1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

dinh dưỡng cho trẻ

115 147 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 5,18 MB

Nội dung

Dinh dưỡng cho trẻ mắc tay chân miệng - Tay chân miệng đang ở thời điểm 'đỉnh' dịch. Do đó, ngoài việc phòng tránh, người lớn cần đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị bệnh. - Trẻ bị tay chân miệng thường rất biếng ăn, thậm chí có thể bỏ ăn do các vết loét trong niêm mạc miệng gây đau đớn. Hơn nữa, cơ thể sốt, đau họng khiến trẻ mệt mỏi, khó chịu và thường xuyên quấy khóc nên dễ sụt cân. Do vậy, chuyện ăn uống của trẻ mắc bệnh cần chú ý một số điểm sau: - Do đau trong miệng (miệng loét) nên trẻ thường khảnh ăn. Vì thế, để trẻ dễ ăn hơn, cần nấu thức ăn thật nhuyễn, mềm, đủ chất. - Không nên cho trẻ ăn thức ăn còn nóng. Có thể làm mát đồ ăn nhằm tạo cảm giác dễ chịu, kích thích trẻ ăn uống ngon miệng hơn. - Nên chia nhỏ các bữa ăn. Không cố gắng ép trẻ ăn (vì trẻ đau miệng, ăn nhiều một lúc sẽ gây cảm giác khó chịu). - Cần chú ý: Tránh chọn những loại muỗng, thìa có cạnh sắc để đút cho trẻ. Không đụng vào các vết loét ở đầu lưỡi và môi làm trẻ đau dẫn đến sợ hãi, không ăn. - Trẻ có thể ăn sữa chua, sữa bột, hoặc bột dinh dưỡng, cháo nấu thật nhuyễn, súp hầm kỹ, nước hoa quả tươi mát. - Nên lưu ý: Với trẻ còn bú mẹ cần cho bú như bình thường, có thể tăng số lần lên vì trẻ mỗi lần bú không được nhiều như lúc khỏe mạnh. - Sau khi ăn cần súc miệng sạch sẽ và để trẻ nghỉ ngơi (nhịn hoàn toàn) trong 3- 4 giờ sau đó mới cho ăn bữa khác. - Khi trẻ giảm bệnh (thường là sau 4 - 5 ngày) cho bé quay ăn uống theo chế độ dinh dưỡng hợp với lứa tuổi, không kiêng khem. 5 món ăn tốt cho bé khi ốm Cách chăm con tốt nhất khi bị bệnh là cung cấp các bữa ăn nhỏ cho bé. Khi bé nhà bạn ốm, việc chăm ăn cho bé cũng làm bạn vất vả hơn. Thói quen và khẩu vị của bé thay đổi khi bé không được khỏe (thường là kém hơn). Theo Mary Silva (một chuyên gia dinh dưỡng trẻ em), cách chăm con tốt nhất khi bị bệnh là cung cấp bữa ăn nhỏ, thường xuyên kèm theo khích lệ bé. Ảnh minh họa. Soup gà Soup gà là món ăn cổ điển tốt cho bé bị cảm lạnh và viêm họng. Nghiên cứu cho thấy, soup gà có đặc tính kháng viêm, giảm sự di chuyển của bạch cầu trung tính (các tế bào miễn dịch kích thích phát triển chất nhầy). Soup gà mẹ tự làm hoặc thậm chí chỉ là nước dùng cũng có hiệu quả với bé. Nếu con của bạn có cảm giác ngon miệng, hãy thử thêm món soup gà đổ lên bánh mì hoặc mì ống nấu chín. Soup cà chua với sữa Soup cà chua là một món ăn tuyệt vời khi bé yêu đang bị đau họng. Tuy cà chua chứa hàm lượng axit cao (không tốt cho cổ họng) nhưng khi nấu chung với sữa tươi lại khắc phục được điều này. Đơn giản chỉ cần pha loãng soup cà chua với sữa thay vì với nước.Bài liên quan: Những món ăn tốt cho bé khi ốm Nước ép táo ấm Khi bé bị lạnh và đau họng, không có gì giúp giữ ấm con bạn tốt hơn một cốc nước táo để âm ấm (không nóng quá vì làm cổ họng bé thêm đau rát nhưng cũng không được lạnh quá). Thêm vào cốc nước táo một chút tinh dầu quế sẽ khiến bé dễ chịu hơn rất nhanh. Nước chanh tươi Vắt chanh tươi, thêm vào đó một ít đường hay sirô, cho nước ấm và khuấy đều là bạn đã có một cốc nước chanh cho con. Nước chanh ấm phòng tránh mất nước cho cơ thể. Ngoài ra, đồ uống này cũng rất dồi dào vitamin C. Nước cam gừng Nước cam trộn thêm một lát gừng nhỏ vì gừng có tác dụng trung hòa axit có trong cam. "Học lỏm" mẹ Nhật chiêu dụ bé ăn rau Nếu mẹ có chiêu vẫn có thể khiến bé thích dần các loại thực phẩm đáng ghét. Việc trẻ 1 - 5 tuổi không chịu ăn rau hay bất kỳ một thực phẩm nào đó là "chuyện thường ngày ở huyện". Tuy nhiên, nếu mẹ có "chiêu" vẫn có thể khiến bé thích dần các loại thực phẩm "đáng ghét" mà không hề tạo stress cho bé để "con khỏe, mẹ vui". Dưới đây là một số cách hay đơn giản mẹ Nhật đã dụ bé ăn rau hiệu quả, chị em nên "học lỏm": 1. Người lớn làm gương cho bé Thói quen của bé chính là "tấm gương" phản chiếu lối sống của cha mẹ. Bé sẽ không đồng ý ăn các loại rau quả nếu cha mẹ ghét rau và chỉ ăn đồ chứa nhiều đường và chất béo Vì vậy, cha mẹ hãy hình thành thói quen ăn uống lành mạnh để trở thành một "tấm gương sáng" cho bé. 2. "Thiết kế" hình rau, củ thật bắt mắt Dùng các dụng cụ cắt hình hoa, ngôi sao, động vật, hoặc bất kỳ hình nào bé thích để tạo hình các loại củ (như cà rốt, củ cải trắng, su hào ) rồi đem nấu thành súp hoặc bất kỳ món nào bé mê 3. Rủ bé cùng làm bếp Những bé thường xuyên giúp cha mẹ việc bếp núc sẽ có thói quen ăn uống lành mạnh và tính tự lập cao hơn các bé khác. Do đó, hãy động viên bé giúp đỡ cha mẹ các việc nhỏ như: xếp cà chua bi vào đĩa, bày dưa chuột vào đĩa đựng salat, trộn đều rau Bằng cách này, bé sẽ có cơ hội tiếp xúc nhiều với các loại rau quả và hào hứng ăn chính "thành quả" của mình. 4. Để bé nhìn thấy bạn bè ăn rau ngon lành Nên cho bé cùng đi với bạn đồng trang lứa và có khả năng ăn tốt, ăn giỏi. Khi đến giờ ăn thì cả mẹ và bé đều ăn cùng. Chú ý là các mẹ nên làm cơm hộp cho bé đủ màu sắc và hình dáng, mục đích là để hấp dẫn thị giác của bé trước. Khi ăn cùng với bạn, nếu bé thấy bạn ăn giỏi và ăn tất cả mọi thứ, kể cả loại bé không thích thì bé cũng sẽ bắt chước bạn. Khi đó bé sẽ chợt nhận ra "ôi món rau mình ghét hôm nay sao mà ngon thế!". 5. Cho bé ăn món bé thích đầu tiên trong bữa ăn Mẹo ở đây chính là cha mẹ phải cùng ăn với con và luôn miệng nói "ôi ngon quá" để kích thích tính tò mò của bé. Sau đấy thì có thể đem món bé không thích ra. Lúc đầu bé sẽ có thể không ăn, nhưng sau đó vì tò mò, hoặc lần 2, 3 bé sẽ "thử" múc món ăn mình không thích và trộn chung với món ăn mình thích để ăn thử. Lúc này mẹ có thể đem món bé "cực thích" ra xem như phần thưởng dành cho bé. Vitamin A trong dinh dưỡng của bé Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong phát triển thị giác, xương và giúp cơ thể tránh nhiễm trùng. Vitamin A còn thúc đẩy sự phát triển và khỏe mạnh của các tế bào và mô trong cơ thể, đặc biệt là ở tóc, móng và làn da. Lượng vitamin A phù hợp với bé - Bé 1-3 tuổi: 1000 IU (hay 300mcg) vitamin A/ngày. - Bé 4 tuổi trở lên: 1.320 IU (hay 400mcg) vitamin A/ngày. Các bé không cần phải được bổ sung vitamin A hàng ngày. Thay vào đó, có thể tăng cường vitamin A cho bé qua thực phẩm. Thực phẩm giàu vitamin A Rau quả màu sắc là "gói" vitamin A tự nhiên nhất. Chẳng hạn: - Nửa cốc nước ép carrot tươi: Chứa tới 22.000 IU vitamin A. - Nửa bát dưa hấu: 100 IU vitamin A. - Nửa cốc nước ép mơ: 1.000 IU vitamin A. - Nửa bát ớt chuông: 700 IU vitamin A. - Nửa cốc xoài ép: 600 IU vitamin A. Ngoài ra, những thực phẩm dồi dào vitamin A gồm rau chân vịt, súp lơ xanh, bột yến mạch, cà chua, đậu đỗ, quả lê, sữa, nước cam, trứng, cá, đu đủ Khi bé thừa vitamin A Bé rất dễ bị thừa vitamin A, nếu ăn quá nhiều gan động vật và uống sữa (gan bò có thể chứa tới 21.000 IU vitamin A trong mỗi lát). Do vitamin A trong gan và sữa là những dạng năng động nên rất dễ hấp thu vào cơ thể, gây thừa. Bên cạnh đó, bé cũng có thể bị thừa vitamin A nếu ăn quá nhiều rau củ quả có màu vàng, màu cam; chẳng hạn carrot, bí ngô Khi cơ thể hấp thu những vitamin A có nguồn gốc thực vật, cơ thể phải tự chuyển từ dạng carotenoids sang thể vitamin A năng động để dễ hấp thu. Quá nhiều vitamin A năng động có thể gây nôn, buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, nhìn hoa mắt và thiếu linh hoạt cơ khớp. Tình trạng này kéo dài dẫn tới các ván đề về gan, mất kiểm soát hệ thần kinh trung ương. Các chuyên gia khuyến cáo, bé chỉ nên dùng tối thiểu 2000 IU vitamin A mỗi ngày ở 1-3 tuổi; 3000 IU cho 4-8 tuổi. Giảm muối ở thực đơn của trẻ Hấp thụ thường xuyên những thực phẩm chứa nhiều muối sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp sớm ở trẻ. Vì vậy, hãy tập cho trẻ ăn nhạt từ nhỏ. Hầu hết mỗi người đều ăn nhiều muối hơn so với nhu cầu của mình. Trong đó, thực phẩm chỉ chứa khoảng 10% số lượng muối mà chúng ta ăn. Trong quá trình nấu nướng, lượng muối sẽ được thêm vào thức ăn khoảng 5-10%. Còn hơn 75% lượng muối còn lại chủ yếu được thêm vào trong quá trình chế biến tại các công ty thực phẩm. Ngày nay, do cuộc sống hiện đại nên nhiều gia đình cho con ăn những thực phẩm ăn nhanh, đồ đóng hộp. Do đó, dễ hình thành thói quen thích ăn mặn ở trẻ. Những thực phẩm dễ gây ngộ độc cho trẻ Nhiều loại thực phẩm nếu bạn không biết cách chế biến, cho trẻ ăn đúng cách sẽ khiến trẻ bị ngộ độc. Da và trứng cóc rất độc Trong thịt cóc có nhiều đạm nhưng Da và trứng cóc cực kỳ độc. Trong quá trình chế biến, nếu để chất độc ở Da và trứng lẫn vào thịt cóc, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu, đau bụng, Nôn mửa, dẫn đến hôn mê, thậm chí là tử vong. Sữa tươi Trong 1 lít sữa tươi có đến 1200 mg canxi, nhiều protein, đường lactose giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển chiều cao. Tuy nhiên sữa tươi có hàm lượng chất béo quá cao, cộng với việc chế biến sữa không phù hợp cho trẻ dưới một tuổi nên có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Theo các nghiên cứu mới nhất, các cơ quan như đường ruột, dạ dày và thận của trẻ sơ sinh còn non nớt, vì thế trẻ sơ sinh khi uống sữa tươi sẽ làm tăng nguy cơ tổn thương các bộ phận. Một số thành phần dinh dưỡng trong sữa tươi cũng rất khó hấp thu: Hàm lượng canxi, photpho trong sữa tươi quá cao có thể sẽ khiến lượng axit trong dạ dày đóng lại thành cục, khiến trẻ có cảm giác chán ăn, trướng bụng, khó tiêu. Ngoài ra, thành phần đường sữa chủ yếu trong sữa tươi còn đẩy nhanh sự phát triển của trực khuẩn trong ruột già, dễ dẫn đến bệnh đau dạ dày ở trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, chất béo trong sữa tươi chủ yếu là mỡ động vật, bào mòn đường ruột, dẫn đến bệnh thiếu máu mãn tính, cấp tính ở trẻ em. Vì thế cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe là không nên cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi cũng như trẻ dưới 2 tuổi uống sữa tươi. Củ dền Củ dền là loại rau củ bổ dưỡng nhưng lại có hàm lượng nitrat cao. Nếu trẻ ăn củ dền quá nhiều và dài ngày có thể gây ra chứng methemoglobin máu. Hiện tượng này làm cho cơ thể trẻ bị tím tái, ngạt thở, có thể dẫn đến tử vong. Để đảm bảo sức khỏe, phòng tránh ngộ độc cho trẻ nhỏ, các bậc cha mẹ cần lưu ý, tuyệt đối không cho trẻ dưới 6 tháng tuổi ăn, uống nước củ dền. Với trẻ lớn, bạn cần chú ý liều lượng vừa đủ, trung Bình từ 1-3 lần/tuần, mỗi lần khoảng 50g củ dền. Mật ong Kinh nghiệm dân gian cho thấy dùng mật ong rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh sẽ giúp bé sạch nhớt, đàm, thông cổ. Tuy nhiên, đối với trẻ em dưới 1 tuổi thì lại hoàn toàn không nên cho trẻ dùng mật ong. Trong mật ong có chứa vi khuẩn Clostridium botulinum có thể gây ngộ độc hay dị ứng ở trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. Ngay cả khi mật ong đã được nấu kỹ hay tiệt trùng cũng không thể loại bỏ đựơc loại vi khuẩn này. Khi vi khuẩn Clostridium xâm nhập vào ruột và phát triển ở đó sẽ gây nên chứng ngộ độc với những biểu hiện như: Suy nhược cơ thể, mệt mỏi, bú kém, táo bón, lười ăn, cáu giận, mất vị giác, quấy khóc, khó thở. Trứng Trứng rất dễ nhiễm một loại vi khuẩn có tên là Salmonella. Vi khuẩn này có thể ngấm vào tận bên trong trứng. Vì vậy, nấu chín trứng là điều rất cần thiết và không nên cho trẻ ăn trứng sống, trứng chưa chín kĩ. Nếu sử dụng trứng sống để làm kem thì kem cũng rất dễ bị dính Salmonella. Khoai tây Khoai tây có chứa thành phần độc solanine, tập trung nhiều ở lớp ngoài của củ. Những củ khoai tây còn non, còn màu xanh lá cây hoặc có nhiều đốm đen hay đã mọc mầm đều chứa các chất có độc tính cao Không cho trẻ ăn khoai tây đã nẩy mầm hay khoai tây có màu đen. Hãy để khoai tây ở nơi khô mát, để ngăn chặn sự nảy mầm. Đậu nành Nếu không được đun nấu chín kỹ, các thành phần độc hại vẫn tồn tại trong đậu nành, nếu là sữa đậu nành càng cần đun kỹ nếu không dễ bị ngộ độc. Sữa đậu nành chỉ được đun sôi đến 80 độ C thì saponin trong sữa và các thành phần độc hại khác chưa hoàn toàn bị phá hủy, nếu uống này sữa có thể ngộ độc. Trong khoảng 30 phút -1 tiếng sẽ có triệu chứng đau dạ dày, viêm đường ruột. Cách tốt nhất khi đun sữa đậu nành là để sôi thêm 10 phút nữa sau khi đạt đến 100 độ C. Dưới đây là một vài cách giúp các mẹ cân bằng muối cho trẻ: Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn Những thức ăn được chế biến và đóng hộp sẵn tại các cửa hàng hay siêu thị như thịt hộp, pa-tê, cá hộp, đậu đóng hộp thường mặn hơn so với vị giác của bé. Vì vậy, nên tránh cho bé ăn quá nhiều. Nên chế biến thức ăn ở nhà để kiểm soát được lượng muối mà bé hấp thụ. Trong quá trình nêm gia vị vào thức ăn cho bé, hãy nhớ rằng khi bạn cảm thấy vừa ăn đối với mình thì bé sẽ cảm thấy mặn. Do vậy, hãy cố gắng nêm nhạt hoặc nêm rất ít muối để thức ăn vừa miệng với bé. Bé dưới 1 tuổi thì hoàn toàn không nên nêm muối vào thức ăn dặm của con. Chọn phô-mai cho bé Phô-mai là một trong những món ăn yêu thích của nhiều bé. Phô-mai giúp bổ sung chất béo, can-xi và chất đạm rất tốt cho trẻ. Tuy nhiên, đây cũng là loại thực phẩm chứa khá nhiều muối. Do đó, nếu bạn muốn cho bé ăn phô- mai, hãy tìm những loại có chứa ít muối bằng cách đọc kỹ thành phần dinh dưỡng có chứa trong sản phẩm. Đối với trẻ từ 1-2 tuổi, bạn nên chọn những loại phô-mai không chứa muối để tránh gây ảnh hưởng đến thận của bé. Đối với trẻ từ 3-10 tuổi là lứa tuổi trẻ đang mọc và thay răng, bạn nên chọn cho con loại phô-mai không đường. Đây có thể xem là món ăn cho bé thưởng thức vào bữa phụ. Nên ăn nhiều rau Rau quả tươi thường có vị rất nhạt, lại giàu các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất nên rất tốt cho trẻ. Bạn có thể hấp hoặc luộc rau sẽ giúp cho trẻ có thể hấp thu được toàn bộ chất dinh dưỡng có trong rau quả cũng như hương vị tự nhiên của chúng. Khi cho bé ăn, bạn không cần phải chấm mắm hay tương. Trong quá trình luộc rau, bạn có thể cho một chút muối vào nước, vừa có tác dụng làm xanh rau, lại đều vị, bé ăn ngon miệng hơn. 5 điều bé biếng ăn mong cha mẹ biết Con luôn né tránh những món mới, chỉ ăn một vài loại thức ăn, chỉ thích vài mùi vị hay vài món ăn được chế biến theo cách nhất định. Nếu tình trạng này kéo dài chắc chắn trẻ sẽ bị thiếu hụt dinh dưỡng, dẫn đến sụt cân, nguy cơ suy dinh dưỡng và nhiễm bệnh cao. Thế nhưng, vì sao trẻ lại gặp phải những triệu chứng điển hình của biếng ăn này? Mẹ đã hiểu hết về biếng ăn và biết cách giúp bé yêu của mình vượt qua tình trạng đó chưa? 1. Thời gian cho mỗi bữa ăn của trẻ kéo dài trên 30 phút. Trẻ chỉ cần từ 15-20 phút cho mỗi bữa ăn thông thường, thế nhưng dạo gần đây bữa ăn của bé lại kéo dài đến hơn 30 phút, thậm chí có khi đến gần 1 giờ đồng hồ? Đây là một trong những triệu chứng đầu tiên báo hiệu con bạn đang bước vào giai đoạn biếng ăn đấy. 2. Cân nặng của trẻ nhẹ hơn so với cân nặng chuẩn. Bạn hãy tìm một biểu đồ thể hiện cân nặng và chiều cao của trẻ để tiện theo dõi quá trình phát triển của con. Theo Chuẩn phát triển trẻ em của WHO, bé trai 3 tuổi có cân nặng trung bình khoảng 14,3 kg và chiều cao trung bình nằm ở mức 96,1 cm. Cân nặng của bé gái 3 tuổi vào khoảng 13,9 kg và cao trung bình 95,1 cm. Nếu con bạn đang nằm dưới mức chuẩn này thì đáng báo động rồi đấy. 3. Trẻ chỉ ăn một vài thứ thức ăn không chịu ăn các loại thức ăn khác Một số bé từ chối ăn những món mới. Bạn có thể ăn cho con nhìn thấy và cho bé thử thật ít, từng chút một các món ăn đa dạng khác nhau để bé làm quen; bạn tăng dần số lượng lên vào lần sau, khi con đã cảm thấy "an toàn" để nếm nhiều hơn chứ không nên từ đầu đã ép bé ăn thật nhiều một món mà bé chưa quen thuộc. 4. Trẻ thường có biểu hiện quấy nhiễu trong giờ ăn như: la khóc, giả vờ nôn ói, ngậm miệng, ngậm thức ăn Con bạn bình thường rất ngoan ngoãn khi chơi hay ngủ, đặc biệt chỉ có khi ăn bé trở nên khó chịu khóc quấy, ngậm thức ăn thật lâu, chạy tới chạy lui chẳng chịu ngồi ăn bạn bối rối vì không biết làm cách nào để bé chịu ăn? 5. Số bữa ăn hoặc lượng thức ăn trẻ ăn được ít hơn so với các trẻ cùng độ tuổi. So với các bé cùng độ tuổi trong chung cư, bé ăn ít hơn hẳn, chỉ một vài miếng là bé không chịu ăn nữa Khi gặp phải những triệu chứng này thì mẹ thật sự cần tham vấn bác sỹ rồi đấy mẹ ơi! 4 hiểu lầm tai hại về dinh dưỡng cho bé Nhiều kinh nghiệm chăm con được các mẹ rỉ tai nhau trở thành kiến thức không chính thống nhưng được nhiều người áp dụng và tin tưởng. Dù vậy, không phải kinh nghiệm truyền miệng nào cũng hoàn toàn đúng, sau đây là sự thật của 4 lời đồn đại phổ biến về dinh dưỡng cho bé yêu mà có lẽ các mẹ cũng nên tham khảo. 1. Sữa đậu nành cũng tốt như sữa bò Sự thật: Không đúng! Sữa bò là tốt nhất để thay thế cho sữa mẹ vì đạm sữa bò khá tương đồng với đạm trong sữa mẹ. Đạm đậu nành hoàn toàn khác biệt với đạm động vật, trong khi trẻ sơ sinh sinh trưởng nhờ đạm động vật. Đậu nành khá an toàn, nhưng không phải luôn cần thiết. Phụ huynh có con bị đầy hơi thường có xu hướng chuyển sang cho bé bú sữa công thức từ đậu nành với hy vọng giảm tình trạng ứ hơi, nhưng đậu nành không hẳn là dễ tiêu hóa hơn sữa bò. Đối với các bé bị dị ứng đạm sữa bò, sữa đậu nành có thể là một thay thế, nhưng lựa chọn tốt hơn cả là sữa có công thức thủy phân, trong đó đạm sữa bò được phân tách để tránh gây dị ứng. Sữa đậu nành nói chung chỉ được khuyên dùng cho trẻ đủ tháng, khỏe mạnh, không bú mẹ và có chủ đích nuôi như người ăn chay, loại sữa này cũng có thể dùng cho trẻ bị rối loạn carbon hydrat bẩm sinh do rối loạn trao đổi chất làm chúng không thể tiêu hóa được đường trong sữa bò. 2. Chất sắt khiến trẻ bị táo bón Sự thật: Không đúng! Sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh chứa nhiều chất sắt, lượng chất sắt mà bé thu nạp không đủ để gây ra táo bón, trái lại nó lại vô cùng cần thiết và quan trọng cho sự phát triển thể chất và tinh thần cho bé. Trên thực tế, gần đây nhiều hãng sữa đã ngừng sản xuất các sản phẩm có hàm lượng sắt thấp. 3. Bắt đầu ăn dặm sớm sẽ giúp trẻ sơ sinh ngủ trọn đêm Sự thật: Không hẳn là đúng! Trẻ con thức giấc trong đêm không chỉ vì đói, mà đơn giản là vì chúng chưa sẵn sàng để ngủ dài hơn. Ở 4 tháng tuổi, hầu hết các bé có thể ngủ từ 5 - 6 giờ hoặc hơn, phụ thuộc một phần vào đặc điểm sinh trưởng của hệ thần kinh trung ương. Cân nặng và chiều cao của trẻ cũng có thể là một yếu tố, thông thường những bé lớn hơn thì ngủ cũng lâu hơn. Những trẻ sơ sinh lớn hơn cũng thường ngủ qua đêm sớm hơn, lý do có thể là do những bé nhỏ hơn phải ăn thường xuyên hơn để bắt kịp chuẩn tăng cân. Vì vậy, đừng vội cho trẻ ăn dặm; các chuyên gia khuyên bạn nên đợi đến khi trẻ được ít nhất là 4 tháng, và tốt nhất là đến 6 tháng. Bạn cũng không nên bổ sung thêm chế phẩm ngũ cốc vào sữa để con bú vào ban đêm, vì sẽ khiến bé thu nạp thêm calo không cần thiết và gia tăng nguy cơ béo phì - càng khiến bé khó ngủ lâu hơn nữa. [...]... nhân làm cho trẻ bị suy dinh dưỡng là do mẹ không xây dựng chế độ ăn đủ chất cho trẻ hoăc do những sai lầm trong quá trình nấu nướng làm mất đi những chất dinh dưỡng thiết yếu vốn có trong thực phẩm Những sai lầm mẹ hay mắc phải khi nấu ăn cho bé Có những điều tưởng chừng như rất đơn giản trong việc chăm sóc trẻ nhưng không phải bà mẹ nào cũng biết Hãy thử xem bạn đã thực hiện chế độ dinh dưỡng cho bé... hàn cho nên nếu bé nhà bạn bị đầy bụng, ợ chua hoặc hay đi tiểu đêm thì sữa đậu nành sẽ không thích hợp Làm sao để nhận biết trẻ suy dinh dưỡng? Ðể có một đứa con khỏe mạnh, thông minh, các bậc cha mẹ đều quan tâm chăm sóc bằng một chế độ dinh dưỡng riêng Nhưng không phải vì thế mà những đứa trẻ phát triển bình thường lại không có nguy cơ bị suy dinh dưỡng Làm thế nào để nhận biết trẻ suy dinh dưỡng? ... nguồn dinh dưỡng bổ sung Trước khi sử dụng liều bổ sung cho trẻ, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để sử dụng đúng liều lượng Muốn tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, thực phẩm cho trẻ cần có sự kết hợp các vitamin và chất khoáng đúng cách Khi thấy trẻ ăn khó, mè nheo, nhõng nhẽo, bạn đừng chiều theo ý trẻ mà cho trẻ ăn uống tùy thích Nhu cầu vitamin từ thực phẩm của trẻ luôn cần thiết ngay cả khi trẻ. .. xuất hiện Dinh dưỡng với một số bệnh thông thường Khi bé bị bệnh, nhiều bà mẹ cắt bớt khẩu phần ăn của bé bằng cách không cho bé uống sữa, chỉ cho ăn cháo trắng với muối; hoặc muốn bổ sung chất dinh dưỡng cho bé nhưng lại lúng túng không biết phải lựa chọn thức nào cho phù hợp Bác sĩ Lê Thị Kim Huệ (Trưởng khoa Truyền thông giáo dục sức khỏe, Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM) sẽ hướng dẫn chế độ dinh dưỡng. .. tiện cho trẻ Tốt nhất, nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa có kinh nghiệm trước khi áp dụng Dinh dưỡng tăng cường hệ miễn dịch Hệ thống miễn dịch khỏe giúp trẻ chống chọi với vi rút và vi khuẩn phát sinh hàng ngày trong cơ thể Vì thế, bạn cần đáp ứng nhu cầu này của trẻ bằng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý để duy trì sức đề kháng cho cơ thể non nớt của trẻ Dưới đây là những thực phẩm có lợi cho. .. đạt các chỉ số theo tuổi này thì khả năng trẻ bị suy dinh dưỡng là rất cao Bê cạnh đó, phụ huynh cũng cần lưu ý rằng: Suy dinh dưỡng trẻ em được biểu hiện ở 3 thể: thể phù, thể teo đét và thể phối hợp Trong đó thể phù thường khiến người ta khó nhận biết Bởi những trẻ em suy dinh dưỡng thể phù thì bề ngoài bé vẫn mập mạp, khỏe mạnh Đối với trường hợp suy dinh dưỡng thể phù thì thường có một số biểu hiện... tới 3 tháng Nước đối với trẻ em Trẻ trong giai đoạn dưới 6 tuổi là giai đoạn não bộ phát triển nhanh nhất, vì thế nguồn dinh dưỡng cho giai đoạn này đóng vai trò rất quan trọng cho trẻ sau này Trong đó, nước đóng vai trò quan trọng vì rất nhiều chất dinh dưỡng sau khi tan trong nước mới được phân giải; quá trình trao đổi chất của cơ thể cũng rất cần đến nước Nhu cầu nước của trẻ Trẻ ở những độ tuổi khác... cấp thêm lượng nước thích hợp cho trẻ là một điều rất cần thiết Do chức năng thận của trẻ vẫn chưa hoàn thiện, nếu không uống đủ nước sẽ làm cô đặc sữa, hay khi cho trẻ ăn lượng muối cho vào thức ăn quá lượng sẽ làm tăng gánh nặng lên bộ phận thận của trẻ Thời gian thích hợp cho trẻ uống nước Thời gian tốt nhất nhắc nhở trẻ uống nước là giữa hai cữ bú, vừa mới thức dậy hay trẻ vừa mới vận động vui chơi,... khai vị cho trẻ, nước dưa hấu có tác dụng lợi tiểu, giải nhiệt Thời tiết oi bức làm trẻ ra mồ hôi nhiều dễ gây nóng trong người, lúc này có thể cho trẻ uống thêm nước bí đao Khi trẻ bị sốt, ho: khi trẻ bị sốt hay ho đều cần bổ sung nước kịp thời cho trẻ Nước sẽ có tác dụng thanh phế, thanh nhiệt; quả lê hay củ mã thầy nấu chung với nước có tác dụng bồi lại lượng nước, thanh phế, trị ho Đối với trẻ lớn... cháo dinh dưỡng chế biến sẵn bán ngoài vỉa hè cho con ăn Ngoài ra, một số người thích mua cháo dinh dưỡng chỉ vì nghiện món này chứ không phải họ không có thời gian chế biến Thực tế, nhiều trẻ ăn cháo dinh dưỡng mua ngoài đường thường không tăng cân do cháo loãng không đủ chất Một số trẻ phải đến bệnh viện vì nôn và tiêu chảy do cháo không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Bạn nên hạn chế việc cho con . Dinh dưỡng cho trẻ mắc tay chân miệng - Tay chân miệng đang ở thời điểm 'đỉnh' dịch. Do đó, ngoài việc phòng tránh, người lớn cần đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ. rất nhạt, lại giàu các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất nên rất tốt cho trẻ. Bạn có thể hấp hoặc luộc rau sẽ giúp cho trẻ có thể hấp thu được toàn bộ chất dinh dưỡng có trong rau quả cũng. ứng nhu cầu này của trẻ bằng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý để duy trì sức đề kháng cho cơ thể non nớt của trẻ. Dưới đây là những thực phẩm có lợi cho hệ miễn dịch của trẻ: Sữa chua: Sữa

Ngày đăng: 23/01/2015, 22:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w