Đối với nhóm CTR đô thị
Khuyến khích, thay đổi hành vi, xây dựng lối sống thân thiện đối với môi trường của người dân. Thực hiện các chương trình thúc đẩy người dân mua các loại sản phẩm có ít bao bì, tái sử dụng các túi đựng nhiều lần, sử dụng các loại bao bì dễ phân hủy trong tự nhiên, nói không với túi nilon khó phân hủy. Xây dựng tiêu chuẩn thời gian lưu hành của một số sản phẩm, cung cấp thông tin cho người tiêu dùng sử dụng các đồ dùng, vật dụng một cách hiệu quả nhất.
Xây dựng chính sách yêu cầu, khuyến khích, ký kết các thỏa ước giữa cơ quan quản lý với các hiệp hội, các công ty sản xuất bao bì, túi đựng nhằm xây dựng và thực hiện lộ trình cắt giảm lượng sản phẩm được sản xuất và phân phối, đồng thời nghiên cứu chế tạo những sản phẩm thân thiện với môi trường.
Thiết kế, xây dựng các điểm thu gom CTR xây dựng và thúc đẩy tận dụng tái sử dụng loại chất thải này.
Đối với nhóm CTR công nghiệp
Tăng cường giảm thiểu CTR trong sản xuất, giảm thiểu tối đa nguyên liệu đầu
Khung 7.9. Bài học từ Dự án cải tạo cải thiện môi trường kênh Chín Tế (Bến Tre) thuộc Hợp phần “Kiểm soát ô nhiễm tại các khu vực đông dân nghèo (PCDA)”
Một trong những kết quả quan trọng đạt được của Dự án đó là khoảng 85-90 % chất thải được đánh giá là không còn thải xuống kênh. Đặc biệt, mùi hôi được giảm thiểu rỏ rệt...
Để đạt được các kết quả trên, Dự án đã huy động sự tham gia cộng đồng thông qua các bước:
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho người dân sống hai bên bờ kênh và cộng đồng dân cư xung quanh;
- Lập tổ tự quản thu gom rác thải trên toàn tuyến kênh với kinh phí hoạt động từ nguồn thu của các hộ dân theo mức quy định của địa phương;
- Khuyến khích người dân trong khu vực tham gia phân loại rác tại nguồn và tổ chức thu gom rác thải rác hiệu quả;
- Vận động, hỗ trợ khuyến khích các hộ dân trong khu vực xây dựng nhà vệ sinh với bể tự hoại 3 ngăn theo tiêu chuẩn của ngành xây dựng;
- Xây dựng chương trình vớt rác, nạo vét định kỳ nhằm khai thông dòng chảy cho kênh Chín Tế;
- Từng bước xử lý triệt để các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm trong lưu vực, kể cả di dời hoặc đóng cửa các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng;
- Ban hành các quy định nghiêm cấm người dân chiếm hành lang an toàn kênh;
- Triển khai thực hiện nghiêm các quy định xử phạt hành chính đối với cá nhân hoặc tập thể xả rác, nước thải ô nhiễm không qua xử lý xuống kênh.
Vai trò của phụ nữ trong việc tham gia, quản lý và quan trắc các hoạt động của dự án được đẩy mạnh. Dự án đã áp dụng linh hoạt phương án huy động tài chính từ sự đóng góp của người dân với mức độ phù hợp với khả năng tài chính của nhóm người có thu nhập thấp, có thể không phải bằng tiền mà thông qua sức lao động.
Nguồn: Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện dự án trình diễn, Hợp phần PCDA, 2010
vào, khuyến khích sử dụng chất thải của ngành này làm nguyên liệu của ngành khác.
Tăng cường áp dụng sản xuất sạch hơn trong ngành CN, tăng cường quản lý nội vi, kiểm soát quá trình, cải tiến trang thiết bị để tránh thất thoát nguyên vật liệu, đầu tư đổi mới công nghệ, sử dụng nhiên liệu sạch hơn, hạn chế sử dụng các hóa chất độc hại trong từng giai đoạn sản xuất.
Kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu phế liệu theo quy định của Luật BVMT, thực hiện nghiêm túc các cam kết của Công ước Basel về vận chuyển chất thải nguy hại xuyên biên giới. Hạn chế nhập khẩu các phương tiện giao thông, các loại máy móc, trang thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng có hiệu quả sử dụng thấp, vòng đời ngắn, gây ô nhiễm môi trường.
Tăng cường áp dụng các hệ thống quản lý đạt tiêu chuẩn chất lượng ISO 14000 trong các cơ sở công nghiệp; Xây dựng các cơ sở công nghiệp, KCN sinh thái; Cấp nhãn sinh thái cho các sản phẩm đạt yêu cầu.
Đối với nhóm CTR nông thôn, nông nghiệp và làng nghề
Thực hiện giảm thiểu các loại chất thải phát sinh trong quá trình trồng trọt và thu hoạch, đẩy mạnh việc xây dựng các hệ thống hầm biogas trong chăn nuôi.
Kiểm soát chặt chẽ và có các biện pháp hướng dẫn xử lý bao bì các loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật dùng trong nông nghiệp.
Xây dựng và thực hiện chương trình hành động sản xuất sạch hơn, thu gom, vận chuẩn và xử lý chất thải ở các làng nghề, đặc biệt là ở các làng nghề tái chế phế liệu.
Đối với nhóm CTR y tế
Đối với CTR y tế, cần phải thực hiện các biện pháp giảm thiểu, bắt buộc thực hiện việc phân loại chất thải y tế tại nguồn theo quy định tại Quy chế quản lý chất thải y tế được banh hành theo Quyết định 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 và thu gom, xử lý đúng yêu cầu kỹ thuật BVMT 100% chất thải phát sinh ở các bệnh viện, các cơ sở y tế, chữa bệnh.
Xây dựng và ban hành cơ chế bảo đảm kinh phí cho chi phí vận hành thiết bị xử lý chất thải y tế (lò đốt CTR y tế).
Nghiên cứu áp dụng các phương pháp xử lý chất thải y tế không bằng phương pháp đốt, như là phương pháp sấy hấp nhiệt sát trùng.