tap huan bien dao 2012

25 125 0
tap huan bien dao 2012

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TẬP HUẤN GIÁO DỤC VỀ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN - ĐẢO CẤP THCS THÔNG QUA HĐNK VÀ HĐGDNGLL Hoạt động 1: Một số lưu ý khi tổ chức Giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, đảo cấp THCS thông qua HĐNK và HĐGDNGLL. I. Lưu ý chung - Lựa chọn nội dung chủ đề của hoạt động ngoại khóa. - Quyết định hình thức tiến hành những nội dung đã được lựa chọn - Xác định thời gian cho từng họat động nhỏ trong chủ đề và cho toàn bộ quá trình triển khai chủ đề - Chuẩn bị đồ dùng, thiết bị cần thiết: bản đồ, tranh, ảnh, bộ câu hỏi, tư liệu, máy chiếu - đầu video (nếu cần),… - Lựa chọn và chuẩn bị hiện trường thực hiện: trong nhà, ngoài trời, tại Bảo tàng,…. II. Lựa chọn nội dung tổ chức ngoại khóa cho HS sao cho phù hợp với vùng miền. - Tài liệu “Giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cấp THCS” bao gồm 3 chủ đề 1. Biển Đông và vùng biển Việt Nam, 2. Tài nguyên và khai thác tài nguyên biển, đảo VN. 3. Bảo vệ môi trường biển, đảo Việt Nam. - GV không nhất thiết phải thực hiện cả 3 chuyên đề cho một khối lớp mà có thể dãn ra trong cả 4 khối lớp. - GV cũng không cần triển khai ngay trong một buổi ngoại khóa trọn vẹn một chuyên đề mà có thể lựa chọn một số nội dung của chuyên đề để tổ chức cho HS tìm hiểu qua hoạt động ngoại khóa. III. Thời gian thực hiện ngoại khóa trong trường THCS - Có thể được thực hiện vào các tuần có những ngày lễ, ngày kỉ niệm như: + Tuần lễ Biển và Hải đảo VN và Ngày Đại dương thế giới từ ngày 01 đến ngày 08 tháng 6 hằng năm; + Ngày phát động thi tìm hiểu “Huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển”, + Ngày hội “Tuổi trẻ vì biển đảo thân yêu”, phong trào “Góp đá xây dựng Trường Sa”; + Tìm hiểu về môi trường quê hương nhân ngày môi trường thế giới (ngày 5 tháng 6 hàng năm), … - Tùy theo nội dung và dung lượng các hoạt động mà thời gian thực hiện ngoại khóa có thể chỉ cần tiến hành trong một buổi, một ngày hoặc vài ngày (làm báo tường, tổ chức triển lãm),…. IV. Hướng dẫn tổ chức ngoại khóa giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, đảo cấp THCS - GV nên phối hợp với Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên để tổ chức, hướng dẫn HS tự lập kế hoạch, GV thông qua. - Cần chú ý các khâu của lập kế hoạch hoạt động, từ xác định mục tiêu, vạch những nội dung và dự kiến công việc cần thực hiện, dự kiến điều kiện thực hiện (về địa điểm, phương tiện, người tham gia, kinh phí, ), phân công người thực hiện và dự kiến sản phẩm cần đạt. - Đối với một số hoạt động cần triển khai trong thời gian tương đối dài, nên tiến hành lập kế hoạch theo dạng xây dựng dự án để tập dượt cho HS một số kỹ năng tổ chức, xử lý công việc thực tế, kĩ năng hoạt động nhóm. V. Quy trình thiết kế một hoạt động ngọai khóa, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Bước 1: Lựa chọn và đặt tên cho hoạt động Có thể lấy ngay tên hoạt động đã được gợi ý trong chuyên đề. Bước 2: Xác định mục tiêu của hoạt động Sau khi chọn được tên cho hoạt động, xác định rõ mục tiêu của hoạt động nhằm giáo dục cho học sinh những gì về kiến thức, kĩ năng, thái độ. Bước 3: Xác định nội dung và hình thức hoạt động Cần liệt kê đầy đủ những nội dung của hoạt động và có thể lựa chọn các hình thức hoạt động tương ứng. Có thể trong một hoạt động nhưng có nhiều hình thức. Ví dụ: “Nghe nói chuyện về nguồn tài nguyên khóang sản trong biển Việt Nam” ngoài hình thức chính của hoạt động là nghe nói chuyện, có thể thêm những hình thức như giao lưu, thảo luận, văn nghệ, trò chơi xen kẽ trong quá trình nghe nói chuyện… Bước 4: Công tác chuẩn bị * Giáo viên phải: - Dự kiến được nội dung công việc, hình dung được tiến trình hoạt động. - Dự kiến những phương tiện gì cần cho hoạt động. - Dự kiến sẽ giao những nhiệm vụ gì cho đối tượng nào, thời gian phải hoàn thành là bao lâu. - Bản thân giáo viên sẽ làm những việc gì để thể hiện sự tương tác tích cực giữa thầy và trò. * HS, khi được giao nhiệm vụ sẽ chủ động bàn bạc cách thực hiện trong tập thể lớp, chỉ ra được những việc phải làm, phân công rõ ràng, đúng người, đúng việc. Tuy vậy, GV vẫn phải có sự quan tâm, theo dõi, giúp đỡ, nhắc nhở HS hoàn thành công việc chuẩn bị. Bước 5: Tiến hành hoạt động - Có thể hình dung khi thiết kế bước tiến hành hoạt động như xây dựng một kịch bản cho học sinh thể hiện. Do đó cần sắp xếp một quy trình tiến hành hợp lí, phù hợp với khả năng của học sinh. - Trong bước tiến hành hoạt động, học sinh hoàn toàn làm chủ trong bước này, các em hoàn toàn tự quản điều khiển hoạt động. Giáo viên chỉ là người tham dự, quan sát và chỉ xuất hiện khi thật cần thiết. Bước 6: Kết thúc hoạt động Bước này cũng do học sinh hoàn toàn làm chủ, có nhiều cách kết thúc, khi thiết kế bước này, giáo viên có thể gợi ý các dự kiến để học sinh lựa chọn cách kết thúc sao cho hợp lí, tránh nhàm chán và tẻ nhạt. Bước 7: Đánh giá kết quả hoạt động - Có nhiều hình thức đánh giá như: - Nhận xét chung về ý thức tham gia mọi thành viên trong tập thể. - Viết thu hoạch sau hoạt động nhằm tìm hiểu mức độ nhận thức vấn đề của học sinh. - Bằng câu hỏi trắc nghiệm để đánh giá thái độ của học sinh về một vấn đề nào đó của hoạt động. - Thông qua sản phẩm hoạt động.

Ngày đăng: 24/01/2015, 19:00

Mục lục

  • TẬP HUẤN GIÁO DỤC VỀ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN - ĐẢO CẤP THCS THÔNG QUA HĐNK VÀ HĐGDNGLL

  • Xác nhận của nhà trường ................ngày ... tháng.... năm..... Người lập kế hoạch

  • VII. GỢI Ý CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC HĐNGLL VÀ HĐNK VỀ GIÁO DỤC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN, ĐẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan