I. Tên đề tài: BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG THIẾU ĐỒ DÙNG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ LỚP 7 II. Đặt vấn đề Đồ dùng dạy học (ĐDDH) là phương tiện không thể thiếu trong dạy học lịch sử, nó giúp cho ta có thể tái tạo lại được một phần của quá khứ. Có ĐDDH, giáo viên sẽ có sự hưng phấn hơn trong giảng dạy và thu hút sự chú ý của người học hơn, tiết học sẽ trở nên sinh động và hấp dẫn, hiệu quả giờ dạy vì thế cũng được nâng lên. Những năm gần đây, do yêu của việc đổi mới nội dung chương trình- sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học nên các cấp lãnh đạo ngành đã tổ chức nhiều đợt tập huấn về phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trên cơ sở nâng cao tính chủ động, sáng tạo và phát huy khả năng tư duy trong quá trình dạy hoc nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học ở các môn học nói chung và và về môn lịch sử nói riêng. Qua đó giáo dục cho học sinh lòng yêu quê hương đất nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, yêu khoa học, quý trọng gìn giữ và phát huy truyền thống quý báu của dân tộc, từ đó các em gắng sức học tập để xứng đáng với cha ông. Dạy học tích cực là thày tổ chức hướng dẫn, trò chủ động khám phá chiếm lĩnh kiến thức; tăng cường rèn luyện kỹ năng tư duy, kỹ năng thực hành mà đồ dùng là một trong những phương tiện cần thiết để thực hiện các yêu cầu nói trên. Hiện nay nước ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, do vậy đòi hỏi cần có những con người năng động, sáng tạo. Dạy học tích cực nhằm đào tạo lớp người phù hợp với thời đại, vì thế giáo dục được đầu tư nhiều hơn - “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Kinh phí mà nhà nước ta đầu tư cho giáo dục rất lớn, trong đó việc đầu tư trang thiết bị dạy học được chú trọng. So với những năm trước đây thì đồ dùng dạy học ở bộ môn lịch sử hiện nay rất phong phú, đa dạng như lược đồ, tranh ảnh, băng hình, hiện vật v.v… tuy nhiều nhưng trong thực tế giảng dạy thì đồ dùng dạy học vẫn chưa đồng bộ và chưa đủ, cụ thể là các lược đồ ( môn Lịch sử lớp 7). Nhiều bài dạy ở sách giáo khoa có nhưng trong bộ thiết bị không có nên gây nhiều khó khăn, làm cho cả thầy và trò trở nên lúng túng. Thiếu ĐDDH, tiết học trở nên khô cứng, bài giảng có phần bị gượng ép, đôi khi còn là một tiết học vô cảm, thầy không hứng thú dạy, trò không thấy hấp dẫn, thầy cứ nói còn trò thì lơ đễnh không tập trung, lớp học buồn tẻ, uể oải, thầy không tái tạo được hình ảnh của vấn đề lịch sử trong nội dung bài học đang đề cập, không để lại ấn tượng cho người học, và kết quả học tập của học sinh sẽ đạt thấp. Từ trước đến nay khi giảng dạy những bài cần sử dụng ĐDDH nhưng thiếu (chủ yếu là các lược đồ), các đồng nghiệp thường có nhiều cách khắc phục như: 1 - Những người có năng khiếu tốt khi lên lớp thì sẽ vẽ lên bảng để dạy - Giáo viên ít năng khiếu vẽ thì chuẩn bị trước như vẽ vào bảng phụ. - Một số giáo viên khác thì dùng lược đồ trong sách giáo khoa để dạy. - Đối với cách khắc phục thứ nhất có ưu điểm là thu hút học sinh, gây sự tin tưởng của học sinh vào khả năng của thầy, tuy nhiên cách này làm mất thời gian trên lớp-trong 45phút của tiết dạy mà lại dành một khoảng thời gian để vẽ lược đồ thì không còn thời gian để triển khai nội dung kiến thức và rèn kỹ năng cho học sinh, mặt khác không phải thầy cô nào cũng có khả năng này. - Cách vẽ sẵn lược đồ vào bảng phụ (đây là cách các đồng nghiệp thường dùng), so với việc lên lớp mới vẽ thì đây là cách được chuẩn bị kỹ hơn không làm mất thời gian trên lớp để thầy khai thác kiến thức và rèn các kỹ năng học tập cho học sinh. Dùng cách này có thể dạy được nhiều lần trên một khối lớp đồng thời nhiều giáo viên có thể cùng sử dụng (nếu trường có nhiều lớp cùng khối). Tuy nhiên hiệu quả kinh tế lại không cao vì mỗi năm phải vẽ một lần (nếu gặp thời điểm bận rộn sẽ chuẩn bị không kịp) mặt khác vẽ vào bảng phụ bằng phấn thì sẽ dễ bị mờ khi đến lượt dạy ở các lớp sau. - Cách giáo viên dùng lược đồ ở sách giáo khoa: khi giáo viên cho học sinh khai thác lược đồ trên sách giáo khoa sẽ có tồn tại là giáo viên không thể quán xuyến được tất cả học sinh, nếu cho học sinh theo dõi trên sách do giáo viên cầm để trình bày thì không thể nhìn thấy gì vì khoảng cách xa mà lược đồ lại quá nhỏ. Như vậy cả 3 cách nêu trên đều có thể áp dụng nhưng những mặt hạn chế là rất lớn như không đảm bảo tính khoa học, tính chính xác, tính sư phạm và cả tính kinh tế nữa. Đó là lý do tôi trăn trở qua nhiều năm, và năm 20008-2009 này tôi quyết định chọn đề tài BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG THIẾU ĐỒ DÙNG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ LỚP 7 (Trong đề tài này tôi chỉ thực hiện ở phạm vi làm LƯỢC ĐỒ)để nghiên cứu. Đề tài này tôi triển khai áp dụng giảng dạy đối với khối lớp 7 ở trường trung học cơ sở Chu Văn An, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam. III. Cơ sở lý luận: 1. Cơ sở khoa học: Có thể nói đồ dùng dạy học là một phần cơ bản của nội dung bài giảng của người giáo viên khi giảng dạy trên lớp. Sử dụng đồ dùng dạy học trong dạy học là một trong những biện pháp để thực hiện yêu cầu đổi mới phương dạy học. Sử dụng đồ dùng dạy học để bồi dưỡng khả năng tư duy, rèn kĩ năng thực hành cho học sinh là mục tiêu giáo dục đào tạo. Trong thực tế, khi giảng dạy có đồ dùng dạy học thì người giáo viên sẽ tự tin và chủ động hơn, học sinh dễ tiếp thu bài học hơn, do đó yêu cầu sử dụng đồ dùng dạy học là một yêu cầu cấp thiết trong dạy học hiện nay và sau này. 2. Cơ sở pháp lý: 2 Những năm gần đây do yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học, lãnh đạo ngành Giáo dục-Đào tạo các cấp đã có nhiều công văn chỉ đạo về việc làm và sử dụng đồ dùng dạy học trong giảng dạy, trong đó có công văn số 709/SGDĐT ngày 22 tháng 9 năm 19998 của Sở Giáo dục-Đào tạo Quảng Nam quy định về nề nếp chuyên môn trong trường trung học phổ thông, trung học cơ sở; công văn số 106/ TTr ngày 31 tháng 3 năm 2004 của Thanh tra Bộ Giáo dục-Đào tạo hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra toàn diện trường phổ thông và thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên phổ thông đã quy định về việc sử dụng đồ dùng dạy học trong dạy học. Công văn ghi rõ “nếu không có lược đồ in thì giáo viên tự làm để phục vụ giảng dạy”, điều này càng chứng tỏ việc sử dụng đồ dùng dạy học trên lớp là một việc hết sức cần thiết nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy. Như vậy “ Khắc phục tình trạng thiếu ĐDDH” là một trong những biện pháp để thực hiện yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học; là chủ trương của ngành Giáo dục-Đào tạo hiện nay. IV. Cơ sở thực tiễn Trong chương trình môn lịch sử lớp 7 có rất nhiều bài cần sử dụng ĐDDH như bản đồ, lược đồ… nhưng hiện tại thiết bị dạy học lại không đáp ứng đủ, trong những lần sinh hoạt chuyên môn cụm, tôi cũng như các đồng nghiệp đã kiến nghị với bộ phận chuyên môn ngành cho ý kiến chỉ đạo giải quyết vấn đề trên, nhưng cho đến nay vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu giảng dạy.Thực tế có bài dư thừa nhiều lược đồ nhưng còn nhiều bài lại thiếu (ở đây tôi chỉ nói đến phần lớp 7). Cụ thể một số bản đồ, lược đồ còn thiếu cần có giải pháp khắc phục đó là: Lược đồ những cuộc phát kiến địa lý, lược đồ Đông Nam Á thế kỷ XIII, XIV, lược đồ 12 sứ quân, lược đồ cuộc khởi nghĩa nông dân nửa cuối thế kỷ XIV, lược đồ hành chính nước Đại Việt thời Lê sơ, lược đồ phong trào nông dân khởi nghĩa thế kỷ XVI, lược đồ nơi diễn ra khởi nghĩa nông dân ở Đàng ngoài, lược đồ các đơn vị hành chính Việt Nam thời Nguyễn, lược đồ những nơi bùng nổ cuộc nổi dậy của nhân dân chống vương triều Nguyễn… Các lược đồ nêu trên không có sẵn nên khi dạy giáo viên thường dùng như 3 cách đã nói ở trên để khắc phục. Tuy có những ưu điểm nhưng không tránh khỏi khó khăn vướng mắc và kết quả tiết dạy chưa đạt yêu cầu mục tiêu đề ra, cụ thể là: - Các lược đồ chưa có sự đầu tư cao nên không đảm bảo độ chính xác, tính khoa học, tính sư phạm. - Vẽ tạm lên bảng hoặc vào bảng phụ thiếu tính thẩm mỹ, không gây được sự ham thích, hấp dẫn học sinh - Không rèn được kỹ năng tư duy tổng quát và không luyện tập cho học sinh kỹ năng phân tích, tổng hợp vấn đề qua lược đồ. - Không có tính kinh tế vì mỗi lần dùng lại phải vẽ. Thực trạng trên nếu không được khắc phục kịp thời sẽ có tác hại đối với việc dạy học lịch sử. Do không có ĐDDH sẽ dẫn đến việc giáo viên “dạy 3 chay”, học sinh nhàm chán không tập trung học tập, gây ồn ào nên không thực hiện được yêu cầu phát huy tính tích cực của học sinh trong việc khai thác kiến thức và rèn kỹ năng thực hành, dẫn đến kết quả giờ dạy đạt thấp, chất lượng học tập của học sinh giảm sút, uy tín của giáo viên cũng sẽ bị ảnh hưởng. V. Nội dung nghiên cứu Do thấy rõ thực trạng trên khiến cho tôi nhiều lần và nhiều năm trăn trở để tìm ra biện pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả cho mỗi tiết dạy và chất lượng học tập của học sinh. Do đó tôi quyết định đưa đề tài “ Biện pháp khắc phục tình trạng thiếu đồ dùng dạy học môn Lịch sử lớp 7” vào thử nghiệm trong công tác giảng dạy của bản thân. Quá trình thử nghiệm được thực hiện qua 2 năm ( Năm học 2006-2007 và năm học 2007-2008). Vào đầu năm học 2006- 2007 sau khi nghiên cứu chương trình dạy học cả năm đối với lớp 7, tôi lên danh sách đồ dùng cần cho những tiết học và đem đối chiếu với thực tế trên danh mục thiết bị của nhà trường để nắm cụ thể đồ dùng dạy học nào còn thiếu để có biện pháp khắc phục. Ví dụ theo thống kê sau: * Các bước tiến hành thực hiện kế hoạch làm ĐDDH (các lược đồ): Bước 1: Lập bảng thống kê về số ĐDDH (lược đồ) của môn học (số đã có, số chưa có) Bước 2: Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện làm các ĐDDH còn thiếu. Bước 3: Phát hiện đối tượng học sinh “cốt cán” thực hiện đề tài. TT Tên bài Tiết Tuần Tên đồ dùng Có-Chưa 1 Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành Chủ nghĩa tư bản Châu Âu 2 1 Những cuộc phát kiến địa lý Chưa 2 Các quốc gia phong kiễn Đông nam Á 7 4 Lược đồ Đông nam Á thế kỷ XIII-XIV Chưa 3 …………………. … … ……………………… …… 4 …………………. … … ……………………… …… 5 …………………. … … ……………………… …… 6 Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước 14 7 Lược đồ trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt Có 7 ………………… … …… ………………………. …………. 4 Cụ thể là ngay từ đầu năm học (tháng 9/2006) tôi tổ chức cho học sinh vẽ một lược đồ vào vở bài tập, từ đó phát hiện những học sinh có năng khiếu để đưa vào bồi dưỡng các kỹ năng vẽ lược đồ cho các em. Bước 4: Tham khảo với giáo viên dạy Mỹ thuật, giáo viên địa lý (cụ thể là đồng chí Lân và đồng chí Nhật) để nắm kỹ thêm về quy trình và các bước vẽ lược đồ Bước 5: Tập trung học sinh có năng khiếu đã chọn lọc để bồi dưỡng và rèn kỹ năng cho các em. Đồng thời với việc bồi dưỡng cho học sinh có năng khiếu tôi vẫn cho học sinh khác vẽ vào vở bài tập để trong quá trình đó giúp các em nắm được những nội dung cơ bản của lược đồ (địa danh, ký hiệu trên lược đồ…) tạo tiền đề cho việc khai thác kiến thức trong tiết học. Bước 6: Tạo nguồn kinh phí mua vật liệu làm ĐDDH, ngoài việc đề nghị sự hỗ trợ của nhà trường, tôi vận động học sinh nhịn quà vặt từ 500đ đến 1000đ trong mỗi tuần để đóng góp vào việc mua các vật liệu. Bước 7: Tổ chức vẽ các lược đồ-Căn cứ số lượng các lược đồ cần làm, tôi phân đều cho các nhóm thực hiện vẽ vào giấy (mỗi đồ dùng được vẽ thành 3- 4 bản để sau này dễ lựa chọn). Bước 8: Thẩm định, lựa chọn-Đầu tháng 10 năm 2006 sau khi các đồ dùng đã được các nhóm học sinh hoàn tất, tôi tập hợp lại và liên hệ các đồng chí trong nhóm bộ môn, các đồng chí đã được tôi tham khảo để cùng thẩm định lựa chọn bản đảm bảo được các yêu cầu thì đưa vào kế hoạch sử dụng. Bước 9: Hoàn tất sản phẩm- Sau khi chọn được những lược đồ đạt yêu cầu, tôi trình Hội đồng khoa học trường xin ý kiến và khi được lãnh đạo cho phép đưa vào sử dụng, tôi cho đóng nẹp, sắp xếp theo thứ tự thời gian…và đưa vào sử dụng. Như vậy cùng với sụ hỗ trợ của đồng nghiệp tôi đã hướng dẫn học sinh hoàn thành tập đồ dùng dạy học ở lớp 7, cụ thể là 9 lược đồ như đã nêu ở phần trên và đã được đưa vào sử dụng từ tháng 11 năm 2006. So với việc giáo viên vẽ lên bảng và bảng phụ thì đồ dùng dạy học này đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm, sử dụng được nhiều năm, đường nét không bị mờ như vẽ bằng phấn vào bảng phụ, học sinh dễ quan sát; tính thẫm mỹ tốt hơn (do dùng nhiều màu mực làm nổi các vị trí quan trọng), hấp dẫn lôi cuốn học sinh học tập, lại ít tốn kém. VI. Kết quả nghiên cứu Sau khi thực hiện đề tài, kể từ tháng 11 năm 2006 tôi có một tập đồ dùng dạy học ở lớp 7 để phục vụ giảng dạy tại đơn vị, khắc phục được tình trạng thiếu đồ dùng dạy học ở những tiết mà thiết bị chưa cung cấp kịp thời. So với khi chưa thực hiện đề tài này thì giờ đây tôi không còn bị động về việc chuẩn bị đồ dùng dạy học mỗi khi lên lớp, tôi cũng tự tin hơn và học sinh cũng phấn chấn tích cực học tập, hăng hái lên bảng trình bày diễn biến các sự kiện làm lớp học sôi nổi, sinh động, sự kết hợp giữa thầy và trò nhịp nhàng, nhiều em yêu thích học tập bộ môn, kỹ năng trình bày lược đồ của học sinh được thành thạo hơn, học sinh thích vẽ lược đồ vào vở bài tập, nắm được nội dung học tập cần khai thác nên khi giảng dạy tiết học trở nên nhẹ nhàng, chủ động, linh 5 hoạt không còn bị động lúng túng như trước, nhờ đó chất lượng dạy học cũng được nâng cao. Cụ thể được thống kê như sau: Năm học TSHS Giỏi Khá TB trở lên SL TL SL TL SL TL 2004-2005 234 35 15.0 83 35.5 199 85.0 2005-2006 233 36 15.5 82 35.2 197 84.5 2006-2007 236 40 16.9 90 38.1 230 97.9 2007-2008 235 43 18.3 91 38.7 231 98.2 Qua kết quả trên ta thấy chất lượng học sinh có chuyển biến rõ rệt. Nhờ có đồ dùng dạy học đầy đủ và vận dụng đổi mới phương pháp dạy học phù hợp cùng với việc áp dụng kinh nghiệm mới trong giảng dạy sau khi kinh qua các lớp tập huấn nên chất lượng học tập môn lịch sử của học sinh được nâng lên đáng kể, có tính ổn định. Trong các lần sinh hoạt nhóm bộ môn ở trường, tôi đưa ra ý kiến áp dụng cho các khối lớp còn lại và được nhóm thống nhất cao. Bộ phận chuyên môn trường đánh giá cách khắc phục này không những áp dụng cho bộ môn lịch sử mà có thể áp dụng cho các bộ môn khác như địa lý, sinh vật… *Ưu điểm của phương pháp: - Giáo viên chủ động trong việc thực hiện tiết dạy. - Tiết học hấp dẫn, không bị khô cứng, phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập. - Có phương tiện để rèn kĩ năng trình bày cho học sinh. Kiến thức, kỹ năng cần đạt được đa số học sinh nắm vững ngay tại lớp. - Sử dụng sự đóng góp của học sinh đúng mục đích học tập. - Chỉ cần đầu tư một lần có thể sử dụng được nhiều năm. VII. Kết luận Để khắc phục tình trạng thiếu đồ dùng dạy học cần phải tiến hành các bước như sau: Một là: lên kế hoạch sử dụng đồ dùng cho cả năm để biết đò dùng nào còn thiếu. Hai là: sắp xếp thời gian hợp lý để tổ chức cho học sinh thực hành đại trà vào đầu năm học nhằm phát hiện học sinh có năng khiếu. Ba là: phối kết hợp với giáo viên địa lý, giáo viên mỹ thuật, giáo viên có năng khiếu vẽ để lựa chọn học sinh có khả năng đảm nhiệm công việc. Bốn là: có kế hoạch bồi dưỡng cho học sinh có năng khiếu ngay từ đầu năm học và nhắc nhở các em tự rèn luyện kỹ năng thực hành vẽ. Năm là: vận động học sinh tiết kiệm để dành tiền mua vật liệu làm đồ dùng dạy học phục vụ học tập. Sáu là: có kế hoạch triển khai cho học sinh thực hiện sớm để có đồ dùng dạy học kịp thời ngay từ đầu năm học. 6 Qua nghiên cứu và thực hiện đề tài này, năm học 2007-2008 tôi đã có sẵn tập lược đồ để phục vụ dạy học, giúp tôi trở nên an tâm, tự tin trong khi lên lớp, không bị lúng túng trước học sinh. bản thân tôi đã thực hiện đúng theo yêu cầu của công văn 106/TTr về nghiệp vụ thanh tra toàn diện trường phổ thông và thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên phổ thông, công văn 709/GDĐT qui định về nề nếp chuyên môn trong trường trung học phổ thông, trung học cơ sở. - Việc thực hiện đề tài này tại đơn vị có những thuận lợi và khó khăn như sau: Thuận lợi: + Tại khối lớp tôi trực tiếp giảng dạy có nhiều học sinh có năng khiếu, vẽ đẹp, khi hướng dẫn các em tiếp thu nhanh. + Các em đã được học mỹ thuật nên đã được rèn luyện kĩ năng vẽ. + Đơn vị có nhiều đồng nghiệp có khả năng vẽ tốt là điều kiện thuận lợi để tôi tham khảo học hỏi giúp cho quá trình bồi dưỡng học sinh thuận lợi. Học sinh rất ham thích khi được giao nhiệm vụ và các em tự hào khi sản phẩm làm ra được đưa vào sử dụng. + Đa số các em sẵn sàng tiết kiệm để góp nhặt mua sắm vật liệu làm đồ dùng dạy học phục vụ học tập. + Được sự ủng hộ khuyến khích của bộ phận chuyên môn và lãnh đạo nhà trường Khó khăn: + Bản thân không có năng khiếu về môn vẽ nên khi thực hiện phải nỗ lực học hỏi đồng nghiệp. + Kinh phí mua sắm các vật liệu cần thiết còn nhiều hạn chế. VIII. Đề nghị 1. Đối với giáo viên mỹ thuật Cung cấp cho giáo viên bộ môn danh sách những học sinh có năng khiếu để giáo viên bộ môn phát huy tiềm năng đó trong giảng dạy môn học . 2. Đối với giáo viên chủ nhiệm các lớp: Có trách nhiệm nhắc nhở, khuyến khích học sinh tích cực tham gia cùng giáo viên bộ môn. 3. Đối với lãnh đạo nhà trường: - Trích kinh phí hỗ trợ dạy học để chi hỗ trợ cho giáo viên làm đồ dùng dạy học phục vụ dạy học. - Quán triệt cho học sinh nên tiết kiệm tiền để sử dụng vào mục đích học tập. - Nhân rộng biện pháp này ở các bộ môn khác. - Tuyên truyền cho cha mẹ học sinh để được sự ủng hộ của phụ huynh. IX. Phần phụ lục 7 PHỤ LỤC CÁC LƯỢC ĐỒ CẦN ĐƯỢC LÀM (MÔN LỊCH SỬ LỚP 7) TT TÊN LƯỢC ĐỒ GHI CHÚ 1 Lược đồ những cuộc phát kiến địa lý 2 Lược đồ Đông Nam Á thế k ỷ XIII-XIV 3 Lược đồ 12 ứ qu ân 4 Lược đồ cuộc khởi nghĩa nông dân nửa cuối thế kỷ XIV 5 Lược đồ hành chính nước Đại Việt thời Lê sơ 6 Lược đồ phong trào nông dân khởi nghĩa thế kỷ XVI 7 Lược đồ nơi diễn ra khởi nghĩa nông dân ở đàng ngoài 8 Lược đồ các đơn vị hành chính Việt Nam thời Nguyễn 9 Lược đồ những nơi bùng nổ cuộc nổi dậy của nhân dân chống vương triều Nguyễn 8 PHIẾU CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học 2008-2009 HỘI ĐỒNG KHOA HỌC Trường TH VÕ THỊ SÁU Đề tài: Họ và tên tác giả: Đơn vị: Điểm cụ thể Phần Nhận xét của người đánh giá, xếp loại Điểm tối đa Điểm đạt 01.Tên đề tài 02. Đặt vấn đề 1 03. Cơ sở lý luận 1 04.Cơ sở thực tiễn 2 05.Nộidung nghiên cứu 9 06. Kết quả nghiên cứu 3 07. Kết luận 08. Đề nghị 09. Phụ lục 1 1 10.Tài liệụ tham khảo 11. Mục lục 12. Phiếuđánh giá, xếp loại 1 Thể thức văn bản, chính tả 1 Tổng cộng 20 điểm Người đánh giá, xếp loại đề tài 9 MỤC LỤC 1. Tên đề tài …………………………………………………Trang 1 2. Đặt vấn đề ………………………………………………… ,, 1 3. Cơ sở lý luận ……………………………………………… ,, 2 4. Cơ sở thực tiễn …………………………………………… ,, 3 5. Nội dung nghiên cứu ……………………………………… ,, 4 6. Kết quả nghiên cứu ………………………………………. ,, 5 7. Kết luận …………………………………………………… ,, 6 8. Đề nghị …………………………………………………… ,, 7 9. Phụ lục …………………………………………………… ,, 7-8 10. Mục lục ………………………………………………… ,, 9 11. Phiếu đánh giá, xếp loại SKKN …………………………… ,, 10 10 . Trong chương trình môn lịch sử lớp 7 có rất nhiều bài cần sử dụng ĐDDH như bản đồ, lược đồ… nhưng hiện tại thiết bị dạy học lại không đáp ứng đủ, trong những lần sinh hoạt chuyên môn cụm, tôi cũng. được nhóm thống nhất cao. Bộ phận chuyên môn trường đánh giá cách khắc phục này không những áp dụng cho bộ môn lịch sử mà có thể áp dụng cho các bộ môn khác như địa lý, sinh vật… *Ưu điểm. KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG THIẾU ĐỒ DÙNG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ LỚP 7 II. Đặt vấn đề Đồ dùng dạy học (ĐDDH) là phương tiện không thể thiếu trong dạy học lịch sử, nó giúp cho ta có thể tái tạo lại được