BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA NGỮ VĂN
ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ TRUYỆN NGẮN NGUYÊN NGOC TAN - NGUYEN THI
Khoá luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành : Ngôn ngữ học
Giáo Viên hướng dẫn : TS Hoàng Trọng Canh
Sinh viên thực hiện : Phan Thi Nga
Lớp : — 43A1- Ngữ Văn
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của
bản thân thì còn có sự giúp đỡ rất to lớn của các thầy giáo, cô giáo Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS Hoàng Trọng Canh, người đã rất tận tình hướng dẫn em trong quá trình thực hiện đề tài Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong chuyên ngành Ngôn Ngữ nói riêng và các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn trường Đại học Vĩnh nói chung đã hết lòng giảng dạy, động viên, giúp đỡ em trong quá trình học tập
Tuy nhiên do trình độ có hạn, thiếu tài liệu nghiên cứu cùng một số tác động khách quan nên khoá luận cũng không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự góp ý chân thành của Hội đồng khoa học, của các thầy glaó, cô giáo và các bạn sinh viên để khoá luận được hoàn thiện hon
Vinh, thang 05/ 2006 Sinh vién:
Trang 3Đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi MỤC LỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU I - Ly do chọn đề tài II - Lich sử vấn đề
II - Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu IV - Phương pháp nghiên cứu
V- Cấu trúc của luận văn
CHƯƠNG I- MỘT SỐ GIỚI THUYẾT XƯUNG QUANH ĐỀ TÀI
I- Khái niệm truyện ngắn và ngôn ngữ truyện ngắn 1 Khái niệm truyện ngắn 2 Ngôn ngữ truyện ngắn oo ON OW WY WN 10 10 10 14
II- Tác giả Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi và truyện ngắn của 6ng17 1 Tác giả Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi 1.1 Cuộc đời 1.2 Sự nghiệp 17 17 20
2 Quá trình phát triển truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi 22
CHƯƠNG II - ĐẶC DIEM HINH THUC NGON NGỮ TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN NGỌC TẤN - NGUYEN THI
I — Tiêu đề truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi
1 Tiêu đề và mối quan hệ giữa tiêu đề với nội dung tác phẩm 2 Tiêu đề truyện ngán Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi
2.1 Về cấu tạo
2.2 Về nội dung ý nghĩa
II - Đặc điểm từ ngữ truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi
1 Từ láy
1.1 Khái niệm từ láy
Trang 42.1 Khái niệm từ địa phương 49
2.2 Từ địa phương trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tấn
- Nguyễn Thi 50
III - Dac điểm câu văn truyên ngắn Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi 56
1 Câu ngắn 61
1.1 Thống kê và phân loại 61
1.2 Các kiểu cấu trúc của câu ngắn 62 1.3 Giá trị biểu đạt của câu ngắn 65
2 Câu dài 69
2.1 Thống kê và phân loại 69
2.2 Các kiểu cấu trúc của câu dài 69 2.3 Giá trị biểu đạt của câu dài 72 3 Phối hợp câu ngắn, câu dài 76
CHƯƠNG III - ĐẶC ĐIỂM VỀ NỘI DUNG NGỮNGHĨA TRONG
TRUYỆN NGẮN NGUYEN NGOC TAN - NGUYEN THI 78
I - Đặc điểm về nội dung ngữ nghĩa 80
1 Ngôn ngữ đa thanh phức điệu 84
2 Ngôn ngữ mộc mac, giản di nhưng giàu cảm xúc, giàu hình ảnh 86 III - Dac điểm ngữ nghĩa qua một số hình tượng tiêu biểu
1 Khái niệm hình tượng nghệ thuật S6
Trang 5Đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi
MO DAU
I LY DO CHON DE TAI
1.Tác phẩm văn học là một hệ thống kí hiệu, có tính chất riêng hay một bộ
cấu trúc ở dạng chỉnh thể Vì thế, để đi vào tìm hiểu nó người nghiên cứu phải
nắm được bản chất của vấn đề thông qua phương tiện hành chức ngôn ngữ Trong văn xuôi nói chung và trong truyện ngắn nói riêng, văn bản là ngôn ngữ đa thanh, là lời dẫn của tác giả, là tiếng nói của người kể chuyện, tiếng nói của nhân vật mà mỗi nhân vật lại là một thế giới với những sắc thái riêng Đi vào tìm hiểu truyện ngắn của một tác giả, chúng ta có thể thấy được phong cách tác giả thông qua các phương tiện ngôn ngữ: từ ngữ, câu văn, biện pháp tu từ Hướng nghiên cứu này làm cho đối tượng nghiên cứu ngôn ngữ học ngày càng phong phú hơn, hoàn thiện hơn
Ngôn ngữ - đó chính là chất liệu, là phương tiện biểu hiện mang tính
đặc trưng của văn học Không có ngôn ngữ thì không thể có tác phẩm văn học,
bởi chính ngôn ngữ chứ không phải cái gì khác đã cụ thể hoá và vật chất hoá sự biểu hiện của chủ đề và tư tưởng, tính cách và cốt truyện Ngôn ngữ là yếu
tố đầu tiên mà nhà văn sử dụngtrong quá trình chuẩn bị và sáng tạo tác phẩm,
nó cũng là yếu tố xuất hiện đầu tiên trong sự tiếp xúc của người đọc đối với tác phẩm Như Macxim Gorki đã từng viết: “yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ, công cụ chủ yếu của nó và - cùng với các sự kiện, các hiện tượng của cuộc sống - là chất liệu của văn học ”[§; 148] Cho nên nghiên cứu tác
phẩm văn học nói chung, truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi dưới
góc độ ngôn ngữ là một yêu cầu cần thiết
2 Nghiên cứu truyện ngắn dưới góc độ ngôn ngữ đã được khá nhiều tác giả chú ý đến trong các công trình nghiên cứu của mình, thế nhưng trong những
năm qua việc nghiên cứu ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn
Trang 6dừng lại ở mức độ là những ý kiến, nhận xét chung về một số đặc điểm của tác
phẩm dưới góc độ phê bình văn học chứ chưa nói đến dưới góc độ ngôn ngữ
học Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi nhìn chung chưa được
nghiên cứu đầy đủ dưới góc độ ngôn ngữ học
3 Nguyễn Ngọc Tấn- Nguyễn Thi là một cây bút độc đáo của nền văn học cách mạng Miền Nam “Nguyễn Thi ngã xuống, nhiều lớp trẻ phải tập hợp lại
mới đứng đầy khoảng cách dưới chân anh vừa bị bỏ trống ”[ 5; 86] Không riêng gì Nhị Ca nhận xét như vậy mà giới phê bình nghiên cứu cũng như đông đảo bạn đọc nồng nhiệt quan tâm đã dành cho ông sự cảm phục và lòng mến
mộ sâu sắc
Trong những năm gần đây, giới phê bình và giảng dạy văn học đã không còn dè đặt khi gọi Nguyễn Thi là một tài năng lớn của văn xuôi chống Mỹ Sự nghiệp sáng tác của ông đã và đang được nghiên cứu công phu, tỉ mi
hơn trên nhiều phương diện Việc lựa chọn Nguyễn Thi là đối tượng nghiên
cứu trước hết, bởi ông đã để lại cho chúng ta “Những trang viết thật giàu có về
hình tượng và mỗi hình tượng đều rung động chúng ta sâu sắc ” (Nguyễn Đăng Mạnh ) Bởi lẽ “Nguyễn Thi cho đến bây giờ và có lẽ còn lâu về sau đối
với chúng ta vẫn cứ mới mẻ và quen thuộc như thế ”(Phong Lê ) Đặc biệt, nhà văn này sáng tác ở hai thời kỳ khác nhau, điều đó cũng là lý do để người nghiên cứu tìm hiểu phong cách ngôn ngữ chung và nét riêng của nhà văn này
Với đóng góp lớn và mới mẻ của gia tài văn học Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn
Thi đối với văn học và ngôn ngữ, đã đến lúc giới nghiên cứu cần nhìn lại một cách khái quát, toàn diện những đóng góp đặc sắc của ông Công việc đó là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn
Về lý luận, việc nghiên cứu một cách toàn diện những đóng góp của
một tác giả dưới ánh sáng của quá trình đổi mới văn học, cùng với việc vận dụng những thành tựu về ngôn ngữ học giúp chúng ta khẳng định một cách có sức thuyết phục hơn những thành quả sáng tạo của người nghệ sĩ và phong
Trang 7Đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi
Về thực tiễn, Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi là nhà văn có nhiều tác
phẩm được giảng dạy trong nhà trường cho nên nghiên cứu tác phẩm của ông là có thêm những cứ liệu, tư liệu về tác phẩm phục vụ cho học tập, giảng dạy
về tác giả này trong nhà trường sinh động hơn, tốt hơn Do vậy lựa chọn đề tài
này chúng tôi hi vọng góp thêm tiếng nói vào công việc hữu ích đó
II LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Nguyễn Ngọc Tấn bắt đầu được giới nghiên cứu chú ý vào đầu những năm 60 với hai tập truyện ngắn “Trăng sáng” và “Đôi bạn”, nhưng ông thực sự
thu hút những cây bút phê bình văn học kể từ khi cho ra mắt tác phẩm “Người
mẹ cầm súng” dưới bút danh Nguyễn Thi Từ đó đến nay đã có hàng trăm công trình với những quy mô khác nhau: sách, tiểu luận khoa học, các bài báo, luận văn thạc sĩ và luận văn tốt nghiệp trong các trường đại học Tuy nhiên,
các nghiên cứu về tác phẩm Nguyễn Thi đã được công bố đều dưới góc độ văn học Ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi chưa được
nghiên cứu như một vấn đề độc lập từ góc độ phong cách ngôn ngữ
Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi có tuổi đời và tuổi nghề không dài, nhưng vị trí của ông trong nền văn học cách mạng Miền Nam nói riêng và nền
văn học Việt Nam nói chung được nghiên cứu khá nhiều và được đánh giá rất cao Theo thời gian, những bài nghiên cứu về ông cũng càng dày thêm Có thể
kể đến như:
- Hoài Thanh: Sức hấp dẫn lạ lùng của “Người mẹ cầm súng”(Tạp chí văn học số 7 /1966)
- Phan Cự Đệ: Tính cách điển hình trong “Người mẹ cầm súng” của
Nguyễn Thi ( Tuần báo văn nghệ 01/04/1966)
- Phong Lê, Nguyễn Thi qua truyện và ký (Tạp chí văn nghệ số 2, 1975) - Nguyễn Đăng Mạnh: Sức sống của ngòi bút Nguyễn Thi, Nhà văn tư
tưởng và phong cách ( Nhà xuất bản tác phẩm mới, Hà Nội 1975 )
Trang 8- Lê Phát: Nhớ Nguyễn Thi, nhà văn cầm súng ( Tuần báo văn nghệ số 36, 1983 ) - Ngô Thảo: Phát hiện mới về nhà văn Nguyễn Ngọc Tấn ( Tạp chí văn học số 2, Năm 1965 ) - Nguyễn Chí Hoà: Văn xuôi Nguyễn Thi ( Luận án thạc sĩ, Đại học Vinh, 1999 )
- Ngô Thanh Mai: Đặc điểm ngôn ngữ nhân vật trẻ em trong truyện ngắn Nguyễn Thi ( Khoá luận tốt nghiệp đại học, Đại học Vĩnh, 2005 ) Có thể nói, các chuyên luận khoá luận tốt nghiệp nghiên cứu về Nguyễn
Ngọc Tấn - Nguyễn Thi mà chúng tôi điểm qua ở trên chủ yếu nghiên cứu tác phẩm của ông dưới góc độ văn học
Trong các công trình nghiên cứu dẫn ra ở trên thì hai công trình của Nhị
Ca và của Nguyễn Chí Hoà đã đánh giá về Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi
khá toàn diện ở các thể loại và bước đầu quan tâm đến ngôn ngữ trong truyện ngắn của ông Nhị Ca trong “Gương mặt còn lại - Nguyễn Thi ” khi đánh giá
về truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tấn đã từng nhận xét về khía cạnh ngôn ngữ:
“Chỉ trong phạm vi tập truyện ngắn mỏng này, nếu chịu khó lập một bản từ vựng về ngôn ngữ của tác giả, tôi e nó cũng không mỏng hơn bản thân tác phẩm bao nhiêu Ngoài giọng điệu riêng của tác giả thường chỉ là những đoạn dẫn dắt, gối đệm cho câu truyện, thật không quá đáng nếu nói chuyện có bao
nhiêu nhân vật thì có bấy nhiêu kiểu nói khác nhau ” [5, 167]
Còn Nguyễn Chí Hoà, khi đánh giá về truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Thi cũng đã có những nhận xét đáng chú ý về ngôn ngữ Nguyễn Thị,
đó là ngôn ngữ phức điệu và đa thanh Tuy nhiên, ông chỉ mới đánh giá vấn
đề này chủ yếu ở thể loại tiểu thuyết, còn ở thể loại truyện ngắn thì tác giả chỉ
mới đi sâu nghiên cứu ở truyện “Những đứa con trong gia đình ”
Gần đây nhất có khoá luận tốt nghiệp của Ngô Thanh Mai: “Đặc điểm
ngôn ngữ nhân vật trẻ em trong truyện ngắn Nguyễn Thi ” Phải nói rằng, đây
có lẽ là nghiên cứu đầu tiên về ngôn ngữ Nguyễn Thi có tính chất độc lập, tuy
Trang 9Đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi
phương diện cụ thể là ngôn ngữ nhân vật trẻ em và dừng lại ở việc khảo sát 11 truyện chứ chưa phải nghiên cứu toàn bộ các phương diện ngôn ngữ và trong
tất cả các truyện ngắn của ông
Như vậy, Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi là tác giả có đóng góp quan
trọng cho một giai đoạn văn học cần có những khảo sát, những cái nhìn toàn diện và hệ thống hơn về di sản nghệ thuật truyện ngắn của ông dưới góc độ
ngôn ngữ
Với những lý do đó cùng với lòng yêu quý truyện ngắn và lòng mến mộ
tài năng nhà văn Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi, luận văn này sẽ thừa kế các
thành tựu của các nhà nghiên cứu, phê bình đi trước vừa cố gắng tìm cách phát hiện và hệ thống lại toàn bộ đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn của ông Qua đó khẳng định vị trí, vai trò và những đóng góp đặc sắc của Nguyễn Ngọc Tấn -
Nguyễn Thi về ngôn ngữ truyện ngắn - chất liệu làm nên thành công truyện ngắn của ông
II ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1 Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn khảo sát truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi
trong cả hai thời kỳ sáng tác (ở Miền Bắc và ở Miền Nam )
Trang 10Cậu Huân Tự do Một chuyến về phép Hai cha con người chính uỷ Sn MR Ngay vé
Va 4 truyén ngan in trong cudn “Truyén ngan chon loc Nguyén Thi ”( Nhà xuất bản Hội nhà van, H 1996 ):
1 Mùa xuân 2 Chuyện xóm tôi
3 Mẹ vắng nhà
4 Những đứa con trong gia đình
Như vậy đối tượng của luận văn này bao gồm 18 truyện ngắn được in
thành sách Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi Ngoài ra, trong quá trình phân tích chúng tôi cũng đề cập đến một số tác phẩm thuộc thể loại khác của ông và tác phẩm của một số tác giả khác để giúp làm nỗi bật phong cách ngôn ngữ truyện ngắn của nhà văn này
2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Luận văn này hướng đến 3 nhiệm vụ chính:
- Thấy được sự lựa chọn của nhà văn trong việc sử dụng từ ngữ, trong
việc tổ chức câu văn
- Tìm hiểu giá trị nội dung truyện ngắn của ông được biểu hiện thông
qua các phương tiện biểu đạt có tính đặc thù là ngôn ngữ
- Đưa ra những nhận xét khái quát về đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn
Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi
Đưa ra những nhận xét khái quát về đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn
Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi
IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng đồng thời các
Trang 11Đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi
1 Phương pháp thống kê - phân loại
2 Phương pháp so sánh - đối chiếu 3 Phương pháp phân tích- tổng hợp
V CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài các phần: Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương I: Một số giới thuyết xung quanh đề tài
Chương II: Đặc điểm hình thức ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tấn -
Nguyễn Thi
Chương III: Đặc điểm nội dung ngữ nghĩa truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tấn -
Trang 12NỘI DUNG
CHƯƠNG I: MỘT SỐ GIỚI THUYẾT XUNG QUANH ĐỀ TÀI
1 Khái niệm truyện ngắn và ngôn ngữ truyện ngắn
1.1 Khái niệm truyện ngắn
“Văn học là nhân học ”( Gor ki ) Đó là kim chỉ nam cho văn học mọi
thời kỳ, mọi thể loại văn học Truyện ngắn cũng như các thể loại văn học khác
là câu chuyện đời người, về nhân con người, sinh ra để làm đẹp cho con người, giúp con người, hiểu rõ chính mình Mỗi nhà văn khi cầm bút đều muốn gửi
gắm một vấn đề xã hội, con người, đến với cuộc đời Truyện ngắn đã từng khẳng định những tên tuổi lừng danh thế giới như: T.Sêekhốp, O.Môpatxăng,
K.Pautopxki, Heminway, Lỗ Tấn và ở Việt Nam những nhà văn như: Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam cũng đã góp phần đưa truyện ngắn lên một vị trí trang trọng trong nền văn học Việt Nam
Truyện ngắn có một sức hấp dẫn lạ lùng đối với cả người viết, người đọc, người nghe, người nghiên cứu, người phê bình Phải chăng, vì vậy mà khái niệm truyện ngắn được rất nhiều người bàn đến, với những cách nhìn đa
dạng từ nhiều góc độ khác nhau
Bàn về truyện ngắn, giáo sư văn học người Pháp O.Grôpxki định nghĩa:
“Truyện ngắn là một thể loại muôn hình muôn vẻ biến đổi khôn cùng Nó là một vật biến hoá như quả chanh của Lọ Lem Biến hố về khn khổ: ba
dòng hoặc ba mươi trang Biến hoá về kiểu loại tính chất: trào phúng, kì ảo,
hướng về biến cố thật hay tưởng tượng hiện thực hoặc phóng túng Biến hoá về nội dung, thay đổi vô cùng vô tận Muốn có chất liệu kể cần có một cái gì đó xảy ra, dù đó chỉ là sự thay đổi chút xíu về sự cân bằng, về các mối quan hệ Trong truyện ngắn cái gì cũng thành biến cố thậm chí sự thiếu vắng tình tiết, diễn biến cũng gây hiểu quả vì nó làm cho sự chờ đợi bị hãng hụt ”[ Dẫn theo
Trang 13Đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi
Còn Pautôpxki Nhà văn Nga thì xác định: “Thực chất truyện ngắn là gì ? Tôi nghĩ rằng truyện ngắn là một truyện viết ngắn gọn, trong đó cái không bình thường hiện ra như một cái gì bình thường và cái gì bình thường hiên ra như một cái gì không bình thường ” [ 16; 7]
Ở Việt Nam, Nguyễn Công Hoan đã giải thích truyện ngắn như sau:
“Truyện ngắn không phải là truyện, mà là một vấn đề được xây dựng bằng chi
tiết với sự bố trí chặt chế và bằng thái độ với cách đặt câu, dùng tiếng có câu
nhắc Muốn truyện ấy là truyện ngắn chỉ nên lấy một trong ngàn ấy ý làm ý
chính, làm chủ đề cho truyện Những chỉ tiết trong truyện chỉ nên xoay quanh chỉ đề ấy thôi ” [ 11; 160] Mặt khác, Nguyễn Công Hoan còn đi sâu hơn nữa về khái niệm truyện ngắn Ông viết: “Trước hết ta cần phân biệt thế
nào là truyện ngắn, thế nào là truyện dài Loại truyện viết theo truyện ngắn Âu
Tây là loại mới có trong văn học Việt Nam, từ ngày ta chịu ảnh hướng của văn
học Pháp Ngày xưa, ta chỉ có truyện kể bằng miệng hoặc viết bằng văn vần Những truyện “Muỗi nhà ”, “Muỗi đồng”, “Hai ông phật cãi nhau”, trong
“Thánh Tông di thảo” là viết theo nghệ thuật Á Đơng “Hồng lê nhất thống chí ” là lịch sử ký sự chứ không phải là lịch sử tiểu thuyết Cho nên, loại truyện viết theo nghệ thuật Âu Tây, ta theo Trung Quốc mà gọi là tiểu thuyết, và cái nào viết trong vài trang gọi là đoản thiên, cái nào viết hàng trăm trang gọi là Trường thiên tiểu thuyết Năm 1932, báo “Phong hoá” dịch đoản thiên
tiểu thuyết ra tiếng ta gọi là truyện ngắn Rồi từ đó trường thiên tiểu thuyết gọi là truyện dài và trung thiên tiểu thuyết gọi là truyện vừa ”[ 12;165]
Trong “Từ điển thuật ngữ văn học” truyện ngắn được xem là “Tác phẩm
tự sự cỡ nhỏ Nội dung thể loại của truyện ngắn bao trùm hầu hết các phương diện của đời sống: đời tư, thế sự hay sử thi, nhưng cái độc đáo của nó là
ngắn Truyện ngắn được viết ra để tiếp thu liên một mạch, đọc một hơi không
nghỉ ”.[ 10 ; 303]
Mức độ dài ngắn chưa phải là đặc điểm chủ yếu phân biệt truyện ngắn
với các tác phẩm tự sự loại khác Trong văn học hiện đại có nhiều tác phẩm rất
Trang 14trung đại cũng ngắn nhưng gần với truyện vừa Các hình thức truyện kể dân gian rất ngắn gọn như cổ tích, truyện cười, giai thoại lại càng không phải là
truyện ngắn Truyện ngắn hiện đại là một kiểu tư duy mới, một cách nhìn cuộc đời, một cách nắm bắt đời sống rất riêng, mang tính chất thể loại Cho
nên, truyện ngắn đích thực xuất hiện tương đối muộn trong lịch sử văn học
Khác với tiểu thuyết là thể loại chiếm lĩnh đời sống trong toàn bộ đầy đặn và toàn vẹn của nó, truyện ngắn thường hướng tới việc khắc hoạ một hiện
tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay trong đời sống
tâm hồn của con người Với đặc trưng thể loại của mình, truyện ngắn không
cho phép có một hệ thống, nhân vật đồ sộ, một khoảng thời gian dài, một không gian rộng lớn như trong tiểu thuyết Truyện ngắn có khi lấy trong một khoảng khắc trong cuộc đời con người mà dựng nên Có khi nhân vật đặt trước
một vấn đề phải băn khoăn, phải suy nghĩ, lựa chọn, quyết định Có khi chỉ là
một cách sống, làm việc bình thường, trong đó nhân vật biểu lộ tình cảm ý chí của mình Có khi có những hành động mãnh liệt, những tình cảnh éo le Có khi chỉ là một tâm trạng, một nỗi băn khoăn hay một ý vừa chớm nở Nhưng phải lựa chọn những khoảnh khắc nào mà nhân vật thể hiện mình đầy đủ nhất trong khía cạnh cần thể hiện Tuy vậy, chỉ riêng từng ấy sẽ không bao giờ làm nên giá trị trường tồn cho tác phẩm Một truyện ngắn muốn giữ vị trí dài lâu trong xã hội, muốn thúc đẩy con người, nâng cao con người nó phải đặt ra một
vấn đề triết lý về con người, về cuộc đời - triết lý nhân sinh
Nếu mỗi nhân vật của tiểu thuyết là một thế giới, thì nhân vật của
Trang 15Đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi
một thái độ sống mà tác giả biểu dương hay phê phán Nhân vật phải tự nhiên,
phải là những con người sống, chớ nên gò công để xây đắp những điển hình
quá trọn vẹn, đầy đủ Từ nguyên mẫu đến nhân vật có những sự tái tạo của nhà
văn, hình tượng nhân vật dần dần dậy lên một đời sống riêng Nó thu gồm
những nét trong thực tế, đồng thời lại óng ánh những sắc thái mới, khiến cho nó toàn vẹn hơn, đẹp đẽ hơn, thân thiết hơn
Nếu tiểu thuyết là một đoạn của dòng đời thì truyện ngắn là mặt cắt của
dòng đời Vì vậy, cốt truyện của truyện ngắn thường diễn ra trong một không gian, một thời gian hạn chế, chức năng của nó nói chung là nhận ra một điều
gì đó sâu sắc về cuộc đời và tình người Kết cấu của truyện ngắn không chia thành nhiều tầng, nhiều tuyến mà thường được xây dựng theo nguyên tắc
tương phản hoặc liên tượng Bút pháp trần thuật của truyện ngắn thường là chấm phá
Yếu tố quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là những chi tiết cô đúc, có
dung lượng lớn và có hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho tác phẩm những chiều sâu chưa nói hết Vì vậy, mỗi nhà văn cầm bút viết truyện ngắn đối diện
với trang sách, trang đời phải có tài năng lựa chọn, không được ôm đồm, tham
lam Với một nỗi lòng, một cảnh ngộ, một sự việc đều phải thấm đượm trong trí tuệ của anh ta, đều phải chứa và bổ sung cho một vấn đề quan trọng mà anh ta muốn đối thoại với bạn đọc: vấn đề nhân sinh “Hình như đó là những người
cầm bút có biệt tài có thể lựa chọn trong cái dòng đời xuôi chảy một khoảnh
khắc thời gian mà ở đó cuộc sống đậm đặc nhất, chứa đựng nhiều ý nghĩa
nhất, một khoảnh khắc của cuộc sống với một vài diễn biến sơ sài và cũng bình thường nhưng bắt buộc con người ở vào tình thế phải bộc lộ ra cái phần tâm can nhất Cái phần ẩn náu và sâu kín nhất có khi còn là khoảnh khắc của
cả một đời người, một đời nhân loại”( “ Kinh nghiệm viết truyện ngắn ”- Nguyễn Minh Châu)
Trang 16như thế nào, hiểu theo cách nào thì cũng cần phải thấy được giá trị của truyện
ngắn như Phạm Văn Đồng đã từng nhận xét:
“Đừng tưởng một chút nào rằng về tư tưởng, về trình độ nghệ thuật, thể
loại truyện ngắn là thuộc loại thấp Đâu có phải dài mới là tốt, là hay Đứng trước cuộc chiến đấu đang diễn ra ở nước ta, anh làm sao nhìn thấy, ghi được,
truyền lại cho nhanh chóng bằng tác phẩm ngắn, nhỏ nhưng thật có giá trị Tôi
nghĩ không nên coi nhẹ tác phẩm ngắn Không nhất thiết là một trường ca anh hùng thì mới có giá trị cao ” [20 ; 86 ]
1.2 Ngôn ngữ truyện ngắn
Trong “Lý luận và thi pháp tiểu thuyết ” M.Bakhtin đã viết khá rõ về
đặc điểm của ngôn ngữ văn xuôi Ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến đặc điểm
của ngôn ngữ văn xuôi trong sự đối lập với ngôn ngữ thơ ca
Chúng ta biết rằng, ngôn từ, theo tư duy phong cách học truyền thống,
chỉ biết có mình (tức là ngữ cảnh của mình), đối tương của mình, sắc thái biểu cảm của mình và ngôn ngữ thống nhất, duy nhất của mình Một ngôn từ khác nằm ngoài ngữ cảnh của nó chỉ được biết đến như một hiện tượng ngôn ngữ
trung tính, một lời không của a1 cả, một khả năng phát ngôn đơn thuần Khi ý
thức ngôn ngữ, ý thức tư tưởng xã hội trở nên chủ động về mặt sáng tạo tức là trở thành ý thức văn học chủ động thì nó nhận ra mình được bao quanh bởi muôn vàn tiếng nói khác nhau chứ tuyệt nhiên không phải là một ngôn ngữ thống nhất và duy nhất, không phải tranh luận và không thể phản bác Nó luôn luôn đứng trước sự tất yếu phải lựa chọn ngôn ngữ Bằng từng hành vi văn chương- ngôn từ của mình, nó chủ động định hướng giữa những tiếng nói khác biệt, xác dịnh lập trường, chọn lựa ngôn ngữ Vì thế, ngôn ngữ thơ ca và ngôn ngữ văn xuôi có những sự lựa chọn khác nhau
Nhà thơ được ấn định bởi ý tưởng về một ngôn ngữ thống nhất và duy
nhất và về lời phát biểu thống nhất và đóng kín theo kiểu độc thoại Những ý
Trang 17Đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi
Nhà thơ phải một mình làm chủ tồn bộ ngơn ngữ mình, chịu trách nhiệm
đồng đều về mọi thành tố của nó, bắt nó phục vụ những chủ ý của mình và chỉ
