MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC VỆ SINH TRONG TRƯỜNG MN

24 2.2K 15
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC VỆ SINH TRONG TRƯỜNG MN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nguyễn Thị Đào Trường Mầm non Nà Tăm PHẦN MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong những năm gần đây, nền kinh tế - xã hội của đất nước ta có sự phát triển không ngừng làm cho ngành Giáo dục nói chung và ngành học mầm non nói riêng cũng dần từng bước củng cố và phát triển. Trong xu thế chung đó đòi hỏi người làm công tác chăm sóc giáo dục trẻ phải có năng lực toàn diện, có những phẩm chất cần thiết mới hoàn thành được nhiệm vụ giao phó. Việc hình thành cho đứa trẻ các kiến thức cơ bản về vệ sinh cá nhân hàng ngày là một việc làm rất cần thiết. Như chúng ta đã biết có một số dân tộc của vùng núi Tây Bắc nói chung và người dân tộc Lào nói riêng của xã Nà Tăm có một lối sống cổ hủ và lạc hậu. Việc ở, vệ sinh cá nhân hàng ngày không phải là nhu cầu thiết yếu. Gia đình ở nhiều thế hệ, không có khuôn viên thoáng mát, không có cây xanh. Sinh hoạt cá nhân mà không cần có giếng nước, không có cống thoát nước, không có các đồ vệ sinh cá nhân cho từng người riêng, thực hiện các thao tác vệ sinh chủ yếu bằng tay mà không cần các dụng cụ hỗ trợ, không có nơi vệ sinh cụ thể. Với cách sống như vậy đứa trẻ rất lúng túng, bỡ ngỡ trước những dụng cụ vệ sinh mà nhà trường cung cấp, không xác định được các thời điểm cần vệ sinh, nơi đi vệ sinh trong ngày. Đặc biệt với cách sống như vậy làm cho các bệnh (Tiêu chảy, qoai bị, sốt phát ban và đặc biệt là căn bệnh tay chân miệng đang bùng phát hiện nay) có cơ hội phát triển và xâm nhập vào cơ thể của trẻ, gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của trẻ. Để chuẩn bị cho thế hệ trẻ nói chung và trẻ dân tộc Lào nói riêng bước vào thời đại của nền văn minh trí tuệ, thời đại của công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước và mục đích chung của Giáo dục mầm non là phát triển tất cả các khả năng của trẻ, hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người, một mặt đáp ứng các nhu cầu phát triển tổng thể hài hoà của trẻ về các mặt: Thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, thẩm mỹ, tình cảm - xã hội, hình thành kĩ năng giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ và phòng tránh một số bệnh lây truyền. Mặt khác chuẩn bị sẵn sàng cho trẻ vào lớp 01 và 1 Nguyễn Thị Đào Trường Mầm non Nà Tăm đăc biệt là công tác phổ cập giáo dục trẻ em năm tuổi tôi chọn sáng kiến kinh nghiệm: "Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ tại lớp Mẫu giáo lớn trung tâm trường mầm non Nà Tăm”. II. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1. Phạm vi nghiên cứu 100% trẻ lớp mẫu giáo lớn trung Tâm. Giáo viên dạy tại lớp, phụ huynh học sinh. 2. Đối tượng nghiên cứu Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ tại lớp Mẫu giáo lớn trung tâm trường mầm non Nà Tăm. III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ giúp cho việc nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng đặc biệt khó khăn. Đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục trẻ 5 tuổi của ngành học Mầm non nói chung và của xã Nà Tăm nói riêng. Đảm bảo kế hoạch phát triển giáo dục. Giúp trẻ sạch sẽ, khoẻ mạnh, mạnh dạn tự tin hơn trong giao tiếp, trong học tập, đảm bảo chất lượng cho các năm tiếp theo. Bước đầu tạo nên thói quen nề nếp vệ sinh cá nhân cho trẻ. IV. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Qua đề tài nghiên cứu giúp giáo viên có những định hướng phù hợp trong công tác giáo dục thói quen vệ sinh cho trẻ. Sau khi vận dụng đề tài sẽ góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của phụ huynh học sinh trong việc giữ gìn vệ sinh và bảo vệ sức khoẻ cho con, góp phần đắc lực cho quá trình hình thành thói quen nề nếp vệ sinh cho trẻ, phần nào giảm thiểu được các bệnh lây truyền. PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN 2 Nguyễn Thị Đào Trường Mầm non Nà Tăm Một đứa trẻ sinh ra được ví như một tờ giấy trắng. Vậy nhiệm vụ của các nhà giáo dục phải chọn lọc những chất liệu tốt nhất để pha trộn vẽ lên tờ giấy trắng ấy những gì đẹp nhất và dạy đứa trẻ trở thành người toàn diện. Như vậy ngành học Mầm non là ngành học đặt nền móng cho sự phát triển của đứa trẻ. Nền móng có tốt thì đứa trẻ mới phát triển tốt. Nhưng công tác giáo dục không thể thực hiện được cái khó trước mà nó phải tuân thủ theo một quy trình từ rễ đến khó từ đơn giản đến phức tạp. Như vậy việc hình thành thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ cũng phải bắt đầu từ cái đơn giản. Trước tiên phải cho trẻ biết khi nào cần vệ sinh, sau đó cho trẻ biết cách vệ sinh như thế nào? Tức là cung cấp cho trẻ các kỹ năng cơ bản. 1. Kỹ năng: + Theo quan điểm của nhà tâm lý học Liên Xô cũ XiKiXen gọi: Kỹ năng là khả năng thực hiện có hiệu quả hệ thống các hoạt động phù hợp với mục đích và điều kiện thực hiện hệ thống này. + Theo quan điểm của NPlevitôn: Kỹ năng là sự thực hiện có kết quả của một số động tác nào đó trong hành động phức tạp hơn: Ông cho rằng con đường hình thành kỹ năng thường là bắt chước kỹ năng, bắt chước các hành động nổi bật bằng quá trình làm thử và luyện tập bao giờ cũng gắn bó với thực tiễn. 2. Kỹ xảo: + Theo quan điểm của XiKixengon: Kỹ xảo là biện pháp hành động đặc trưng ở trình độ thành thạo trong đó yếu tố tự động hoá. + Còn theo quan điểm của Anleonchiep thì đa số trường hợp kỹ xảo của con người nảy sinh trên cơ sở biến hành động thành thao tác như một phương thức hành động được tự động hoá một cách có ý thức như một thành phần được tự động hoá của việc thực hiện hành động, tự động hoá một cách có ý thức như một thành phần tự động hoá của việc thực hiện hành động. 3 Nguyễn Thị Đào Trường Mầm non Nà Tăm Tóm lại: Kỹ xảo là hành động thành thạo dựa trên cơ sở biến hành động thành thao tác nhờ có sự luyện tập tích cực các hành động. 3. Thói quen: Thói quen thường chỉ những hành động những hành vi của cá nhân được diễn ra trong những điều kiện ổn định về không gian và quan hệ xã hội rất cụ thể. Thói quen thường gắn với nhu cầu của cá nhân và gần như phản xạ có điều kiện. Khi trở thành thói quen mọi hành động tâm lý trở thành cố định, cân bằng và khi phá vỡ sự cân bằng đó tức là phá vỡ thói quen, mỗi cá nhân đều có thói quen nhất định được tạo thành trong quá trình sống của chủ thể cụ thể như: Thói quen sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp khi sử dụng đồ dùng, thói quen niềm nở với mọi người và đặc biệt là thói quen vệ sinh cá nhân. Từ cơ sở lý luận đến thực tiễn của việc giáo dục thói quen vệ sinh văn minh cho trẻ mẫu giáo thì kỹ năng, kỹ xảo, thói quen có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau không thể tách rời. Nó theo đứa trẻ ngay từ khi vào trường cho tới khi ra trường. Trẻ không có kỹ năng tức là trẻ sẽ không có kỹ xảo, không có kỹ xảo thì trẻ không thể tiến vượt bậc lên thói quen. 4. Kỹ năng, kỹ xảo, thói quen đối với trẻ mẫu giáo: 4.1. Đối với trẻ 3 tuổi: Trẻ ba tuổi là độ tuổi còn non nớt về tâm lí, hành động, thao tác. Các hoạt động của trẻ bước đầu mang tính chất làm theo, dần dần qua thời gian hoạt động dưới sự hướng dẫn của giáo viên các thao tác của trẻ trở thành kỹ năng. 4.2. Đối với trẻ 4 tuổi: Độ tuổi này trẻ đã được trải nghiệm nhiều qua các hoạt động do vậy kỹ năng của trẻ tiến xa hơn một bước nó trở thành kỹ xảo. Các thao tác đã thành thạo hơn, chuẩn xác hơn. 4.3. Đối với trẻ 5 tuổi: 4 Nguyễn Thị Đào Trường Mầm non Nà Tăm Độ tuổi này trẻ đã dần ổn định về tâm lí, trẻ mạnh dạn tự tin hơn trong giao tiếp. Do vậy nhận thức của trẻ cũng tốt hơn, các thao tác, kỹ năng, kỹ xảo của trẻ đã thành thục hơn, khéo léo hơn. Trẻ thích được làm người lớn, thích thể hiện vai trò của người anh, người chị. Như vậy việc thực hiện công tác vệ sinh đối với trẻ năm tuổi nó đã trở thành thói quen. II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ 1. Điều kiện thuận lợi Lớp học được đặt ở khu trung tâm của xã, giao thông đi lại thuận tiện. Cơ sở vật chất khá khang trang, phòng học kiên cố, có tường rào bao quanh, có hệ thống điện nước thuận tiện. Lớp được cung cấp tương đối đầy đủ các thiết bị phục vụ cho công tác dạy học. Lớp học được bố trí hai giáo viên trong đó một giáo viên có trình độ đại học, một giáo viên có trình độ đạt chuẩn. 2. Điều kiện khó khăn. Lớp học chiếm 96% trẻ là người dân tộc Lào và là lớp ghép ba độ tuổi nên nhận thức của trẻ không đồng đều, khả năng sử dụng các đồ dùng vệ sinh còn lúng túng và chưa có thao tác. Đa số phụ huynh học sinh là người thuần nông chuyên sản xuất nông nghiệp, nhận thức của phụ huynh còn nhiều hạn chế, kinh tế còn hạn hẹp, đời sống của phụ huynh chưa cao các gia đình có mức thu nhập thấp, không ổn định. Giáo viên đang trong độ tuổi sinh con và nuôi con nhỏ. Chưa có ý thức tổ chức các hoạt động vệ sinh thường xuyên và còn ngại khi tổ chức các hoạt động vệ sinh cho trẻ. 3. Thực trạng Tôi tiến hành thực hiện sáng kiến kinh nghiệm trên lớp mẫu giáo lớn trung tâm với tổng số học sinh: 29 cháu trong đó: 5 Nguyễn Thị Đào Trường Mầm non Nà Tăm + Trẻ 5 tuổi: 11 cháu + Trẻ 4 tuổi: 8 + Trẻ 3 tuổi: 10 + Trẻ là người dân tộc: 25 cháu. Tiến hành khảo sát: * Đối với giáo viên: ( 02 giáo viên) Tôi tiến hành phát phiếu khảo sát cho giáo viên. Bảng 1: Kết quả khảo sát đầu năm Stt Nội dung khảo sát Đánh giá Tốt Khá TB Yếu 1 Nội dung giáo dục vệ sinh cho trẻ. 1 1 2 Khi nào cần tổ chức cho trẻ vệ sinh. 1 1 3 Đồ dùng vệ sinh 1 1 4 Quy trình hướng dẫn trẻ vệ sinh ( rửa tay, rửa mặt, chải tóc, cất đồ dùng đồ chơi ) 2 5 Công tác phối hợp với phụ huynh học sinh 1 1 6 Nhu cầu của giáo viên với công tác giáo dục vệ sinh cho trẻ trong trường mầm non. 1 1 Qua bảng tổng hợp trên ta thấy: Giáo viên đã nắm được nội dung giáo dục song chưa đầy đủ. Do giáo viên mới ra trường, đang nuôi con nhỏ nên chưa dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu và học hỏi chuyên môn. Đã nhận thức tốt thời gian cần hướng dẫn trẻ vệ sinh trong ngày, đã phần nào nắm được các dụng cụ vệ sinh song chưa đầy đủ. Bước đầu nắm được quy trình hướng dẫn trẻ vệ sinh nhưng trong khi thực hiện còn lung túng, đôi khi còn nhầm. Đã xác định được nhu cầu thực tế của bản thân trong công tác giáo dục vệ sinh cho trẻ. Nội dung phối hợp cùng gia đình chưa 6 Nguyễn Thị Đào Trường Mầm non Nà Tăm hiệu quả do cô giáo và phụ huynh bất đồng ngôn ngữ. Do trình độ chuyên môn của cô giáo còn nhiều hạn chế, không đồng đều. Tất cả giáo viên đều nắm được nội dung của việc giáo dục văn hoá vệ sinh cho trẻ, nắm được nội dung chương trình hình thành thói quen vệ sinh cho trẻ. * Đối với phụ huynh: ( 29 phụ huynh) Tôi tiến hành phát phiếu khảo sát cho phụ huynh. Bảng 2: Kết quả khảo sát đầu năm Stt Nội dung khảo sát Đánh giá Tốt Khá TB Yếu 1 Thời gian vệ sinh trong ngày 4 12 13 2 Đồ dùng vệ sinh 4 15 10 3 Đồ dùng vệ sinh sử dụng chung hay riêng 8 13 8 4 Quy trình vệ sinh 2 12 15 5 Công tác phối hợp cùng giáo viên 4 13 12 Đánh giá: Về nội dung khảo sát với phụ huynh đa số phụ huynh đã biết các thời điểm cần vệ sinh cho con, đồ dùng vệ sinh cho con là những gì, biết được tầm quan trọng của đồ dùng và để đảm bảo vệ sinh khi sử dụng đồ dùng, biết được các thao tác vệ sinh song chưa đầy đủ theo quy trình, biết được cần phải trao đổi với cô giáo những gì khi con đến lớp. Song bên cạnh đấy vẫn còn một số lượng lớn phụ huynh chưa biết rõ các thời điểm cần vệ sinh cho con, chưa biết con cần đồ dùng gì để thực hiện thao tác vệ sinh, chưa nắm được quy trình rửa tay sao cho sạch và đặc biệt trong công tác phối hợp với giáo viên. 7 Nguyễn Thị Đào Trường Mầm non Nà Tăm Do đa số phụ huynh làm nghề nông họ đi làm nương dẫy từ sáng nên việc thực hiện các thao tác vệ sinh của trẻ chủ yếu do trẻ tự làm mà không có người giám sát. Người dân quen sống trong môi trường tạm bợ, dùng chung trong một gia đình * Đối với học sinh: Tôi chỉ đạo cho giáo viên chủ nhiệm lớp tổ chức các hoạt động vệ sinh (Theo nội dung tôi xây dựng) cho trẻ. Các cháu hoạt động theo trình tự thời gian và chia theo nhóm tuổi riêng biệt, sau đó tôi quan sát và ghi chép lại kết quả khảo sát. Bảng 3: Kết quả khảo sát đầu năm ( Có bảng phụ lục kèm theo) Qua quá trình chăm sóc giáo dục trẻ, tôi đánh giá thực trạng về mức độ hoàn thành thói quen văn hoá vệ sinh của trẻ lớp mẫu giáo lớn trung tâm như sau: Về mức độ thói quen vệ sinh rửa tay: Đa số trẻ đã biết rửa tay vào những thời điểm nào trong ngày. Song trong quá trình giáo dục thì mức độ nhận thức của trẻ không đồng đều. Trẻ bốn, năm tuổi thì nhận thức nhanh, thao tác thành thạo, đúng yêu cầu, trẻ ba tuổi thì nhận thức chậm thao tác còn vụng về, không mạnh dạn tự tin, không linh hoạt sáng tạo. Mức độ thói quen rửa mặt: Đa số trẻ chưa có thói quen rửa mặt đúng quy trình, trẻ còn lung túng khi sử dụng đồ dùng đặc biệt là trẻ 3 tuổi và trẻ 4 tuổi. Mức độ thói quen chải tóc: Trẻ chưa có thao tác chải tóc đúng, chưa biết nhu cầu cần chải tóc và chải tóc vào lúc nào. Mức độ thói quen mặc quần áo: Nhìn chung trẻ đến lớp với trang phục gọn gang, sạch đẹp. Song bên cạnh đó trẻ đến lớp chưa biết cách làm đẹp cho bản thân, Mức độ thói quen cất đồ dùng: Đa số trẻ đến lớp chưa biết cách sắp xếp gọn gàng đồ dùng, đồ chơi, trang phục của mình. Điều này không phải do trẻ mà do môi trường sống xunh quanh trẻ còn quá lạc hậu. Do trang thiết bị của nhà trường còn 8 Nguyễn Thị Đào Trường Mầm non Nà Tăm nghèo nàn nên nó ảnh hưởng trực tiếp tới nhiều nội dung giáo dục thói quen vệ sinh của trẻ. Do trẻ trong lớp học ghép nhiều độ tuổi. Mức độ thói quen ăn uống vệ sinh: Đa số trẻ đã biết cách cầm bát, cầm thìa, cách ăn uống sao cho lịch sự (tức là trong khi ăn không nói chuyện trước khi ăn phải mời, không được gắp thức ăn của mình cho bạn, không để rơi vãi cơm, ăn hết suất ). Ăn xong phải biết để bát vào nơi quy định. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số trẻ chưa thực hiện tốt những yêu cầu trên vì thời gian trẻ được tiếp xúc với môi trường mầm non quá ngắn ngủi, chưa đáp ứng đủ nhu cầu mạnh dạn của trẻ. III. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Bồi dưỡng tư tưởng cho giáo viên: Đội ngũ giáo viên là nguồn nhân lực thực hiện các kế hoạch của nhà trường. Nhà trường có các định hướng tốt thì đội ngũ giáo viên sẽ thực hiện tốt và ngược lại. Như vậy đứa trẻ có phát triển tốt hay không phần lớn phụ thuộc vào công dạy giỗ của các cô giáo đặc biệt là các cô giáo mầm non. Nhưng hiện nay tâm lí của các cô giáo là chỉ làm việc vừa đủ. Có nghĩa là chỉ cần trông cho trẻ an toàn, hoàn thành nhiệm vụ, không có nhu cầu cầu tiến. Tinh thần đó rất đáng sợ trong một ngôi trường và còn đáng sợ hơn với các nhà quản lí có tâm với nghề, với ngôi trường họ quản lí. Xác định được tầm quan trọng của tâm lí giáo viên hiện nay đặc biệt là toàn ngành đang tiếp tục thực hiện chủ đề năm học “Đổi mới công tác quản lí và nâng cao chất lượng dạy học” tôi đã mạnh dạn đưa nội dung giáo dục tư tưởng đạo đức cho giáo viên làm một nội dung đổi mới trong công tác quản lí và áp dụng vào trong sáng kiến. Để thay đổi được nhận thức của giáo viên tôi đã áp dụng các giải pháp sau: + Bồi dưỡng lòng nhân ái sư phạm cho giáo viên. Bởi vì lòng nhân ái là cái gốc đạo lý làm người. Cô giáo Mầm non không chỉ giỏi về nghiệp vụ, mà phải có tình yêu thương trẻ thực sự. Những phẩm chất, đạo đức ấy không chỉ do có sẵn mà phải do quả trình học tập, rèn luyện, tự bồi dưỡng để hoàn thiện chính mình. 9 Nguyễn Thị Đào Trường Mầm non Nà Tăm + Chỉ đạo và hướng dẫn giáo viên tự học, tự nghiên cứu để nắm bắt các quy định về đạo đức nhà giáo. + Phối hợp với các tổ chức chính trị trong trường tăng cường công tác tuyên truyền, vận động đội ngũ giáo viên nhận thức rõ về tầm quan trọng của đạo đức sư phạm ảnh hưởng như thế nào tới trẻ và xã hội. Đặc biệt là tìm hiểu tâm tư của từng giáo viên từ đó động viên khuyến khích để giáo viên phấn khởi, yên tâm công tác. + Mặt khác tôi chủ động trò chuyện để nắm bắt tâm tư nguyện vọng của giáo viên. Ví dụ: Để thực hiện tốt công tác chăm sóc học sinh ( Hướng dẫn trẻ thực hiện các thao tác vệ sinh hàng ngày) thì đồng chí cần những gì? Khi nắm bắt được nhu cầu thực tế của giáo viên tôi từng bước đáp ứng các yêu cầu có thể cho giáo viên: Bố trí ở lớp thuận tiện, được trang bị tương đối đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho công tác giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ, cử cô giáo tham gia lớp tập huấn công tác vệ sinh tại huyện do dự án AAV tài trợ, được tuyên dương trước tập thể nhà trường mỗi khi cô thực hiện tốt. Sau khi áp dụng nhiều giải pháp trong việc nâng cao ý thức trách nhiệm cho người giáo viên tôi thấy giải pháp tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của giáo viên là hiệu quả nhất. Vì qua việc tìm hiểu sẽ giúp cho cán bộ quản lí gần với giáo viên hơn và ngược lại và điều quan trọng hơn là giáo viên sẽ có tâm với nghề hơn, yêu trẻ hơn và đặc biệt giáo viên sẽ cảm thấy mình có ích cho cuộc sống, cho mọi người. Khi nhận được sự quan tâm của Ban giám hiệu, được công nhận năng lực, thấy được hiệu quả khi công sức bỏ ra, nhận được sự tán dương của đồng nghiệp tôi thấy giáo viên đã nhiệt huyết với nghề, nắm chắc được chuyên môn, có cách chăm sóc trẻ khéo léo hơn 2. Bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên Cô giáo mầm non được ví như một nghệ sĩ, một nhà khoa học, một nhà tâm lí. Trong một cơ thể con người mà được hội tụ bởi rất nhiều vai trò và trách nhiệm. Hỏi 10 [...]... KIẾN KINH NGHIỆM Sáng kiến kinh nghiệm "Một số biên pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ tại lớp Mẫu giáo lớn trung tâm trường mầm non Nà Tăm " Góp phần thay đổi ý thức của giáo viên trong công tác giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ, nâng cao ý thức của phụ huynh học sinh trong việc giáo dục vệ sinh cá nhân cho con không những ở trường mà còn ở nhà Nhằm giúp cho trẻ... dùng đồ chơi ) 1 1 15 TB Yếu Nguyễn Thị Đào Trường Mầm non Nà Tăm 5 Công tác phối hợp với phụ huynh học sinh 6 Nhu cầu của giáo viên với công tác giáo dục vệ sinh cho trẻ trong trường mầm non 1 1 1 1 Qua bảng tổng hợp trên ta thấy: Giáo viên đã nắm chắc được nội dung giáo dục vệ sinh, thời gian vệ sinh, đồ dùng vệ sinh, quy trình thực hiện các thao tác vệ sinh, cho trẻ Biết được nhu cầu cần phối hợp... các bạn Để thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường cho trẻ các cô giáo chúng ta cần thực hiện tốt công tác phối kết hợp với các bậc phụ huynh nhất là trong việc chăm sóc trẻ khỏe mạnh, dạy trẻ biết giữ vệ sinh thân thể, rửa tay, tắm gội, đánh răng và tự mình thực hiện một số công việc bảo vệ môi trường như: Không bỏ rác bừa bải trong nhà, biết thu dọn đồ dùng,... động hướng dẫn trẻ vệ sinh hàng ngày, các hoạt động lao động vệ sinh trường lớp, đồ dùng đồ chơi Phải thực hiện các thao tác hướng dẫn trẻ vệ sinh đúng quy trình, đúng thời gian quy định Phải thường xuyên vệ sinh đồ dùng của nhóm lớp, đặc biệt là đồ dùng vệ sinh cá nhân trẻ Phải thường xuyên phối kết hợp với gia đình học sinh để thống nhất nội dung phương pháp, biện pháp giáo dục vệ sinh cho trẻ Phải... lớp trong một ngày và nắm bắt các thông tin của trẻ một cách cụ thể Trên thực tế phụ huynh chưa biết cách thực hiện các thao tác vệ sinh đúng theo quy trình, các thao tác vệ sinh của phụ huynh chỉ mang tính tượng trưng Vậy làm thế nào để phụ huynh thực hiện thao tác vệ sinh khoa học? Để trả lời được câu hỏi đó tôi đã mạnh dạn tổ chức một buổi truyền thông cho phụ huynh học sinh toàn xã như sau: Phân công. .. nắm được thời điểm vệ sinh trong ngày, chưa xác định được các dụng cụ vệ sinh, đồ dùng nên dùng chung hay riêng, 16 Nguyễn Thị Đào Trường Mầm non Nà Tăm các bước thực hiện quy trình rửa tay, công tác phối hợp với giáo viên là gì Mà đến nay đã có tương đối các bậc phụ huynh nắm rất chắc quy trình vệ sinh, các thời điểm cần vệ sinh trong ngày Như vậy để đạt được hiệu quả trong công tác tuyên truyền cho... ban giám hiệu: Phải chỉ đạo thường xuyên công tác vệ sinh cho trẻ tới toàn thể cán bộ giáo viên và nhân viên trong toàn trường Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn, phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh trong việc giáo dục hình thành thói quen vệ sinh cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi một cách thường xuyên và liên tục Phải nắm chắc các kiến thức cơ bản về vệ sinh cá nhân cho trẻ II Ý NGHĨA CỦA SÁNG... Stt Đánh giá Nội dung khảo sát Tốt Khá TB Yếu 1 Thời gian vệ sinh trong ngày 9 11 9 0 2 Đồ dùng vệ sinh 8 11 9 1 3 Đồ dùng vệ sinh sử dụng chung hay riêng 15 10 4 0 4 Quy trình vệ sinh 6 8 9 6 5 Công tác phối hợp cùng giáo viên 3 7 14 5 Đánh giá: Qua thời gian tiếp xúc, trao đổi, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của phụ huynh từ đó đưa các giải pháp cụ thể đối với các bậc phụ huynh ta thấy: ý thức của phụ... hệ tốt với phụ huynh, sẵn sàng tư vấn và giúp đỡ các kiến thức về giáo dục vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường cho trẻ khi có gia đình yêu cầu 12 Nguyễn Thị Đào Trường Mầm non Nà Tăm Cần thông tin đầy đủ cho cha mẹ trẻ về chương trình giáo dục vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường tại lớp học bằng hình thức: Họp phụ huynh học sinh, trao đổi với các hội trưởng hội phụ huynh Đối với các cháu đến lớp... động Mức độ thói quen ăn uống vệ sinh: Đa số trẻ đã biết ăn như thế nào là vệ sinh, biết mời khi ăn Như vậy qua một vài biện pháp tác động tới giáo viên và phụ huynh đặc biệt là các cháu học sinh ta nhận thấy kết quả có sự thay đổi rõ ràng Giáo viên thì nắm chắc phương pháp, được trang bị đầy đủ kiến thức, phụ huynh hiểu rõ hơn về nhiệm vụ dạy học của các cô giáo mầm non Học sinh được trải nghiệm, được . tại lớp, phụ huynh học sinh. 2. Đối tượng nghiên cứu Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ tại lớp Mẫu giáo lớn trung tâm trường mầm non Nà Tăm lãnh đạo nhà trường kịp thời. 2. Đối với ban giám hiệu: Phải chỉ đạo thường xuyên công tác vệ sinh cho trẻ tới toàn thể cán bộ giáo viên và nhân viên trong toàn trường. Thực hiện tốt công tác. " ;Một số biên pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ tại lớp Mẫu giáo lớn trung tâm trường mầm non Nà Tăm " Góp phần thay đổi ý thức của giáo viên trong công

Ngày đăng: 24/01/2015, 14:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan