1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chính sách phát triển đường nông thôn

16 353 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 150 KB

Nội dung

MỤC LỤC 1 I. MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết Giống như hệ thống giao thông nói chung được coi là huyết mạch đối với nền kinh tế quốc dân, giao thông nông thôn có một vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển nông nghiệp, nông thôn. Giao thông nông thôn phát triển sẽ tạo ra điều kiện hết sức thuận lợi đối với sản xuất kinh doanh nông nghiệp, tạo ra cơ hội tốt hơn trong việc tổ chức sản xuất nông nghiệp hiệu quả, trong đó có thể kể đến những thuận lợi trong trồng trọt, chăm sóc, thu hoạch các loại cây trồng trên đồng ruộng, làm giảm thời gian lao động của nông dân. Giao thông nông thôn phát triển cũng góp phần tích cực trong việc thực hiện tập trung, chuyên môn hoá, cơ giới hoá trong nông nghiệp, từ đó tạo điều kiện để nông nghiệp chuyển biến sang nền sản xuất hàng hoá. Giao thông nông thôn phát triển cũng tạo ra khả năng tiếp cận thị trường tiêu thụ, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá nông sản trên thị trường. Hệ thống giao thông nông thôn thuận lợi làm rút ngắn khoảng cách từ nơi sản xuất đến thị trường tiêu thụ nông sản phẩm, làm hạn chế một cách thấp nhất những rủi ro về mất phẩm chất hàng hoá nông sản do vận chuyển, tạo ra khả năng giảm chi phí vận chuyển nông sản phẩm. Việt nam là nước có mạng lưới đường nông thôn tương đối rộng khắp nhưng phần lớn đường nông thôn không có mặt phủ chịu thời tiết, đường hẹp và xuống cấp nghiêm trọng. 70% cư dân nông thôn sống trong điều kiện không có những con đường có mặt phủ chịu mọi thời tiết quanh năm. Chất lượng mạng lưới đường sá quyết định sự lưu thông hàng hóa và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa các khu vực, các vùng sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm. Trong điều kiện kinh tế nông thôn, nông nghiệp nước ta còn ở trình độ thấp, thị trường hạn hẹp và bị chia cắt, thì việc tiến 2 hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa hệ thống giao thông nông thôn là một giải pháp quan trọng thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Xuất phát từ nhu cầu của thực tế chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “ Chính sách phát triển đường nông thôn”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa một số vấn đề về lý luận chính sách phát triển đường nông thôn. - Thực trạng và một số thực tiễn về phát triển đường nông thôn. - Đề xuất định hướng chính sách phát triển đường nông thôn. 1.3 Phạm vi nghiên cứu - Thời gian: Từ 24/10 – 13/11/2008 - Không gian: Trên địa bàn cả nước - Chủ đề: Chính sách phát triển đường nông thôn 1.4 Phương pháp thu thập thông tin Thông tin thứ cấp: Các thông tin ở cấp Trung Ương của Việt Nam và các nước, các báo cáo khoa học, truy cập thông tin trên internet về cơ chế chính sách 1.5 Phương pháp phân tích - Diễn giải ý kiến - Thặng dư sản xuất 3 II. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 Một số khái niệm cơ bản - Phát triển là sự tăng trưởng cộng thêm các thay đổi cơ bản trong cơ cấu nền kinh tế, sự tăng lên của sản phẩm quốc dân do ngành công nghiệp tạo ra, sự đô thị hóa, sự tham gia của các dân tộc trong quá trình tạo ra các thay đổi nói trên là những nội dung của sự phát triển. Phát triển là sự nâng cao phúc lợi của nhân dân, nâng cao các tiêu chuấn sống, cải thiện giáo dục, sức khỏe và đảm bảo sự bình đẳng cũng như các quyền công dân. Phát triển còn được định nghĩa là sự tăng trưởng bền vững các tiêu chuẩn sống bao gồm tiêu dùng vật chất, giáo dục và bảo vệ môi trường (Quyền Đình Hà, 1995) - Nông thôn với điều kiện hiện nay ở Việt Nam, nhìn nhận dưới góc độ quản lý có thể hiểu “ nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp cư dân, trong đó có nhiều nông dân. Tập hợp cư dân này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hoá – xã hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác” (Giáo trình phát triển nông thôn, Nhà xuất bản nông ngiệp Hà Nội, trang 11) - Phát triển nông thôn là một phạm trù rộng được nhận thức với rất nhiều quan điểm khác nhau. + Theo tài liệu chuyên ngành về phát triển nông thôn của Ngân hàng Thế giới (1975): “Phát triển nông thôn là một chiến lược nhằm cải thiện các điều kiện sống về kinh tế và xã hội của một nhóm người cụ thể - người nghèo ở vùng nông thôn được hưởng lợi từ sự phát triển.” (Giáo trình phát triển nông thôn, Nhà xuất bản nông ngiệp Hà Nội, trang 19) + Trong điều kiện của Việt Nam, tổng hợp quan điểm từ các chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ, thuật ngữ này có thể hiểu như sau: “Phát triển nông thôn là một quá trình can thiệp có chủ ý một cách bền vững về kinh tế, xã hội, văn hoá và môi trường, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn. Quá trình này trước hết là do chính người dân nông thôn và có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước và các tổ chức khác.” (Giáo trình phát triển nông thôn, Nhà xuất bản nông ngiệp Hà Nội, trang 20) 4 - Phát triển đường nông thôn là một chiến lược được vạch ra nhằm cải thiện đời sống kinh tế và xã hội của những người dân ở nông thôn, nhất là những người nghèo, người ở vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Nó đòi hỏi phải làm mới, cải tạo, nâng cấp và mở rộng đường nông thôn. Thông qua những hoạt động đó, nó góp phần nâng cao đời sống dân cư, nhất là góp phần cải thiện đời sống của những người nghèo nhất trong số những người đang tìm kế sinh nhai ở các vùng nông thôn và để họ tự lực thực hiện quá trình phát triển của mình. - “Chính sách là tập hợp các chủ trương và hành động về phương diện nào đó của nền kinh tế - xã hội do Chính phủ thực hiện. Nó bao gồm các mục tiêu mà Chính phủ muốn đạt được và cách làm để đạt được các mục tiêu đó.” Vì thế, “chính sách nông nghiệp là tập hợp các chủ trương và hành động của Chính phủ nhằm thay đổi môi trường cho nông nghiệp phát triển.” (Đỗ Kim Chung, 2007, Bài giảng về chính sách nông nghiệp). 2.2 Đặc điểm của chính sách phát triển đường nông thôn - Nhằm giải quyết các vấn đề phát triển nông thôn với ba mục tiêu đan xen nhau: mục tiêu kinh tế, mục tiêu xã hội, mục tiêu môi trường. - Nông thôn là đối tượng chính của quá trình lập chính sách. - Sự thành công của chính sách phụ thuộc vào môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội của cộng đồng. 2.3 Nhân tố ảnh hưởng tới chính sách phát triển đường nông thôn - Những nhân tố tích cực: + Ý chí chính trị. + Tăng trưởng kinh tế và các cơ hội của tăng trưỏng. + Phi tập trung và chính sách hợp tác giữa Nhà nước và tư nhân. + Các dự án cơ sở hạ tầng nông thôn nói chung và đường nông thôn nói riêng đang được ưu tiên. + Xoá bỏ những quy định luật lệ, xoá bỏ quan liêu. 5 + Tiếp cận với khoa học kỹ thuật. - Những nhân tố cản trở + Kỹ năng quản lý và kỹ thuật còn hạn chế. + Yêu cầu lớn về cung cấp hệ thông đường nông thôn. + Tiếp cận với thông tin còn hạn chế. + Thiếu tuân thủ những quy chuẩn trong các kế hoạch. + Việc khuyến khích và khen thưởng để thực hiện các hoạt động còn hạn chế. + Vốn Chính phủ bị ứ đọng. 2.4 Tác động của chính sách phát triển đường nông thôn Chương trình phát triển đường nông thôn tác động đến sự phát triển nông thôn trên cả 3 phương diện: kinh tế, xã hội và môi trường. 2.4.1 Tác động về kinh tế - Chương trình phát triển đường nông thôn mang đến những tác động gián tiếp đến đời sống nhân dân như: thay đổi giá đầu ra, đầu vào, giá dịch vụ; cơ cấu ngành nghề; việc làm… - Là phương tiện để khắc phục những nhược điểm và khuyếm khuyết của cơ chế thị trường: + Liệu cơ chế thị trường có tạo ra sự phát triển đồng đều giữa các vùng, các ngành? Sự phát triển là không đồng đều, nguồn lực được tập trung vào các ngành kinh tế, vào các vùng để đầu tư để có lợi nhuận cao nhất. Vì vậy, nông nghiệp, các vùng sâu, vùng xa ít được đầu tư đển trở nên phát triển chậm hơn so với các ngành công nghiệp, du lịch. + Liệu dân nghèo và nông dân ở các vùng sâu, vùng xa có được lợi qua chính sách hỗ trợ giá của Chính phủ. + Nhờ có đường nông thôn tốt nông dân bán sản phẩm với giá cao hơn, việc lưu thông hàng hoá được dễ dàng hơn,…. 6 2.4.2 Tác động về xã hội - Thu nhập bình quân đầu người tăng lên, làm tăng năng lực xoá đói giảm nghèo. Có thể nói đường nông thôn góp phần làm tăng năng lực xoá đói giảm nghèo trong nông thôn do: + Dân ở những nơi có đường đi lại thuận tiện có thu nhập cao hơn 26% so với những nơi không có đường. + Cứ ở xa đường thêm 3 km thì năng suất lúa giảm 400 kg/ha. + Năng suất lúa giảm 26% ở những thửa ruộng mà đường không có khả năng qua lại. + Cải thiện điều kiện sống như hoàn thiện cơ sở hạ tâng phúc lợi công cộng (trường học, trạm y tế, nơi vui chơi giải trí…). - Tác động đến sự công bằng xã hội trong nông thôn. - Tác động đến tính tự lập của người dân trong các hoạt động sản xuất. - Tác động tới việc giao lưu văn hoá của nhân dân giữa các địa phương. - v.v…. 2.4.3 Tác động về môi trường - Mức độ che phủ của rừng. - Ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí… 2.4.4 Tác động đến sản lượng nông nghiệp 7 Q 1 s 2 s 1 c a b d Q 2 - Chính sách làm đường cung dịch chuyển sang phải - Thặng dư sản xuất tăng từ a lên a+b+c - Nông dân chi thêm là d -Tiết kiêm là b - Sản lượng tăng từ Q 1 đến Q 2 : c 2.4.5 Tác động đến giá cổng trại 8 Q 1 Q 0 P f P r Sf Sr Df Dr Bản chất của chính sách là giảm chênh lệch giữa giá cổng trại và giá của người tiêu dùng (giảm chi phí vân chuyển nhờ có giao thông tốt) - Khi có chính sách phát triển đường nông thôn Sr chuyển gần Sf, Df chuyển gần về Dr. - Giá cổng trại tăng. - Giá tiêu dùng giảm. III. THỰC TIỄN ĐƯỜNG NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM 3.1 Thực trạng và những tồn tại của phát triển đường nông thôn ở Việt Nam Đầu năm 2005, Hội nghị về giao thông nông thôn (với sự góp mặt của nhiều nhà hoạch định chính sách, người hoạt động trong lĩnh vực này từ 64 tỉnh, thành, các bộ ngành liên quan và các nhà tài trợ WB, DFID, ADB, JBIC) đánh giá, chỉ có 1/3 đường nông thôn Việt Nam giúp người dân tiếp cận các dịch vụ và các thị trường. Các chuyên gia cho rằng, vấn đề lớn nhất của giao thông nông thôn tại Việt Nam là sự không cân đối giữa nguồn cho đầu tư và vốn cho bảo trì bảo dưỡng đường, cùng với sự thiếu vốn cho phát triển đường nông thôn ở các vùng nghèo nhất. Bên cạnh đó, việc sử dụng vốn trong các dự án đầu tư còn chưa thực sự hiệu quả, chưa hết hiện tượng tham nhũng và lãng phí… Bà Đoàn Thị Phin - Viện phó Viện chiến lược phát triển giao thông vận tải (Bộ Giao thông vận tải) cho biết, năm 2000 Việt Nam có đến 750 xã không có đường cơ bản. Trong năm 2002 – 2004, với 17.760 tỷ đồng vốn của Chính phủ (trung bình 5.920 tỷ đồng/năm), Việt Nam đã xây mới 17.501 km đường, 9.893 cầu, nâng cấp 2.228 km đường; số xã không có đường cơ bản chỉ còn lại 200. Đến nay, 172.473 km đường nông thôn đã được xây dựng, bao phủ 98% các vùng nông thôn Việt Nam. Tới cuối năm 2005, đường nông thôn đã được xây dựng mới và nâng cấp ở tất cả các vùng. Tỷ lệ xã có đường ô tô đến trung tâm xã đã đạt 94,2%; có 64 tỉnh, thành phố đạt 100%. Tỷ lệ xã có đường liên thôn được nhựa hoặc bê tông hoá đạt 33%,; có 18 tỉnh, thành phố đạt trên 50%; trong đó có 3 tỉnh (Hà Nam, Cần Thơ, Thái Bình) đạt trên 91%. Cả nước có 280 xã có đường liên thôn được nhựa hoặc bê tông hoá 100%. Mặc dù có nhiều tiến bộ, nhưng về đường nông thôn vẫn còn nhiều khó khăn. Tỷ lệ xã chưa có đường ô tô đến trung tâm xã ở một số xã ở một số tỉnh còn lớn, như: Cà Mau 69.7%, Vĩnh Long 37,2%, Bạc Liêu 34,2%, Lai Châu 23,4% Tỷ lệ xã có đường liên thôn được nhựa hoặc bê tông hoá nhìn chung còn thấp, ở một số địa 9 phương còn thấp hơn nhiều, thậm chí dưới 5%, như Cao Bằng, Lai Châu, Yên Bái, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Lào Cai, Long An,… Trong thời gian tới, Chính phủ quyết tâm sẽ huy động đủ nguồn lực để đảm bảo hoàn thành đường cơ bản tới các xã còn lại. Từ nay đến năm 2007, Chính phủ quyết tâm xây dựng đường cơ bản cho các xã này thông qua huy động nguồn vốn của Chính phủ, của các nhà tài trợ và bằng việc phát hành trái phiếu ước tính 3.000 tỷ đồng Việt Nam. Hiện nay, Bộ Giao thông vân tải với sự hỗ trợ của các nhà tài trợ đang xây dựng những chiến lược quan trọng cho phát triển giao thông nông thôn bao gồm: Kế hoạch phát triển ngành 2006 – 2010 và cập nhật chiến lược giao thông nông thôn. Bộ Giao thông vận tải cũng đang thiết kế dự án giao thông nông thôn 3, với nguồn vốn khoảng 13.000 triệu USD và do Ngân hàng Thế giới cùng DFID tài trợ (Viện chiến lược phát triển giao thông - Bộ Giao thông vận tải). 3.2 Thực tiễn chính sách phát triển đường nông thôn - Nghị định 186/2004/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Nghị định này mới phân câp hệ thống đường huyện và xã, còn mạng lưới đường thôn xóm thì chưa được phân cấp. - Chính sách của Nhà nước: Quyết định số: 132/2001/QĐ-TTg Về cơ chế tài chính thực hiện chương trình phát triển đường giao thông nông thôn, Nhà nước khuyến khích các địa phương huy động mọi nguồn lực và tổ chức thực hiện có hiệu quả chương trình phát triển cơ sở hạ tầng đường giao thông nông thôn. Nguồn vốn đóng góp của dân và hỗ trợ của ngân sách Nhà nước: - Chính sách đầu tư: Mở và nâng cấp đường giao thông nông thôn theo Quyết định 132/2001/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ, với tinh thần Nhà nước và dân cùng làm: nguồn vốn ngân sách TW cấp 30%, ngân sách địa phương 20%; phần còn lại do dân đóng góp lao động 10 [...]... chính sách phát triển đường nông thôn Để thực hiện chính sách phát triển đường nông thôn có hiệu quả cao, thúc đẩy quá trình phát triển nông thôn, chúng tôi đưa ra một số đề xuất sau: - Mở rộng quy mô, cấp hạng, kỹ thuật như hoàn chỉnh mặt đường, hệ thống thoát nước để đảm bảo giao thông suốt bốn mùa Tăng vốn đầu tư cho các chương trình, dự án về phát triển đường nông thôn - Cần có quy hoạch phát triển. .. việc tự bảo vệ, duy tu và bảo dưỡng đường nông thôn 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Quyền Đình Hà,1995 Bài giảng về phát triển nông thôn cho khoa kinh tế và phát triển nông thôn 2 Đỗ Kim Chung 2007, Bài giảng về chính sách nông nghiệp 3 Mai Thanh Cúc và cộng sự, 2005, Giáo trình phát triển nông thôn, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà nội, 4 Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 4/2004 trang 461-462 5 http://cema.gov.vn/modules.php?name=Content&op=details&mid=10117... KẾT LUẬN 4.1 Kết luận Đường nông thôn (giao thông nông thôn) có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, phát triển nông thôn diễn ra nhanh chóng Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương, chính sách nhằm phát triển đường giao thông nông thôn Những tác động đó đã... mặt nông thôn, góp phần cải thiện kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường nông thôn Tuy nhiên những tác động về chính sách là chưa đủ để tạo ra một diện mạo giao thông nông thôn có thể đáp ứng nhu cầu phát triển của nông nghiệp và nông thôn, làm cho nông nghiệp, nông thôn chưa phát triển tương xứng với những tiềm năng hiện có, đời sống cư dân nông thôn chưa thật sự được nâng cao 4.2 Đề xuất định hướng chính. .. trọng ưu tiên giao thông nông thôn Lấy mục tiêu phát triển kinh tế phục vụ dân sinh để đầu tư xây dựng giao thông nông thôn 14 - Bộ giao thông vận tải có quy định, hướng dẫn những tiêu chí, kỹ thuật cụ thể để xây dựng giao thông nông thôn thống nhất - Thực hiện lồng ghép các chương trình quốc gia, các dự án đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn để xây dựng củng cố giao thông nông thôn ngày càng hoàn chỉnh... trường nông thôn phát triển, vì nông thôn là thị trường rộng lớn để tiêu thụ các hàng hoá các ngành công nghiệp, sản xuất khác Đối với vùng núi, vùng sâu, vùng xa giao thông nông thôn còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Nếu cơ sở hạ tầng giao thông không tốt sẽ là trở ngại chính đối với sự phát triển khả năng chuyên môn hoá sản xuất tại từng khu vực về cả cây ngắn ngày và cây dài ngày có tiềm năng phát triển. .. các ngành nghề khác phát triển 11 3.3.1.1 Tác động về nông nghiệp Có thể nói giao thông nói chung, giao thông nông thôn nói riêng là huyết mạch sống còn của lưu thông hàng hoá Giao thông nông thôn giúp hộ nông dân, các trang trại đưa nông sản đến bán cho cơ sở chế biến, đến các đô thị, đến các vùng dân cư trong cả nước, đảm bảo và nâng cao chất lượng hàng hoá nông sản, nhất là các nông sản tươi sống... nông nghiệp hàng hoá cho các vùng kinh tế trong nước, cho các vùng hàng hoá tập trung lớn như: Lúa, cây công nghiệp, rau quả, chăn nuôi phải gắn với giao thông nông thôn, coi giao thông nông thôn là khâu kết nối giữa các vùng, các tỉnh giữa nông thôn và các vùng đô thị, giữa vùng nguyên liệu và chế biến - Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của các địa phương đều phải chú trọng ưu tiên giao thông nông. .. năm 1% GDP cho giao thông nông thôn thì đã gián tiếp giúp cho tỷ lệ nghèo đói giảm được hơn 1%/năm - Tác động vào giáo dục: Khi đường giao thông nông thôn hoàn chỉnh thì sẽ giúp cho việc đi lại để học tập của các em nhỏ dễ dàng hơn và vấn đề phổ cập giáo dục ở các vùng núi - Tác động vào y tế: Nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng nhiều Vì vậy, việc phát triển đường giao thông nông thôn đã giúp mọi ngưòi... vậy, giao thông nông thôn còn là giải pháp tích cực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn (cả nông nghiệp và phi nông nghiệp) sang sản xuất hàng hoá 3.3.1.2 Tác động tới lao động và việc làm Thu hút người lao động tham gia vào các hoạt động kinh tế, ở nông thôn đa phần người dân sản xuất nông nghiệp Đặc trưng của nó là làm theo mùa vụ, nên có nhiều thời gian nhàn rỗi Khi có đường nông thôn thì . vấn đề về lý luận chính sách phát triển đường nông thôn. - Thực trạng và một số thực tiễn về phát triển đường nông thôn. - Đề xuất định hướng chính sách phát triển đường nông thôn. 1.3 Phạm vi. động còn hạn chế. + Vốn Chính phủ bị ứ đọng. 2.4 Tác động của chính sách phát triển đường nông thôn Chương trình phát triển đường nông thôn tác động đến sự phát triển nông thôn trên cả 3 phương. nông nghiệp phát triển. ” (Đỗ Kim Chung, 2007, Bài giảng về chính sách nông nghiệp). 2.2 Đặc điểm của chính sách phát triển đường nông thôn - Nhằm giải quyết các vấn đề phát triển nông thôn với

Ngày đăng: 24/01/2015, 12:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w