chương 7 quản lý chất thải rắn hiện trạng, tồn tại và giải pháp

33 247 0
chương 7 quản lý chất thải rắn hiện trạng, tồn tại và giải pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

115 Chương 7: Quản lý chất thải rắn: Hiện trạng, tồn tại và giải pháp    7.1. THỂ CHẾ, CHÍNH SÁCH 7.1.1. Thể chế, chính sách đã đi vào cuộc sống Trong nhiều năm qua, công tác quản lý CTR đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, thể hiện bằng các chính sách, pháp luật quản lý CTR đã được quy định trong Luật BVMT 1994, Luật BVMT 2005, trong Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 1 , và cụ thể là trong Chiến lược quản lý CTR tại các đô thị và KCN ở Việt Nam năm 1999, nay được thay thế bằng Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp CTR tới năm 2025 và tầm nhìn tới năm 2050 2 . Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp CTR tới năm 2025 và tầm nhìn tới năm 2050 và Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 Các chiến lược này đã đặt ra các mục tiêu cụ thể có ý nghĩa định hướng cho các công tác quản lý CTR hiện nay (Phụ lục 2). Tuy nhiên, kết quả đạt được trên thực tế vẫn còn hạn chế so với yêu cầu của Chiến lược đề ra, các mục tiêu quản lý CTR đặt ra còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc triển khai thực hiện cũng như hoàn thành mục tiêu. Theo đánh giá của Báo cáo môi trường quốc gia hàng năm, hầu hết các ch tiêu bảo vệ môi trường về CTR đã được xác định trong Chiến lược và trong Nghị định số 59/2007/NĐ-CP 3 đều không đạt (Bảng 7.1). 1 Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. 2 Quyết định số 2149/2009/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về Quản lý chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn tới năm 2050. 3 Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý chất thải rắn Báo cáo môi trường quốc gia 2011: Chất thải rắn 116 Bảng 7.1. So sánh mức độ thực hiện các chỉ tiêu về quản lý CTR đã đặt ra đến năm 2010 trong Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia Nguồn: Báo cáo Đánh giá tình hình thực hiện Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Viện Chiến lược và Chính sách TN&MT, 2011. STT Mục tiêu Mục tiêu đặt ra đến 2010 Mức độ thực hiện đến năm 2009 (%) Ghi chú Theo báo cáo Bộ ngành Theo khảo sát ở một số địa phương 1. Tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt, CN và dịch vụ các khu đô thị, các KCN, KCX 90 80-82 73,81 - Bộ Xây dựng - Số địa phương báo cáo: 28 2. Tỷ lệ phân loại rác tại nguồn: - Hộ gia đình - Doanh nghiệp 30 70 - - 7,32 56,19 - Số địa phương báo cáo: 30 - Số địa phương báo cáo: 22 3. Tỷ lệ khu dân cư có thùng đựng rác tập trung 80 - 54,1 - Số địa phương báo cáo: 28 4. Tỷ lệ khu vực công cộng có thùng gom rác thải 80 - 64,8 - Số địa phương báo cáo: 33 5. CTR tại các khu đô thị, KCN, KCX được xử lý đúng kỹ thuật MT 60 - 33,17 - Số địa phương báo cáo: 24 6. Tỷ lệ chất thải y tế ở các bệnh viện được xử lý đúng kỹ thuật MT 100 90,9 - - Bộ Y tế 7. Tỷ lệ CSSX xây dựng mới có công nghệ sạch hoặc thiết bị giảm thiểu ô nhiễm, xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn MT 100 - 75,24 - Số địa phương báo cáo: 29 8. Tỷ lệ các CSSXKD được cấp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc Chứng ch ISO 14001 50 - 6,65 - Số địa phương báo cáo: 15  Chương 7: Quản lý chất thải rắn: Hiện trạng, tồn tại và giải pháp Chính sách áp dụng cơ chế quản lý 3R (Giảm thiểu, Tái sử dụng, Tái chế) Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp CTR đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050, đã xác định rõ những mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp từ nay cho đến năm 2020 đồng thời nêu rõ trách nhiệm của các bộ, ngành và địa phương trong việc triển khai phân loại CTR tại nguồn, giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế CTR. Hoạt động tái chế phế liệu có ý nghĩa rất to lớn về kinh tế - xã hội và môi trường. Những hoạt động này không những đem lại hiệu quả kinh tế trong thị trường tái chế chất thải mà còn đem lại nhiều việc làm cho người lao động, tạo ra sản phẩm hữu ích phục vụ đời sống, hơn nữa còn giảm lượng CTR phải đưa đi chôn lấp, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là diện tích sử dụng đất để quy hoạch xây dựng bãi chôn lấp. Chính sách về xã hội hóa quản lý chất thải rắn sinh hoạt Căn cứ theo Nghị định số 59/2007/NĐ- CP và Nghị định số 69/2008/NĐ-CP 4 , chính sách về xã hội hóa công tác quản lý CTR sinh hoạt cũng đã được ưu tiên phát triển ở cả cấp trung ương và địa phương. Trong đó, Chính phủ khuyến khích khu vực tư nhân tham gia mạnh mẽ vào công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTR. Những kết quả đạt được trong thời gian qua đã cho thấy đây là một trong những chính sách rất phù hợp với điều kiện thực tế ở nước ta hiện nay. Khung 7.1. Quy định liên quan tới xã hội hóa trong quản lý CTR - Nhà nước khuyến khích xã hội hóa công tác thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý chất thải rắn. - Nhà nước khuyến khích xã hội hóa hoạt động đầu tư cho công tác thu gom, vận chuyển, xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn. - Tổ chức, cá nhân có thể đầu tư để thành lập hợp tác xã, hộ kinh doanh hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật để thực hiện việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn tại khu vực điểm dân cư nông thôn, làng nghề chưa có dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn. - Nhà nước khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia đầu tư, xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn, các công trình phụ trợ thông qua các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư - Xã hội hóa trong công tác quản lý CTR tại các tnh/thành phố đã bắt đầu được đưa vào trong các văn bản địa phương về công tác quản lý CTR. Nguồn: Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý chất thải rắn. 4 Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường. Báo cáo môi trường quốc gia 2011: Chất thải rắn 118 Chính sách phát triển công nghiệp và công nghệ xử lý CTR Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp CTR xác định công nghệ xử lý CTR tại Việt Nam sẽ được phát triển theo hướng giảm thiểu tối đa lượng rác thải chôn lấp và tăng cường tỷ lệ tái chế, tái sử dụng. Quan điểm đặt ra là sử dụng công nghệ xử lý chất thải phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương. Trong đó, ưu tiên áp dụng công nghệ tái chế, tái sử dụng CTR, hạn chế chôn lấp nhằm xử lý triệt để ô nhiễm môi trường và tăng hiệu quả sử dụng đất. Đối với CTR sinh hoạt, tùy điều kiện cụ thể mà các địa phương có thể áp dụng các công nghệ như chôn lấp hợp vệ sinh, chế biến phân compost, tái chế hoặc đốt. Đối với CTR công nghiệp và y tế, cần tập trung kết hợp nhiều quy trình công nghệ khác nhau như các công nghệ phụ trợ xử lý CTR công nghiệp nguy hại (phân loại và xử lý cơ học, xử lý hóa - lý), công nghệ khử khuẩn xử lý CTR y tế bị nhiễm khuẩn, Chính phủ cũng đã có chính sách miễn thuế nhập khẩu đối với trang thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho các dự án đầu tư cơ sở xử lý CTR, miễn giảm thuế thu nhập cho các doanh nghiệp theo quy định, đồng thời ưu tiên lựa chọn các công nghệ hoàn chnh trong nước có khả năng xử lý triệt để CTR và có hiệu quả cao về kinh tế, kỹ thuật. Đặc biệt, ưu tiên sử dụng các công nghệ xử lý CTR khó phân hủy. Ngày 25/05/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 798/QĐ-TTg phê duyệt chương trình đầu tư xử lý CTR giai đoạn 2011 - 2020 dành cho các dự án đầu tư xây dựng khu liên hợp, cơ sở xử lý CTR tại các địa phương trên cả nước do các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong nước thực hiện với các mục tiêu cụ thể đặt ra đối với công tác thu gom, xử lý, tái chế và tái sử dụng CTR sinh hoạt đô thị, nông thôn, CTR công nghiệp Chương 7: Quản lý chất thải rắn: Hiện trạng, tồn tại và giải pháp 119 và y tế. Đây cũng là cơ sở để Việt Nam từng bước cải thiện năng lực thu gom và xử lý CTR ở các địa phương. Chính sách về thuế và phí BVMT đối với CTR Các chính sách về thuế và phí BVMT đối với CTR cũng đã được ban hành thông qua các văn bản như Nghị định số 67/2011/NĐ-CP 5 và Nghị định số 174/2007/NĐ-CP 6 . Theo Nghị định số 67/2011/NĐ-CP, túi nilon thuộc diện chịu thuế (túi nhựa) quy định tại Khoản 4 Điều 3 của Luật Thuế bảo vệ môi trường, trừ bao bì đóng gói sẵn hàng hóa và túi nilon đáp ứng tiêu chí thân thiện với môi trường theo quy định của Bộ TN&MT. Để thay đổi hành vi của người sử dụng, góp phần nhanh chóng giảm ô nhiễm môi trường từ những hành vi xả thải túi nilon đã qua sử dụng, Bộ Tài chính đề nghị mức thu Thuế BVMT với mặt hàng túi nilon là 40.000 đồng/kg. Việc quy định mức thuế cao nhằm làm tăng giá bán, hạn chế việc phát miễn phí túi nilon, từ đó giảm dần việc sử dụng, góp phần thay đổi hành vi, thói quen sử dụng túi nilon của người tiêu dùng, dần dần chuyển sang sử dụng sản phẩm thay thế mà không ảnh hưởng đến thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình. Theo Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007, CTR thông thường và CTR nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ (trừ CTR sinh hoạt từ các hộ gia đình) sẽ phải chịu phí BVMT, phần lớn nguồn thu từ phí BVMT đối với CTR sẽ được chi cho các hoạt động quản lý CTR tại địa phương. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về CTR và chất thải nguy hại Trong thời gian qua, các văn bản quy phạm pháp luật về BVMT nói chung và quản lý, xử lý CTR nói riêng đã được ban hành cả ở cấp Trung ương và địa phương. Các quy định được điều chnh đối với các vấn đề như quản lý CTR, chất thải nguy hại; quy định về tái chế; nhập khẩu phế liệu; cơ sở hạ tầng quản lý chất thải; quy hoạch quản lý CTR, quy hoạch các công trình xử lý CTR; phí và lệ phí quản lý CTR, chế tài xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật và các TCVN, QCVN về môi trường (Phụ lục 3). 5 Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 08/8/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường. 6 Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với CTR Báo cáo môi trường quốc gia 2011: Chất thải rắn 120 Ở cấp địa phương, đặc biệt là một số tnh thuộc vùng KTTĐ phía Nam (Tp. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu), là những địa phương có lượng phát thải chất thải công nghiệp và nguy hại lớn nhất, cũng đã triển khai những quy định tạm thời của địa phương mình về quản lý CTNH. Hầu hết các tnh đều đã có Quy hoạch tổng thể xây dựng bãi chôn lấp cho các đô thị cấp tnh. 7.1.2. Thể chế, chính sách chưa hoàn thiện và chưa được thực thi triệt để Thể chế, chính sách và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong quản lý CTR ở nước ta dù đã có những bước tiến bộ đáng ghi nhận, nhưng còn chưa đầy đủ, đồng bộ hoặc còn chồng chéo; chưa có một quy định thống nhất, toàn diện cho công tác quy hoạch quản lý CTR quốc gia. Một số chính sách đã được ban hành nhưng cơ chế triển khai, các văn bản hướng dẫn vẫn còn thiếu dẫn đến việc triển khai không hiệu quả hoặc không thể đi vào thực tế. Vấn đề triển khai thực hiện chưa thực sự phát huy hiệu quả, thể hiện ở việc chưa đạt các ch tiêu môi trường đã đặt ra. Hiện nay các văn bản quy phạm pháp luật quy định về một số vấn đề có tính then chốt đối với công tác quản lý CTR (bao gồm các vấn đề như nhân lực, bộ máy tổ chức, trình độ, các hướng dẫn kỹ thuật ) vẫn còn thiếu, dẫn đến các hoạt động quản lý CTR khó triển khai trong thực tế, đặc biệt đối với công tác quản lý CTNH. Do không có một tổ chức đầu mối chung về quản lý CTR nên các văn bản, quy chuẩn quy phạm, quy định về quản lý CTR do nhiều Bộ ban hành. Hàng loạt các vấn đề chưa có các văn bản quy định cụ thể như: chưa có các quy định về danh mục CTR thông thường; quy định về điều kiện năng lực cho phép các tổ chức, cá nhân thu gom, vận chuyển, tái chế, tái sử dụng, xử lý, tiêu hủy CTR thông thường; quy định thẩm định công nghệ xử lý CTR sinh hoạt do nước ngoài đầu tư. Ngoài ra, hiện nay cũng chưa có cơ quan chịu trách nhiệm tập trung quản lý thông tin, dữ liệu về quản lý CTR ở cấp trung ương, cũng như ở cấp địa phương. Thêm vào đó, công tác kiểm tra, thanh tra thực thi pháp luật còn nhiều hạn chế, các chế tài quy định về xử phạt đối với các hành vi vi phạm về BVMT đối với CTR còn chưa đủ sức răn đe, mức thi hành cưỡng chế có hiệu lực chưa cao dẫn đến hiệu quả quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Chương 7: Quản lý chất thải rắn: Hiện trạng, tồn tại và giải pháp 7.2. HỆ THỐNG TỔ CHỨC VÀ PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM 7.2.1. Hệ thống tổ chức và phân công trách nhiệm đang được kiện toàn và sự phân công tương đối cụ thể từ cấp Trung ương đến cấp địa phương Cấp Trung ương Ở cấp Trung ương, đã có sự phân công chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm đối với các bộ, ngành có liên quan đến công tác quản lý CTR. Trong đó, có 5 Bộ có trách nhiệm trực tiếp tham gia công tác quản lý CTR bao gồm: Bộ Xây dựng, Bộ Công thương, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường. Bộ Xây dựng có trách nhiệm quy hoạch quản lý CTR cấp vùng, liên tnh, liên đô thị, vùng kinh tế trọng điểm; chủ trì phối hợp với các bộ, ngành khác trong việc xử lý CTR tại đô thị, khu sản xuất dịch vụ tập trung, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, làng nghề và khu dân cư nông thôn. Bộ Công thương có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về BVMT và các quy định khác có liên quan đối với lĩnh vực công nghiệp (trong đó bao gồm cả vấn đề về CTR công nghiệp); thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, hoạt động khuyến công, khu - cụm - điểm công nghiệp, doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ ở các địa phương. Bộ Y tế có trách nhiệm ch đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý chất thải y tế. Trách nhiệm của Bộ về quản lý chất thải chủ yếu là đánh giá tác động chất thải rắn đối với sức khoẻ con người, thanh tra, giám sát hoạt động xử lý chất thải bệnh viện. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có trách nhiệm ch đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về BVMT và các quy định có liên quan tới chất thải nông nghiệp; xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả quản lý CTR cho các điểm dân cư nông thôn và làng nghề. Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chịu trách nhiệm về quản lý và bảo vệ môi trường nói chung, chịu trách nhiệm chính quản lý CTNH và phối hợp với các Bộ khác ban hành hướng dẫn, quy định, quy chuẩn về quản lý chất thải, xây dựng kế hoạch quản lý chất thải hàng năm và dài hạn, xây dựng chính sách và chiến lược, kế hoạch và phân bổ ngân sách nghiên cứu và phát triển cho các dự án xử lý chất thải và phê duyệt báo cáo ĐTM. Các Bộ, ngành khác có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ trong công tác đầu tư tài chính, xây dựng các cơ chế ưu đãi về kinh tế để thúc đẩy hoạt động quản 121 Báo cáo môi trường quốc gia 2011: Chất thải rắn 122 lý chất thải (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính), hướng dẫn tuyên truyền phổ cập về quản lý chất thải (Bộ Thông tin và Truyền thông) hay phối hợp với Bộ Xây dựng tổ chức thẩm định công nghệ xử lý CTR mới được triển khai (Bộ Khoa học và Công nghệ). Ngoài ra, các bộ quản lý chuyên ngành còn có trách nhiệm xây dựng định hướng xã hội hóa công tác quản lý CTR, hướng dẫn các tiêu chí về quy mô tổ chức, tiêu chuẩn và điều kiện hoạt động của các cơ sở thực hiện xã hội hóa. Cấp địa phương Ở cấp địa phương, các đơn vị được giao chức năng nhiệm vụ về quản lý CTR bao gồm: Sở Xây dựng: chịu trách nhiệm về quản lý CTR sinh hoạt và các bãi chôn lấp rác thải gồm: giám sát việc thực hiện quy hoạch đô thị của tnh hoặc thành phố đã được Thủ tướng phê duyệt, tổ chức thiết kế và xây dựng các dự án chôn lấp rác thải theo tiêu chuẩn môi trường và xây dựng, hỗ trợ ra quyết định về các dự án cơ sở xử lý chất thải, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo và đề xuất quy hoạch các bãi chôn lấp rác thải, các cơ sở, nhà máy chế biến xử lý CTR phù hợp cho Ủy ban nhân dân cấp tnh để phê duyệt. Sở Tài nguyên và Môi trường: có vai trò quan trọng trong quản lý chất thải, về giám sát chất lượng môi trường, quản lý và thực hiện các chính sách và quy định về quản lý chất thải do Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân cấp tnh ban hành, phê duyệt báo cáo ĐTM cho các dự án xử lý chất Ghi chú: (*) CTR sinh hoạt nông thôn chưa có sự phân định rõ ràng giữa Bộ Xây dựng và Bộ NN&PTNT (**) CTR làng nghề chưa có sự phân định rõ ràng giữa Bộ Công thương, Bộ Xây dựng và Bộ NN&PTNT Hình 7.1. Sơ đồ hệ thống tổ chức quản lý CTR cấp trung ương Chương 7: Quản lý chất thải rắn: Hiện trạng, tồn tại và giải pháp 123 thải, phối hợp với Sở Xây dựng xem xét và lựa chọn các bãi chôn lấp rác thải, sau đó đề xuất với Ủy ban nhân dân tnh phê duyệt bãi chôn lấp phù hợp nhất. Tuy nhiên, vai trò của Sở Xây dựng và Sở Tài nguyên và Môi trường trong quản lý CTR phụ thuộc vào tính chất và tổ chức của từng tnh thành và giữa chúng có thể có khác biệt. Công ty Môi trường đô thị (URE- NCO): Ngoài các đơn vị quản lý nhà nước mang tính hành chính nói trên, Công ty môi trường đô thị là đơn vị dịch vụ công của nhà nước chịu trách nhiệm trực tiếp thực hiện công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải ở tnh hoặc thành phố. Và cũng tùy thuộc theo từng địa phương, URENCO có thể trực thuộc Sở Xây dựng hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường. Điển hình như Hà Nội, Hải Phòng và Thừa Thiên - Huế, URENCO trực thuộc sự quản lý của Sở Xây dựng; tại Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh, URENCO lại trực thuộc quyền quản lý của UBND thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường quản lý theo ngành dọc về mặt chuyên môn. 7.2.2. Phân công, phân nhiệm còn phân tán, chồng chéo và nhiều lỗ hổng Theo đúng chức năng, nhiệm vụ đã được phân công cho các Bộ ngành (đã nêu ở trên), có thể thấy rõ sự phân tán, chồng chéo trong quản lý CTR ở cấp trung ương và địa phương, cụ thể: Khung 7.2. Hệ thống quản lý nhà nước về CTR đô thị tại Tp. Hồ Chí Minh __________: quan hệ trực tiếp : quan hệ gián tiếp Mô hình tổ chức quản lý CTR đô thị tại Tp. Hồ Chí Minh đã cho thấy những hiệu quả tốt. Công ty TNHH một thành viên Môi trường đô thị (gọi tắt là URENCO) trực thuộc UBND Thành phố. Hiện nay, UBND Thành phố thực hiện việc ch đạo trực tiếp và điều phối hoạt động cũng như sự phối hợp giữa URENCO, Sở TN&MT (Phòng Quản lý CTR) và các Công ty công ích. Như vậy, có thể thấy công tác vệ sinh môi trường đô thị nói chung và quản lý CTR đô thị nói riêng được đưa về tập trung vào một đầu mối. Vì vậy, công tác điều phối và quản lý CTR được thống nhất và hiệu quả. Điều này được thể hiện qua tỷ lệ thu gom và xử lý CTR đô thị của Tp. Hồ Chí Minh trong những năm qua luôn đạt 95%. Đây là một trong số ít địa phương có tỷ lệ thu gom và xử lý CTR hợp vệ sinh cao nhất trong cả nước. Nguồn: Sở TN&MT Tp. Hồ Chí Minh, 2011. Báo cáo môi trường quốc gia 2011: Chất thải rắn 124 Về nguyên tắc, Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thực hiện thống nhất về BVMT, trong đó có quản lý chất thải. Tuy nhiên, việc xử lý CTR sinh hoạt, chất thải làng nghề theo quy định của Luật BVMT và các văn bản có liên quan là trách nhiệm của Bộ Xây dựng. Vấn đề quản lý CTR công nghiệp cũng chưa rõ trách nhiệm cụ thể thuộc Bộ Xây dựng hay Bộ Công thương. Việc quản lý CTR làng nghề không rõ trách nhiệm của Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hay Bộ Công thương. Hay vấn đề quản lý CTR khu dân cư nông thôn đều được giao cho cả hai Bộ Xây dựng và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Chính từ sự chồng chéo trong chức năng quản lý của các Bộ, ngành, dẫn đến những chồng chéo trong việc triển khai các chương trình quản lý CTR ở cấp quốc gia. Việc tổ chức quản lý CTR không ch thiếu thống nhất ở cấp trung ương mà còn ở cấp địa phương. Theo Nghị định số 81/2007/NĐ-CP 7 thì chức năng quản lý nhà nước về BVMT nói chung (bao gồm quản lý chất thải) ở cấp địa phương được giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường. Tuy nhiên, theo Nghị định số 13/2008/ NĐ-CP 8 thì chức năng quản lý nhà nước về CTR sinh hoạt đô thị lại chuyển sang Sở Xây dựng. Chính vì vậy, ở mỗi địa phương chức năng quản lý CTR được giao cho các đơn vị khác nhau. Điển hình như tại Hà Nội, Hải Phòng, Huế công tác quản lý CTR được giao cho Sở Xây dựng. Nhưng tại Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh, công tác này lại do UBND tnh, thành phố chịu trách nhiệm (trước đây giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường). Chính do sự không thống nhất đầu mối quản lý CTR tại nhiều địa phương đã khiến cho công tác quản lý CTR ở Trung ương cũng không thống nhất. Khung 7.3. Chồng chéo trong hệ thống quản lý CTR dẫn đến chồng chéo khi triển khai thực hiện các chương trình Trong danh mục các chương trình thực hiện Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp CTR, căn cứ theo chức năng nhiệm vụ được phân công về CTR, các bộ, ngành đều được giao chủ trì thực hiện các chương trình tương ứng, cụ thể: - “Chương trình thúc đẩy phòng ngừa, giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng chất thải rắn” và “Thúc đẩy phân loại chất thải rắn tại nguồn” do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì; - “Chương trình đầu tư xây dựng các công trình xử lý chất thải rắn cấp vùng” và “Xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị giai đoạn 2009 - 2020” do Bộ Xây dựng chủ trì; - “Chương trình tăng cường quản lý chất thải rắn nông thôn, làng nghề” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì. - “Chương trình xử lý chất thải rắn y tế trong giai đoạn 2009 - 2025” do Bộ Y tế chủ trì. Nguồn: Tổng cục Môi trường tổng hợp, trích từ Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp CTR đến năm 2025, tầm nhìn đến 2050, 2011. 7 Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23/5/2008 của Chính phủ quy định tổ chức, bộ phân chuyên môn về BVMT tại các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước. 8 Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04/2/2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tnh, thành phố trực thuộc trung ương. [...]... (WasteEcon) MOSTE Phát triển đô thị tại Huế UBND Thừa Thiên Huế Xã hội hoá công tác quản lý chất thải rắn US-AEP, iCMA, TAF tại Tp Hồ Chí Minh Nhà máy chế biến rác Cầu Diễn URENCO Hà Nội Hàn Quốc/ Quản lý và xử lý chất thải rẵn tại Tp URENCO Hải Phòng Hải Phòng KOICA Chương 7: Quản lý chất thải rắn: Hiện trạng, tồn tại và giải pháp Loại hỗ trợ Giai đoạn Vốn (triệu USD) DS 07/ 1998 -05/2000 Không có thông... khác nhằm tìm ra những mô hình quản lý phù hợp hơn, cụ thể là phân nhỏ hợp lý theo từng cụm một hoặc hai tỉnh để đáp ứng nhu cầu quản lý thực tế 142 Chương 7: Quản lý chất thải rắn: Hiện trạng, tồn tại và giải pháp 7. 9.6 Tăng cường và đa dạng hoá nguồn đầu tư tài chính Đa dạng hóa nguồn tài chính cho quản lý CTR từ: ngân sách nhà nước; các dự án, chương trình tài trợ trong và ngoài nước; Quỹ Bảo vệ môi... tỉnh: 3 67 ha tỉnh Kiên Giang và Cà Mau đối với CTR sinh hoạt, công nghiệp và y tế thông Môn, huyện Thới Lai, thường Tp Cần Thơ; phía Bắc Tp Cà Mau Nguồn: Theo Quyết định số 1440/2008/QĐ-TTg và Quyết định số 1 873 /2010/QĐ-TTg 126 Chương 7: Quản lý chất thải rắn: Hiện trạng, tồn tại và giải pháp 7. 3.2 Thiếu các quy hoạch của địa phương Hầu hết các địa phương chưa xây dựng quy hoạch quản lý CTR Hiện nay... về quản lý tổng hợp CTR, để giảm thiểu lượng chất thải chôn lấp, các biện pháp tài chính hỗ trợ việc vận hành nhà máy ủ rác là rất cần thiết Một trong những khó khăn mà các doanh nghiệp tư nhân và tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh, hoạt động trong lĩnh vực quản lý CTR đang gặp phải là 136 Chương 7: Quản lý chất thải rắn: Hiện trạng, tồn tại và giải pháp vấn đề tài chính đầu tư cho cơ sở hạ tầng xử lý. .. 2 nhóm đơn vị quản lý: nhóm đơn vị quản lý theo hướng chỉ đạo, định hướng công tác quản lý CTR và nhóm đơn vị triển khai thực hiện, thi hành nhiệm vụ quản lý CTR ở cấp Trung ương, cần xác định một cơ quan đầu mối quản lý CTR nói chung Các bộ, ngành khác chịu trách nhiệm quản lý CTR của ngành, có trách nhiệm phối hợp cùng với cơ quan quản lý chung trong công tác quản lý và xử lý chất thải Ở cấp địa... Nguồn: Báo Quảng Trị, 07/ 06/2011 Chương 7: Quản lý chất thải rắn: Hiện trạng, tồn tại và giải pháp Tăng cường tái sử dụng, tái chế CTR: tái sử dụng vật dụng sinh hoạt trong gia đình ở mức tối đa, đẩy mạnh việc tái sử dụng chất thải công nghiệp và thận trọng trong việc tái sử dụng CTR y tế; Xây dựng và áp dụng các chính sách ưu đãi cho các hoạt động tái chế; Phát triển thị trường trao đổi chất thải; phát.. .Chương 7: Quản lý chất thải rắn: Hiện trạng, tồn tại và giải pháp Công tác quản lý CTR sinh hoạt tại các đô thị vẫn chủ yếu được thực hiện bởi các Công ty dịch vụ công hay dịch vụ công ích của Nhà nước Hoạt động của các đơn vị này còn manh mún, khép kín trong địa giới hành chính, phân tán, không đủ năng lực (cả về nhân lực và phương tiện, thiết bị) Hơn nữa với mô hình quản lý hiện nay phổ... nhau URENCO có thể chịu trách nhiệm thực hiện toàn bộ hoạt động quản lý CTR hoặc chỉ chuyên trách một số công đoạn như chuyên vận chuyển hoặc chuyên xử lý Ngoài URENCO, tham gia công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải ở các địa phương còn có các đơn vị khác dưới hình thức là các Công ty nhà 128 Chương 7: Quản lý chất thải rắn: Hiện trạng, tồn tại và giải pháp nước (toàn phần hoặc một phần), Công... hiện các biện pháp giảm thiểu, bắt buộc thực hiện việc phân loại chất thải y tế tại nguồn theo quy định tại Quy chế quản lý chất thải y tế được banh hành theo Quyết định 43/20 07/ QĐ-BYT ngày 30/11/20 07 và thu gom, xử lý đúng yêu cầu kỹ thuật BVMT 100% chất thải phát sinh ở các bệnh viện, các cơ sở y tế, chữa bệnh Xây dựng và ban hành cơ chế bảo đảm kinh phí cho chi phí vận hành thiết bị xử lý chất thải. .. PCDA, 2010 Chương 7: Quản lý chất thải rắn: Hiện trạng, tồn tại và giải pháp vào, khuyến khích sử dụng chất thải của ngành này làm nguyên liệu của ngành khác Tăng cường áp dụng sản xuất sạch hơn trong ngành CN, tăng cường quản lý nội vi, kiểm soát quá trình, cải tiến trang thiết bị để tránh thất thoát nguyên vật liệu, đầu tư đổi mới công nghệ, sử dụng nhiên liệu sạch hơn, hạn chế sử dụng các hóa chất độc . hiệu quả quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Chương 7: Quản lý chất thải rắn: Hiện trạng, tồn tại và giải pháp 7. 2. HỆ THỐNG TỔ CHỨC VÀ PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM 7. 2.1. Hệ thống tổ chức và phân. cáo: 15  Chương 7: Quản lý chất thải rắn: Hiện trạng, tồn tại và giải pháp Chính sách áp dụng cơ chế quản lý 3R (Giảm thiểu, Tái sử dụng, Tái chế) Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp. trực thuộc trung ương. 125 Chương 7: Quản lý chất thải rắn: Hiện trạng, tồn tại và giải pháp Công tác quản lý CTR sinh hoạt tại các đô thị vẫn chủ yếu được thực hiện bởi các Công ty dịch vụ

Ngày đăng: 21/01/2015, 21:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan