1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đánh giá tình hình xử lý chất thải tại các trang trại lợn trên địa bàn huyện văn giang tỉnh hưng yên

34 656 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 1,01 MB

Nội dung

Đánh giá tình hình xử lý chất thải tại các trang trại lợn trên địa bàn huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên Cao Trường Sơn Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Luận văn ThS chuyên ngành: Khoa họ

Trang 1

Đánh giá tình hình xử lý chất thải tại các trang trại lợn trên địa bàn huyện Văn Giang,

tỉnh Hưng Yên

Cao Trường Sơn

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Luận văn ThS chuyên ngành: Khoa học môi trường; Mã số: 60 85 02

Người hướng dẫn: PGS.TS Hồ Thị Lam Trà

Năm bảo vệ: 2012

Abstract: Tổng quan về tình hình phát triển chăn nuôi; vấn đề môi trường trong

chăn nuôi; tình hình quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi ở nước ta hiện nay Phân tích tổng hợp các điều kiện Tự nhiên – Kinh tế - Xã hội trên địa bàn huyện Văn Giang, Hưng Yên Hiện trạng phát triển và đặc điểm của các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Phân tích, đánh giá hiện trạng xử lý chất thải tại các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Văn Giang Đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường tại các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Văn Giang trong thời

Tính cấp thiết của đề tài:

Trong những năm gần đây ngành chăn nuôi nước ta phát triển rất mạnh, tốc độ tăng

trưởng bình quân đạt 8,7%/năm(Cục Chăn nuôi, 2006)[7] Đặc điểm nổi bật nhất trong thời gian

qua của ngành chăn nuôi nước ta là chuyển từ hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ tại hộ gia đình sang chăn nuôi tập trung theo quy mô trang trại Hình thức chăn nuôi tập trung theo quy mô trang trại dần được hình thành và có xu hướng phát triển mạnh, nhất là khi Chính phủ ban hành Nghị

quyết 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 về Phát triển kinh tế trang trại [7] Đây là xu hướng phổ

Trang 2

của nước ta

Trong các loại vật nuôi, trang trại chăn nuôi lợn chiếm tỷ lệ lớn nhất với tổng số 7.475 trang trại (chiếm 42,2%/tổng số trang trại chăn nuôi) Trong đó, miền Bắc có 3.069 trang trại, chiếm 41,1%, miền Nam có 4.406 trang trại, chiếm 58,9% Trong 3 năm gần đây, quy mô chăn nuôi lợn trong các trang trại có xu hướng tăng nhanh do có tương quan giữa tỷ lệ lợi nhuận và số lượng đầu con chăn nuôi Quy mô chăn nuôi lợn nái phổ biến từ 20-50 con/trang trại, chiếm 71,3% trang trại chăn nuôi lợn nái và quy mô lợn thịt phổ biến

từ 100-200 con/trang trại chiếm 75,5% trang trại chăn nuôi lợn thịt (Cục Chăn nuôi,

2008)[8]

Việc hình thành và phát triển mạnh các trang trại chăn nuôi lợn ở nước ta đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, tăng năng suất lao động và thu nhập của người nông dân Tuy nhiên, các trang trại chăn nuôi lợn cũng ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường xung quanh bởi các loại chất thải rắn, lỏng và khí phát sinh ngày càng nhiều và không được xử

lý triệt để Do đó, việc nghiên cứu, đánh giá tình hình xử lý chất thải tại các trang trại chăn nuôi lợn là nhiệm vụ cấp bách để bảo đảm phát triển ngành chăn nuôi một cách bền vững

Từ những lý do trên chúng tôi lựa chọn thực hiện đề tài “Đánh giá tình hình xử

lý chất thải tại các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên”

Ý nghĩa thực tiễn và khoa học của đề tài:

 Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở dẫn liệu tham khảo về tình hình phát triển, các vấn đề môi trường cũng như các biện pháp xử lý chất thải trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn theo quy mô trang trại nói riêng Đồng thời là

cơ sở dẫn liệu để đánh giá và so sánh với những nghiên cứu khác trong tương

lai

 Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp các cán bộ môi trường, cán bộ nông nghiệp đưa

ra những cảnh báo, khuyến cáo, định hướng cho việc phát triển sản xuất cũng như

là quản lý tốt các vấn đề môi trường phát sinh nhằm phát triển bền vững các trang

trại chăn nuôi lợn

Mục đích nghiên cứu:

 Chỉ ra tình hình phát triển và đặc điểm của các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Văn Giang

Trang 3

 Đánh giá hiện trạng xử lý chất thải của các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Văn Giang

 Đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường tại các trang trại chăn nuôi lợn

Nội dung nghiên cứu:

 Phân tích tổng hợp các điều kiện Tự nhiên – Kinh tế - Xã hội trên địa bàn huyện Văn Giang, Hưng Yên

 Hiện trạng phát triển và đặc điểm của các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Văn Giang, Hưng Yên

 Phân tích, đánh giá hiện trạng xử lý chất thải tại các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Văn Giang, Hưng Yên

Chương 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan về tình hình phát triển chăn nuôi nước ta

 Xu hướng phát triển

 Hình thức chăn nuôi

 Tỷ lệ phân bố

 Đặc điểm chuồng trại

1.2 Tổng quan các vấn đề môi trường trong chăn nuôi

 Nguồn thải từ chăn nuôi

 Hiện trạng ô nhiễm môi trường chăn nuôi ở nước ta

1.3 Tổng quan tình hình quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi ở nước ta

 Cơ sở pháp lý về quản lý chất thải chăn nuôi ở nước ta

 Tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi

 Các biện pháp quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Trang 4

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

 Nghiên cứu tập trung vào các trang trại chăn nuôi có số lượng Lợn nuôi xác định theo Thông tư số 27/2011/BNNPTNT- Quy định về Quy chế và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại

 Các biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi của các trang trại Lợn

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu

 Khu vực nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành tại các trang trại chăn nuôi Lợn trên địa bàn huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên

 Thời gian nghiên cứu: từ 02/2011 – 02/2012

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập số liệu thứ cấp từ các công trình nghiên cứu, các báo cáo, bài báo khoa học và các số liệu thống kê sẵn có liên quan tới đề tài nhằm:

 Viết tổng quan vấn đề nghiên cứu

 Tìm hiểu các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa điểm nghiên cứu

 Nắm rõ tình hình phát triển của các trang trại chăn nuôi Lợn trên địa bàn nghiên cứu trong những năm qua

2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

* Phương pháp điều tra bảng hỏi:

Tiến hành lập và phỏng vấn các chủ trang trại theo bảng hỏi nhằm thu thập các thông tin liên quan tới tình hình sản xuất, đặc điểm và các hình thức quản lý, xử lý chất thải của các trang trại nuôi Lợn Quá trình phỏng vấn được tiến hành tại 42 trang trại Lợn trên tổng số 60 trang trại Lợn của huyện Văn Giang Mẫu phiếu phỏng vấn được trình bày trong phần phụ lục 1

* Phương pháp điều tra khảo sát thực địa:

Tiến hành điều tra khảo sát các trang trại nuôi Lợn trên địa bàn huyện Văn Giang nhằm quan sát, chụp ảnh và thu thập các thông tin liên quan tới đề tài

2.2.3 Phương pháp lấy mẫu và phân tích

*Phương pháp lấy mẫu:

Tiến hành lấy mẫu nước mặt tại các ao nuôi cá, kênh mương xung quanh các trang trại (theo TCVN 5994-1995); mẫu nước thải đầu vào, đầu ra của hệ thống Biogas

và mẫu nước ngầm (theo TCVN 6000-1995) để tiến hành phân tích trong phòng thí

Trang 5

nghiệm:

 Mẫu nước mặt trên các ao nuôi cá: chúng tôi lựa chọn 3 trang trại lợn tại mỗi hệ thống VAC và AC để tiến hành lấy mẫu Phương pháp lấy mẫu tuân theo TCVN 5994-1995

 Tổng số mẫu: 6 mẫu/6 trang trại (3 VAC và 3 AC)

 Thời gian và tần suất lấy mẫu: quá trình lấy mẫu được tiến hành 3 lần với khoảng thời gian 1 tháng/lần từ tháng 6/2012 đến 8/2012

 Các thông số phân tích: pH, DO, COD, BOD5, NH4+, NO3- và PO43-

 Lấy mẫu nước mặt trên các kênh, mương xung quanh các trang trại Lợn: nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc thải bỏ chất thải ra ngoài môi trường ở hệ thống trang trại VC và C Phương pháp lấy mẫu tuân theo TCVN 5994-1995

 Tổng số mẫu: 6 mẫu/6 trang trại

 Thời gian và tần suất lấy mẫu: quá trình lấy mẫu được tiến hành 3 lần với khoảng thời gian 1 tháng/lần từ tháng 6/2012 đến 8/2012

 Các thông số phân tích: pH, DO, Eh, COD, BOD5, NH4+, NO3- và PO4

3- Lấy mẫu nước đầu vào và đầu ra của bể Biogas: nhằm đánh giá hiệu quả xử lý của

bể biogas tại các trang trại nuôi lợn

 Tổng số mẫu lấy: 8 mẫu (4 đầu vào và 4 đầu ra) tại 4 bể biogas (1 bể tại hệ thống trang trại VAC, 1 bể tại hệ thống trang trại AC, 1 bể tại hệ thống VC và 1

bể tại hệ thống C)

 Tần suất và thời gian lấy mẫu: các mẫu đầu vào và đầu ra của bể biogas được tiến hành lấy 1 lần vào tháng 08 năm 2012

 Các thông số phân tích: pH, COD, BOD5, T-N, T-P

 Mẫu nước ngầm: được lấy tại các giếng khoan trong các trang trại tại mỗi hệ thống Phương pháp lấy mẫu tuân theo TCVN 6000-1995

 Tổng số mẫu lấy: 12 mẫu (mỗi hệ thống 3 mẫu)

 Tần suất lấy mẫu: mẫu được lấy 3 lần với khoảng thời gian 1 tháng/lần từ tháng 6/2012 – 8/2012

Trang 6

 Các thông số còn lại được phân tích trong phòng thí nghiệm khoa Tài nguyên & Môi trường Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội theo đúng các thủ tục quy định hiện hành được chỉ ra trong bảng 2.1:

Bảng 2.1: Các phương pháp phân tích chất lượng nước

1 pH phương pháp đo pH bằng máy đo pH meter

2 DO phương pháp đo pH bằng máy đo pH meter

Trang 7

2.2.4 Phương pháp so sánh

Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ được so sánh với một số Quy chuẩn kỹ thuật sau:

 QCVN 08: 2008/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt

 QCVN 09: 2008/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ngầm

 QCVN 01-14:2010/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia điều kiện trại chăn nuôi Lợn an toàn sinh học

 QCVN 01:2009/BYT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống

2.2.5 Phương pháp đánh giá mùi và tiếng ồn

 Mùi và tiếng ồn từ các trang trại Lợn được xác định bằng cảm quan tại các khoảng cách 50m, 100m và 150m trong quá trình điều tra tại các trang trại

 Mức độ mùi và tiếng ồn được chúng tôi phân thành 4 mức theo bảng 2.2

Bảng 2.2: Phân hạng mức độ mùi và tiếng ồn

Không có Không nghe thấy tiếng ồn từ các chuồng nuôi Lợn

Hơi ồn Có nghe thấy tiếng ồn nhưng ở mức độ vừa phải không khó chịu

Ồn Tiếng ồn nghe rõ và gây cảm giác khó chịu

Rất ồn Tiếng ồn to, liên tục và gây đau đầu

Không có mùi Hoàn toàn không gửi thấy mùi hôi

Mùi nhẹ Có mùi thoang thoảng nhưng không khó chịu

Mùi khó chịu Gửi rõ mùi hôi thối, có cảm giác khó chịu

Mùi nặng Mùi nồng nặc, gây cảm giác khó chịu, nhức đầu

2.2.6 Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu thu thập được của đề tài được tổng hợp và xử lý thống kê trên phần mềm Excel 2007

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Phân tích tổng hợp các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Văn Giang

Trang 8

3.1.1 Phân tích các điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Văn Giang nằm ở phía Bắc của tỉnh Hưng Yên, có toạ độ địa lý là từ 20o54’05’’ đến 20o58’15’’ độ vĩ Bắc và từ 105o55’33’’ đến 106o01’05’’ độ kinh Đông Huyện có tổng diện tích tự nhiên là 71,79 km2, bao gồm 10 xã và 1 thị trấn trung tâm

Hình 3.1: Sơ đồ hành chính huyện Văn Giang

3.1.1.2 Các điều kiện tự nhiên

*Địa hình, địa mạo

Văn Giang nằm ở trung tâm của đồng bằng châu thổ sông Hồng nên địa hình tương đối bằng phẳng Địa hình của huyện nghiêng dần theo hướng Tây Bắc – Đông Nam

*Đặc điểm thủy văn

Do đặc điểm địa hình nghiêng theo hướng Tây Bắc-Đông Nam nên tất cả các sông của huyện cũng chảy theo hướng này

*Đặc điểm thời tiết, khí hậu

Trang 9

Do nằm trong vùng trung tâm đồng băng châu thổ sông Hồng nên khí hậu của huyện mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa

Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình hàng năm của Văn Giang là 23,2 oC với tổng lượng nhiệt trung bình năm là 8.503oC/năm

Chế độ Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình của huyện là 1.750 giờ/năm

Lượng mưa: tổng lượng mưa trung bình của huyện là từ 1.500-1.600 mm/năm Gió: bao gồm hai hướng gió chính là: gió Đông Bắc thổi vào mùa đông và gió

Đông Nam thổi vào mùa hè

Độ ẩm không khí: nhìn chung độ ẩm không khí của huyện là tương đối cao dao

động từ 79% (tháng 3) đến 92% Độ ẩm trung bình năm là khoảng 85%

Nhìn chung, huyện Văn Giang có điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp

3.1.1.3 Các tài nguyên thiên nhiên

*Tài nguyên đất

Theo số liệu thống kê năm 2009, tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Văn Giang

là 7.180,88 ha Đất đai của huyện Văn Giang chia làm hai phần chính: vùng đất trong đê và vùng đất ngoài đê

*Tài nguyên nước

Tài nguyên nước của huyện bao gồm nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm với trữ lượng khá dồi dào và phân bố đều trên địa bàn huyện:

 Nguồn nước mặt: nguồn nước mặt của Văn Giang chủ yếu được lấy từ hệ thống các

sông ngòi, ao hồ và lượng mưa hàng năm

 Nước ngầm: nguồn nước ngầm của huyện tương đối dồi dào phân bố ở cả tầng

nước nông và tầng nước sâu Chất lượng nước ngầm của huyện khá tốt bảo đảm cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho người dân

 Nguồn than nâu: Văn Giang có trữ lượng than nâu tương đối lớn thuộc mỏ than nâu vùng

Trang 10

đồng bằng châu thổ sông Hồng (tổng trữ lượng của mỏ là 90 tỷ tấn) 3.1.2 Điều kiện Kinh

tế - Xã hội

3.1.2.1 Tình hình phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Bảng 3.1 Cơ cấu kinh tế huyện Văn Giang qua các năm 2005 - 2011

Nông nghiệp

Thủy sản

Giá trị (tỷ đồng) - 503,69 992,42 488,73 122,18

Dân số Tỷ lệ Dân số Tỷ lệ Dân số Tỷ lệ

Đô thị Người 9.053 9,34 9.503 9,28 10.277 9,33 Nông thôn Người 87.892 90,66 92.934 90,72 99.921 90,67

2 Lao động Lao động 48.421 100 50.978 100 51.001 100

Lao động NN Lao động 36.287 74,94 43.309 72 37.760 74,04 Lao động PNN Lao động 12.134 25,06 14.135 28 13.241 25,96

Nguồn: Thống kê huyện Văn Giang

3.1.3 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

3.1.3.1 Phát triển nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp năm 2011 trên địa bàn huyện có nhiều thuận lợi hơn so với năm trước, được mùa toàn diện cả về năng suất, chất lượng, giá trị Tổng giá trị sản xuất năm 2011 đạt 1.074 tỷ đồng

3.1.3.2 Phát triển công nghiệp – xây dựng

Trang 11

Bảng 3.3: Một số chỉ tiêu phát triển công nghiệp của huyện Văn Giang giai đoạn 2004 –

2011

giảm

Bình quân/năm

công nghiệp (triệu đồng) 71.876 211.281 196.056 246.300 174.424 24.917,71

Số lao động công nghiệp

2001 đạt 1.585 tỷ đồng, tăng 27,9% so với năm 2010

3.1.4 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội

Qua quá trình tìm hiểu các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Văn Giang

ta có thể rút ra những nhận xét, đánh giá chính như sau:

3.2 Tình hình phát triển trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Văn Giang

3.2.1 Tình hình chung

Theo báo cáo kinh tế xã hội năm 2011 của huyện Văn Giang thì hầu hết các loại vật nuôi của huyện đều giảm so với năm 2010 Theo số liệu thống kê của huyện Văn Giang, tính đến cuối năm 2011 toàn huyện có 228 trang trại các loại trong đó trang trại chăn nuôi

có 64 trang trại chiếm tỷ lệ khá cao 28% (hình 3.2)

Trang 12

Nguồn: Phòng NN và PTNT, huyện Văn Giang 2012

Hình 3.2: Tỷ lệ các loại hình trang trại trên địa bàn

huyện Văn Giang năm 2011 3.2.2 Đặc điểm của các trang trại chăn nuôi Lợn trên địa bàn huyện Văn Giang

* Các kiểu hệ thống trang trại nuôi Lợn

Hiện tại các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Văn Giang phát triển theo 4 kiểu hệ thống Kiểu hệ thống VAC với các bộ phận là Vườn cây – Ao Cá – Chuồng nuôi Lợn; hệ thống AC với các bộ phận là Ao Cá – Chuồng nuôi Lợn; hệ thống VC với bộ phận Vườn cây – Chuồng nuôi Lợn và hệ thống C chỉ bao gồm chuồng nuôi Lợn Tỷ lệ các hệ thống này được chỉ ra trong hình 3.3:

Hình 3.3: Tỷ lệ các kiểu hệ thống trang trại nuôi Lợn trên địa bàn

huyện Văn Giang

Trang 13

Đại đa số các trang trại chăn nuôi Lợn của huyện Văn Giang được thành lập trong khoảng thời gian từ năm 2000-2010, chỉ có một số ít được thành lập tại các thời điểm trước

và sau giai đoạn này

Bảng 3.4: Thời gian thành lập của các trang trại nuôi Lợn trên địa bàn huyện Văn

Giang, Hưng Yên

Hệ thống Trước năm 2000 Từ 2000 – 2010 Sau năm 2010 Tổng

Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

* Quy mô nuôi

Hầu hết các trang trại Lợn trên địa bàn huyện Văn Giang chỉ tiến hành nuôi Lợn, một số trang trại có nuôi thêm Gà nhưng với số lượng rất ít Số lượng Lợn nuôi trong các kiệu hệ thống khác nhau có sự biến động lớn

Bảng 3.5: Quy mô nuôi trong các kiệu hệ thống trang trại Lợn huyện Văn Giang

Hệ thống Giá trị Lợn thịt (con) Lợn nái (con) Tổng (con)

Trang 14

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra

* Vị trí và đặc điểm chuồng trại

Vị trí và một số đặc trưng cơ bản của các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Văn Giang được trình bày trong bảng 3.6 và 3.7 Diện tích và tình hình sử dụng đất của các hệ thống trang trại được chỉ ra trong bảng 3.8

Trang 15

Bảng 3.6: Một số đặc trƣng của các trang trại chăn nuôi Lợn huyện Văn Giang, Hƣng Yên

Hệ

thống Giá trị

Vị trí so với

Trong Ngoài Giếng

khoan

Nước máy Ao hồ Kiên cố

Bán kiên

cố đơn sơ 1 - 2 lần 3 - 4

lần > 4 lần VAC

Trang 16

Bảng 3.7 Khoảng cách từ chuồng nuôi trong các hệ thống trang trại lợn huyện Văn

Giang tới một số vị trí nhạy cảm

Hệ thống Giá trị Khu dân cư

(m)

Nguồn nước sinh hoạt (m)

Bếp ăn (m)

Nhà ở (m)

Trang 17

Bảng 3.8: Sử dụng đất trong các hệ thống trang trại lợn tại Văn Giang, Hƣng Yên

Ngày đăng: 21/01/2015, 03:49

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010). Báo cáo đánh giá xã hội một số trang trại chăn nuôi lợn Việt Nam. Hà Nội 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo đánh giá xã hội một số trang trại chăn nuôi lợn Việt Nam
Tác giả: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Năm: 2010
2. Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (2011). Thông tư số 27/2011/BNNPTNT- Quy định về quy chế và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại. Hà Nội 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 27/2011/BNNPTNT- Quy định về quy chế và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại
Tác giả: Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn
Năm: 2011
4. Nguyễn Quế Côi và cộng sự (1992). Đánh giá thực trạng sản xuất chăn nuôi lợn tại khu vực Đồng bằng sông Hồng. Kỷ yếu các kết quả Nghiên cứu Khoa học. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá thực trạng sản xuất chăn nuôi lợn tại khu vực Đồng bằng sông Hồng
Tác giả: Nguyễn Quế Côi và cộng sự
Năm: 1992
5. Nguyễn Quế Côi, Đặng Hoàng Biên và cộng sự (2007a). Đánh giá thực trạng kiểu chuồng trại chăn nuôi lợn quy mô nông hộ ngoại thành Hà Nội. Báo cáo Khoa học Viện chăn nuôi 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá thực trạng kiểu chuồng trại chăn nuôi lợn quy mô nông hộ ngoại thành Hà Nội
6. Nguyễn Quế Côi, Nguyễn Quang Minh, Trầng Minh Hạnh (2007b). Nghiên cứu xác định mô hình chăn nuôi lợn hướng lạc có hiệu quả kinh tế cao trong nông hộ khu vực Đồng bằng châu thổ sông Hồng. Báo cáo Khoa học Viện chăn nuôi 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu xác định mô hình chăn nuôi lợn hướng lạc có hiệu quả kinh tế cao trong nông hộ khu vực Đồng bằng châu thổ sông Hồng
7. Cục Chăn nuôi (2006). Tổng kết chăn nuôi trang trại tập trung giai đoạn 2001-2006, định hướng và giải pháp phát triển giai đoạn 2007-2015. Hà Nội 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng kết chăn nuôi trang trại tập trung giai đoạn 2001-2006, định hướng và giải pháp phát triển giai đoạn 2007-2015
Tác giả: Cục Chăn nuôi
Năm: 2006
8. Cục Chăn nuôi (2008). Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Thống kê số lượng gia súc, gia cầm 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Tác giả: Cục Chăn nuôi
Năm: 2008
9. Đào Lệ Hằng (2008). Chăn nuôi trang trại: thực trạng và giải pháp , Thông tin chuyên đề Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Số 4/2008 trang 16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chăn nuôi trang trại: thực trạng và giải pháp
Tác giả: Đào Lệ Hằng
Năm: 2008
10. Ngô Ngọc Hưng, Huỳnh Kim Định (2008). Mô phỏng sự ô nhiễm nước kênh từ hoạt động của mô hình vườn-ao-chuồng (VAC). Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.Số 12/2008, trang 46-51 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mô phỏng sự ô nhiễm nước kênh từ hoạt động của mô hình vườn-ao-chuồng (VAC)
Tác giả: Ngô Ngọc Hưng, Huỳnh Kim Định
Năm: 2008
11. Phạm Nhật Lệ, Trịnh Quang Tuyên (1997). Xây dựng mô hình nuôi lợn nái ngoại trong các hộ nông dân với quy mô từ 8 đến 10 con nái/hộ. Báo cáo Khoa học Hội nghị Khoa học Viện chăn nuôi, Hà Nội. Trang 63 – 64 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng mô hình nuôi lợn nái ngoại trong các hộ nông dân với quy mô từ 8 đến 10 con nái/hộ
Tác giả: Phạm Nhật Lệ, Trịnh Quang Tuyên
Năm: 1997
12. Phạm Nhật Lệ, Trịnh Quang Tuyên (2000). Nghiên cứu chuồng nuôi lợn công nghiệp trong điều kiện khí hậu ở miền Bắc Việt Nam. Báo cáo Khoa học Hội nghị Khoa học Viện chăn nuôi 2000, Hà Nội. Trang 21 – 22 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu chuồng nuôi lợn công nghiệp trong điều kiện khí hậu ở miền Bắc Việt Nam
Tác giả: Phạm Nhật Lệ, Trịnh Quang Tuyên
Năm: 2000
13. Phạm Nhật Lệ, Phạm Duy Phẩm, Đàm Quang Hòa, Trịnh Quang tuyên và cộng sự (2001). Nghiên cứu mô hình chăn nuôi lợn chất lượng cao xuất khẩu ở các hộ nông dân miền Bắc. Báo cáo khoa học 2001, Viện chăn nuôi, Hà Nội. Trang 268 – 270 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu mô hình chăn nuôi lợn chất lượng cao xuất khẩu ở các hộ nông dân miền Bắc
Tác giả: Phạm Nhật Lệ, Phạm Duy Phẩm, Đàm Quang Hòa, Trịnh Quang tuyên và cộng sự
Năm: 2001
14. Lương Đức Phẩm (2009). Công nghệ xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học. NXB Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghệ xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học
Tác giả: Lương Đức Phẩm
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
Năm: 2009
20. Cao Trường Sơn, Lương Đức Anh, Hoàng Khai Dũng và Hồ Thị Lam Trà (2010). Đánh giá chất lượng nước mặt xã Lai Vu, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương. Tạp chí Khoa học và Phát triển 2010, Tập 8 số 2. Trang 296-303 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá chất lượng nước mặt xã Lai Vu, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương
Tác giả: Cao Trường Sơn, Lương Đức Anh, Hoàng Khai Dũng và Hồ Thị Lam Trà
Năm: 2010
21. Cao Trường Sơn, Lương Đức Anh, Vũ Đình Tôn và Hồ Thị Lam Trà (2011). Đánh giá mức độ ô nhiễm nước mặt tại các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.Tạp chí Khoa học và Phát triển 2011. Tập 9 số 3. Trang 393-401 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá mức độ ô nhiễm nước mặt tại các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
Tác giả: Cao Trường Sơn, Lương Đức Anh, Vũ Đình Tôn và Hồ Thị Lam Trà
Năm: 2011
3. Lê Văn Cát (2007). Xử lý nước thải giàu hợp chất nitơ và phốt pho. NXB Khoa học và Công nghệ. Hà Nội 2007 Khác
15. Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Văn Giang (2012). Danh sách: Tổng hợp các hộ gia đình sản xuất theo hướng trang trại trên địa bàn huyện Văn Giang năm 2011 Khác
16. QCVN 01:2009/BYT-Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ăn uống, Hà Nội 2009 Khác
17. QCVN 01-14:2010/BNNPTNT-Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia điều kiện trại chăn nuôi lợn an toàn sinh học, Hà Nội 2010 Khác
18. QCVN 08:2008/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt. Hà Nội 2008 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w