skkn mon tin 2013

12 205 1
skkn mon tin 2013

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sáng kiến kinh nghiệm I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nguyên lí giáo dục của nhà trường phổ thông là đào tạo con người mới phát triển toàn diện về mọi mặt: đức, trí, thể, mỹ … Chính vì vậy Bác Hồ có dạy: “Có tài mà không có đức làm việc gì cũng khó, có đức mà không có tài cũng vô dụng”.Vậy giáo dục trí tuệ có ý nghĩa rất to lớn, vì nó là cơ sở phát triển toàn diện con người về các môn học. Bên cạnh đó chúng ta cũng đã biết, muốn học sinh phát triển toàn diện thì mỗi người giáo viên cần phải có phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh, có như vậy mới gây hứng thú học tập bộ môn cho học sinh. Là giáo viên tin học chúng ta cần phải làm gì để đạt hiệu quả cao trong chất lượng dạy và học, đây là vấn đề lo lắng băn khoăn không ít của những người quan tâm đến sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ. Theo tôi phương pháp dạy học là vấn đề quan trọng hàng đầu của mọi người giáo viên khi truyền đạt kiến thức cho học sinh. Muốn học sinh nắm vững kiến thức và phát huy tư duy sáng tạo, người giáo viên phải lựa chọn phương pháp thích hợp gây hứng thú học tập và lòng yêu thích bộ môn của học sinh. Trong quá trình giảng dạy môn tin học tôi nhận thấy đa số học sinh chưa viết thực hành đúng quy cách, ngồi học không chú ý, dẫn đến hiệu suất thực hành không cao. Để nâng cao chất lượng dạy và học môn tin học trong trường THCS, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong việc thực hành máy tính và hình thành kỹ năng cho học sinh thông qua việc thực hành trên lớp. Là một giáo viên trẻ, kinh nghiệm giảng dạy còn thiếu thốn nhưng được nhà trường tín nhiệm giao cho giảng dạy chính môn tin học. - Căn cứ vào tình hình thực tế cơ sở vật chất của nhà trường. - Căn cứ vào số lượng học sinh trong từng lớp của năm học. Với tình hình hiện nay: 2 lớp khối 6 và 2 lớp khối 7. Chính vì vậy mà phòng học thực hành tin học với số lượng từ 10-13 máy tính chỉ đảm bảo cho học sinh thực hành với số lượng từ 12-20 em/1ca. Trước thực trạng đó, ngay từ khi mới được về công tác tại trường tôi đã bắt tay nghiên cứu và thực hiện đề tài: "Cải tiến việc tổ chức dạy và học thực hành môn tin học". 1. Mục đích nghiên cứu Khi tham gia giảng dạy tôi nhận thấy cần phải cải tiến việc tổ chức dạy và học thực hành môn tin học nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người học trong thời kỳ mới. 3. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu a. Nhiệm vụ: Năm học 2012-2013 1 Sáng kiến kinh nghiệm Cải tiến việc tổ chức dạy và học thực hành môn tin học sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh, phân loại được đối tượng và đưa ra các yêu cầu phù hợp với các đối tượng học sinh đó. b. Phương pháp nghiên cứu: Khảo sát thực trạng, tiến hành thực nghiệm qua tiết dạy thực tế, có đối chứng kết quả trước và sau khi thực hiện. 4. Phạm vi nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1/2013 đến tháng 3/2013 - Đối tượng nghiên cứu: Học sinh k6, k7 5. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu - Học sinh hoàn thành khối lượng bài tập thực hành cao hơn trước từ 1,2 đến 1,5 lần. - Học sinh thực hành độc lập, chủ động, sáng tạo và làm được bài tập thực hành ngay tại lớp. - Giờ dạy thực hành lớp ổn định, không mất trật tự, nhốn nháo, giáo viên dễ dàng quản lý và hướng dẫn học sinh. - Học sinh có tài liệu "bài tập" nên không phải nhìn lên bảng như trước, tiết kiệm được nhiều thời gian cho học sinh khi nhập dữ liệu vào máy tính. Năm học 2012-2013 2 Sáng kiến kinh nghiệm II. NỘI DUNG 1. Tình hình thực tế trước khi thực hiện đề tài Khi tham gia trực tiếp giảng dạy các khối 6,7 năm học 2012-2013. Tình hình tại thời điểm đó như sau: - Sĩ số học sinh trong lớp còn ít dao động từ 28-35 em. Số lượng máy tính chỉ có 10-13 máy nên tỉ lệ bình quân là 2,5 học sinh/1máy tính. - Lớp học đông, nhốn nháo dẫn đến tranh giành máy thực hành, giáo viên rất khó kiểm soát lớp và không hướng dẫn được đến từng đối tượng học sinh cụ thể. Giáo viên phải chia ca nên rất khó quản lý học sinh. Tất cả những khó khăn trên đã làm phá vỡ kế hoạch lên lớp của người giáo viên. Kết quả sau năm học kỹ năng thực hành của nhiều em còn yếu kém, kết quả kiểm tra thực hành trên máy không đạt hoặc đạt ở mức trung bình. 2. Quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài a. Khảo sát tình hình: Căn cứ vào tình hình thực tế tôi đã làm khảo sát và thu được kết quả sau: + Cơ sở vật chất: Phòng máy có 7/13 máy hoạt động tốt, 6/13 máy chạy chậm. + Số lượng học sinh trung bình/ 1 lớp học: 30 học sinh/1 lớp. + Khi thực hành có 2-3 em ngồi 1 máy nên cũng hạn chế hiệu quả thực hành. + Chất lượng, kỹ năng đạt được sau khi kết thúc môn học được đánh giá bằng kết quả kiểm tra tại lớp 6A như sau: Bảng 1: Tình hình thực tế trước khi thực hiện đề tài KQ kiểm tra Loại Kết quả kiểm tra lý thuyết (Tỉ lệ %) Kết quả kiểm tra thực hành (Tỉ lệ %) Giỏi 10% 7% Khá 20% 9% TB Khá 30% 12% Trung bình 35% 40% Yếu, kém 5% 32% Cộng: 100% 100% b. Nghiên cứu: Qua khảo sát cho thấy kết quả kiểm tra lý thuyết học sinh hiểu bài và làm được bài, với các tỉ lệ tương đối hợp lý. Còn về kết quả kiểm tra thực hành trên lớp Năm học 2012-2013 3 Sáng kiến kinh nghiệm của học sinh thì tỉ lệ yếu kém rất cao (chiếm tới 32%) con số đó đã chứng tỏ khi kiểm tra thực hành học sinh còn lúng túng, còn thiếu kỹ năng thực hành máy tính do quá trình tham gia các tiết học thực hành trên lớp học sinh phải ngồi ghép hoặc không có máy, về nhà nhiều gia đình cũng khó khăn nên học sinh không có máy để thực hành thêm ở nhà. c. Thực hiện đề tài: Qua khảo sát và nghiên cứu kỹ các thế mạnh của cơ sở vật chất nhà trường cũng như thế mạnh về đội ngũ giáo viên có khả năng, có kinh nghiệm, sáng tạo, nhiệt tình trong giảng dạy. Đứng trước tình hình mới tôi nhận tấy cần phải cải tiến việc tổ chức dạy và học thực hành và các công việc cấp thiết phải làm ngay là: - Biên tập, soạn tài liệu học tập cho học sinh. - Nâng cấp phòng máy tính, cài đặt phần mềm phù hợp với yêu cầu xã hội như: Windows XP, Office 2003, phần mềm diệt viruts, - Chia lớp thực hành theo ca để đảm bảo yêu cầu: 2học sinh/1máy tính, khai thác tối đa năng lực thực sự của các em. Thực hiện đề tài được tiến hành qua 2 giai đoạn: * Giai đoạn 1: + Thời gian: Từ tháng 1/2013 đến tháng 2/2013 + Đối tượng: Học sinh các lớp K6 + Tổ chức thực hiện: Trước yêu cầu cấp bách cần có tài liệu cho học sinh học tập tôi đã biên soạn cuốn "Bài tập thực hành" với hệ thống bài tập 30 tiết được sắp xếp từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, bám sát phân phối chương trình môn học do Bộ quy định, sau đó đưa cho lớp trưởng các lớp Photocopy để làm tài liệu phục vụ thực hành cho các em. Cài đặt lại phần mềm cho toàn bộ các máy, các phần mềm mới được Update là Windows XP SP2, bộ Office 2003 để phù hợp với xu thế phát triển và yêu cầu của xã hội. Cài đặt phần mềm Deep Freeze khoá cứng ổ đĩa máy tính để phòng chống Virus gây ra lỗi phần mềm, khắc phục triệt để các lỗi do người sử dụng gây ra. Tổ chức chia 2 ca thực hành: - Ca 1 (thực hành 1/2 số giờ quy định) - Ca 2 (thực hành 1/2 số giờ quy định) + Kết quả nghiệm thu giai đoạn 1: Máy tính đủ cho học sinh thực hành 2 học sinh/1 máy tính. Năm học 2012-2013 4 Sáng kiến kinh nghiệm Tình hình lớp ổn định, trật tự. Trong giờ thực hành không có hiện tượng nhốn nháo, máy hỏng, cảnh tượng giáo viên phải liên tục vận hành máy chiếu, nhiều em mắt kém ngồi cuối lớp không nhìn thấy gì đã không còn tái diễn. Giáo viên có điều kiện tiếp xúc, hướng dẫn từng em học sinh đặc biệt là các em yếu kỹ năng thực hành. Chất lượng giờ dạy, giờ học thực hành vì thế mà được nâng lên rõ rệt. Kết quả nghiệm thu được thể hiện rõ sau khoá học của lớp 6A Sĩ số lớp: 35 học sinh Số tiết: 70 Bảng 2: Kết quả nghiệm thu giai đoạn 1 KQ kiểm tra Loại Kết quả kiểm tra lý thuyết (Tỉ lệ %) Kết quả kiểm tra thực hành (Tỉ lệ %) Giỏi 15% 15% Khá 22% 17% TB Khá 31% 20% Trung bình 29% 43% Yếu, kém 3% 5% Cộng: 100% 100% Với kết quả thu được ở giai đoạn này cho thấy bước đầu thực hiện đề tài đã cho kết quả bất ngờ, và khả năng thành công là rất cao mang lại cho người học hứng thú, lôi cuốn trong giờ thực hành, từ đó mang lại kết quả tốt, tỉ lệ yếu kém giảm rõ rệt, giáo viên trực tiếp giảng dạy không phải vất vả trong khâu lo bài tập thực hành ở mỗi giờ lên lớp cho học sinh như trước, tiết kiệm được số giờ sử dụng máy chiếu, nâng cao được khả năng sử dụng, kỹ năng thực hiện các thao tác trên máy tính cho học sinh. * Giai đoạn 2: + Thời gian: Từ tháng 2/2013 đến tháng 3/2013 + Đối tượng: Học sinh các lớp K7 + Tổ chức thực hiện: Nối tiếp các ưu điểm ở giai đoạn 1, giai đoạn 2 cần phải thực hiện các công việc sau: - Biên soạn đề cương "Bài giảng tin học" phù hợp với chương trình đây là tài liệu chính để giáo viên và học sinh nghiên cứu, học tập. - Kết nối mạng nội bộ, mạng Internet cho phòng thực hành máy tính, Năm học 2012-2013 5 Sáng kiến kinh nghiệm - Chia 2 ca thực hành, tăng thời lượng thực hành cho học sinh lên 1,5 lần so với thời gian quy định. + Kết quả nghiệm thu giai đoạn 2 Đáp ứng được yêu cầu của người học 2 học sinh /1 máy thực hành. Tăng thời lượng thực hành từ 30 tiết lên 45 tiết trong tổng số 70 tiết. Tình hình lớp học thực hành rất ổn định, học sinh đi học đều đặn và yêu thích môn học. Kết quả cuối năm là các em có kỹ năng thực hành máy tốt hơn các em học sinh khoá trước. Kết quả nghiệm thu được thể hiện rõ sau khoá học của lớp 7A Sĩ số lớp: 39 học sinh Số tiết:70 Bảng 3: Kết quả nghiệm thu giai đoạn 2 KQ kiểm tra Loại Kết quả kiểm tra lý thuyết (Tỉ lệ %) Kết quả kiểm tra thực hành (Tỉ lệ %) Giỏi 17% 20% Khá 25% 25% TB Khá 25% 18% Trung bình 33% 35% Yếu, kém 0% 2% Cộng: 100% 100% Với kết quả thu được ở giai đoạn 2 cho thấy tỉ lệ khá giỏi ngày càng tăng lên, tỉ lệ yếu kém giảm đi rõ rệt từ 32% khi chưa thực hiện đề tài xuống còn 5% ở giai đoạn 1 và còn 2% ở giai đoạn 2. Kỹ năng thao tác trên máy tính của một số em học sinh rất tốt khiến giáo viên trực tiếp giảng dạy cũng phải bất ngờ và qua đó tôi đã đúc rút được bài học quý giá cho bản thân. 3. Kết quả thực hiện đề tài có so sánh đối chứng Sau 2 năm nghiên cứu, thực hiện đề tài và nghiệm thu tôi đã thu được những kết quả sau: a. Những kết quả đạt được: - Học sinh thực hành tốt hơn, nhiều thời gian hơn, có hệ thống bài tập thực hành phù hợp. - Phát huy được tính chủ động sáng tạo của học sinh trong giờ thực hành (1học sinh /1 máy tính) Năm học 2012-2013 6 Sáng kiến kinh nghiệm - Lớp học thực hành ổn định, trật tự và nghiêm túc. - Máy tính chạy tốt, có hệ thống bảo vệ phòng chống virus và lỗi phần mềm thông thường. - Chia ca nhỏ thực hành, học sinh được hướng dẫn tận tình, tỉ mỉ, giáo viên đỡ phải vất vả khi phải quản lý một lớp học vừa đông, mất trật tự như trước đây. b. Những tồn tại khi thực hiện đề tài: - Việc biên soạn cuốn "Bài giảng tin học" còn chậm, in ấn không kịp phục vụ học sinh. - Việc khai thác mạng phục vụ môn học của học sinh chưa được trang bị nhiều vì thời lượng chương trình không cho phép. - Hệ thống các máy tính của phòng thực hành chưa đồng bộ dẫn đến việc học sinh chọn máy tốt để thực hành, các em khác ngồi máy tính cấu hình thấp hơn cũng gặp đôi chút khó khăn khi chờ đợi máy khởi động và nhập dữ liệu. - Một số học sinh còn lơ là khi đi thực hành, còn mở các trò chơi điện tử trong khi giáo viên hướng dẫn các bạn khác trong ca. - Cần hướng dẫn, bám sát các học sinh yếu kém kỹ năng thực hành để tỉ lệ yếu kém khi kiểm tra thực hành cuối năm học xuống còn 0%. - Một số học sinh gia đình có điều kiện có máy thực hành ở nhà. Nên khi đến lớp rất lơ lài và quấy rối các bạn khác. c. So sánh đối chứng: Dựa vào kết quả khảo sát trước khi thực hiện đề tài và kết quả nghiệm thu giai đoạn 1 và giai đoạn 2 tôi lập bảng đối chứng so sánh sau: Bảng 4: Bảng so sánh đối chứng trước và sau khi thực hiện đề tài KQ kiểm tra Loại (tỉ lệ) Kết quả kiểm tra thực hành trước khi thực hiện đề tài Kết quả kiểm tra thực hành sau khi thực hiện đề tài Lớp 6A 7A Sĩ số 30 học sinh 39 học sinh Giỏi 7% 20% Khá 9% 25% TB Khá 12% 18% Trung bình 40% 35% Năm học 2012-2013 7 Sáng kiến kinh nghiệm Yếu, kém 32% 2% Cộng: 100% 100% So sánh kết quả kiểm tra trước và sau khi thực hiện đề tài tôi thấy: Trước khi thực hiện đề tài: Tỉ lệ học sinh đạt kết quả khá giỏi còn thấp mà đặc biệt là tỉ lệ học sinh yếu kém lại rất cao tới 32% điều này thể hiện rất rõ ở việc tổ chức dạy và học thực hành. Học sinh nào làm được bài tập, học sinh nào không làm được giáo viên rất khó nắm bắt được vì 2 em học sinh ngồi chung 1 máy tính, số lượng học sinh trên một lớp nghề ngày càng tăng dẫn đến số lượng học sinh thực hành trong một ca là càng lớn, việc chủ động làm bài của các em bị giới hạn cộng với việc chưa có tài liệu học tập và với lớp học đông giáo viên hướng dẫn cũng không thể trả lời, kèm cặp được từng em đặc biệt là các em yếu kém kỹ năng thực hành. Sau khi thực hiện đề tài: Tỉ lệ học sinh đạt kết quả khá giỏi tăng lên rõ rệt, đặc biệt là tỉ lệ học sinh yếu kém kỹ năng thực hành máy là rất thấp và không đáng kể, chỉ còn 2%, điều này hoàn toàn phù hợp với định hướng của nhà trường và yêu cầu chung cho học sinh học nghề. Ngoài ra khi chia ca thực hành giáo viên dễ dàng quản lý tốt lớp học, bám sát được học sinh, việc sử dụng hệ thống bài tập có chủ điểm, bám sát chương trình lý thuyết và sự vận dụng sáng tạo của các em học sinh đã mang lại thành công cho các tiết dạy và học thực hành. * Một số biện pháp để dạy tin học có hiệu quả hơn trong bậc THCS 1. Giáo viên có kế hoạch bài dạy, xây dựng ý tưởng, thiết kế bài dạy phù hợp: - Ngay từ bài học đầu tiên trong chương trình học Tin học, giáo viên phải xác định rõ cho học sinh nhận biết các bộ phận của máy tính và tác dụng của các bộ phận đó bằng cách cho học sinh quan sát ngay trong giờ giảng lý thuyết. Ví dụ: Bài làm quen với máy tính. Khi giáo viên giới thiệu bộ phận con chuột, giáo viên phải mô tả con chuột, có mấy loại con chuột, trên thân con chuột có những phím nào, chức năng của các phím đó, tay đặt lên con chuột đó như thế nào. - Học sinh quan sát con chuột, quan sát thao tác của cô giáo khi sử dụng chuột trong quá trình học tập. Giáo viên biết kết hợp giữa giờ lý thuyết và thực hành sao cho phù hợp, không nên xem nhẹ giờ dạy lý thuyết thì mới thực hành tốt được cũng như khi học sinh thực hành tốt thì sẽ hiểu sâu hơn về lý thuyết. Ví dụ: Khi học bài các thao tác với tệp tin văn bản. Giáo viên dạy phần lưu văn bản, mở văn bản. Khi học lý thuyết học sinh mới chỉ hiểu là lưu văn bản vào Năm học 2012-2013 8 Sáng kiến kinh nghiệm trong máy là để văn bản đó không bị mất đi, có thể mở ra được. Nhưng đến khi thực hành học sinh mới thực sự hiểu rằng khi lưu văn bản đó luôn luôn được lưu trữ và tồn tại trong máy, có thể mở ra bất cứ lúc nào để chỉnh, xem và chỉnh sửa. - Giáo viên nên tận dụng những phương tiện sẵn có của môn tin học áp dụng vào trong giảng dạy lý thuyết để học sinh dễ quan sát và nhận biết, giúp cho buổi học thực hành của hiệu quả hơn. Qua đợt khảo sát đầu năm học học với học sinh khối 6 (lớp 6A và lớp 6B) dạy bài các thao tác với tệp tin văn bản. Lớp 6A dạy có sử dụng đồ dùng trực quan bằng mát tính, thao tác trên máy tính. Còn lớp 6B dạy sử dụng đồ dùng trực quan bằng hộp thoại miêu tả hình ảnh trong máy tính Khi dạy thực hành, giáo viên giao bài tập cho học sinh một cách cụ thể, rõ ràng và kết hợp cả những kiến thức của bài học trước, hướng dẫn theo từng nhóm trước khi học sinh làm để học sinh quan sát và làm bài tập. Ví dụ: Dạy bài vẽ bảng biểu, giáo viên giao bài tập thực hành, sau đó hướng dẫn (theo nhóm) trực tiếp trên máy cho học sinh dễ quan sát thao tác của GV và lời nói của GV. trong khi thực hành, nếu em học sinh nào chưa thực hành được, giáo viên lại hướng dẫn cho em đó hoặc bắt tay em đó và hướng dẫn các thao tác. 2. Hệ thống các bài tập thực hành, các bài tập phù hợp với nội dung của bài giảng, liên hệ với một số môn học khác trong chương trình học của các em. Các bài tập không quá dài, nâng dần từ mức đơn giản đến phức tạp, ngoài ra giáo viên cũng phải kết hợp những bài đã học trước để học sinh ôn lại và vận dụng vẽ một cách có hệ thống. 3. Trong giờ thực hành giáo viên nên tạo sự tranh đua giữa các nhóm bằng cách phân công các nhóm làm bài thực hành, sau đó các nhóm nhận xét, chấm điểm (dưới sự chỉ dẫn của giáo viên) của nhau để tạo được sự hào hứng học tập và sáng tạo trong quá trình thực hành. 4. Tận dụng những nguồn tài nguyên sẵn có của máy vi tính, hoặc truy cập mạng để tìm kiếm thông tin, tìm kiếm tài nguyên trên Internet phục vụ cho quá trình dạy và học. 5. Sưu tầm một số trò chơi có ích để rèn luyện về cách sử dụng chuột (cờ caro), luyện ngón khi sử dụng bàn phím (Mario Typing), phần mềm luyện tư duy, tính toán, nhanh nhạy, giải trí (Solitare, minesweeper) 6. Giáo viên có kế hoạch bồi dưỡng để nâng cao kiến thức bản thân đáp ứng được những yêu cầu đổi mới, cập nhật thông tin một cách đầy đủ, chính xác. Muốn có giờ dạy đạt hiệu quả cao, bản thân mỗi giáo viên dạy Tin học nhận thức được cần phải có kế hoạch bồi dưỡng Tin học cho bản thân bằng cách tự tìm Năm học 2012-2013 9 Sáng kiến kinh nghiệm tòi, tham khảo các tài liệu có liên quan và có thể hỏi các đồng nghiệp của trường bạn. Bên cạnh tìm hiểu kiến thức về Tin học, giáo viên cũng phải tìm hiểu các kiến thức khác như văn hoá, kinh tế, chính trị, xã hội để tự nâng cao nhận thức của bản thân. Năm học 2012-2013 10 [...]... hành và nội quy phòng chống cháy nổ - Giữ gìn trang thiết bị, cơ sở vật chất, nghiêm khắc xử lý các hiện tượng phá hoại, lấy cắp linh kiện, thiết bị phòng học và tài sản khác của nhà trường Năm học 2012 -2013 11 Sáng kiến kinh nghiệm 3 Bài học: - Tìm tòi sáng tạo cách dạy, cách học tạo sự hứng thú tiếp thu bài - Yêu nghề, mến trẻ, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ… - Thăm lớp dự giờ, hội thảo phương pháp... được đi vào thực tiễn phục vụ sự phát triển của môn học và sự nghiệp đào tạo của nhà trường Cảm ơn sự góp ý của các đồng nghiệp để tôi hoàn thành xong đề tài này Tôi xin chân thành cảm ơn./ Năm học 2012 -2013 12 . đổi mới, cập nhật thông tin một cách đầy đủ, chính xác. Muốn có giờ dạy đạt hiệu quả cao, bản thân mỗi giáo viên dạy Tin học nhận thức được cần phải có kế hoạch bồi dưỡng Tin học cho bản thân. chức dạy và học thực hành môn tin học". 1. Mục đích nghiên cứu Khi tham gia giảng dạy tôi nhận thấy cần phải cải tiến việc tổ chức dạy và học thực hành môn tin học nhằm đáp ứng yêu cầu ngày. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu a. Nhiệm vụ: Năm học 2012 -2013 1 Sáng kiến kinh nghiệm Cải tiến việc tổ chức dạy và học thực hành môn tin học sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh, phân

Ngày đăng: 22/01/2015, 16:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan