1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài giảng Xây dựng và quản lý Tour

42 396 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 259 KB

Nội dung

Sau khi học xong chương này, học sinh có khả năng Trình bày được định nghĩa, vai trò của công ty lữ hành Phân tích được hệ thống sản phẩm của các công ty lữ hành Trình bày được cơ cấu tổ chức của các công ty lữ hành và chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận. Hình thành được ý thức nghề nghiệp kinh doanh lữ hành

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNGTRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP TUY HÒA

KHOA DU LỊCH



Bài giảng Xây dựng và quản lý Tour

TP TUY HÒA - 2010

Trang 2

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA CÔNG TY LỮ HÀNH

Mục tiêu

Sau khi học xong chương này, học sinh có khả năng

- Trình bày được định nghĩa, vai trò của công ty lữ hành

- Phân tích được hệ thống sản phẩm của các công ty lữ hành

- Trình bày được cơ cấu tổ chức của các công ty lữ hành và chức năng nhiệm vụcủa từng bộ phận

- Hình thành được ý thức nghề nghiệp kinh doanh lữ hành

Theo quan niệm của F Gunter W Ericl: “Doanh nghiệp lữ hành là mộtloại doanh nghiệp cung ứng cho du khách các loại dịch vụ có liên quan đến việc

tổ chức, chuẩn bị một hành trình du lịch, cung cấp những hiểu biết cần thiết vềmặt nghề nghiệp (thông qua hình thức thông tin tư vấn) hoặc làm môi giới tiêuthụ dịch vụ của khách sạn, doanh nghiệp vận chuyển hoặc các doanh nghiệpkhác trong mối quan hệ thực hiện một hành trình du lịch”

Ở Việt Nam, công ty lữ hành được định nghĩa như sau: “Là các đơn vị có

tư cách pháp nhân độc lập được thành lập nhằm mục đích sinh lợi bằng việcgiao dịch, ký kết các hợp đồng du lịch và tổ chức thực hiện các chương trình đãbán cho khách du lịch (thông tư hướng dẫn thực hiện nghị định 09/CP của chínhphủ về tổ chức và quản lý các doanh nghiệp Du lịch, Tổng cục Du lịch ViệtNam – số 715/TCDL ngày 9/7/1994)

Trang 3

1.2 Vai trò của công ty lữ hành

1.2.1 Quan hệ cung cầu trong du lịch

Sự tồn tại và phát triển của các công ty lữ hành là một tất yếu khách quan.Nói như vậy, vì chỉ có các doanh nghiệp lữ hành mới giải quyết được tính phứctạp và tính mâu thuẫn trong mối quan hệ giữa cung và cầu du lịch Tính phức tạp

và tính mâu thuẫn này thể hiện ở các điểm sau:

Cung du lịch mang tính chất cố định, không thể dịch chuyển, còn cầu dulịch lại mang tính phân tán Để có được giá trị của các sản phẩm du lịch đòi hỏikhách du lịch phải rời khỏi nơi ở thường xuyên của mình đến với các tài nguyên

du lịch, đến với các cơ sở vui chơi, giải trí, các nhà hàng, khách sạn Và để hoạtđộng được tốt thì các doanh nghiệp du lịch phải tìm mọi cách để thu hút khách

du lịch đến với mình Điều đó tạo ra sự thụ động trong việc tiêu thụ sản phẩm vìkhác hẳn với các hàng hóa khác là có sự chuyển dịch từ cầu tới cung và từ cungtới cầu Còn trong du lịch chỉ có sự chuyển dịch một chiều từ cầu đến cung dulịch

Cầu du lịch mang tính chất tổng hợp Như chúng ta đã biết, nhu cầu dulịch là sự tổng hợp giữa nhu cầu cần thiết yếu như: ăn, mặc, ở, đi lại và nhu cầucảm thụ cái đẹp như : vui chơi, giải trí, tham quan, nghỉ dưỡng Chính vì thế, khi

đi du lịch, các nhu cầu của khách mới được khơi dậy Tính độc lập của các thànhphần du lịch gây nhiều khó khăn cho khách du lịch trong việc sắp xếp, bố trí cáchoạt động để có một chuyến đi như mong muốn của họ Trong khi đó mỗi đơn

vị kinh doanh du lịch chỉ đáp ứng được một hoặc vài phần nhu cầu của khách dulịch

Trang 4

Trong một thời gian ngắn, cung du lịch thường tương đối ổn định còn cầu

du lịch thay đổi nhanh chóng (do tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, thời tiết…).Đối với sản phẩm du lịch, sự thay đổi về tỷ giá tiền tệ, trật tự an toàn xã hội, sựkhó dễ về thủ tục hải quan đều tác động đến nhu cầu của khách du lịch tiềmnăng Do vậy, việc ăn khớp giữa cung và cầu du lịch là một vấn đề phức tạp

Khi nền kinh tế phát triển, thu nhập của người dân trong xã hội tăng lênthì người ta có nhu cầu sử dụng dịch vụ nhiều hơn Trong du lịch, khách du lịchngày càng muốn được phục vụ tốt hơn, chu đáo hơn Trong chuyến đi của mình,

họ chỉ cần chuẩn bị tiền, còn tất cả các công việc còn lại là của cơ sở kinh doanh

*Lưu ý:

Khi thiết kế một chương trình du lịch trọn gói, các công ty lữ hành phải cóquá trình điều tra, nghiên cứu thị trường một cách cẩn thận nhằm thu hút đượctối đa số lượng khách

Trang 5

Việc tập hợp các dịch vụ đơn lẻ phải được đảm bảo với chất lượng cao,phân phối hợp lí, dưới góc độ của người tổ chức du lịch có sự kết hợp tổ chứcmột cách khoa học.

1.2.2.2 Vai trò môi giới trung gian

Đây là hoạt động đóng vai trò làm cầu nối giữa khách du lịch và cácdoanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch, nhằm giúp du khách thỏa mãn nhu cầu

du lịch của họ Hoạt động này được hình thành do các yếu tố sau:

- Khoảng cách về mặt địa lý dẫn đến khoảng cách về mặt không gian giữa cung

và cầu du lịch, giữa các nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ du lịch với khách dulịch

- Dịch vụ chiếm phần lớn trong khối lượng sản phẩm du lịch cung ứng chokhách Chính vì thế không thể bày bán và khách không thể lựa chọn như các sảnphẩm khác Do vậy khách thiếu thông tin cần thiết về các sản phẩm này

- Nhiều nhà sản xuất không có đủ diều kiện để cung ứng sản phẩm một cách trựctiếp đến khách du lịch Do đó họ thấy yên tâm hơn khi chuyển quyền tiêu thụsản phẩm của mình cho các doanh nghiệp lữ hành Xuất phát từ đó, hệ thống cácđiểm bán, các đại lý du lịch tạo thành mạng lưới phân phối sản phẩm của cácnhà cung cấp, trên cơ sở đó rút ngắn hoặc xóa bỏ khoảng cách giữa khách với cơ

sở kinh doanh du lịch

1.2.2.3 Các hoạt động kinh doanh tổng hợp

Các công ty lữ hành lớn với hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật phong phú,

đa dạng bao gồm: hệ thống các khách sạn, ngân hàng, hãng hàng không, …đảmbảo nhằm phục vụ nhu cầu của khách du lịch từ khâu đầu tiên đến khâu cuốicùng như tập đoàn du lịch Thomson, Saigontourist

1.3 Hệ thống sản phẩm của công ty lữ hành

1.3.1 Các dịch vụ trung gian

Thực hiện cung cấp sản phẩm trung gian là các đại lý du lịch Trong hoạtđộng này, các đại lý có chức năng làm trung gian bán các sản phẩm của nhà sảnxuất tới khách du lịch Nói cách khác, nó đóng vai trò làm cầu nối giữa du khách

Trang 6

và doanh nghiệp cung ứng các dịch vụ du lịch nhằm mục đích giúp khách dễdàng thỏa mãn nhu cầu về du lịch Thực chất, các đại lý không làm chức năng tổchức sản xuất mà chỉ hoạt động như một đại diện bán sản phẩm của các nhà sảnxuất du lịch.

Các dịch vụ trung gian bao gồm:

- Bán sản phẩm du lịch doanh nghiệp lữ hành khác

- Đăng ký, đặt chỗ, bán vé ( vận chuyển, lưu trú, ăn uống, điểm tham quan, khuvui chơi giải trí)

- Đại lý: hàng không, đường sắt, đường thủy, đường bộ

- Thu đổi ngoại tệ, bảo hiểm du lịch

- Bán hàng lưu niệm

1.3.2 Các chương trình du lịch trọn gói

Xuất phát từ hoạt động tổ chức sản xuất, một sản phẩm mang tính chấtđặc trưng của các doanh nghiệp lữ hành: đó là các chương trình du lịch trọn gói

Theo điều 4, chương 1 (Luật Du lịch Việt Nam năm 2005): “Chương trình

du lịch là lịch trình, các dịch vụ và giá bán chương trình được định trước chochuyến đi của khách du lịch từ nơi xuất phát đến điểm kết thúc chuyến đi”

Có nhiều loại chương trình du lịch khác nhau: chương trình du lịch nộiđịa, chương trình du lịch quốc tế, …

Các chương trình du lịch bao gồm 3 yếu tố cấu thành:

- Yếu tố tổ chức kỹ thuật: việc thiết kế tour, độ dài chương trình du lịch,các dịch vụ trong chương trình, phương tiện vận chuyển, lịch trình và thời gian

- Yếu tố có nội dung kinh tế: giá thành, giá bán, tổng chi phí, hoa hồng…

- Yếu tố có nội dung pháp luật: được thể hiện trong nội dung hợp đồnggiữa các doanh nghiệp du lịch với nhà cung cấp và khách du lịch

Thông thường khi mua các chương trình du lịch trọn gói, các doanhnghiệp lữ hành có trách nhiệm với khách du lịch ở mức độ cao hơn nhiều so vớihoạt động trung gian Tuy nhiên, chất lượng sản phẩm vẫn phụ thuộc chủ yếuvào đối tác cung ứng trong quy trình thực hiện các chương trình du lịch

Trang 7

1.3.3 Các hoạt động kinh doanh lữ hành tổng hợp

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, một số công ty lữ hành có điềukiện, có thể tự sản xuất trực tiếp ra các sản phẩm đơn lẻ phục vụ chủ yếu chohoạt động kinh doanh các chương trình du lịch nhằm giảm các chi phí, nâng caohơn nữa lợi nhuận, hiệu quả kinh doanh của công ty

Do vậy, họ có thể kinh doanh trong các lĩnh vực sau:

- Kinh doanh khách sạn

- Kinh doanh vận chuyển

- Kinh doanh các dịch vụ vui chơi, giải trí

- Các dịch vụ trong ngân hàng như: phát hành các loại séc, thẻ thanh toántrong du lịch

1.4 Cơ cấu tổ chức của công ty lữ hành và chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận

1.4.1 Cơ cấu tổ chức của công ty lữ hành

* Mô hình cơ cấu tổ chức phổ biến tại các doanh nghiệp lữ hành

Trang 8

Sơ đồ 1.4 Cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp lữ hành

1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận

*Hội đồng quản trị: thường được thành lập ở những công ty cổ phần, là bộ phậnquyết định những vấn đề quan trọng nhất của công ty

*Giám đốc: là người trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp,quyết định những chủ trương, chiến lược như mở rộng hoạt động doanh nghiệp,hướng phát triển thị trường, cơ cấu tổ chức doanh nghiệp, phương hướng đầu tư

và phát triển sản xuất kinh doanh

Bộ máy tổ chức của doanh nghiệp lữ hành được chia thành 3 bộ phận lớn:

*Bộ phận thứ nhất: là các bộ phận tổng hợp đảm bảo điều kiện kinh doanh chodoanh nghiệp gồm:

- Phòng tài chính – kế toán: tổ chức thực hiện các công việc tài chính, kế toáncủa công ty như:

Giám đốc

Nhân sự

và hành chính

Phòng thị trường

Phòng điều hành

Bán hàng

Thị trường

Phòng

hỗ trợ và phát triển

HDVtiếng Anh

HDVtiếng Pháp

HDVtiếng Trung

Trang 9

+ Theo dõi, ghi chép chi tiêu của doanh nghiệp theo đúng hệ thống tài khoản vàchế độ báo cáo kế toán định kì của nhà nước.

+ Theo dõi và phản ánh tình hình sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp, kịpthời phản ánh những thay đổi liên quan đến vấn đề tài chính để lãnh đạo có biệnpháp xử lý

- Phòng hành chính, nhân sự: thực hiện những công việc sau:

+ Tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp

+ Xây dựng đội ngũ lao động của doanh nghiệp

+ Thực hiện các nội quy, quy chế, khen thưởng, kỷ luật, chế độ tiền lương

*Bộ phận thứ hai: là các bộ phận đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp lữ hành, là bộ phận đóng vai trò hết sức quan trọng trong doanh nghiệp

- Phòng thị trường thực hiện các công việc sau:

+ Tổ chức các hoạt động nghiên cứu thị trường quyết định nguồn khách

+ Theo dõi thị trường, thu thập thông tin, báo cáo và đề xuất kịp thời với lãnhđạo của doanh nghiệp

+ Tiến hành các hoạt động quảng cáo, khuyến mại và tư vấn cho du khách vềnhiều lĩnh vực khác nhau nhằm thu hút khách

+ Nghiên cứu mở rộng nguồn khách cho công ty

+ Thiết lập các mối quan hệ, tìm đối tác

+ Phối hợp với phòng điều hành xây dựng các chương trình du lịch

- Phòng điều hành thực hiện các chức năng và nhiệm vụ sau:

+ Thiết kế sản phẩm mới, nghiên cứu tìm biện pháp nâng cao chất lượng chươngtrình du lịch, cải tiến, hoàn thiện sản phẩm truyền thống, đa dạng hóa sản phẩmcủa doanh nghiệp, cải tiến quy trình điều hành

+ Điều hành và theo dõi toàn bộ các hoạt động có trong chương trình du lịch.+ Thay mặt cho ban giám đốc trực tiếp đàm phán, lựa chọn nhà cung cấp dịch

vụ, đảm bảo chất lượng chương trình du lịch

+ Có mối quan hệ chặt chẽ với các nhà cung cấp dịch vụ du lịch và cơ quan hữuquan

Trang 10

+ Triển khai các dịch vụ trên cơ sở hợp đồng đã kí kết với các đối tác

- Phòng hướng dẫn có chức năng và nhiệm sau:

+ Bố trí hướng dẫn viên cho các chương trình du lịch

+ Thường xuyên tổ chức học tập, bồi dưỡng, trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp

để nâng cao trình độ hướng dẫn viên

+ Phối hợp một cách chặt chẽ với các bộ phận trong công ty để tiến hành côngviệc có hiệu quả nhất

+ Tiến hành các hoạt động quảng cáo các sản phẩm cho công ty

*Bộ phận thứ ba

Các bộ phận hỗ trợ phát triển lữ hành du lịch gồm: hệ thống các đại diệnchi nhánh của doanh nghiệp, các đại diện chi nhánh này có thể hoạt động độclập như một doanh nghiệp hoặc hoạt động phụ thuộc Tuy nhiên, trong trườnghợp nào cũng cần có sự hỗ trợ nhau cùng phát triển các hoạt động lữ hành cho

cả đại lý và các công ty mẹ

 Câu hỏi ôn tập

1 Anh (chị) hãy nêu định nghĩa và vai trò của công ty lữ hành ?

2 Anh (chị) hãy phân tích hệ thống sản phẩm của các công ty lữ hành ?

3 Anh (chị) hãy trình bày mô hình cơ cấu tổ chức phổ biến tại các công ty lữhành, chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận?

4 Phân tích mối quan hệ giữa 3 phòng: thị trường, điều hành và hướng dẫn viên trong công ty lữ hành ?

Trang 11

CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH TRỌN GÓI

Mục tiêu

Sau khi học xong chương này, học sinh có khả năng

- Trình bày được định nghĩa và phân loại các chương trình du lịch

- Trình bày được quy trình xây dựng một chương trình du lịch trọn gói

- Thực hiện được việc tính giá thành và giá bán của một chương trình du lịch

- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác và thái độ nghiêm túc khi xây dựng chươngtrình du lịch

2.1 Định nghĩa và phân loại các chương trình du lịch

2.1.1 Định nghĩa chương trình du lịch

Theo điều 4, chương 1 (Luật Du lịch Việt Nam năm 2005)

Chương trình du lịch là lịch trình, các dịch vụ và giá bán chương trìnhđược định trước cho chuyến đi của khách du lịch từ nơi xuất phát đến điểm kếtthúc chuyến đi

2.1.2 Phân loại các chương trình du lịch

2.1.2.1 Ý nghĩa phân loại các chương trình du lịch

- Hoàn thiện nội dung chính sách sản phẩm

- Lựa chọn các thị trường mục tiêu phù hợp với đặc điểm của từng loại chươngtrình du lịch

- Có chính sách đầu tư phù hợp với từng loại chương trình du lịch

- Làm cơ sở để nghiên cứu các sản phẩm mới hấp dẫn

2.1.2.2 Các tiêu chí phân loại

* Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh

+ Chương trình du lịch chủ động: doanh nghiệp lữ hành nghiên cứu thị trường

để xây dựng chương trình, ấn định ngày thực hiện, tổ chức quảng cáo và bán –thực hiện

Trang 12

+ Chương trình du lịch bị động: doanh nghiệp lữ hành tiếp nhận yêu cầu củakhách, rồi xây dựng chương trình du lịch, thỏa thuận lại với khách và chươngtrình du lịch được thực hiện.

+ Chương trình du lịch kết hợp: doanh nghiệp lữ hành nghiên cứu thị trường,xây dựng chương trình nhưng không ấn định ngày thực hiện – khách đến thỏathuận và chương trình được thực hiện

* Căn cứ vào mức giá

+ Chương trình du lịch trọn gói

Được chào bán với mức giá gộp, tổng hợp toàn bộ dịch vụ và hàng hóa phát sinhtrong chuyến đi – là loại chương trình du lịch chủ yếu của doanh nghiệp lữ hành + Chương trình du lịch với các mức giá cơ bản: có giá của một số dịch vụ cơbản: giá vận chuyển, lưu trú…

+ Chương trình du lịch với mức giá tự chọn: dành cho khách lựa chọn các dịch

vụ với các cấp độ chất lượng phục vụ khác nhau ở các mức độ khác nhau

* Căn cứ vào nội dung và mục đích chuyến đi

+ Chương trình du lịch nghỉ dưỡng, giải trí, tham quan

+ Chương trình du lịch theo chuyên đề: văn hóa, lịch sử

+ Chương trình tôn giáo, tín ngưỡng

+ Chương trình du lịch thể thao, khám phá, mạo hiểm

+ Chương trình du lịch tổng hợp

* Căn cứ vào các dịch vụ cấu thành và mức độ phụ thuộc trong tiêu dùng

+ Chương trình du lịch trọn gói có người tháp tùng: gồm có hầu hết các thànhphần dịch vụ đã được sắp đặt trước

Giá trọn gói của tất cả các dịch vụ, chi phí thường thấp hơn so với cácdịch vụ cùng loại của các chương trình du lịch khác

Khách mua chương trình được tổ chức thành đoàn và có hướng dẫn viênchuyên nghiệp đi cùng phục vụ suốt tuyến

Tất cả các hoạt động của du khách đều phải tuân theo lịch trình đã đượcxác định trước dưới sự điều khiển của hướng dẫn viên

Trang 13

+ Chương trình du lịch có hướng dẫn viên từng chặng: khách mua chương trìnhđược tổ chức thành đoàn, không có hướng dẫn viên suốt tuyến mà chỉ có hướngdẫn viên tại mỗi địa phương mà khách đến.

+ Chương trình du lịch độc lập đầy đủ theo yêu cầu của khách

Đáp ứng chính xác mong muốn của khách, mọi chi tiết trong suốt quátrình du lịch đều được lên kế hoạch trước, tiêu dùng độc lập theo sở thích riêng.Giá của chương trình là giá trọn gói của tất cả các dịch vụ

+ Chương trình du lịch độc lập tối thiểu theo đơn đặt hàng của khách

Gồm hai thành phần dịch vụ cơ bản là vận chuyển và lưu trú , giá trọn góigồm chi phí vé máy bay, buồng ngủ khách sạn, chi phí vận chuyển từ sân bayđến khách sạn và ngược lại Khách tự đi và tự định liệu các hoạt động theo sởthích của mình

+ Chương trình tham quan: phục vụ cho một tuyến tham quan ngắn ở một điểmhay khu du lịch nào đó, độ dài của chương trình có thể là vài giờ đến vài ngàytrong phạm vi hẹp, phần lớn có HDV của doanh nghiệp đi kèm hoặc có dịch vụhướng dẫn tham quan tại chỗ, giá của chương trình là giá trọn gói của các dịch

vụ phục vụ cho quá trình tham quan

2.2 Quy trình xây dựng một chương trình du lịch trọn gói

2.2.1 Quy trình chung xây dựng chương trình du lịch trọn gói

 Bước 1: Nghiên cứu nhu cầu thị trường

Thị trường là một thể bao gồm một số lượng rất lớn khách du lịch vớinhững nhu cầu và sở thích khác nhau Để đáp ứng được nhu cầu của tất cả cáckhách hàng là điều rất khó Do đó cần phải phân đoạn thị trường để lựa chọn cácthị trường mục tiêu và tiến hành điều tra khảo sát nghiên cứu thị trường

*Các phương pháp nghiên cứu thị trường bao gồm:

- Nghiên cứu tài liệu:

Sử dụng các tài liệu sẵn có từ các công trình nghiên cứu, sách báo, tạp chí,

ý kiến của các chuyên gia… để tổng hợp, phân tích, đánh giá và rút ra kết luận

- Lấy thông tin từ các chuyến du lịch làm quen (Famtrip)

Trang 14

Famtrip là hình thức du lịch tìm hiểu, làm quen, tiếp thị Đây là mộtchương trình du lịch miễn phí dành cho các hãng lữ hành, nhà báo tới một haynhiều điểm du lịch của một quốc gia hay địa phương để làm quen với các sảnphẩm du lịch Đây là dịp để cho các công ty du lịch khảo sát, lựa chọn, xây dựngcác chương trình du lịch hiệu quả thiết thực để chào bán cho du khách

- Khảo sát trực tiếp:

+ Phỏng vấn: là phương pháp dùng một hệ thống các câu hỏi miệng để phỏngvấn nhằm thu được những thông tin về đối tượng nghiên cứu

- Phương pháp điều tra (bảng hỏi, phiếu trưng cầu ý kiến)

Là phương pháp dùng một hệ thống các câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn trêngiấy theo những nội dung xác định, người được hỏi sẽ trả lời bằng cách viếttrong một thời gian xác định Phương pháp này cho phép điều tra, thăm dò, ýkiến đồng loạt nhiều người

 Bước 2: Nghiên cứu khả năng đáp ứng

Thiết lập được mối quan hệ giữa khả năng cung ứng nhu cầu du lịch vớinội dung của chương trình du lịch để đảm bảo tính khả thi

- Nghiên cứu nguồn tài nguyên du lịch: Nghiên cứu khả năng khai thác tàinguyên để phục vụ du lịch, sự phù hợp của giá trị tài nguyên du lịch đối với mụcđích của chương trình du lịch

- Khả năng sẵn sàng đón tiếp phục vụ du khách: tất cả các điều kiện về cơ sở vậtchất, cơ sở hạ tầng, các điều kiện về kinh tế, chính trị…

 Bước 3: Xác định khả năng và vị trí doanh nghiệp

Chương trình du lịch phải phù hợp với nguồn nhân lực (nhân lực và vậtlực) cũng như khả năng của doanh nghiệp

 Bước 4: Xây dựng mục đích và ý tưởng chương trình

Thể hiện ở tên gọi của chương trình du lịch sao cho lôi cuốn, nội dungphải phù hợp với tên gọi của chương trình du lịch và thể hiện những ý tưởngmới lạ ý tưởng của chương trình du lịch là sự kết hợp cao nhất, sáng tạo nhất

Trang 15

giữa nhu cầu của khách du lịch và tài nguyên Ý tưởng mới sẽ tạo ra một tên gọilôi cuốn và trong một chừng mực nào đó sẽ tạo ra loại hình du lịch mới

 Bước 5: Giới hạn quỹ thời gian và mức giá tối đa

Tính toán tới sự cân đối giữa khả năng về thời gian và tài chính của kháchvới nội dung và chất lượng của chương trình du lịch, phải đảm bảo sự hài hòagiữa mục đích kinh doanh của công ty với yêu cầu của du khách du lịch

Độ dài thời gian của chương trình du lịch là số ngày mà chương trình dulịch đó được thực hiện Các chương trình du lịch trọn gói thường có độ dài thờigian quy định trước Độ dài của chương trình du lịch có thể kéo dài từ vài giờđến vài tháng

- Ví dụ: chương trình du lịch Tuy Hòa – Nha Trang (02 ngày, 01 đêm), TP HồChí Minh – Phan Thiết (02 ngày, 01 đêm)

 Bước 6: Xây dựng tuyến hành trình cơ bản

Xây dựng lịch trình, lộ trình trong một khoảng không gian và thời gian cụthể, chúng kết nối với nhau theo một tuyến hành trình nhất định

Để xây dựng được các tuyến hành trình cần phải xác định được hệ thống cácđiểm du lịch và hệ thống đường giao thông

 Bước 7: Xây dựng phương án vận chuyển, lưu trú, ăn uống

- Phương án vận chuyển: xác định khoảng cách di chuyển, xác định địa hình đểlựa chọn phương tiện vận chuyển thích hợp, xác định điểm dừng chân trên tuyếnhành trình, chú ý độ dốc, tính tiện lợi, độ an toàn, mức giá của phương tiện vậnchuyển

- Lưu trú và ăn uống: căn cứ vào vị trí thứ hạng, mức giá, chất lượng, số lượng,

sự tiện lợi và mối quan hệ giữa nhà cung ứng và doanh nghiệp

 Bước 8: Điều chỉnh và bổ sung tuyến hành trình và chi tiết hóa chương trình du lịch

Tiến hành điều chỉnh lịch trình, bổ sung các điểm du lịch và tiến hành chitiết hóa chương trình du lịch

 Bước 9: Xác định giá thành và giá bán của chương trình du lịch

Trang 16

2.2.2 Mối quan hệ giữa nhu cầu của khách du lịch với nội dung của chương trình du lịch.

Như chúng ta được biết nhu cầu của khách du lịch rất đa dạng phong phú,

từ nhu cầu ăn, mặc, ở tới nhu cầu được cảm thụ cái đẹp như vui chơi, giải trí,tham quan, nghỉ dưỡng Cho nên, khi xây dựng một chương trình du lịch thì nộidung của chương trình du lịch phải đáp ứng được nhu cầu du khách Giữa nhucầu của du khách và nội dung chương trình du lịch phải thống nhất với nhau

Nhu cầu du khách được thể hiện trong nội dung của chương trình du lịch

và nội dung chương trình du lịch nói lên nhu cầu du khách

Nếu một chương trình du lịch mà nội dung không đáp ứng được nhu cầu

du khách thì khách du lịch sẽ không hài lòng và chương trình du lịch đó khôngthành công

*Ví dụ:

Khách có nhu cầu tham quan thành phố nha trang 02 ngày với: khách sạntiêu chuẩn 4 sao, được tắm bùn khoáng, ăn hải sản Nhưng trong nội dungchương trình du lịch lại chỉ có khách sạn 3 sao, không ăn hải sản Cho nên,chúng ta gọi chương trình du lịch này chưa đáp ứng được nhu của du khách

2.2.3 Mối quan hệ giữa khả năng đáp ứng với nội dung của chương trình

Trang 17

Nội dung của chương trình du lịch phải phù hợp khả năng đáp ứng và khảnăng đáp ứng cho phép hình thành nội dung của chương trình du lịch.

2.2.4 Một số điểm cần lưu ý khi xây dựng chương trình du lịch

Chương trình du lịch phải có tốc độ thực hiện hợp lí, các hoạt động khôngnên quá nhiều, việc di chuyển phải phù hợp với khả năng chịu đựng về tâm sinh

lý của từng loại du khách

Cần đa dạng hóa các loại hình hoạt động, tăng cường các trải nghiệmtrong tiêu dùng dịch vụ cho du khách, tránh sự đơn điệu tạo cảm giác nhàm cháncho du khách

Phải có sự cân đối giữa khả năng về thời gian, tài chính của khách với nộidung và chất lượng của chương trình du lịch

2.3 Xác định giá thành, giá bán và các quy định của một chương trình du lịch

2.3.1 Xác định giá thành của một chương trình du lịch

*Nhóm định phí tính cho cả đoàn khách

Là chi phí của tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ mà đơn giá của chúngđược xác định cho cả đoàn khách (mọi thành viên trong đoàn đều tiêu dùngchung) Không phụ thuộc vào số lượng khách trong đoàn

2.3.1.3 Phương pháp tính

* Công thức tính

- Giá thành cho 1 khách: Z1 = b + (Đ / N)

Trang 18

- Giá thành cho 1 đoàn khách: Z2 = N * Z1

- Khoảng cách giữa TP Tuy hòa – TP Nha trang: 120 km

- Tổng số km tham quan theo chương trình du lịch: 20 km

- Tàu tham quan đảo: 2 giờ

- Nội dung chi phí:

+ Khách sạn: 300 000 đ/đêm/2 người

+ Xe vận chuyển: 11 000 đ/km

+ Tàu tham quan: 150 000 đ/1 giờ

+ Ăn sáng: 30 000 đ/1người, ăn trưa: 80 000 đ/1 người, ăn tối: 80 000 đ/1 người.+ Vé tham quan: 150 000 đ/ 1người

+ Phí hướng dẫn viên du lịch: 200 000 đồng/1 ngày

*Tính toán

 Các biến phí được tính cho 1 khách (b)

Tiền ăn (2 bữa sáng, 2 bữa trưa, 1 bữa tối): 2*(30 000) + 2*(80 000) + 80 000 =

300 000 đồng

Tiền khách sạn (1 đêm) : (300 000 đ/1 đêm) / 2 = 150 000 đồng

Tiền vé tham quan : 150 000 đồng

Tổng biến phí tính cho một khách (b) : 600 000 đồng

 Các định phí được tính cho 1 đoàn khách (Đ)

Trang 19

2.3.2 Xác định giá bán của một chương trình du lịch

2.3.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến giá bán của một chương trình du lịch

- Yếu tố bên trong

+ Giá thành của một chương trình du lịch

+ Mục tiêu của công ty lữ hành

+ Mức giá công bố trên thị trường

- Yếu tố bên ngoài

+ Thương hiệu của công ty lữ hành

+ Tính mùa vụ trong kinh doanh

+ Môi trường kinh doanh

Trang 20

+ P : lợi nhuận định mức cho Cty lữ hành

- Gbo = Gv + P = 18 672 000 + 10% * 15 560 000 = 20 228 000 đồng

- Gb = Gbo + T = 20 228 000 + 10% * 20 228 000 = 22 250 800 đồng

Như vậy, giá bán cho một đoàn khách (20 người) : 22 250 800 đồng

- Giá bán cho 1 khách : 22 250 800 đ/ 20 = 1 112 540 đồng

2.3.3 Các quy định của một chương trình du lịch

- Nội dung, mức giá của chương trình du lịch

- Quy định về giấy tờ

- Quy định về vận chuyển

- Quy định về đăng ký đặt chỗ, tiền đặt cọc, hình thức và thời gian thanh toán

- Trách nhiệm của doanh nghiệp lữ hành

2.4 Một số chương trình du lịch

CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH DÃ NGOẠI GÀNH ĐÁ ĐĨA – NHÀ THỜ MẰNG LĂNG – CHÙA BẢO LÂM –

LONG THỦY.

07h00: Xe và Hướng dẫn viên Thuận Thảo Travel đón Quý khách tại điểm hẹn

Trang 21

07h15: Dùng điểm tâm sáng tại Trung tâm Sinh thái Thuận Thảo.

08h00: Khởi hành đi Gành Đá Đĩa

09h00: Hướng dẫn đưa Quý khách tham quan Gành Đá Đĩa: Gành có chiều

rộng khoảng 50 mét và trải dài hơn 200 mét, đá ở đây được dựng đứng theo từng cột, liền khít nhau có tiết diện hình lục giác hoặc hình tròn giống như chiếc đĩa xếp chồng lên nhau nên mới có tên gọi Gành Đá Đĩa.

9h45: Xe đưa Quý khách tham quan nhà thờ cổ Mằng lăng xây dựng vào năm

1892 mang đậm nét kiến trúc Gotích cổ điển

11h30: Quý khách dùng cơm trưa tại nhà hàng Ba Miền, nghỉ ngơi.

14h00: Khởi hành đi chùa Bảo Lâm, viếng chùa lễ phật : Chùa Bảo Lâm nằm

dựa vào chân núi Chóp Chài, cách trung tâm Thành phố Tuy Hòa 3,5 km về phía bắc Chùa do Tổ húy Đạo Trung thuộc phái Lâm tế đời thứ 38 sáng lập, nơi đây có tượng phật Thích Ca cao 15 mét tọa lạc trên đài sen trắng muốt Cảnh vật nơi đây đẹp đẽ, tao nhã hoà quyện với tiếng chuông chùa như đưa du khách lạc vào chốn bồng lai, giải thoát những muộn phiền cố hữu và bỗng gặp lại mình giữa đất trời bao la., tiếp tục chương trình xe và hướng dẫn đưa đoàn

đến bãi biển Long Thủy, thưởng thức hương vị nước dừa Phú Yên, tham quan

và tắm biển tại Resort Thuận Thảo Goldenbeach

17h30: Đưa khách về điểm hẹn, chia tay Quý khách, kết thúc một chuyến tham

quan đầy thú vị

GIÁ TOUR TRỌN GÓI: 334.000đ/Khách/đoàn 15 khách

DỊCH VỤ BAO GỒM:

• Vận chuyển: Xe Mercedes Sprinter 16 ghế ngồi đời mới, máy lạnh

• Ăn uống theo chương trình: 01 suất ăn chính và 01 suất ăn sáng, 01 tráidừa

• Hướng dẫn kinh nghiệm, nhiệt tình, chu đáo

• Vé vào cửa các điểm tham quan

• Khăn lạnh, nước uống trên xe Bảo hiểm du lịch theo chương trình

DỊCH VỤ KHÔNG BAO GỒM:

Ngày đăng: 20/01/2015, 10:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w