã giúp cho người đọc giật mình, thức tỉnh về sự lãng quên đáng trách. Em hãy kể lại một câu chuyện mà bản thân em đã từng có lúc “giật mình” như thế ? THCS Phan Bội Châu Câu 1: (4 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới: “Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên: “Má! Má!” . Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy.” ( Ngữ văn 9 – Tập I ) a/ Những từ in đậm trong đoạn trích trên thuộc từ loại gì? b/ Câu số 1 của đoạn trích là câu đơn hay câu ghép? Giải thích? c/ Tìm 2 từ đồng nghĩa có trong đoạn trích? d/ Đoạn trích có sử dụng lời dẫn trực tiếp không? Dấu hiệu nhận biết điều đó? Câu 2: (6 điểm) Viết một đoạn văn hoàn chỉnh hoặc một bài văn ngắn không quá một trang giấy thi, trình bày suy nghĩ của em về hình tượng chiếc bóng trong truyện “Người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ? Câu 3: (10 điểm) Kể lại một lỗi lầm của em đối với thầy, cô giáo khiến em nhớ mãi. THCS Phù Đổng Câu 1:(4,0điểm) a/ Kể tên các phương châm hội thoại mà em đã học ? Giải thích vì sao gọi là phương châm hội thoại mà không gọi là qui tắc hội thoại.(2đ) b/ Viết đoạn văn khoảng 5 đến 6 câu, dùng câu sau đây để viết thành lời dẫn trực tiếp . “ Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù” (2điểm) (Làng-Kim Lân-Ngữ văn 9 tập I) Câu 2: ( 4,0 điểm) Viết bài văn ngắn trình bày cảm nhận của em sau khi đọc khổ thơ sau: “ Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình.” ( Ánh trăng-Nguyễn Duy) Câu 3: (12điểm) Kể một câu chuyện về lòng nhân ái đã để lại ấn tượng sâu sắc trong em. THCS Quang Trung Câu 1: (4đ) “Trong làng tôi không thiếu gì các loại cây, nhưng hai cây phong này khác hẳn- chúng có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu. Dù ta tới đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm, chúng cũng vẫn nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau. Có khi tưởng chừng như một làn sóng thủy triều dâng lên vỗ vào bãi cát, có khi lại nghe như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm truyền qua lá cành như một đốm lửa vô hình, có khi hai cây phong bỗng im bặt một thoáng, rồi khắp lá cành lại cất tiếng thở dài một lượt như thương tiếc người nào. Và khi mây đen kéo đến cùng với bão dông, xô gãy cành, tỉa trụi lá, hai cây phong nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực ” ( Trích “Hai cây phong” Ngữ văn 8 –tập 1) a. Tìm các câu ghép trong đoạn văn. (1đ) b. Hãy chỉ rõ các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn(1đ) c. Phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trên(1đ) d. Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận sâu sắc nhất của em về đoạn văn trên trong đó có sử dụng lời dẫn gián tiếp(1đ) Câu 2: (6đ) a. Cảm nhận của em về hình ảnh người phụ nữ trong văn học cổ qua hai văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ và các đoạn trích văn bản “Truyện Kiều” của Nguyễn Du?(4đ) b. Thuyết minh về hương vị quê nhà.(2đ) Câu 3: (10đ) Kể lại kỉ niệm sâu sắc về một kì nghĩ hè đáng nhớ. (HS lập dàn ý chi tiết cho đề bài trên) THCS Trần Phú Câu1: ( 4,0 điểm ) Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi bên dưới: Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con của làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng này tuổi đầu…. Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên: Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này. a. Ghi lại những câu nghi vấn ở đoạn trích trên. Chúng có được dùng với chức năng chính hay không?Vì sao? b.Chỉ ra lời dẫn trực tiếp có trong đoạn văn? c.Ghi lại những câu thể hiện lời độc thoại nội tâm của nhân vật? Vì sao? Câu 2 (6,0 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 1 trang giấy thi) trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp và ý nghĩa của hình ảnh trong những câu thơ sau: Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo. (Đồng chí, Chính Hữu) Câu 3 ( 12 điểm ) Viết một bài văn tự sự với nhan đề : "Kỉ niệm một người thân yêu nhất " . THCS Tây Sơn Câu 1. ( 4.0 điểm ) Cho đoạn văn sau: ( ) “ Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung” ( ) ( Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long - Sách Ngữ văn 9, tập 1) a. Đoạn văn trên là lời của nhân vật nào? Những lời tâm sự đó giúp em hiểu gì về hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật? Ngoài khó khăn được nói đến trong đoạn trích trên, hoàn cảnh sống của nhân vật có gì đặc biệt? b. Bằng hiểu biết của em về tác phẩm, hãy cho biết: trong hoàn cảnh ấy, điều gì đã giúp nhân vật sống yêu đời và hoàn thành tốt nhiệm vụ? c. Chỉ ra câu có sử dụng nghệ thuật nhaan hóa trong đoạn văn trên? Câu 2. ( 4.0 điểm ) “Tự lập là yếu tố cần thiết làm nên sự thành công trong học tập cũng như trong cuộc sống”. Hãy viết một đoạn văn hoặc bài văn ngắn ( khoảng 20 dòng ) trình bày suy nghĩ của em về tính tự lập của các bạn học sinh hiện nay. Câu 3. ( 12 điểm ) Ngày đầu tiên đi học mãi là ấn tượng khó phai trong ta với những tình cảm cùng bao suy nghĩ bạn bè, thầy cô và mái trường. Hãy kể lại kỉ niệm đó của em. THCS Võ Thị Sáu Câu 1.(4đ) Cho bài thơ sau: NHỚ ( Phạm Tiến Duật) Cái vết thương xoàng mà đưa viện Hàng còn chờ đó, tiếng xe reo Nằm ngửa nhớ trăng, nằm nghiêng nhớ bến Nôn nao ngồi dậy nhớ lưng đèo. a. Chữ Lưng trong bài thơ trên được dùng theo nghĩa gốc, nghĩa chuyển ẩn dụ hay hoán dụ? Chữ này có được xem là một minh họa cho hiện tượng phát triển nghĩa của từ hay không, vì sao? ( 1điểm) b. Phân tích cái hay của việc sử dụng biện pháp tu từ trong bài thơ trên.( 3điểm) Câu 2.(6đ) Trình bày suy nghĩ của em về lòng nhân ái bằng một bài văn nghị luận ngắn khoảng 15- 20 dòng. Câu 3.(10đ) Nếu là bé Thu trong truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng, em kể lại chuyện nhận ra ba của mình như thế nào? THCS Nguyễn Du Câu 1 (4 điểm): Trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân” (Truyện Kiều-Ngữ văn 9 tập 1), Nguyễn Du viết: “Cỏ non xanh tận chân trời, Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” 1. Tìm những tính từ có trong câu thơ trên. Sức biểu cảm của tính từ đó trong việc gợi tả màu sắc và sức sống của mùa xuân? 2. Trong dòng đầu, có bản chép: “Cỏ non xanh rợn chân trời”, em thích bản nào hơn? Tại sao? Câu 2 (2 điểm): Từ đoạn thơ: “Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội, Những phố dài xao xác hơi may. Người ra đi đầu không ngoảnh lại, Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”. (“Đất nước” - 1948, Nguyễn Đình Thi) Và: “Ruộng nương anh gửi bạn thân cày, Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” (“Đồng chí” - 1948, Chính Hữu) Điểm chung trong nội dung của hai đoạn thơ trên về tình cảm với quê hương và trách nhiệm với đất nước của những người lính ngay trong buổi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp? Câu 3 (4 điểm): Em hãy viết một văn bản ngắn (khoảng ½ trang giấy) giới thiệu cho mọi người biết về một trong các nội dung sau: - Một tác phẩm văn học được học trong nhà trường hoặc em được biết. - Một công trình mới được xây dựng ở quê em. - Một cuốn sách viết về tác hại của sự biến đổi môi trường và khí hậu đầu thế kỷ XXI. - Một chương trình tivi hay đối với lứa tuổi học sinh. - Một người mà em ngưỡng mộ… (Yêu cầu đặt tiêu đề cho văn bản) Câu 4 (10 điểm): Về “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, có ý kiến cho rằng: “Trong văn chương nước ta cũng như thế giới không hiếm những câu chuyện xen những yếu tố truyền kì. Nét riêng của Chuyện người con gái Nam Xương là hai yếu tố thực và truyền kì không đan xen vào nhau mà kết cấu thành hai phần. Phần thực là cơ sở để xây dựng phần truyền kì. Phần truyền kì vừa làm cho câu chuyện thêm lung linh hư ảo, vừa góp phần làm rõ những yếu tố ở phần thực. Bằng mối liên hệ giữa hai phần, nhà văn làm nổi bật tính cách nhân vật và chủ đề của tác phẩm.” Từ hiểu biết của em về tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” hãy làm sáng tỏ nhận định trên. THCS Nguyễn Huệ Câu 1: ( 4 điểm) Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau: “ Những nét hớn hở trên mặt người lái xe chợt duỗi ra rồi bẵng đi một lúc, bác không nói gì nữa.Còn nhà họa sĩ và cô gái cũng nín bặt, vì cảnh trước mặt bỗng hiện lên đẹp một cách kì lạ.Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây.Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe. Giữa lúc đó, xe dừng sít lại. Hai ba người kêu lên một lúc: - Cái gì thế ? Bác lái xe xướng to: - Cho xe nghỉ một lúc lấy nước. Luôn tiện bà con lót dạ. Nửa tiếng, các ông, các bà nhé. Trong lúc mọi người xôn xao vui vẻ phía sau lưng, người lái xe quay sang nhà họa sĩ nói vội vã: - Tôi sắp giới thiệu với bác một trong những người cô độc nhất thế gian.Thế nào bác cũng thích vẽ hắn.” ( Ngữ văn 9, tập một) a/ Đoạn trích trên được kể theo ngôi kể nào ? b/ Đoạn trích trên có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào ? c/ Tìm các từ láy có trong đoạn trích ? d/ Các lời thoại của bác lái xe trong đoạn trích là cách dẫn trực tiếp hay gián tiếp? e/ Trong câu “ Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng.”, từ “đầu” nào dùng theo nghĩa gốc và từ “đầu” nào dùng theo nghĩa chuyển ? g/Trong câu : “Luôn tiện bà con lót dạ “, có thể thay từ ngữ xưng hô nào phù hợp nhất cho từ “ bà con “ ? h/ Biện pháp tu từ nào được tác giả sử dụng trong đoạn trích ? Hãy ghi câu văn có sử dụng biện pháp tu từ đó ra . Câu 2:(6 điểm) Trong bài hát “Để gió cuốn đi” của Trịnh Công Sơn có câu: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”. Em hãy viết một bài văn nghị luận ngắn cho biết suy nghĩ của em về câu hát trên. Câu 3: (10 điểm) Em hãy tưởng tượng mình có một cuộc gặp gỡ, trò chuyện thật thú vị với nhân vật anh thanh niên sống trên đỉnh núi Yên Sơn trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. Hãy kể lại cuộc gặp gỡ thú vị đó và phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên.

Ngày đăng: 26/01/2015, 08:00

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w