Đề cuong ôn tập sử 8 HK II

5 201 0
Đề cuong ôn tập sử 8  HK II

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ CƯƠNG ÔN TÂP HỌC KÌ II Môn: Sử kí lớp 8 1. Thái độ của triều đình nhà Nguyễn trước cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp. 2. Sau khi chiếm được 6 tỉnh Nam kì Pháp đã làm gì đễ thi hành chính sách cai trị , bóc lột? 3. Trình bày hiệp ước Harmand và hiệp ước Patenotre. 4.Nguyên nhân và kết quả cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến ở Huế tháng 7.1885. 5. Tại sao nói: “Hiệp ước Patenotre đã kết thúc sự tồn tại của nhà nước phong kiến Nguyễn với tư cách một vương triều độc lập”. 6. Hãy nêu tính chất, quy mô ,ý nghĩa của phong trào Cần Vương. 7. Nguyên nhân bùng nổ và ý nghĩa lịch sử cuộc khởi nghĩa Yên Thế. 8. Tình hình Việt Nam nữa cuối thế kỷ XIX. 9.Có nhận xét gì về những đề nghị cải cách của các sĩ phu yêu nước , tiến bộ vào nữa cuối thế kỷ XIX ? 10. Xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc 11.Hãy nêu : Cuộc vận động Duy Tân và phong trào chống thuế ở Trung Kỳ. ĐÁP ÁN 1. - Khi thực dân Pháp bắt đầu xâm lược đất nước ta , Chủ trương của triều đình nhà Nguyễn là tổ chức cuộc kháng chiến chống thực dân pháp xâm - Trước thế lực quá mạnh của giặc , nhà Nguyễn tỏ rõ rõ thái độ sợ giặc, nhu nhược, cầu hoà, chấp nhận kí với Pháp các hiệp ước bất bình đẳng đễ bảo vệ quyền lợi của dòng họ. - Càng về sau, nhà Nguyễn càng đối lập với phong trào đấu tranh của nhân dân, đi ngược lại quyền lợi dân tộc. Nhân dân từ chổ chiến đấu dưới sự lãnh đạo của triều đình đã tự động đứng lên kháng Pháp quay sang chống cả triều đình nhà Nguyễn. 2 Sau khi chiếm được 6 tỉnh Nam kì Pháp thực hiện chính sách cai trị như sau : - Xây dựng bộ máy cai trị quân sự từ trên xuống , do người Pháp đứng đầu. - Đẩy mạnh chính sách bóc lột bằng tô thuế. - Cướp đoạt ruộng đất của nông dân và đẩy mạnh vơ vét gạ để xuất khẩu. - Mở trường đào tạo quan lại và tay sai để phục vụ chính sách cai trị. -Xuất bản báo chí xuyên tạc Việt Nam,tuyên truyền hoat động xâm lược 3. Hiệp ước Harmand và Patenotre. - Nội dung hiệp ước Harmand: + Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc kì và Trung kì, cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung kì để nhập vào đất Nam kì thuộc Pháp. + Ba tỉnh Thanh -Nghệ-Tỉnh được nhập vào Bắc kì. 1 + Triều đình chỉ được cai quản vùng đất Trung kì nhưng mọi việc đều phải thông qua viên Khâm sứ Pháp ở Huế. + Công sứ Pháp các tỉnh Bắc kì thường xuyên kiểm soát những công việc của quan lại triều đình các quyền trị an, nội vụ. + Mọi viêc giao thiệp với nước ngoài do Pháp nắm. + Triều đình Huế phải rút quân đội ở Bắc kì về Trung kì. - Nội dung hiệp ước Patenotre . + Về cơ bản , hiệp ước Harmand (1883) đã biến nước ta từ một nước tự do, độc lập , có chủ quyền thành nước thuộc địa của Pháp. + Hiệp ước Patenotre (1884) chỉ điều chỉnh chút ít về ranh giới khu vực Trung kì, mở rộng thêm đất cho triều đình Huế được tạm thời cai quản, thực chất là Pháp muốn làm dịu đi dư luận phản đối của một số quan lại trong triều đình Huế. 4. Nguyên nhân và kết quả… a. Nguyên nhân: Khi thực dân Pháp mở rộng chiến tranh xâm lược Việt Nam, trong nội bộ triều đình Huế chia làm hai phái : Phái chủ hoà và phái chủ chiến.Phái chủ chiến do Tôn Thất Thuyết- Thượng thư bộ binh đứng đầu,tập hợp những quan lại, binh lính yêu nước, có tinh thần đấu tranh bảo vệ độc lập dân tôc. Sau khi triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước bán nước năm 1883,1884, phái chủ chiến vẫn tích cực chuẩn bị, chờ thời cơ, tích luỹ lương thảo, khí giới…, trừng trị những kẻ thân Pháp, đưa Ưng Lịch lên ngôi vua.( Hàm Nghi). Trước hành động của phái chủ chiến, thực dân Pháp lo sợ tìm cách tiêu diệt họ.Để giành thế chủ động , Tôn Thất Thuyết đã chỉ huy quân tấn công vào nơi đóng quân của địch ở kinh thành Huế. b. Kết quả: Cuộc tấn công của phe chủ chiến tuy thất bại , nhưng đã thể hiện tinh thần yêu nước, kiên quyết không chịu làm tay sai cho giặc của một bộ phận quan lại và binh lính trong triều đình, đồng thời ra một thời kì đấu tranh mới của dân tộc. 5.Hiệp ước Harmand (1883), hiệp ước Patenotre (1884) đã biến nước ta từ một nước tự do, độc lập có chủ quyền trở thành nước thuộc địa của Pháp. Nội dung cơ bản của điều ước nêu: Bắc kì và Trung kì là vùng bảo hộ. Trung kì được triều đình trực tiếp cai quản nhưng mọi việc đều phải thông qua Khâm sứ Pháp. Công sứ Pháp các tỉnh BắcKì thường xuyên kiểm soát những công việc của quan lại triều đình các quyền trị an nội vụ , mọi việc giao thiệp với nước ngoài do Pháp nắm. Cắt Bình Thuận ra khỏi Trung kì , nhập vào Nam kì thuộc Pháp Như thế triều đình nhà Nguyễn chỉ là hư vị, là công cụ cho thực dân. 6. Tính chất và quy mô, ý nghĩa của phong trào Cần Vương. a. Tính chất: - Mặc dù diễn ra dưới danh nghĩa Cần Vương nhưng thực tế đây là một phong trào yêu nước chống xâm lược của nhân dân ta theo ngon cờ phong kiến 2 - Trong suốt thời gian diễn ra phong trào Cần Vương, không hề có sự tham gia của quân đội triều đình. b. Quy mô: Phong trào phát triển rông khắp, bao gồm hằng loạt các cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ. Địa bàn mở rộng trên phạm vi cả nước từ Thanh Hoá- Nghệ An, đến Quảng Bình, Quảng Ngãi, Bình Định c. Ý nghĩa: Phong trào Cần Vương là phong trào ủng hộ vua để khôi phục ngôi vua và chủ quyền dân tộc, đây cũng là phong trào kháng chiến mạnh mẽ thể hiện truyền thống yêu nước và khí phách anh hung của dân tộc ta tiêu biểu nhất cho cuộc kháng chiến tự vệ của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX 7. Nguyên nhân bùng nổ và ý nghĩa lịch sử cuộc khởi nghĩa Yên Thế a. Nguyên nhân : - Tình hình kinh tế nông nghiệp dưới thời nhà Nguyễn quá sa sút khiến cho nhiều nông dân vùng đồng bằng Bắc kì buộc phải rời quê hương đi tìm nơi khác sinh sống Một số người đã lên Yên Thế, giữa thế kỉ XIX họ lập làng, tổ chức sản xuất. Khi thực dân Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng Bắc kì, Yên Thế trở thành mục tiêu bình định của chúng .Để bảo vệ cuộc sống của mình , nông dân Yên Thế đứng lên đấu tranh. b. Ý nghĩa lịch sử: - Chứng tỏ tinh thần yêu nước, đấu tranh bất khuất của nhân dân ta. -Gây cho Pháp rất nhiều khó khăn, tổn thất trong một thời gian dài. - Để lại nhiều bài học kinh nghiệm sâu sắc cho các phong trào đấu tranh chống Pháp ở giai đoạn sau. 8. Tình hình Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX. a.Khái quát chung: Nửa cuối thế kỷ XIX , chế độ phong kiến Việt Nam dưới triều Nguyễn lâm vào cuộc khủng hoảng trầm trọng trên tất cả các mặt: + Chính trị: Nhà Nguyễn thi hành chính sách đối nội, đối ngoại bảo thủ, độc đoán. Vua quan ăn chơi sa đoạ khiến nhân dân oán than. + Kinh tế: Suy đồi đình đốn, lac hậu, tài chính nước nhà cạn kiệt. + Xã hội: rơi vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, các mâu thuẩn trong xã hội ngày càng gay gắt , đời sống nhân dân vô cùng khó khăn. b. Biểu hiện: Các cuộc khởi nghĩa nỗi dậy của nông dân, loạn thổ phỉ liên tiếp nổ ra ở nước ta vào nửa thế kỷ XIX. + Nguyên nhân: Trước tình cảnh đất nước càng suy yếu, thực dân Pháp đang cs âm mưu thôn tính cả nước ta, một bộ phận nhân dân không thể chịu đựng được nỗi thống khổ đã đứng lên chống lại triều đình. + Diễn biến: -Phong trào nông dân: ở Bắc Ninh (1862), ở Tuyên Quang ( 9/1862) - Bạo loạn: ở phía bắc Thái Nguyên, ở vùng ven biển ( 1861-1865)… - Khởi nghĩa của binh lính và dân phu ở kinh thành Huế ( 1866 ) 3 c. Kết quả : Bị triều đình đàn áp và đi đến thất bại. 9. Nhận xét về cải cách của các sĩ ph yêu nước : Nhìn chung , Tất cả ngững đề nghị cải cách đều xuất phát từ động cơ yêu nước, muốn cho nước nhà giàu mạnh, có thể đương đầu với quân xâm lược.Trong hoàn cảnh bế tắc của xã hội phong kiếnViệt Nam bấy giờ, lối đi duy nhất là manh dạn theo con đường chủ nghĩa tư bản . Các đề nghị cải cách ở nước ta cuối thế kỷ XIX nhằm giải quyết một phần nào đó của lịch sử. Tuy nhiên, những đề nghị cải cách đó có tính cách rời rạc, lẻ tẻ,nặng về chịu ảnh hưởng từ bên ngoài mà thiếu cơ sở bên trong , chưa động chạm đến vấn đề cơ bản, chủ yếu: giữa nhân dân ta với Pháp xâm lược và giữa nông dân với địa chủ phong kiến. Dù không thành hiện thực, song những tư tưởng cải cách cuối thế kỷ XIX đã gây được tiếng vang lớn, đã dám tấn công vào những tư tưởng bảo thủ, và phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết , thức thời 10. Xu hướng mới trong cuôc vân động giải phóng dân tộc. * Hoàn cảnh lịch sử: Sự phân hoá trong xã hội Việt Nam trong những năm đầu của thế kỷ XX đã trở thanh cơ sở để tiếp thu những ảnh hưởng từ bên ngoài đưa vào: - Tấm gương tự cường của Nhật bản: Nhật đã đi theo con đường tư bản chủ nghĩa mà trở nên giàu mạnh. - Các tư tưởng dân chủ tư sản ở châu Âu được truyền bá vào nước ta qua sách báo của Trung Quốc. * Nét mới của phong trào: - Phong trào đấu tranh yêu nước chống Pháp của nhân dân ta cuối thế kỷ XIX theo ngọn cờ phong kiến đã thất bại, nhu cầu tìm kiếm một con đường cứu nước mới đang đặt ra bức xúc - Bằng nhiệt tình yêu nước và vốn hiểu biết của mình, các trí thức nho giáo tiến bộ của Việt nam đang tiến hành một cuộc vận động yêu nước theo con đường dân chủ tư sản. 11. Cuộc vận động Duy Tân… *Khởi xướng và lãnh đạo: Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng… *Mục đích:vận động nhân dân từ bỏ cái cũ, lạc hậu, xây dựng cuộc sống mới văn minh , tiến bộ hơn. *Biện pháp: - Mở trường học theo mô hình Đông Kinh nghĩa thục, tổ chức diễn thuyết những đề tài sinh hoạt xã hội, tình hình thế giới, tuyên truyền đả phá các hủ tục phong kiến lạc hậu. - Cổ động việc thành lập các hội buôn, truyền bá lối làm ăn theo phương thức tư bản chủ nghĩa … *Kết quả: - Cuôc vận động Duy Tân đã gây ảnh hưởng mạnh mẽ trong quần chúng, nhân dân, kết hợp chặc chẽ với cuộc đấu tranh đòi dân chủ của nông dân đang bùng phát 4 phong trào chống sưu thuế (1908) diễn ra khắp các tỉnh Trung Kỳ: Quảng Nam, Quảng Ngải , Bình Định , Phú Yên, Thanh Hoá , Nghệ an , Hà Tỉnh… - Phong trào chống thuế đã làm tê liệt chính quyền của bọn thực dân phong kiến nông thôn, chuyên từ đấu tranh theo khuynh hướng cải cách, hoà bình sanmg khuynh hướng bạo động. - Phong trào chống thuế ở Trung kỳ đã thể hiện rõ tinh thần yêu nước, khả năng cách mạng của người nông dân trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. 5 . ĐỀ CƯƠNG ÔN TÂP HỌC KÌ II Môn: Sử kí lớp 8 1. Thái độ của triều đình nhà Nguyễn trước cuộc chiến tranh xâm lược của. không chịu làm tay sai cho giặc của một bộ phận quan lại và binh lính trong triều đình, đồng thời ra một thời kì đấu tranh mới của dân tộc. 5.Hiệp ước Harmand ( 188 3), hiệp ước Patenotre ( 188 4). . + Về cơ bản , hiệp ước Harmand ( 188 3) đã biến nước ta từ một nước tự do, độc lập , có chủ quyền thành nước thuộc địa của Pháp. + Hiệp ước Patenotre ( 188 4) chỉ điều chỉnh chút ít về ranh giới

Ngày đăng: 22/01/2015, 19:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan