Trong thời gian qua, các quốc gia trên thế giới phải đổi mặt với một tình hình chung, đó là các thách thức do hậu quả của quá trình phát triển kinh tế gây ra làm chúng ta phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề về môi trường như sự hủy hoại tần ozone, biến đổi khí hậu, mưa acid, chặt phá rừng, dân số quá đông, mất đa dạng sinh học, sói mòn đất, sa mạc hóa, lũ lụt, nạn đói, đánh bắt cá quá giới hạn cho phép, chất thải nguy hiểm, thiếu nước sạch, khai thác quá mức các nguồn lực và các nguồn năng lượng không có khả năng tái tạo,v.v…Đang là những vấn đề bức xúc đối với các quốc gia trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng.
ĐỀ TÀI: TĂNG TRƯỞNG XANH Ở VIỆT NAM ĐẶT VẤN ĐỀ Trong thời gian qua, các quốc gia trên thế giới phải đổi mặt với một tình hình chung, đó là các thách thức do hậu quả của quá trình phát triển kinh tế gây ra làm chúng ta phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề về môi trường như sự hủy hoại tần ozone, biến đổi khí hậu, mưa acid, chặt phá rừng, dân số quá đông, mất đa dạng sinh học, sói mòn đất, sa mạc hóa, lũ lụt, nạn đói, đánh bắt cá quá giới hạn cho phép, chất thải nguy hiểm, thiếu nước sạch, khai thác quá mức các nguồn lực và các nguồn năng lượng không có khả năng tái tạo,v.v…Đang là những vấn đề bức xúc đối với các quốc gia trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Hội nghị lần thứ 3 khóa XI của Đảng đã nhấn mạnh nhiệm vụ đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc nền kinh tế nhằm thực hiện định hướng phát triển bền vững của đất nước. Đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế được khẳng định là định hướng tổng quát của chiến lược phát triển kinh tế xã hội thời kỳ 2011-2020. Mục tiêu của việc đổi mới mô hình tăng trưởng là nhằm phát triển theo chiều sâu, tiết kiệm tài nguyên gắn với việc đảm bảo nâng cao công bằng và tiến bộ xã hội, bảo vệ môi trường, phát huy lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong hội nhập quốc tế. Để thực hiện mục tiêu này thì chiến lược tăng trưởng xanh có ý nhĩa hết sức quan trọng. PHẦN 1: KHÁI QUÁT TĂNG TRƯỞNG XANH 1. Khái niệm tăng trưởng xanh Tăng trưởng xanh là một thuật ngữ để mô tả con đường tăng trưởng kinh tế sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững. Nó được sử dụng trên toàn cầu để cung cấp khái niệm thay thế cho tiêu chuẩn tăng trưởng kinh tế. Theo tổ chức Sáng kiến tăng trưởng xanh của Liên Hợp Quốc: Tăng trưởng xanh hay xây dựng nền kinh tế xanh là quá trình tái cơ cấu lại hoạt động kinh tế và cơ sở hạ tầng để thu được kết quả tốt hơn từ các khoản đầu tư cho tài nguyên, nhân lực và tài chính, đồng thời giảm phát thải khí nhà kính, khai thác và sử dụng ít tài nguyên thiên nhiên hơn, tạo ra ít chất thải hơn và giảm sự mất công bằng trong xã hội. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD): Tăng trưởng xanh là thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế đồng thời đảm bảo rằng các nguồn tài sản tự nhiên tiếp tục cung cấp các tài nguyên và dịch vụ môi trường thiết yếu cho cuộc sống của chúng ta. Để thực hiện điều này, tăng trưởng xanh phải là nhân tố xúc tác trong việc đầu tư và đổi mới, là cơ sở cho sự tăng trưởng bền vững và tăng cường tạo ra các cơ hội kinh tế mới. Định nghĩa tăng trưởng xanh của Việt Nam: Tăng trưởng xanh ở Việt Nam là sự tăng trưởng dựa trên quá trình thay đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế nhằm tận dụng lợi thế so sánh, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế thông qua việc nghiên cứu và áp dụng công nghệ tiên tiến, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại để sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần xóa đói giảm nghèo và tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững. Từ những khái niệm trên ta có thể hiểu tăng trưởng xanh đơn giản là tăng trưởng kinh tế có tính đến thiệt hại về môi trường. Tăng trưởng xanh là công cụ cần thiết đề hướng tới kinh tế xanh. 2. Các chỉ tiêu đo lường tăng trưởng xanh Chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEF) đã phối hợp với các đối tác như Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OEC) và Ngân hàng Thế giới (WB) để phát triển một bộ các chỉ tiêu đo lường tăng trưởng xanh mà từ đó các chính phủ có thể lựa chọn các chỉ tiêu phù hợp tùy thuộc vào tình hình của từng quốc gia. Các chỉ số đang được phát triển này có thể được tạm chia thành 3 nhóm sau đây: - Các chỉ số kinh tế: chỉ số về tỉ lệ đầu tư, tỉ lệ sản lượng và việc làm trong các lĩnh vực đáp ứng các tiêu chuẩn bền vững chẳng hạn như GDP xanh. - Các chỉ số môi trường: chỉ số sử dụng hiệu quả tài nguyên, về ô nhiễm ở mức độ ngành hoặc toàn nền kinh tế (như hệ số sử dụng năng lượng/GDP, hoặc hệ số sử dụng nước/GDP). - Các chỉ số tổng hợp về tiến bộ và phúc lợi xã hội: chỉ số tổng hợp về kinh tế vĩ mô, bao gồm ngân sách quốc gia về kinh tế và môi trường, hoặc những chỉ số đem lại cái nhìn toàn diện hơn về phúc lợi, ngoài định nghĩa hẹp của GDP trên đầu người. 3. Vai trò của tăng trưởng xanh - Tăng trưởng xanh đóng vai trò quan trọng trong phát triển bền vững Phát triển bền vững là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng hay làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Phát triển bền vững đòi hỏi sự tiến bộ và tăng cường sức mạnh của cả 3 yếu tố có tính chất phụ thuộc và tương hỗ: kinh tế – xã hội – môi trường. Như trình bày ở trên kết quả cuối cùng của tăng trưởng xanh đó là nền kinh tế xanh. Trong nền kinh tế xanh, thay vì bị coi là nơi hấp thụ chất thải tạo ra bởi các hoạt động kinh tế một cách thụ động, thì môi trường trong nền kinh tế xanh được xem là nhân tố có tính quyết định và thịnh vượng lâu dài. Nói cách khác, nhân tố môi trường thật sự đóng vai trò như là chất xúc tác cho tăng trưởng và đổi mới trong nền kinh tế xanh. Trong nền kinh tế xanh, nhân tố môi trường có khả năng tạo ra tăng trưởng kinh tế và phúc lợi xã hội. Khi mà sinh kế của một bộ phận người dân có mức sống dưới mức nghèo khổ phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, hơn nữa họ là những đối tượng dễ bị tổn thương do tác động của thiên tai cũng như sự biến đổi khí hậu, việc chuyển đổi sang nền kinh tế xanh cũng góp phần cải thiện công bằng xã hội, và có thể coi là một hướng đi tốt để phát triển bền vững. Cách thức để áp dụng mô hình Tăng trưởng Xanh đối với một quốc gia có thể rất khác nhau; điều đó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như đặc điểm địa lý, tài nguyên thiên nhiên, tiềm lực con người - xã hội và giai đoạn phát triển kinh tế.Tuy nhiên, những nguyên tắc quan trọng bao gồm đảm bảo phúc lợi cao nhất, đạt mục tiêu công bằng về mặt xã hội và hạn chế tối đa những rủi ro cho môi trường và hệ sinh thái thì vẫn luôn luôn không thay đổi. - Tăng trưởng xanh giúp bảo vệ sự đa dạng sinh học Suy giảm đa dạng sinh học làm giảm phúc lợi của một bộ phận dân số thế giới, trong khi một bộ phận dân số khác gặp phải những vấn đề trầm trọng hơn vì đói nghèo. Nếu tình trạng này tiếp tục, nó có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của các hệ sinh thái điều hòa khí hậu trong dài hạn và có thể dẫn đến những biến đổi không thể lường trước và có thể không đảo ngược trong hệ thống trái đất và những thay đổi trong các dịch vụ hệ sinh thái. Hơn nữa, hệ sinh thái là nguồn cung cấp chủ yếu các nguyên liệu phục vụ cho phát triển kinh tế. Tăng trưởng xanh nhầm giảm những hiệu quả tiêu cực do các yếu tố bên ngoài gây ra bởi việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên. Ví dụ, đầu tư vào bảo vệ rừng không những duy trì một loạt các ngành sinh kế của con người mà còn bảo tồn đến 80% các loài trên cạn. Bằng cách thúc đẩy đầu tư vào lâm nghiệp xanh, tăng trưởng xanh sẽ góp phần ổn định đời sống kinh tế của hơn 1 tỷ người hiện đang sinh sống bằng các sản phẩm từ gỗ, giấy và chất xơ, với tổng thu nhập chỉ 1% GDP toàn cầu. - Tăng trưởng xanh có thể tạo ra việc làm Tăng trưởng xanh có khả năng tạo ra việc làm trong một loạt các lĩnh vực mới và nhiều tiềm năng, chẳng hạn như nông nghiệp hữu cơ, năng lượng tái tạo, giao thông công cộng, cải tạo các khu công nghiệp, tái chế Một công việc tốt được hiểu như là công việc có năng suất lao động cao, cùng với hiệu quả về cải thiện môi trường sinh thái và ổn định lượng khí thải ra ở mức thấp, sẽ góp phần tăng thu nhập, thúc đẩy tăng trưởng và giúp bảo vệ môi trường – khí hậu. Đã có rất nhiều những việc làm xanh như vậy được tạo ra, đặc biệt là trong ngành năng lượng tái tạo như kỹ thuật điện, hiệu quả năng lượng, CN môi trường, năng lượng mặt trời, năng lượng gió. Hay như trong lĩnh vực xây dựng với việc thiết kế và xây dựng những công trình tiết kiệm điện, thân thiện với môi trường…Người ta thống kê rằng đã có 2,3 triệu người đã tìm được việc làm trong lĩnh vực năng lượng tái sinh những năm gần đây. Và sẽ có thêm 20 triệu việc làm từ nay đến năm 2030, chủ yếu là trong ngành năng lượng từ vật liệu hữu cơ và năng lượng mặt trời. - Tăng trưởng xanh giúp xóa đói giảm nghèo Hiện nay, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vẫn được sử dụng như là cách thức phổ biến nhất để đánh giá một nền kinh tế.Tuy nhiên, sự tăng trưởng đó thường được tạo ra thông qua việc khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên, vốn là tài sản “chung” như tài nguyên nước, rừng, không khí là nguồn cung cấp cần thiết cho sự sống. Để có tăng trưởng (theo định nghĩa này), chúng ta phải trả giá rất đắt trên cả hai phương diện kinh tế và xã hội, đặc biệt là một bộ phận những người mà sinh kế của họ phụ thuộc rất nhiều vào các nguồn lực môi trường. Suy giảm đa dạng sinh học và suy thoái các hệ sinh thái đang ảnh hưởng rất lớn đến các ngành nông nghiệp, chăn nuôi, đánh bắt cá, lâm nghiệp - sinh kế của đa số dân nghèo trên thế giới phụ thuộc hầu hết vào các ngành này. Một điều quan trọng nữa là với mục đích tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ cơ bản và cải thiện cơ sở hạ tầng. Hướng tới nền Kinh tế Xanh được coi như là một trong những phương thức nhằm xóa đói giảm nghèo và cải thiện tổng thể chất lượng cuộc sống. Chẳng hạn như cung cấp các nguồn năng lượng có khả năng hỗ trợ cho 1,4 tỷ người hiện đang thiếu điện và cho hơn 700 triệu người khác hiện đang không được tiếp cận với các dịch vụ năng lượng hiện đại. Công nghệ năng lượng tái tạo, như năng lượng mặt trời, năng lượng gió và các chính sách hỗ trợ năng lượng hứa hẹn sẽ đóng góp đáng kể cho việc cải thiện đời sống và sức khỏe cho một bộ phận người dân có thu nhập thấp, đặc biệt là cho những người hiện đang không có khả năng tiếp cận với năng lượng. Một điều khác mà chúng ta cần cân nhắc là việc ngừng hoặc chuyển hướng các khoản trợ cấp cho những hoạt động có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Trên thực tế, khoảng 700 tỷ USD được chi ra mỗi năm bởi các chính phủ trên khắp thế giới để trợ cấp cho việc sử dụng nguồn nhiên liệu hóa thạch; khoản chi này lớn gấp năm lần tổng số tiền dành cho hỗ trợ phát triển. Phần lớn nguồn trợ cấp được phân bổ đến chính phủ các nước đang phát triển, trong nỗ lực làm dịu cú sốc tăng giá nhiên liệu đối với người nghèo. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trợ cấp nhiên liệu hóa thạch là không hiệu quả đối với người nghèo, thường họ được hưởng lợi không tương xứng so với các nhóm có thu nhập cao hơn. Gỡ bỏ các khoản trợ cấp gây hại môi trường hoặc thay thế bằng các loại hỗ trợ hướng đến các mục tiêu cụ thể hơn, chẳng hạn như hỗ trợ bằng hình thức chuyển tiền mặt, là cách tốt để góp phần thực hiện mục tiêu xã hội, đồng thời nới lỏng các hạn chế về mặt tài chính và cải thiện môi trường. 4. Sự cần thiết của tăng trưởng xanh ở Việt Nam Định hướng chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế ở nước ta được đặc biệt nhấn mạnh vào thời điểm bối cảnh quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp. Nền kinh tế thế giới đang phải đối mặt với thách thức từ hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 và nợ công ở châu Âu. Tuy nhiên, không phải chỉ bối cảnh quốc tế tác động tiêu cực mà do nội tại nền kinh tế Việt Nam đòi hỏi phải chuyển đổi mô hình tăng trưởng. - Thứ nhất, chất lượng tăng trưởng kinh tế thấp • Năng suất của nền kinh tế thấp vì ít có sự đóng góp của yếu công nghệ. Những thành tựu phát triển kinh tế của Việt Nam thời gian qua chủ yếu nhờ sự đóng góp của lao động trình độ thấp, vốn và tài nguyên. Trong quá trình phát triển kinh tế, các nguồn lực này được khai thác triệt để và có nguy cơ cạn kiệt dần. Nền kinh tế bắt đầu tăng trưởng giảm dần và những nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng cao bắt đầu gây bất cân đối. • Hiệu quả đầu tư rất thấp: Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao trong điều kiện thể chế chính sách, trình độ lao động, công nghệ yếu kém, Việt Nam đã đổ rất nhiều vốn vào khai thác những nguồn lực có hạn của đất nước. Vì thế, hệ số ICOR của Việt Nam rất cao. Hơn nữa, tình trạng đầu tư dàn trải, thất thoát vốn đâu đó vẫn xảy ra. Chính vì hiệu quả đầu tư thấp nên sự ổn định kinh tế vĩ mô bị đe dọa. • Thâm hụt ngân sách ngày một lớn. Với áp lực tăng trưởng cao để thoát khỏi nước nghèo, Chính phủ Việt Nam đã liên tục thúc đẩy đầu tư công thông qua chi tiêu ngân sách và do đó làm thâm hụt ngân sách. Việc giải quyết nó đòi hỏi một chiến lược dài hạn nhằm tái cấu trúc nền kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, đặc biệt là việc tái cấu trúc và chỉnh đốn lại khu vực doanh nghiệp nhà nước. • Nền kinh tế dựa nhiều vào FDI: Trong khi Việt Nam vẫn dựa nhiều vào FDI để tăng trưởng nền kinh tế, thì việc thu hút FDI một cách dễ dàng và quản lý FDI thiếu chặt chẽ đã dẫn đến những tác động tiêu cực đối với kinh tế và xã hội. Đầu tiên, là ô nhiễm môi trường, mặc dù những điều chỉnh luật đã hướng tới việc bảo vệ môi trường và khuyến khích chuyển giao công nghệ tiên tiến nhưng kết quả không có thay đổi nhiều. Một số doanh nghiệp đầu tư nước ngoài chưa tự giác trong việc tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường, chỉ vận hành hệ thống xử lý chất thải khi cơ quan chức năng quản lý môi trường phát hiện và xử phạt.Ngày càng có nhiều doanh nghiệp FDI xả chất thải chưa qua xử lý ra môi trường bị phát hiện. Tiếp đến, là cạn kiệt tài nguyên: Khi đất đai ngày càng khan hiếm, một số địa phương đã “trải thảm đỏ đón nhà đầu tư” trên những diện tích hàng trăm, hàng ngàn ha nhưng không quan tâm đến tính hợp lý và các yêu cầu khác của đất nước, như an ninh lương thực – môi trường. • Nền kinh tế tiêu tốn nhiều năng lượng. Do nền kinh tế tăng trưởng dựa chủ yếu vào sản phẩm thô, với sự đóng góp rất hạn chế về công nghệ, cho nên nền kinh tế Việt Nam còn được đánh giá là tiêu tốn nhiều năng lượng do khai thác nhiều tài nguyên khoáng sản và đồng thời cũng thải ra môi trường nhiều chất độc hại do không xử lý thải hiệu quả. Việc phụ thuộc quá nhiều vào nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguyên liệu thô sẽ khiến nền kinh tế kém bền vững và ổn định. - Thứ hai, thể chế, hạ tầng kém phát triển: Hệ thống hạ tầng và thể chế kinh tế chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa hỗ trợ hiệu quả cho phát triển kinh tế xã hội, phân bổ nguồn lực kém hiệu quả. Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp còn nhiều yếu kém. Cơ chế thị trường được cải thiện, nhưng còn nhiều bất cập. Các công trình xây dựng kéo dài, chậm đưa vào sử dụng. Thị trường khoa học - công nghệ, thị trường lao động, thị trường bất động sản chậm hình thành. - Thứ ba, trình độ lao động chưa được cải thiện nhiều: Mặc dù Việt Nam khá dồi dào về lao động nhưng trình độ lao động yếu kém, tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp. Trong khi đó, kỹ năng của người lao động không được cải thiện đáng kể, chưa tiếp cận được với công nghệ hiện đại do các nhà đầu tư (người sử dụng lao động) chưa có chiến lược đào tạo và nâng cao tay nghề cho người lao động một cách hiệu quả. Bên cạnh đó cũng phải kể đến sự yếu kém của hệ thống giáo dục Việt Nam, đặc biệt lĩnh vực dạy nghề. Những phân tích ở trên cho thấy nguyên nhân nổi bật của những vấn đề trong nền kinh tế hiện nay bắt nguồn từ mô hình tăng trưởng của Việt Nam không còn phù hợp. Vấn đề hiện nay là mô hình tăng trưởng “theo chiều rộng” đã được áp dụng quá lâu. Mô hình tăng trưởng này có thể hoàn toàn phù hợp nếu đặt trong bối cảnh những năm của thập niên 1990. Tuy nhiên, nếu cứ kéo dài tiếp mô hình phát triển này thì nền kinh tế Việt Nam càng gặp nhiều bất cập khi Việt Nam đã bước vào nhóm các nước có thu nhập trung bình. Do đó, để duy trì tính bền vững trong phát triển cần phải thay đổi mô hình tăng trưởng. Cùng thời điểm này, sự đe dọa của biến đổi khí hậu đã lên đến mức cao nhất từ trước đến nay. Hai năm qua, thế giới đã chứng kiến ảnh hưởng nghiêm trọng của thiên tai mà bắt nguồn từ biến đổi khí hậu gây ra, khiến cho thế giới phải nhìn nhận vấn đề này nghiêm túc hơn. Vì vậy, xu hướng chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế của nhiều nước đều hướng tới phát triển gắn với bảo vệ môi trường.Điều này thể hiện ngay trong giai đoạn khủng hoảng khi nhiều nước dành khoản lớn trong gói kích thích kinh tế cho phát triển xanh và tích cực kêu gọi hợp tác trong phát triển xanh. Tại Việt Nam, Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI (2011) đã thông qua Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020 cho thấy mục tiêu phát triển kinh tế xã hội thập kỷ tới sẽ chú trọng vấn đề chất lượng tăng trưởng hay nói cách khác tăng trưởng theo chiều sâu và bền vững theo nghĩa không chạy theo số lượng và đảm bảo các cân đối vĩ mô để ổn định kinh tế về dài hạn; tập trung phát triển những ngành có lợi thế cạnh tranh, có sử dụng công nghệ cao để từng bước nâng cao sức cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế, từng doanh nghiệp, sản phẩm. PHẦN 2: CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG XANH Ở VIỆT NAM 1. Quan điểm [...]... pháp cho việc áp dụng tăng trưởng xanh tại Việt Nam a) Xây dựng và hoàn thiện thể chế, tăng cường vai trò quản lý của nhà nước Nhà nước nên ban hành một chính sách hoặc khuôn khổ pháp luật điều chỉnh các vấn đề về tăng trưởng xanh, cũng như đưa ra những khái niệm cụ thể như tăng trưởng xanh là gì, các đặc điểm của tăng trưởng xanh, các bước thực hiện... chuyên gia về tăng trưởng xanh đối với nhân dân, và đặc biệt là đối với các doanh nghiệp sản xuất Các cuộc đối thoại, hội thảo trực tiếp sẽ là cơ hội dể đưa tăng trưởng xanh đến tận mọi người, cũng là cơ hội cho mọi người hỏi đáp chuyên gia về các vấn đề thắc mắc hay khó khăn trong việc thực thi tăng trưởng xanh Thông tin về tăng trưởng xanh cũng nên... triển tăng trưởng xanh Nhà nước ban hành được các chính sách càng chi tiết, càng hoàn thiện thì việc thực hiện tăng trưởng mới dễ dàng thực hiện Người dân cũng như các doanh nghiệp có nhận thức được rõ ràng về tăng trưởng xanh thì họ cũng dễ dàng hơn trong việc thực hiện hay chấp hành các quy định, thủ tục của nhà nước để phát triển tăng trưởng xanh, ... động tiêu cực của tình trạng này Vì thế tình trạng chặt phá rừng, hủy hoại thiên nhiên vẫn diễn ra thường xuyên ở Việt Nam PHẦN 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ÁP DỤNG TĂNG TRƯỞNG XANH Ở VIỆT NAM 1 Thực trạng Kể từ ngày ban hành chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam cho giai đoạn 2011-2012 và tầm nhìn đến năm 2050, nền kinh tế nước ta đã có những chuyển biến tích cực:... cạnh đó, nhà nước cũng phải tăng cường công tác vai trò quản lý của mình trong việc thực hiện tăng trưởng xanh Như việc các đơn vị kinh tế nhà nước sẽ là các đơn vị tiên phong trong việc thực hiện cải tiến đổi mới công nghệ phù hợp với tăng trưởng xanh Nhà nước cũng nên có các chính sách định hướng thực hiện tăng trưởng xanh cũng như các chế tài xử... có thể đáp ứng được Bên cạnh dó, cũng nên tổ chức xây dựng các thư viện thông tin về tăng trưởng xanh như các hệ thống sách báo đưa tin về tăng trưởng xanh, các mô hình tăng trưởng xanh trên thế giới, các ví dụ điển hình về sự thành công cũng như thất bại là cơ sở thống nhất để mọi người có thể truy cập và tìm kiếm tài liệu, thông tin một cách... thể tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về tăngtrưởng xanh để thu hút sự quan tâm của người dân, doanh nghiệp Bên cạnh đó, là các chương trình tuyên dương các doanh nghiệp thực thi tốt chính sách tăng trưởngxanh hay là phê bình, xử lý các doanh nghiệp vi phạm chính sách Chỉ khi nào người dân thực sự hiểu được tăng trưởng xanh và những ích lợi nó mang lại cho... tài xử phạt nghiêm khắc các doanh nghiệp vi phạm các tiêu chuẩn tăng trưởng xanh hoặc vi phạm các vấn đề môi trường Qua những biện pháp như vậy, sẽ giúp nhà nước nâng cao được vai trò của mình trong việc tăng trưởng xanh cũng như tạo ra một khuôn khổ thống nhất để thực hiện tăng trưởng xanh b) Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho mọi tầng lớp nhân dân Nhà... xây dựng lối sống xanh: thay đổi mô hình và hành vi tiêu dùng theo hướng bền vững của cả ba khu vực tiêu dùng trong xã hội: khu vực nhà nước, khu vực doanh nghiệp và khu vực dân cư 4 Khả năng áp dụng tăng trưởng xanh ở Việt Nam a) Điểm mạnh - Việt Nam đã trải qua gần 30 năm đổi mới, thu được nhiều thành tựu kinh tế xã hội quan trọng: nền kinh tế tăng trưởng cao, cơ sở... trưởng xanh và những ích lợi nó mang lại cho chính họ, cho xã hội thì việc thực thi tăng trưởng xanh mới trở nên dễ dàng và có tính bền vững c) Nghiên cứu, ban hành và sử dụng các tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật và xây dựng hệ thống thông tin tư liệu về tăng trưởng xanh Nhà nước nên tập trung nghiên cứu các tiêu chuẩn kinh tế như hàm lượng khí thải, hàm