Hương liệu cho sản phẩm IN

20 231 0
Hương liệu cho sản phẩm IN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA KỸ THUẬT HÓA HỌC  Báo cáo chuyên đề: GVHD: Cô Vương Ngọc Chính Nhóm 9: Nguyễn Thị Hồng Hạnh 61000900 Hoàng Văn Thắng 61003074 Hồ Lê Thy Thy 61003353 Ngày báo cáo 09/05/2013 H ƯƠNG LIỆU CHO SẢN PHẨM MỤC LỤC Nhóm 9 Hương liệu cho sản phẩm HƯƠNG LIỆU CHO SẢN PHẨM I. TÍNH THẨM MỸ CỦA HƯƠNG LIỆU 1. Che lấp mùi khó chịu Hầu hết nền của sản phẩm đều có mùi khó chịu.Vd: xà phòng, kem dưỡng da thường có mùi dầu. Thuốc rụng lông, diệt côn trùng có mùi hăng. Nguyên nhân về mùi khó chịu: breakdown các thành phần có trong sản phẩm, do sự oxy hóa các acid béo không no, gây ra mùi ôi thiu. Cần sử dụng nguyên vật liệu tinh khiết và ít mùi. Bên cạnh đó, cần lựa chọn bao bì đóng gói phù hợp với sản phẩm. Bất cứ một mùi nào cũng có thể được che lấp bằng mùi khác. Trong trường hợp mùi được che phủ khá nhẹ, ta sẽ thu được một mùi hương dễ chịu. Tuy nhiên, nếu mùi được che lấp quá rõ rệt, có thể dẫn đến mùi tổng thể gây cảm giác khó chịu. Nghệ thuật của việc che lấp mùi là loại bỏ mùi khó chịu tại mật độ thấp nhất có thể. Có thể che lấp mùi khó chịu bằng cách: • Xem mùi được che lấp như thành phần của mùi tổng thể. • Cung cấp một môi trường mà ở đó, mùi được che lấp không còn cảm thấy khó chịu. Ví dụ: mùi dầu mỡ có thể được che lấp bằng citrus note. Không phải tình cờ mà dầu gan cá, một nguồn giàu vitamin lại có hương cam. Mùi mồ hôi thường có mùi hăng. Người ta đã tìm thấy mùi tương tự trong neroli-một thành phần phổ Trang 3 Nhóm 9 Hương liệu cho sản phẩm biến của hương citrus=> Sử dụng hương citrus để che lấp những thành phần béo trong mồ hôi. Hương dùng để che lấp nên có cùng độ bay hơi theo thời gian với mùi được che lấp. Mùi thoáng qua có thể được che lấp bởi những tác nhân dễ bay hơi, nhưng mùi bám lâu dài cần được cân bằng bởi những note bám chặt. Ví dụ: mùi Protein hydrolysate là một mùi bám rất lâu nên rất khó để che phủ lâu dài. Một số thành phần sản phẩm gây cảm giác chua cay trong mũi không thực sự là mùi mà là phản ứng của dây thần kinh sinh ba, gây cảm giác đau. Cảm giác này thể hiện yếu trong alcohol, rõ hơn trong giấm và rất rõ trong ammoniac, vì thế không thể được che lấp bằng bất cứ cách nào. Vấn đề về mùi ảnh hưởng đến các nhà hóa học- người phát triển sản phẩm nhiều hơn cả người tiêu dùng. Các nhà làm hương liệu ngoài tìm ra hương phù hợp với sản phẩm, còn phải cân nhắc khi nào cần thiết che lấp mùi nền của sản phẩm. Bởi lẽ, đối với những sản phẩm truyền thống, người tiêu dùng thông qua thói quen đã chấp nhận và xem mùi cơ sở như một mùi tự nhiên của sản phẩm. Ví dụ: Năm 1950 ở Đức, vì lý do thuế, thuốc bổ tóc và những sản phẩm chứa cồn khác phải thay thế ethyl ancohol bằng isopropyl ancohol, chất này có mùi ngọt. Khi luật thuế thay đổi, ethyl ancohol được sử dụng lại, người tiêu dùng lại cảm thấy nhớ mùi ngọt này. Vì vậy, các chuyên gia phải tìm cách đưa mùi này lại sản phẩm. 2. Dễ chịu Khi sản phẩm chức năng được thêm hương liệu, lý do chính là mang lại cảm giác dễ chịu cho người tiêu dùng. Một hương dễ chịu sẽ mang lại sự hài lòng cho người sử dụng. Trang 4 Nhóm 9 Hương liệu cho sản phẩm Có những giai đoạn khác nhau trong sự gặp gỡ của con người và sản phẩm. Ví dụ điển hình là cho sữa tắm. • Sự gặp gỡ đầu tiên xảy đến khi mua sắm. Nếu chưa định hình được nhãn hiệu mình cần mua, việc đầu tiên là người tiêu dùng sẽ lựa chọn sản phẩm có bề ngoài bắt mắt và mở nắp để ngửi mùi. Đây là yếu tố quan trọng để quyết định có nên mua sản phẩm hay không. Hương ở giai đoạn này phải che lấp được mùi béo và mùi nhựa của bao bì, mang lại hương thơm dễ chịu, nhẹ nhàng. • Giai đoạn thứ hai, khi sản phẩm được pha loãng với nước và được sử dụng. Người sử dụng mong muốn một mùi thơm dễ chịu sẽ nổ ra tại thời điểm này, thậm chí là lan tỏa khắp phòng tắm. • Cuối cùng là mùi lưu lại trên da sau khi làm khô. Trong sản phẩm chức năng, nốt hương đầu, hương giữa và cuối của hương liệu không cần thiết phải liên tục. Ví dụ: trong sản phẩm rửa chén, người ta sẽ quan tâm đến top note. Bởi lẽ, mùi hương của nước rửa chén chỉ cần tỏa ra khi sử dụng. Những mùi bám lâu dài trên chén dĩa cần loại bỏ để tránh cho người tiêu dùng có suy nghĩ “chén dĩa vẫn chưa sạch”. Ngược lại, đối với sản phẩm là nước xả vải, điều đặc biệt chú ý của các nhà sản xuất là hương lưu lại trên áo quần sau khi sấy phải càng lâu càng tốt. Đối với sản phẩm xịt phòng, top,heart, and base notes có đặc tính càng tương đồng càng tốt. Cảm giác dễ chịu còn mang lại khi ta ngửi những mùi quen thuộc-những hương gợi nhớ mùi sản phẩm thị trường. Những hương này thương có chất lượng cao và đáng tin cậy. Vì vậy, người tiêu dùng đã xem chúng như một tiêu chuẩn cho chất lượng. Một ví dụ cụ thể là sản phẩm Johnson & Johnson baby.Ít nhất nửa thế kỉ, không có một sản phẩm cho trẻ em nào có chỗ đứng trên thị trường nếu không mô phỏng lại mùi truyền thống của Johnson & Johnson baby. Trang 5 Nhóm 9 Hương liệu cho sản phẩm 3. Trickle down từ nước hoa Trong hương liệu: trickle down là chuyển hương từ một dạng hương nước hoa thành dạng hương liệu dùng trong các sản phẩm cấp thấp hơn nhằm giảm giá thành sản phẩm, nhưng vẫn đảm bảo được khả năng tạo mùi của hương liệu. Có một hệ thống phân cấp giữa các sản phẩm hương thơm, một hệ thống phân cấp về sự sang trọng và giá cả. Nước hoa trong phân phối luôn đứng ở vị trí đầu, bởi lẽ, nó định hướng thời trang và phong cách sống. Trong những thập kỉ gần đây, có rất nhiều loại hương liệu nằm trong nước hoa được trickling down vào các sản phẩm chăm sóc cá nhân, giặt ủi và sản phẩm gia dụng. Ví dụ: hương Chloé trong dầu gội đầu, Trésor được trickle down vào nước xả vải. Không phải tất cả những loại nước hoa đắt tiền đều có thể dùng để trickle down. Việc lựa chọn loại nước hoa để trickle down còn phụ thuộc vào thị hiếu của người tiêu dùng. Điều quan trọng của trickle down là phụ thuộc vào tính năng kĩ thuật của vật liệu và khả năng chi trả cho nhiều loại sản phẩm chức năng. 4. Hương liệu Mùi là hệ thống cơ bản trong giao tiếp của thế giới động vật và con người. Đối với con người, mùi hương cũng như một tín hiệu để nhận dạng. Hương liệu phụ thuộc vào văn hóa. Mùi hương ngọt ngào powdery của Johnson & Johnson baby ở Mỹ mang thiên hướng dành cho trẻ sơ sinh, trong khi đó nó cũng có thể truyền đạt sự nữ tính trưởng thành ở những nước có truyền thống khác về sản phẩm em bé. Hoa oải hương chấp nhận được ở những nước Latin nhưng lại lỗi thời ở Đức. Trang 6 Nhóm 9 Hương liệu cho sản phẩm Sơ đồ Jellinek về ảnh hưởng của mùi hương dựa trên lý luận tâm lý và kinh nghiệm thực nghiệm. Hình 1: Sơ đồ Jellinek Ở mỗi đỉnh hình thoi là các đặc tính của hương: fresh (tươi mát), rich, gentle (nhẹ nhàng) và active (năng động). Đại diện cho mỗi đặc tính như: fresh ta có citrus, gentle tiêu biểu là fruity, floral… Ở mỗi cạnh hình thoi là sự kết hợp của các đặc tính. Vd: phía trên bên phải là sự kết hơp của fresh và active, đại diện là Eucalyptus, pine…. Rich & active: mùi rêu, gỗ, da…Rich & gentle: mùi mật ong, cầy hương. Fresh & gentle mang lại cảm giác êm đềm: mùi cỏ xanh, watery. II. TÍNH NĂNG KĨ THUẬT CỦA HƯƠNG 1. Khả năng tỏa hương Khái niệm tỏa hương liên quan đến tốc độ bay hơi của hương liệu. Tính bay hơi của một hương liệu đơn giản trên nền của chất rắn quen thuộc cũng khá phức tạp. Một số nguyên liệu khá “nhẹ”, bay hết trong vài phút, trong khi đó Trang 7 Nhóm 9 Hương liệu cho sản phẩm một số hương liệu lại có khả năng kéo dài hàng tuần, hàng tháng. Hơn nữa, khi nhiều loại nguyên liệu phối trộn trong một hỗn hợp, sẽ có tương tác giữa các thành phần dẫn đến thay đổi thuộc tính bay hơi trong nhiều trường hợp, vì vậy bằng việc phối trộn, xây dựng hỗn hợp, ta có thể điều chỉnh, kiểm soát được thuộc tính này. Một cách gần đúng, 2 chỉ số “khối lượng phân tử” (RMM) và “điểm sôi” của 1 thành phần nước hoa đã biết được xem là những thông số đầu tiên ước lượng khả năng bay hơi. Vd Limonene và Cervolide ( về RMM và Boiling point), đa phần các hương liệu có thông số nằm trong khoảng này. RMM của những nguyên liệu lớn hơn của Cervolide thường hiếm gặp, nguyên nhân chính là kích cỡ lớn, độ bay hơi quá thấp nên mũi người không thể nhận biết được. Có lẽ cách trực tiếp nhất để định tính khả năng bay hơi là xem xét “áp suất hơi tuyệt đối”(SVP). Chỉ số này đề cập đến áp suất hơi cân bằng trong hệ ở một nhiệt độ nhất định. VD 1,8-Cineole tên gọi khác của Eucalyptol, được sử dụng nhiều trong những loại nước hoa nhẹ cũng như là kem đánh răng, có SPV gần 2mmHg ở Trang 8 Nhóm 9 Hương liệu cho sản phẩm 25 0 C, tương tự như Limonene, khá cao trong thế giới hương liệu, tương ứng với việc độ bay hơi của nó thuộc hàng cao nhất. Ở trên ta đã đề cập đến đơn hương, khi xem xét 1 hỗn hợp lỏng (ngầm định rằng hỗn hợp lỏng vô cùng loãng, hệ đồng thể), ta phải quan tâm đến áp suất riêng phần, trong khi SVP vẫn là 1 chỉ dẫn về tính bay hơi. Phương trình xác định áp suất hơi riêng phần của hương trong hỗn hợp lỏng: γ là hệ số hoạt độ, khi bằng 1, tức hệ lí tưởng (không có tương tác trong hệ) ta được định luật Raoult: áp suất riêng phần trong pha khí tỉ lệ với phần mol chất đó trong pha lỏng. Sự khác nhau của các γ là do sự tương tác giữa các thành phần hương trong hỗn hợp, sẽ được giới thiệu trong phần sự tác động của hương. 2. Sự tác động của hương Khối lượng, điểm sôi không phải là chỉ số duy nhất quyết định khả năng bay hơi.Yếu tố quan trọng khác là sự tác động của hương (polarity).Nó liên quan đến mức độ đồng đều của điện tích phân bổ trong phân tử, hay là sự tập trung điện tích Trang 9 Nhóm 9 Hương liệu cho sản phẩm âm - dương ở vùng nào đó. Dùng khái niệm này để thể hiện các tương tác vật lý ở mức độ phân tử, mà nó ảnh hưởng đến năng lượng tự do và các thông số nhiệt động học khác. Những tương tác vật lý tạo nên sự tác động cần được xem xét đó là tương tác ion-lưỡng cực, lưỡng cực-lưỡng cực, lực phân tán và liên kết hydrogen. Lực ion-ion dường như không ảnh hưởng đến sự tương tác trong hương, vì những cấu tử hương hiếm khi mang điện tích. Những tương tác kể trên đều phụ thuộc vào kích cỡ phân tử, sự hiện diện của các lưỡng cực và loại nhóm chức mà nó có. Như chúng ta đã biết, ái lực giữa 1 phân tử với môi trường của nó tăng lên khi mà phân tử đó được bao quanh bởi các phân tử môi trường cùng loại tương tác. Ví dụ: limonene hòa tan trong các Hydrocarbon, Citronellol hòa tan trong Ethanol, đó là hiện tượng quen thuộc: giống nhau hòa tan vào nhau. Hệ số γ trong phương trình trên là 1 chỉ số hữu ích để ước lượng ái lực. Khi γ>1, áp suất riêng phần của đơn hương trong hệ lớn hơn dự đoán của định luật Raoult (áp dụng cho hệ lí tưởng), có nghĩa là có nhiều đơn hương trong pha khí hơn, điều đó thể hiện đơn hương đó có xu hướng bị “đẩy” ra khỏi hệ, bay hơi nhiều hơn. Ngược lại, γ nhỏ, có ít đơn hương trong pha khí hơn, tương ứng việc đơn hương mất chậm hơn, kéo dài thời gian tồn tại của đơn hương trong hệ. Bên cạnh đó, nhiều đơn hương có nhiệt độ sôi cao có khả năng kéo dài tuổi thọ (thời gian tồn tại) của các đơn hương khác trong nước hoa. Những tính chất đó giúp người pha chế nước hoa tính toán, phối trộn các note với nhau để đạt được thời gian sống của hương theo mong muốn. Ví dụ: • Limonene trong nước (môi trường phân cực mạnh) có hệ số hoạt độ γ rất lớn do không có tương tác kết nối đủ mạnh với phân tử nước. Heptanol có liên kết hydrogen nên có γ nhỏ hơn nhiều. Ngoài ra, trong dung môi Diethyl phthalate (DEP) cả Benzyl acetate, Heptan-2-ol và Limonene đều có γ rất nhỏ do có ái lực lớn với dung môi. Trang 10 [...]... hương vẫn không bị mất hoặc biến tính thành mùi khác Trang 13 Nhóm 9 Hương liệu cho sản phẩm Những trường hợp thường gặp khi hương không ổn định: • • • • • • Thay đổi đặc tính, tông mùi Tách lớp, kết tủa hoặc không tan trong sản phẩm Đổi màu sản phẩm Thay đổi độ nhớt Ảnh hưởng lên bao bì sản phẩm … Các yếu tố ảnh hưởng đến độ ổn định của hương: • Bản chất của hương: mỗi hương tạo ra chỉ thích hợp cho. .. 1% - 2.5% Dùng cho nhà vệ sinh (Toilet care) : 0.15 – 0.3% Nước lau sàn: 0.5% - 1% Tùy thuộc vào sản phẩm, nhưng yêu Sản phẩm công cầu chung là hương mạnh, bền ở nhiệt nghiệp độ cao … … … 6 Độ bền hóa học Một hương liệu có tính ổn định cao là hương liệu phải không có sự thay đổi về mùi của sản phẩm cũng như không làm thay đổi màu sắc của sản phẩm trong suốt thời gian sử dụng của sản phẩm Độ bền hóa... trường lên hương, sự tương thích là sự tác động của hương lên môi trường Một chất hương lí tưởng là không có bất kì sự ảnh hưởng nào lên nền của sản phẩm Trong sản phẩm có các tác nhân oxi hóa như hypoclorites hoặc peroxides, thành phần hương có thể đẩy nhanh sự breakdown của những tác nhân này và bất hoạt sản phẩm Màu của sản phẩm có thể bị mất hay bị ảnh hưởng Trang 17 Nhóm 9 Hương liệu cho sản phẩm Đa... gian, hương trong hệ tinh dầu mất nhanh hơn (bay hơi mạnh hơn) so với trong hệ cologne Đó là lí do tại sao các sản phẩm nước hoa là hệ cồn-nước-tinh dầu thơm Trang 11 Nhóm 9 Hình 2: Thành phần sắc phổ hệ tinh dầu 3 Hương liệu cho sản phẩm Hình 3: Thành phần sắc phổ hệ cologne (gồm dd alcohol chứa 2% tinh dầu của hình 2) Độ lưu hương Ở đây, khái niệm độ lưu hương được dùng để chỉ ái lực giữa hương liệu. .. dưới ánh nắng mặt trời Lượng dùng Là lượng hương sử dụng trong sản phẩm thành phẩm và phụ thuộc ứng dụng của hương liệu, đối tượng của sản phẩm Ứng với mỗi dòng sản phẩm sẽ có những mức độ lượng dùng thích hợp: Sản phẩm Sữa tắm (Body wash) Nước hoa Chăm sóc tóc (Hair care) Chăm sóc da (Skin care) Household Hàm lượng sử dụng Dành cho nam: 1.2% - 1.5% Dành cho nữ: 0.8%- 1.8% Ví dụ X-Men, Romano, Ramus,... gây ra mùi khó chịu (ví dụ: mùi giấm, butyrates) Một số sản phẩm yêu cầu nền pH nằm ngoài Trang 16 Nhóm 9 Hương liệu cho sản phẩm khoảng trung tính, có tính axit hoặc kiềm (sản phẩm nhuộm tóc, sản phẩm dùng tẩy rửa, thuốc diệt côn trùng (pH . báo cáo 09/ 05/2013 H ƯƠNG LIỆU CHO SẢN PHẨM MỤC LỤC Nhóm 9 Hương liệu cho sản phẩm HƯƠNG LIỆU CHO SẢN PHẨM I. TÍNH THẨM MỸ CỦA HƯƠNG LIỆU 1. Che lấp mùi khó chịu Hầu hết nền của sản phẩm đều. một số tinh dầu qua nhựa HDPE III. TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang 19 Nhóm 9 Hương liệu cho sản phẩm Robert R. Calkin & J. Stephan Jellinek, Perfumery Practice and Principles: from a wiley-interscience. 0.1% Cho trẻ em: 0.2 – 0.3% Xà bông (Soap): 1 – 2% Sản phẩm khử mùi: ~ 1% Household Nước rửa chén: 0.2% – 0.3% Trang 15 Nhóm 9 Hương liệu cho sản phẩm Sản phẩm giặt: 0.3% - 0.5% Nước xả vải: 1% -

Ngày đăng: 22/01/2015, 11:52

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan