Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí hoặc có sự xuất hiện các khí lạ làm cho không khí không sạch, có sự tỏa mùi, làm giảm tầm nhìn xa, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người và sinh vật.Có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm không khí. Có thể chia ra thành nguồn tự nhiên và nguồn nhân tạo.Ô nhiễm không khí có thể là thể pha trộn của các thể rắn, lỏng, khí. Những thể mà chúng được phân tán rất nhanh nhờ các điều kiện về khí hậu. Khi xảy ra hiện tượng giảm áp (áp thấp nhiệt đới) các khối không khí chuyển động làm cho các chất gây ô nhiễm trở nên đậm đặc, thảm hoạ ô nhiễm có thể xảy ra. Tương tự như vậy, các chất vô hại dưới tác dụng của áp xuất sẽ bốc lên và có thể trở thành chất gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường không khí khi chúng kết hợp với chất khác cùng coù trong moâi tröôøng khoâng khí.
BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP TUY HÒA KHOA CÔNG NGHỆ HÓA BÀI GIẢNG HỌC PHẦN CƠ SỞ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ KHÍ THẢI VÀ TIẾNG ỒN DÀNH CHO SINH VIÊN BẬC CAO ĐẲNG NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG TUY HÒA – 2010 Bài giảng: Cơ sở công nghệ xử lý khí thải và tiếng ồn CHƯƠNG 1 Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ 1.1. Giới thiệu ô nhiễm không khí 1.1.1. Định nghĩa Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí hoặc có sự xuất hiện các khí lạ làm cho không khí không sạch, có sự tỏa mùi, làm giảm tầm nhìn xa, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người và sinh vật. Có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm không khí. Có thể chia ra thành nguồn tự nhiên và nguồn nhân tạo. Ô nhiễm không khí có thể là thể pha trộn của các thể rắn, lỏng, khí. Những thể mà chúng được phân tán rất nhanh nhờ các điều kiện về khí hậu. Khi xảy ra hiện tượng giảm áp (áp thấp nhiệt đới) các khối không khí chuyển động làm cho các chất gây ô nhiễm trở nên đậm đặc, thảm hoạ ô nhiễm có thể xảy ra. Tương tự như vậy, các chất vô hại dưới tác dụng của áp xuất sẽ bốc lên và có thể trở thành chất gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường không khí khi chúng kết hợp với chất khác cùng coù trong moâi tröôøng khoâng khí. Hình 1.1: Hệ thống mối quan hệ ô nhiễm không khí Các nhân tố ô nhiễm do con người tạo ra thì dễ kiểm soát hơn. Chất gây ô nhiễm do con người tạo ra thường phát sinh từ quá trình hoạt động công nghiệp, giao thông vận tải, nông nghiệp, dịch vụ thương mại, phá rừng và kể cả cả hoạt động trong chiến tranh gây ra. Chất ô nhiễm không khí do con người tạo ra về tổng quan có thể chia làm Trang 2 Bài giảng: Cơ sở công nghệ xử lý khí thải và tiếng ồn các dạng sau: ô nhiễm do bụi, hơi khí độc, nhiệt thừa, mùi hôi, chất phóng xạ và các vi sinh vật. 1.1.2. Phân loại nguồn ô nhiễm không khí Có nhiều cách phân loại nguồn ô nhiễm không khí khác nhau. Cụ thể như sau: a) Dựa vào nguồn gốc phát sinh Dựa vào nguồn gốc phát sinh có thể phân loại nguồn ô nhiễm thành hai nhóm như sau: - Nguồn tự nhiên: là khí thoát ra từ các hoạt động tự nhiên của núi lửa, động đất, bụi tạo thành do bão cát, sự phân tán của phấn hoa, mùi hôi của các quá trình phân hủy sinh học. - Nguồn nhân tạo: là các nguồn ô nhiễm do con người tạo nên. Nó bao gồm các nguồn cố định và nguồn di động. + Nguồn cố định: bao gồm các nguồn từ các quá trình đốt khí thiên nhiên, đốt dầu, đốt củi, trấu…; các nhà máy công nghiệp… + Nguồn di động: là khí thải từ các quá trình giao thông như khí thải của xe cộ, máy bay, tàu hỏa… b) Dựa vào tính chất hoạt động - Ô nhiễm do các quá trình sản xuất: Sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. - Ô nhiễm do giao thông vận tải: xe cộ, máy bay, tàu hỏa, tàu thủy… - Ô nhiễm do sinh hoạt: Các quá trình sử dụng nhin liệu (dầu, than, củi …) để đun nấu, thắp sáng. - Ô nhiễm do các quá trình tự nhiên: đó là sự phân hủy các chất hữu cơ do vi sinh gây nên mùi hôi, bão cát, phấn hoa, núi lửa, động đất … c) Dựa vào bố trí hình học Có thể chia nguồn ô nhiễm thành ba nhóm như sau: - Điểm ô nhiễm: ống khói các nhà máy, các nhà máy, thiết bị sản xuất cụ thể (các nguồn cố định). - Đường ô nhiễm: các quá trình hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải (xe cộ, máy bay, tàu hỏa, tàu thủy…). - Vùng ô nhiễm: khu chăn nuôi lớn, khu tập trung nhiều nhà máy, xí nghiệp công nghiệp …; ví dụ khu công nghiệp Biên Hòa, Linh Trung, Tân Thuận …. Cách phân loại này chỉ có tính chất tương đối. Tùy theo quan điểm và mục đích giải quyết các bài toán về ô nhiễm không khí mà người ta nhìn nhận đó là ô nhiễm một điểm hay ô nhiễm một vùng. Trang 3 Bài giảng: Cơ sở công nghệ xử lý khí thải và tiếng ồn 1.2. Thành phần các chất ô nhiễm không khí 1.2.1. Khái niệm chất ô nhiễm Như đã trình bày ở trên: bất kỳ một chất nào được thải vào không khí với nồng độ đủ để ảnh hưởng tới sức khỏe con người, gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển, sinh trưởng của động, thực vật, phá hủy vật liệu, làm giảm cảnh quan môi trường,… đều là các chất ô nhiễm. Ví dụ các loại bụi, hơi khí độc, mùi hôi các chất ô nhiễm thải ra từ các nguồn ô nhiễm thường rất đa dạng, chúng tồn tại ở nhiều dạng khác nhau (dạng hạt, khí, hơi dung môi…), với các nồng độ khác nhau tùy theo các quá trình công nghệ, việc sử dụng nguyên vật liệu, hóa chất, tình trạng máy móc thiết bị và tay nghề của công nhân… Phân loại chất ô nhiễm Dựa vào nguồn gốc sử dụng nguyên vật liệu Theo cách phân loại này các chất ô nhiễm được chia ra các loại sau đây: - Chất ô nhiễm từ quá trình đốt: khí thiên nhiên, dầu, củi, trấu phục vụ cho các quá trình cung cấp nhiệt cho máy phát điện, nồi hơi, các quá trình sưởi ấm, sấy nóng hoặc các quá trình khác. - Các chất ô nhiễm sinh ra từ các quá trình công nghệ khác nhau: do sử dụng các loại nguyên liệu có sinh ra các chất ô nhiễm trong quá trình sản xuất hoặc sản phẩm của chúng là các chất dễ gây ô nhiễm môi trường. Dựa vào nguồn gốc phát sinh Có thể chia chất ô nhiễm thành hai loại như sau: - Chất ô nhiễm sơ cấp: là các chất ô nhiễm được thải trực tiếp từ nguồn ô nhiễm. Ví dụ các chất SO x , NO x , bụi … thải ra từ các quá trình đốt nhiên liệu. - Chất ô nhiễm thứ cấp: là các chất ô nhiễm được tạo thành từ các chất ô nhiễm sơ cấp do các quá trình biến đổi hóa học trong khí quyển. Ví dụ: H 2 SO 4 sinh ra từ quá trình hấp thụ hơi nước trong khí quyển của SO x là chất ô nhiễm thứ cấp. Quá trình lấy mẫu và phân tích khí thải tại nguồn cho phép xác định chủng loại và nồng độ của chất ô nhiễm sơ cấp. Còn quá trình lấy mẫu và phân tích các chất ô nhiễm trong khí quyển cho phép xác định chủng loại và nồng độ của chất ô nhiễm thứ cấp. Các chất ô nhiễm thứ cấp thường có tính độc cao hơn các chất ô nhiễm sơ cấp, tuy nhiên, cũng có những chất ô nhiễm thứ cấp lại có tác động tốt cho môi trường. Ví dụ sản phẩm của quá trình phản ứng giữa NH 3 với H 2 O và NO 2 trong khí quyển sẽ tạo thành NH 4 NO 3 là một chất làm “giàu” cho đất. Phân loại theo tính chất vật lý Theo tính chất vật lý có thể phân ra các loại chất ô nhiễm không khí như sau: Trang 4 Bài giảng: Cơ sở công nghệ xử lý khí thải và tiếng ồn - Chất ô nhiễm không khí ở thể rắn: ví dụ các loại bụi. - Chất ô nhiễm không khí ở thể khí: ví dụ các loại hơi khí độc. - Chất ô nhiễm không khí ở thể lỏng: ví dụ các loại hơi dung môi. 1.2.2. Ô nhiễm không khí do bụi Bụi là một tập hợp nhiều hạt, có kích thước nhỏ bé, tồn tại lâu trong không khí dưới dạng bụi bay, bụi lắng và các hệ khí dung nhiều pha gồm hơi, khói, mù. Bụi bay có kích thước từ 0,001 - 10μm bao gồm tro, muội, khói và những hạt rắn được nghiền nhỏ chuyển động theo kiểu Brao hoặc rơi xuống đất với vận tốc không đổi theo định luậ Stock. Về mặt sinh học, bụi này thường gây tổn thương nặg cho cơ quan hô hấp, nhất là khi phổi nhiễm bụt thạh anh (Silicose) do hít thở phải không khí có chứ bụi bioxit silic lâu ngày. Bụi lắng có kích thước lớn hơn10μm, thường rơi nhanh xuốg đất theo định luật Niutơn với tốc độ tăng dần. Về mặt sinh học, bụi này thường gây tổn hại cho da, mắt, gây nhiễm trùng, gây dị ứng … Bảng 1.1: Kích thước bụi theo vật liệu Một số tính chất vật lý của bụi: Tính phân tán Tính nhiễm điện Tính cháy nổ Lắng do nhiệt 1.2.3. Ô nhiễm không khí do hơi khí độc Theo một trong các cách phân loại nguồn ô nhiễm ở trên chúng ta có thể nói có hai loại nguồn gây ô nhiễm môi trường, đó là nguồn tự nhiên và nguồn nhân tạo. Nguồn tự nhiên Nguồn này do các hiện tượng thiên nhiên như núi lửa, động đất sinh ra các loại khí cùng nham thạch từ lòng đất phun ra. Các quá trình phân huỷ của các loài động vật, thực vật cũng có thể gây ô nhiễm môi trường như tạo ra các mùi hôi, một số các chất khí, chúng có thể tác dụng với các chất khí trong thiên nhiên hình thành các khí sulfat, nitrat, các loại muối axit cacbonic. Nguồn nhân tạo Nguồn ô nhiễm này rất đa dạng, phức tạp và có thể chia ra nhiều loại nguồn khác nhau, đó là ô nhiễm do giao thông vận tải, ô nhiễm do các quá trình đốt nhiên liệu, khí Trang 5 Bài giảng: Cơ sở công nghệ xử lý khí thải và tiếng ồn thải từ các quá trình sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ thương mại và kể cả từ chiến tranh. 1.2.3.1. Ô nhiễm do các quá trình đốt Quá trình đốt do các hoạt động của con người, trước hết phải kể đến các quá trình đốt nhiên liệu trong các quá trình công nghệ phục vụ cho các nồi hơi, máy phát điện, các quá trình sấy các loại nông sản, rau quả, gỗ…; sau đó có thể kể đến quá trình đốt phá rừng, làm rẫy, các quá trình nấu ăn… Tuy nhiên, các quá trình này thường gây ít ảnh hưởng hơn quá trình đốt nhiên liệu phục vụ cho công nghiệp. Nhiên liệu ở đây có thể là các loại xăng, dầu (DO, FO, mazut…), các loại than đá, củi, trấu, mùn cưa… Tùy theo lượng nhiên liệu, thành phần, tính chất nhiên liệu và thiết bị đốt, khi đốt sẽ sinh ra các hơi khí độc có thành phần, tính chất và nồng độ khác nhau. Nhìn chung, với các loại nhiên liệu trên, thành phần của khí thải thường chứa các loại như: bụi, SO x , NO x , CO, aldehit. Ngoài các yếu tố trên còn phải kể đến tình trạng thiết bị, trình độ vận hành của công nhân cũng ảnh hưởng rất lớn đến thành phần, nồng độ và tính chất của khí thải. Căn cứ vào thành phần nhiên liệu, khối lượng nhiên liệu tiêu thụ, tình trạng thiết bị… chúng ta có thể xác định được thành phần, tính chất và khối lượng chất ô nhiễm sinh ra trong khói thải khi đốt chúng. 1.2.3.2. Ô nhiễm do giao thông vận tải Các loại hoạt động giao thông vận tải của các loại xe cộ, tàu hỏa, máy bay, tàu thủy… cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến ô nhiễm môi trường. Thông thường các loại phương tiện này cũng sử dụng các loại nhiên liệu như xăng, đặc biệt là dầu FO, DO, mazut. Một vài hiện tại còn sử dụng than đá. Thành phần và tính chất của các chất của các chất gây ô nhiễm trong khói thải của các phương tiện cũng giống như trong các quá trình đốt các loại nhiên liệu tương tự như trên. Ngoài ra tiếng ồn cũng là một vấn đề làm đau đầu các nhà quản lý và giám sát môi trường. Lượng khí thải sinh ra tuỳ thuộc vào tính năng kỹ thuật của các phương tiện. Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào chế độ vận hành, thí dụ lúc khởi động, chạy nhanh, chạy chậm, khi phanh (thắng). Trang 6 Bài giảng: Cơ sở công nghệ xử lý khí thải và tiếng ồn Bảng 1.2. Thành phần khí độc hại trong khói thải của động cơ ô tô 1.2.3.3. Ô nhiễm do hoạt động sản xuất trong công nghiệp Sản xuất công nghiệp sinh ra các chất ô nhiễm rất đa dạng với khối lượng lớn. Ngoài các chất ô nhiễm do các quá trình đốt nhiên liệu như kể trên được thải qua ống khói, mỗi ngành công nghiệp còn sinh ra những chất ô nhiễm đặc trưng, không thể có nguyên tắc xác định chung. Dưới đây tóm tắt các chất ô nhiễm chỉ thị cho một số ngành công nghiệp chính như sau: - Công nghiệp gang thép: bụi quặng, oxyt sắt, là các tạp chất rất nhỏ do thổi không khí qua kim loại nóng chảy, các hợp chất flo tạo thành từ chất gây cháy CaF 2 , khí thải chứa bụi, các khí thải từ quá trình đốt lò nung. - Công nghiệp chế biến dầu mỏ: hydrocarbon, các hợp chất chứa lưu huỳnh có mùi hôi (mercaptan), SO x , H 2 SO 4 , H 2 S, NO và NO 2 . - Các nhà máy phân bón supper phốt phát: chủ yếu là HF, SiF 4 , H 2 SiF 6 từ nguyên liệu, H 2 SO 4 , H 3 PO 4 , phốt phát. - Các nhà máy tơ nhân tạo: chủ yếu là các chất có mùi hôi như các hợp chất chứa lưu huỳnh CS 2 , H 2 S. - Các nhà máy cement: chủ yếu là bụi - Lò gạch: chủ yếu là các hợp chất flo từ đất sét. - Các nhà máy hóa chất khác: HCl, Cl 2 , NO x , NH 3 , hydrocarbon thơm, thuốc trừ sâu… - Các nhà máy sản xuất tole tráng kẽm, xi mạ các loại: chủ yếu là HCl, các hơi khí độc của các dung dịch mạ… - Các nhà máy sản xuất giấy: chủ yếu là bụi và các chất tẩy trắng như Cl 2 , SO 2 … Một cách khác cũng có thể xác định các chất ô nhiễm dạng khí dựa trên tính chất hóa học của chúng, đó là khí vô cơ và khí hữu cơ. Trang 7 Bài giảng: Cơ sở công nghệ xử lý khí thải và tiếng ồn 1.2.3.4. Ô nhiễm do các hoạt động của sản xuất nông nghiệp Trong sản xuất nông nghiệp, vấn đề ô nhiễm không khí cần quan tâm đó là việc phun thuốc trừ sâu và sử dụng các loại phân bón cho lúa và cây trồng. Nhiều loại thuốc trừ sâu và phân bón hoá học tồn tại rất lâu trong môi trường đất, nước; chúng rất khó phân huỷ nên tác dụng rất lâu dài. Đặc biệt các loại thuốc trừ sâu do nông dân sử dụng do không dùng đúng liều lượng hoặc khi bón cho cây trồng tính từ lúc bón phân hoặc phun thuốc tới lúc thu hoạch khá gần nên lượng thuốc trừ sâu tồn tại trong rau xanh rất lớn. 1.2.3.5. Phương pháp tính tải lượng chất ô nhiễm trong công nghiệp Như đã trình bày ở trên, sản xuất công nghiệp sinh ra các chất ô nhiễm rất đa dạng, chúng gồm nhiều chất ô nhiễm với các thành phần, tính chất khác nhau tùy theo công nghệ sản xuất, các hóa chất sử dụng, thiết bị máy móc và trình độ tay nghề của công nhân. Có thể xác định thành phần và lượng chất ô nhiễm trong sản xuất công nghiệp bằng cách sau. a) Căn cứ vào các phản ứng hóa học Dựa vào công suất sản phẩm, định mức tiêu hao nhiên liệu, thành phần của nhiên liệu, thông qua việc xác định các phản ứng hóa học sinh ra trong quá trình công nghệ sản xuất để tính ra thành phần và lượng chất ô nhiễm trong quá trình sản xuất đó. Ví dụ: Nhà máy hóa chất tiêu thụ 1 năm 395.000 tấn dầu FO với thành phần của lưu huỳnh là 2,9% khối lượng. Hãy tính lượng SO 2 sinh ra trong 1 năm của nhà máy trên. Giải Tính lượng lưu huỳnh đốt trong 1 năm: 2,9% khối lượng = 29kg lưu huỳnh/1 tấn nguyên liệu Vậy lượng lưu huỳnh tiêu thụ trong1 năm là : 29 kg/tấn x 395.000tấn/năm = 11.455tấn lưu huỳnh/năm. Khi đốt lưu huỳnh, phản ứng hóa học xảy ra như sau: O 2 + SO 2 = SO 2 Theo phản ứng hóa học trên, cứ 32kg lưu huỳnh khi đốt sẽ sinh ra 64kg SO 2 . Như vậy khi đốt 11.455 tấn lưu huỳnh/năm sẽ sinh ra: 22.910 tấn SO 2 /năm. Khối lượng SO 2 sinh ra trong 1 năm của nhà máy là: 22.910 tấn/năm. b) Đo đạc trực tiếp Một trong các cách xác định khác là dựa vào việc đo đạc trực tiếp nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải kết hợp với việc tính toán lưu lượng khí thải từ đó tính tải lượng của các chất ô nhiễm. Ví dụ một số cách tính sau: Trang 8 Bài giảng: Cơ sở công nghệ xử lý khí thải và tiếng ồn Theo B.B. Pameranseva (nhà bác học Nga), khi áp dụng cho dầu DO và FO có thể tính như sau: Thể tích các chất ô nhiễm: V(CO 2 ) = 0,01866.C (m 3 /kg nhiên liệu) V(SO 2 ) = 0,007.S (m 3 /kg nhiên liệu) V(NO x ) = 0,008. N + 0,79.V B (m 3 /kg nhiên liệu) V(H 2 O) = 0,11.H + 0,0124.W + 0,0161.V B + 1,24.G B (m 3 /kg) Trong đó: C, S, N, H, W là thành phần các nguyên tố có trong nhiên liệu; (%) V B là khối lượng không khí để đốt cháy 1kg nhiên liệu, (m 3 /kg); G B là khối lượng hơi nước được phun vào dầu để đốt; thường lấy bằng 0,03÷1kg/kg nhiên liệu. Tổng thể tích khí thải là: V = V(SO 2 ) + V(NO 2 ) + V(H 2 O) + V(CO 2 ) (m 3 /kg) Khi xác định được tổng thể tích của sản phẩm cháy, nhân với nồng độ các chất ô nhiễm có trong khí thải ta được tải lượng của các chất ô nhiễm. c) Tính toán theo hệ số ô nhiễm Ví dụ: Bảng 1.3: Hệ số ô nhiễm do quá trình đố than đá (lb/tấn than đá) 1.2.4. Ô nhiễm không khí do mùi hôi Nói đến ô nhiễm không khí ngoài bụi, các loại hơi khí độc và tiếng ồn, không thể không kể đến các chất gây mùi hôi thối khó chịu. Thực chất các chất gây mùi hôi đều là các loại hơi khí độc. Các chất gây mùi (kể cả mùi hôi và mùi thơm) đều phát sinh từ các quá trình tự nhiên và hầu hết các hoạt động kinh tế xã hội. Trong lĩnh vực hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Các loại nhà máy sản xuất giấy, dệt nhuộm, phân bón, thuốc trừ sâu, hoá chất (sơn, vernis, cán cao su, chế biến mủ cao su, chế biến thực phẩm…), chế biến lương Trang 9 Bài giảng: Cơ sở công nghệ xử lý khí thải và tiếng ồn thực, thức ăn gia súc, thực phẩm (nước mắm, bánh kẹo, hạt điều, thuốc lá, lò giết mổ, thuỷ sản)… Trong nông nghiệp Chăn nuôi gia súc, gia cầm như heo bò, trâu, gà… Giao thông vận tải Mùi xăng dầu, các loại nguyên vật liệu chuyên chở trên đường. Dịch vụ thương mại Các kho chứa hàng, chứa nguyên liệu, thành phẩm, chợ búa, các cửa hàng bán lương thực, thực phẩm, thuốc trừ sâu, nhà hàng, khách sạn, bệnh viện, kênh rạch… Ngoài ra cũng cần phải kể đến các sinh hoạt của con người như nấu ăn, chăn nuôi súc vật và các quá trình phân huỷ tự nhiên của các loại động, thực vật. Các chất gây mùi xuất hiện tại hầu hết mọi nơi do trực tiếp thải ra từ nguồn và quá trình phát tán chất ô nhiễm trong khí quyển. Các chất gây mùi rất dễ nhận biết do khứu giác của con người, nhưng do thành phần đa dạng, phức tạp, phụ thuộc vào từng lĩnh vực hoạt động nên rất khó chỉ danh các chất ô nhiễm gây ra mùi là chất nào. 1.2.5. Ô nhiễm nhiệt Mọi hoạt động của con người hầu hết đều sản sinh ra nhiệt. Nhưng nguồn gây ô nhiễm cho con người trong các hoạt động sản xuất công nghiệp có thể kể đến như sau: - Nhiệt sinh ra từ các quy trình đốt cháy các loại nhiên liệu: dầu, than đá, củi, trấu, khí đốt,… - Nhiệt sinh ra từ các qu trình công nghệ sản xuất như nhiệt tỏa từ các lò nấu giấy, từ các bể dung dịch có nhiệt độ cao, các lò nung, các quy trình sấy, từ các máy móc, thiết bị, các loại đèn chiếu sáng, nhiệt tỏa ra do người công nhân… - Ngoài ra một nguồn nhiệt không thể không kể đến, đó là lượng nhiệt truyền qua các kết cấu công trình: mái nhà, tường nhà, nền nhà… vào bên trong công trình. Tất cả các nguồn nhiệt trên sinh ra sẽ tồn tại trong xưởng sản xuất, nếu không có biện pháp khống chế tốt, chúng sẽ làm cho nhiệt độ môi trường làm việc của công nhân tăng lên rất nhiều so với nhiệt độ môi trường không khí. Đó là nguyên nhân gây nên ô nhiễm nhiệt, làm ảnh hưởng trực tiếp đến người công nhân. Có thể thấy điều ấy qua việc nghiên cứu sự trao đổi nhiệt giữa con người và môi trường. 1.3. Sự biến đổi của chất ô nhiễm trong khí quyển 1.3.1. Sa lắng khô Sa lắng khô các chất được xem xét qua hai giai đoạn: - Giai đoạn dịch chuyển: là quá trình dịch chuyển các chất tới bề mặt; - Giai đoạn hấp phụ: là quá trình hấp phụ các chất trên bề mặt. Trang 10 [...]... đạt hiệu suất cao nhất để hạ thấp và đôi khi loại trừ chất thải độc hại thải ra môi trường Trang 34 Bài giảng: Cơ sở công nghệ xử lý khí thải và tiếng ồn Nội dung biện pháp này là: hiện đại hoá công nghệ sản xuất và làm kín dây chuyền và thiết bị sản xuất Biện pháp làm kín quá trình công nghệ có tác dụng loại trừ việc thải vào môi trường không khí các khí độc hại thải ngay trong quá trình sản xuất,... nghiên cứu khí hậu học giúp cho việc khoanh vùng không khí quy hoạch cho khu dân cư, bảo đảm cho các khu dân cư một vành đai an toàn Số liệu khí hậu cho phép Trang 33 Bài giảng: Cơ sở công nghệ xử lý khí thải và tiếng ồn dự đoán được những sự thay đổi của thời tiết, từ đó ta có biện pháp thích hợp để ngăn chặn sự phát tán khí thải khí vào trong khí quyển dựa trên những báo cáo hàng ngày về khí hậu 3.2... Hình ảnh của luồng khói trên địa hình có đồi núi Trang 23 Bài giảng: Cơ sở công nghệ xử lý khí thải và tiếng ồn Hình 2.6-3: Hình ảnh của luồng khói trong thung lũng và vùng ven biển 2.5 Khuếch tán ô nhiễm từ các nguồn điểm cao 2.5.1 Hình dáng luồng khuếch tán chất ô nhiễm Độ rối không khí được phân biệt thành hai dạng khác nhau: độ rối đối lưu do nhiệt gây ra và độ rối cơ học Độ rối cơ học xảy ra từ... của khí quyển bị ảnh hưởng và do đó luồng khói sẽ bị biến dạng, kéo theo là sự phân bố nồng độ chất ô nhiễm trong luồng khói cũng như trên mặt đất bị thay đổi Trang 22 Bài giảng: Cơ sở công nghệ xử lý khí thải và tiếng ồn Hình 2.6-1: Hình ảnh của luồng khói trên địa hình có đồi núi Ở phía đón gió của sườn đồi luồng gió chuyển động theo các đường dòng của không khí và do đó có xu hướng vừa va đập vào... của khí quyển theo Paquill còn được cụ thể hoá phụ thuộc theo độ cao mặt trời (hO), lượng mây tầng thấp, tầng cao Trang 19 Bài giảng: Cơ sở công nghệ xử lý khí thải và tiếng ồn 2.3.Những điều kiện ảnh hưởng đến sự khuếch tán chất ô nhiễm trong khí quyển 2.3.1 Yếu tố nguồn gây ô nhiễm Các yếu tố về nguồn bao gồm: tải lượng chất ô nhiễm, tốc độ và nhiệt độ khí thải, chiều cao và đường kính đỉnh của nguồn,... xuôi theo chiều gió Như vậy, sẽ có sự khác biệt đáng kể giữa nồng độ bụi và nồng độ khí trên mặt đất Trang 30 Bài giảng: Cơ sở công nghệ xử lý khí thải và tiếng ồn Hình 2.9 thể hiện sự lắng đọng của các loại cỡ bụi thô, mịn khác nhau trên mặt đất cũng như diễn biến của nồng độ bụi và khí xuôi theo chiều gió Bosauquet và cộng sự đã nghiên cứu lý thuyết phương pháp xác định lượng lắng đọng trung bình của... toán nồng độ bụi trên mặt đất dọc theo trục gió ta thay cả y và z = 0 và lúc đó công thức sẽ thành: Trang 31 Bài giảng: Cơ sở công nghệ xử lý khí thải và tiếng ồn Trong công thức: Cb: Nồng độ bụi tính theo g/m3 Mb: Lượng phát thải bụi thuộc nhóm cỡ hạt bụi cần xem xét, (m/s) vr: vận tốc rơi tới hạn trung bình của nhóm cỡ hạt bụi xem xét, (m/s) x: khoảng cách dọc theo trục gió kể từ nguồn, (m.)... khói lại tăng và kéo theo là nồng độ giảm Như vậy sẽ tồn tại một trị số vận tốc gió uM mà tại đó nồng độ chất ô nhiễm trên mặt đất sẽ đạt giá trị cao nhất Người ta gọi trị số uM đó là vận tốc gió nguy hiểm Vận tốc gió nguy hiểm u M được xác định điều kiện δC/δu = 0 Trang 32 Bài giảng: Cơ sở công nghệ xử lý khí thải và tiếng ồn CHƯƠNG 3 CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ, GIẢM THIỂU Ô NHIỄM VÀ BẢO VỆ KHÔNG KHÍ 3.1 Kiểm... bố nồng độ trên mặt đất dọc theo trục gió (trục x) ta cho y = 0 và thu được: M − H e2 , g/m3 C(x,0,0) = 2π u.σ σ exp 2.σ 2 y z y Trang 27 (3) Bài giảng: Cơ sở công nghệ xử lý khí thải và tiếng ồn Điều kiện khi áp dụng Gauss Điều cần lưu ý là các công thức xác định nồng độ ô nhiễm của các tác giả trên đây cũng như công thức theo mô hình Gauss (công thức 4.32) đều được dựa trên cơ sở các... tính theo đường kính đỉnh của nguồn Vận tốc khí thải càng lớn thì phát tán chất ô nhiễm càng xa và ngược lại - Nhiệt độ của khí thải: là nhiệt độ của khí thải trong ống khói trước khi thải ra khí quyển Nhiệt độ của khí thải càng lớn dẫn đến độ chênh nhiệt độ giữa khí thải và không khí bên ngoài càng lớn và cuối cùng chúng tạo ra độ chênh áp suất giữa khí thải và không khí bên ngoài càng lớn thúc đẩy