Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 28 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
28
Dung lượng
1,11 MB
Nội dung
PHÒNG GD – ĐT HUYỆN YÊN MĨ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TÂN LẬP SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KĨ NĂNG SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN ĐIỆN TỬ TRONG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ 9 Họ và tên: Trương Tuấn Hậu Tổ: Khoa học xã hội Năm học 2012 - 2013 PHẦN I: MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Hiện nay nghành giáo dục đang tiếp tục đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, lấy học sinh làm trung tâm, người thầy giữ vai trò tổ chức hướng dẫn học sinh tích cực chủ động lĩnh hội kiến thức mới. Vì vậy việc sử dụng phương tiện đồ dùng trực quan phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học là một trong những hướng tích cực nhất, hiệu quả nhất. Trong phương pháp dạy học mới thì đồ dùng dạy học nói chung và hệ thống kênh hình trong SGK lớp 9 nói riêng, không chỉ dừng lại ở giá trị minh hoạ cho hệ thống kênh chữ, mà chính các thiết bị, đồ dùng dạy học này còn là công cụ, là phương tiện cung cấp kiến thức, bởi chính nó cũng là nguồn kiến thức cần phải khai thác. Nhưng trong thực tế hiện nay, việc dạy và học môn Lịch sử ở trường THCS chưa hoàn thành tốt vai trò của mình, nhiều giáo viên vẫn dạy học hoàn toàn bằng phương pháp truyền thống, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động học tập của học sinh, nhiều em vẫn cho rằng môn lịch sử thật khô khan, nhàm chán với những sự kiện đã diễn ra trong quá khứ. Muốn khắc phục được vấn đề này thì việc kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học tích cực với việc sử dụng thường xuyên các thiết bị đồ dùng dạy học trực quan như bản đồ ,lược đồ, tranh ảnh… vào giảng dạy là vô cùng cần thiết, để tạo ra những hình ảnh cụ thể sinh động, chính xác, g iúp học sinh dễ hình thành khái niệm lịch sử, hứng thú học tập, nhớ lâu, nhớ kĩ nội dung bài học. Xuất phát từ tình hình thực tế và những điều kiện sẵn có của nhà trường, tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm " Kĩ năng sử dụng đồ dùng trực quan điện tử trong dạy học Lịch sử lớp 9". II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: 1. Mục đích: Sử dụng đồ dùng trực quan điện tử trong dạy học lịch sử lớp 9 rất phong phú, đa dạng và sinh động. Từ hệ thống hình ảnh, sơ đồ, lược đồ, băng hình người thầy phải giúp học sinh khai thác đúng nội dung, tạo hứng thú trong học tập và phát huy được tính sáng tạo, phát triển khả năng tư duy, hình thành các kỹ năng và bồi dưỡng tình cảm cho các em thông qua việc nắm bắt các sự kiện, hiện tượng lịch sử nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. 2. Nhiệm vụ: Nghiên cứu một số vấn đề liên quan trực tiếp đến nội dung của đề tài: tìm hiểu chức năng, phương pháp, vị trí, nhiệm vụ của bộ môn, thái độ tư tưởng của học sinh đối với bộ môn… Đề xuất một số giải pháp góp phần gây hứng thú học tập cho học sinh khi sử dụng đồ dùng trực quan điện tử trong dạy học Lịch sử lớp 9, nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn. III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Sáng kiến kinh nghiệm tập trung nghiên cứu và đưa ra một số kinh nghiệm trong tổ chức dạy học lịch sử lớp 9 có sử dụng đồ dùng trực quan điện tử nhằm tái hiện sự kiện, cung cấp kiến thức, tạo hứng thú học tập bộ môn lịch sử cho học sinh. Sử dụng đồ dùng trực quan điện tử trong dạy học lịch sử ở các lớp 9K, 9A trường THCS Tân Lập. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Khi nghiên cứu đề tài này tôi áp dụng phương pháp thực nghiệm qua thực tế áp dụng vào quá trình học tập kết hợp với, phân tích, nhận xét. Phương pháp quan sát: Tự tìm tòi nghiên cứu, tiến hành dự giờ thăm lớp của đồng nghiệp. Phương pháp trao đổi, thảo luận: Sau khi dự giờ của đồng nghiệp, có thực hiện sử dụng đồ dùng trực quan điện tử trong giờ giảng để tiến hành trao đổi, thảo luận để từ đó rút ra những kinh nghiệm cho tiết dạy. Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành dạy thực nghiệm theo mục đích yêu cầu của một số tiết học. Phương pháp điều tra: Tiến hành kiểm tra việc tiếp thu kiến thức của học sinh qua giờ học để có những điều chỉnh phù hợp. V. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU Thực hiện thường xuyên trong quá trình giảng dạy ( Từ tháng 9/2012 – tháng 3/2013), đặc biệt là những bài cần nhiều kênh hình như tranh ảnh, bản đồ lược đồ minh hoạ. PHẦN II: NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Sự đổi mới của mục tiêu giáo dục và nội dung giáo dục đặt ra yêu cầu phải đổi mới phương pháp dạy học, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của học sinh. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy và học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, tác động đến tư tưởng tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh. Tuy nhiên, hiện nay chất lượng giảng dạy và học tập môn lịch sử chưa thực sự làm cho xã hội an tâm. Vì vậy việc sử dụng đồ dùng trực quan điện tử trong dạy học lịch sử được xem là một trong những công cụ đem lại hiệu qủa tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy và học. Hệ thống tranh ảnh, bản đồ, lược đồ điện tử sẽ tạo nhiều hứng thú cho các em trong học tập. Các em được tiếp cận, nhận thức các sự kiện lịch sử một cách sống động, gần với quá khứ hơn. So với những bài giảng thông thường, học sinh phải mường tượng trong đầu những sự kiện, nhân vật mà thầy cô thuyết giảng. Nhưng với việc học trên dụng cụ trực quan điện tử học sinh sẽ được trực quan sinh động với những sự kiện, nhân vật lịch sử một cách cụ thể giúp kích thích quá trình tư duy của học sinh, từ đó nội dung kiến thức lịch sử học sinh thu thập đủ và khắc sâu hơn vào trong trí nhớ của các em. Mặt khác sử dụng đồ dùng trực quan điện tử sẽ giúp giáo viên hạn chế bớt phần thuyết giảng để có thời gian thảo luận và tăng cường sự kiểm soát đối với học sinh.Tuy nhiên để có một đồ dùng trực quan điện tử phục vụ hiệu quả cho bài giảng, đòi hỏi giáo viên phải có trình độ tin học tốt, có kiến thức vững vàng, có trình độ tư duy cao và phải đầu tư khá nhiều thời gian và công sức để chuẩn bị cho bài giảng. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN: Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, hệ thống tranh ảnh, bản đồ, lược đồ điện tử trên mạng khá nhiều. Một số giáo viên đã sử dụng đồ dùng trực quan điện tử vào dạy học nhưng kết quả chưa cao. Nhiều giáo viên chỉ biết đưa ra những hình ảnh mà không biết khai thác hình ảnh đó như thế nào, hoặc chưa biết làm các hiệu ứng khi dạy các kiểu bài có lược đồ diễn biến trận đánh Còn đối với học sinh, nhiều em vẫn cho rằng đây là môn "phụ" do đó không phải đầu tư nhiều thời gian. Các giờ có sử dụng đồ dùng dạy học các em chỉ ngồi xem hình ảnh Từ thực tế như vậy, yêu cầu giáo viên phải có phương pháp đúng, phù hợp với nội dung bài học để gây được hứng thú học tập đối với học sinh. Qua quá trình dạy học, tôi luôn luôn tìm tòi, học hỏi các bạn đồng nghiệp để làm sao cho bài giảng có sử dụng đồ dùng trực quan điện tử đạt được hiệu quả cao nhất từng bước nâng cao chất lượng bộ môn. III: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN ĐIỆN TỬ TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THCS TÂN LẬP: 1. Ưu điểm Mặc dù có những điều kiện khách quan và chủ quan ảnh hưởng trực tiếp trong quá trình giảng dạy nhưng chúng tôi đã biết khắc phục vượt lên những khó khăn trước mắt, từng bước nâng cao chất lượng giờ dạy môn lịch sử nhằm đáp ứng tốt mục đích chương trình môn học. a- Về phía giáo viên: Bước đầu đã tiếp cận sử dụng tương đối tốt các kỹ thuật dạy học đặc trưng bộ môn. Đã quen và chủ động với cách thức tổ chức các hoạt động dạy học. Phối hợp khá linh hoạt các kỹ thuật dạy học. Sáng tạo ra nhiều đồ dùng dạy học phù hợp với nội dung các tiết dạy, đã thiết kế các bài dạy có sử dụng đồ dùng dạy học điện tử, vì vậy nhiều tiết dạy lịch sử trở nên sinh động , có sức lôi cuốn . Sử dụng vận hành các trang thiết bị dạy học hiện đại phục vụ tốt cho quá trình giảng dạy b- Về phía học sinh: Học sinh đã được quen dần với môn học có sử dụng đồ dùng dạy học điện tử . Phần lớn học sinh có ý thức học tập và yêu thích môn lịch sử, tích cực thực hiện được các yêu cầu, bài tập của giáo viên sau giờ học. 2. Những tồn tại: Kiến thức lịch sử là kiến thức về quá khứ. Yêu cầu bộ môn đòi hỏi học sinh phải tái hiện những sự kiện, hiện tượng đó một cách sống động như đang diễn ra trước mắt. Bên cạnh đó, khả năng tư duy của học sinh THCS còn hạn chế nên việc sử dụng phương tiện trực quan để giúp học sinh tái hiện những sự kiện, hiện tượng là một nguyên tắc trong dạy học lịch sử. Trong khi đó, các phương tiện trực quan phục vụ dạy học lịch sử hiện nay còn nhiều hạn chế, vừa thiếu lại vừa không phù hợp, hệ thống bản đồ và tranh ảnh lịch sử trong danh mục đồ dùng do Bộ giáo dục phát hành là không đủ cho các bài dạy. Bên cạnh đó kênh chữ và các kí hiệu quá nhỏ không thể sử dụng được, các tranh ảnh ở sách giáo khoa màu sắc còn đơn điệu và thiếu đồng bộ, phim tài liệu thì hầu như không có. So với yêu cầu đặt ra của bộ môn và định hướng đổi mới phương pháp trong giai đoạn hiện nay thì có thể nói rằng những phương tiện dạy học không đáp ứng được yêu cầu và không thể tạo sự hứng thú học tập cho học sinh. IV. CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Mục đích của việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy lịch sử Việc sử dụng công nghệ hiện đại đòi hỏi người giáo viên phải có kỹ năng thiết kế giáo án và sử dụng những phương pháp truyền đạt mới. Thay vì phấn trắng bảng đen truyền thống, việc sử dụng đồ dùng dạy học điện tử sẽ làm cho bài giảng được thực hiện một cách sinh động, gây hứng thú và phát huy được tính tích cực của cả giáo viên và học sinh. Cái được lớn nhất ở mỗi tiết giảng có sử dụng đồ dùng dạy học điện tử chính là mang lại một lượng lớn kiến thức, hình ảnh trực quan sinh động được chuyển tải đến học sinh. Nguyên tắc trực quan trong dạy học Lịch sử đóng vai trò quan trọng, nó làm cho học sinh hứng thú và nhận thức một cách chính xác các sự kiện quá khứ và ghi nhớ lâu hơn. Bằng những hình ảnh tư liệu, sơ đồ, lược đồ, đoạn phim minh hoạ trên máy tính sẽ tái hiện lại quá khứ, giúp cho bài giảng thu hút được sự chú ý và tạo hứng thú cho học sinh, hỗ trợ học sinh tiếp thu kiến thức, giảm tính trừu tượng của nội dung bài học, vì vậy học sinh hứng thú hơn trong giờ học bởi các em có thể được sống lại cùng lịch sử qua các hình ảnh tư liệu tạo điều kiện cần thiết cho học sinh thực hành để hình thành và rèn luyện các kỹ năng, góp phần đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Trợ giúp cho giáo viên trong việc hướng dẫn học sinh học kiến thức mới, phát huy tính tìm tòi, khám phá của học sinh. Khi sử dụng hình ảnh, phim tư liệu, các bản đồ điện tử… để minh họa, chắc chắn sẽ tạo được ấn tượng mạnh mẽ cho các em. Chính những điều này sẽ thổi một luồng gió mới vào lớp học, vào nhiệt huyết nghề nghiệp của giáo viên và vào cả tinh thần hăng say học tập của học sinh để mang lại hiệu quả giáo dục cao hơn. 2. Yêu cầu của việc sử dụng đồ dùng trực quan điện tử trong dạy lịch sử Trong dạy học yêu cầu mỗi giáo viên phải có sự thích ứng sáng tạo khi sử dụng đồ dùng trực quan trong các bài giảng. Tuy nhiên không phải bài nào cũng sử dụng đồ dùng trực quan điện tử có hiệu quả. Bởi trong thực tế hiện nay nhiều giáo viên quá lạm dụng sử dụng đồ dùng trực quan điện tử vào dạy học, dạy tràn lan không định hướng được lượng kiến thức cần truyền đạt cho học sinh. Để làm tốt điều này, giáo viên phải dựa vào nội dung và rèn kĩ năng để đạt mục đích đề ra. Vì thế giáo viên cần phải nghiên cứu kỹ bài dạy, sử dụng đồ dùng trực quan điện tử phù hợp mang lại hiệu quả cao cho bài giảng.giáo viên phải xác định được sử dụng đồ dùng trực quan chỉ là công cụ hỗ trợ hữu ích cho dạy học. Giáo viên tránh đưa ra nhiều hình ảnh màu sắc lòe loẹt hoặc những thước phim tư liệu quá dài khiến học sinh chỉ chú ý đến việc xem mà không phát huy được sự chủ động, tích cực tư duy. Ngoài ra, ứng dụng sử dụng đồ dùng trực quan điện tử hình thành kiến thức cho học sinh trong dạy học lịch sử còn làm cho giờ học trở nên sinh động, không bị khô khan, tẻ nhạt, lôi cuốn được học sinh tham gia học tập tích cực, chủ động, tạo cho các em động cơ và không khí học tập thoải mái. Đây là nền tảng cho việc tiếp thu kiến thức khoa học lịch sử một cách hiệu quả. Khi sử dụng những bức ảnh lịch sử có kích thước nhỏ, giáo viên phải đi xuống lớp hướng dẫn học sinh quan sát, sử dụng lược đồ treo tường giáo viên phải mất công treo, hoặc nếu lập niên biểu, vẽ sơ đồ, đồ thị lịch sử trên bảng đen thì giáo viên cũng mất khá nhiều thì giờ, trong khi đó độ chuẩn xác và tính thẩm mĩ lại không cao. Ngược lại, nếu giáo viên sử dụng đồ dùng trực quan điện tử, sẽ giúp giáo viên đỡ vất vả và đơn giản hơn rất nhiều, thời gian được tiết kiệm tối đa mà tính trực quan, thẩm mĩ lại cao. Ở đây, giáo viên chỉ cần “nhấn chuột” để trình chiếu và hướng dẫn học sinh khai thác nội dung kiến thức, trong mỗi hình ảnh, kênh hình sẽ được phóng to trên màn hình lớn đủ để học sinh cả lớp quan sát. Những mũi tên chuyển động khi tường thuật về một trận đánh, hướng tấn công, hoặc việc sơ đồ hóa các mốc thời gian quan trọng, cụ thể hóa cho đối tượng cần miêu tả trên màn hình lớn kèm theo lời trình bày sinh động của giáo viên sẽ có tác động lớn tới tâm lí học sinh, các em cảm thấy học tập hứng thú hơn, hiệu quả tiếp nhận và ghi nhớ kiến thức tốt hơn. 3. Các biện pháp tiến hành sử dụng đồ dùng trực quan điện tử trong dạy lịch sử Để việc sử dụng đồ dùng trực quan điện tử vào dạy học lịch sử hiệu quả, có rất nhiều hình thức nhưng trong khuôn khổ của đề tài này tôi đưa ra 1 số vấn đề như sau: 3.1. Sử dụng hình ảnh điện tử để minh họa cho nội dung bài học: Một trong những lợi thế của môn học Lịch sử là có rất nhiều tư liệu bằng hình ảnh. Học lịch sử là học quá khứ nên học sinh rất thích được xem những hình ảnh thực tế của quá khứ làm cho các em có cảm giác như đang sống cùng với thời kì lịch sử đó. Hình ảnh là nguồn tư liệu phong phú nhất khi sử dụng đồ dùng trực quan điện tử vào dạy học, bài học nào có sử dụng đồ dùng trực quan điện tử thì bài học đó có hình ảnh minh họa. Nếu khai thác tốt hình ảnh sẽ hấp dẫn được học sinh, giúp học sinh hiểu sâu hơn bàì học hơn. Tuy nhiên giáo viên không nên đưa quá nhiều hình ảnh hoặc hình ảnh không gần với nội dung bài học, điều đó khiến cho học sinh khó nhận biết và khắc sâu kiến thức. Có hai hình thức sử dụng hình ảnh: a. Hình ảnh điện tử minh họa cho nội dung kiến thức: Sau khi đã trình bày song phần nội dung kiến thức của từng mục, từng bài giáo viên đưa ra các hình ảnh minh họa cho nội dung bài hoc. Ví dụ : Khi dạy Tiết 29 - Bài 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân .Phần I: Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám. Giáo viên đặt câu hỏi: Tại sao nói, nước VNDCCH ngay sau khi thành lập đã ở vào tình thế “ ngàn cân treo sợi tóc”? Sau khi học sinh trả lời, giáo viên chốt lại những khó khăn của Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa sau CM tháng Tám: Giặc ngoại xâm, giặc đói, giặc dốt, khó khăn về tài chính, tệ nạn xã hội Sau đó giáo viên cho học sinh xem một số hình ảnh để minh họa thêm, giúp học sinh hiểu được kiến thức trọng tâm bài học. Khi nói đến nạn đói, giáo viên cho học sinh quan sát những bức ảnh sau: Những hình ảnh trên sẽ giúp HS hình dung một cách chân thực, rõ nét về nạn đói của nước ta trong năm 1945, đồng thời cũng thấy được sự độc ác của bọn thực dân Pháp và phát xít Nhật, dưới sự thống trị tàn bạo của chúng đã làm cho khoảng 2 triệu đồng bào ta bị chết đói. Khi nói đến nạn dốt, giáo viên cho học sinh quan sát bức ảnh sau: Khi xem những bức ảnh trên học sinh sẽ thấy được chính sách thống trị nô dịch của Nhật – Pháp đã làm cho trên 90% dân số nước ta bị mù chữ, cùng các tệ nạn xã hội tràn lan. Những khó khăn đó không chỉ làm cho dân số, nguồn nhân lực nước ta bị suy giảm mà còn gây ra hậu quả lâu dài về mặt xã hội cho đất nước ta mà chúng ta còn phải khắc phục sau cách mạng tháng Tám năm 1945. Khi nói đến nạn ngoại xâm, giáo viên cho học sinh quan sát những bức ảnh sau: . dạy học lịch sử lớp 9 có sử dụng đồ dùng trực quan điện tử nhằm tái hiện sự kiện, cung cấp kiến thức, tạo hứng thú học tập bộ môn lịch sử cho học sinh. Sử dụng đồ dùng trực quan điện tử trong dạy. năng sử dụng đồ dùng trực quan điện tử trong dạy học Lịch sử lớp 9& quot;. II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: 1. Mục đích: Sử dụng đồ dùng trực quan điện tử trong dạy học lịch sử lớp 9 rất phong phú,. thức tốt hơn. 3. Các biện pháp tiến hành sử dụng đồ dùng trực quan điện tử trong dạy lịch sử Để việc sử dụng đồ dùng trực quan điện tử vào dạy học lịch sử hiệu quả, có rất nhiều hình thức nhưng