của mình mà thôi Mỗi từ ngữ phải thể hiện trực tiếp và trực diện ý đồ của nhà thơ, không thể có một khoảng cách nào giữa nhà thơ và lời của anh ta Nhà thơ chất lọc từ ngữ khỏi những ý chỉ của người khác, chỉ dùng những từ và hình thức từ nào và dùng chúng như thế nào để chúng không còn giữ được mối quan hệ với một số tầng ý chỉ nhất định và một số ngữ cảnh nhất định Do việc gạn lọc mọi thnàh tố ngôn ngữ khỏi những ý chỉ và giọng điệu của người khác, xoá bỏ mọi vết tích bất đồng trong tiếng nói và ngôn ngữ mà ở tác phẩm thơ ca được tạo ra một sự thống nhất ngôn ngữ đầy căng thang
Là nhà thơ thì phải xử lý như thế Còn người viết văn xuôi thì sao? Họ
lại đi một con đường khác hoàn toàn, một sự lựa chọn ngôn ngữ khác biệt với ngôn ngữ thơ ca Nhà văn tiếp thu vào trong tác phẩm của mình những tiếng nói và ngôn ngữ khác nhau trong ngôn ngữ văn học và phi văn học, nhưng không làm chúng suy yếu đi, mà thậm chí còn khơi động thêm chúng Nhà văn xây dựng phong cách của mình trên sự phân hoá ngôn ngữ ấy, trên nền những tiếng nói và thậm chí những ngôn ngữ khác nhau ấy mà vẫn giữ được tính thống nhất của cái tôi sáng tạo của mình và tính thống nhất của phong cách mình
Nhà văn xuôi không tẩy sạch khỏi từ ngữ những ý chỉ và giọng điệu của người khác, không bóp chết những mầm mống ngôn từ xã hội khác biệt tiềm ẩn trong chúng, không gạt bỏ những khuôn mặt ngôn ngữ và cung cách nói năng lấp ló đằng sau các từ ngữ và hình thức ngôn ngữ Người viết văn xuôi sử dụng những từ ngữ đã chứa đựng những ý tứ xã hội khác và bắt chúng phục vụ những ý chỉ mới của mình Những tiếng nói và ngôn ngữ khác nhau được đưa
vào tác phẩm và ở đó chúng được tổ chức thành một hệ thống nghệ thuật hoàn
chỉnh
Còn ngôn ngữ truyện ngắn thì sao ?
Trang 18là sự mô tả và đối thoại ( nội tại ) Ngôn ngữ truyện ngắn chứa đựng nhiều
phong cách, nhiều giọng nói, những phong cách xen lẫn nhau, hoà hợp, tranh luận, cải vã, đối chọi Nó mạnh mẽ, khoẻ khoắn, và đầy sức sống Nhà văn Nguyên Ngọc khi nói về ngôn ngữ truyện ngắn đã phát biểu: “ Truyện ngắn nào của T.Sêkhôp cũng làm giàu đời sống tinh thần của ta và chúng đánh thức dậy ở ta ý thức ham muốn giác ngộ về sự phân vân, đắn đo hoặc nói như các nhà hiền triết phương Đông - biết tìm cái có trong cái không, cái không trong cái có ”
Mỗi truyện ngắn hay thường không tự nó đem đến cho chúng ta một kết luận khẳng định hay bác bỏ, đứt khoát, áp đặt Nó đặt ra trước ngôn ngữ sự lựa
chọn hay nói như M.Bakhtin “trước liên minh của lưỡng lự ” Mỗi từ, mỗi câu
trong truyện ngắn phải tự mô tả lấy mình, phải đẹp Ngôn ngữ tự đối thoại, tự tranh cãi, hay nói cách khác ngôn ngữ lưỡng lự nước đôi khiến cho truyện
ngắn hiện đại là truyện ngắn của những khả năng
Mỗi nhà văn cầm bút viết truyện ngắn với phong cách khác nhau, có sự lựa chọn về ngôn ngữ khác nhau và đến lượt mình, chính sự lựa chọn ngôn ngữ đó lại tạo nên các phong cách khác nhau cho mỗi nhà văn Macxim Gorkl
từng nói: Muốn học viết phải bắt đầu từ truyện ngắn, bởi viết truyện ngắn nó
luyện cho tác giả biết tiết kiệm từ ngữ, biết cách viết cô đọng Còn nhà văn Ma Văn Kháng thì bộc bạch: “Câu chữ tiêu dùng cho truyện ngắn là cả một sự nổ lực lớn và nó như là yếu tố quyết định cho sự thành bại của một truyện ngắn ” Nguyễn Đình Thi cũng từng khẳng định: “Chữ trong văn xuôi cần có men Câu chữ trong truyện ngắn nói riêng là men, nó toả hương, nó rủ rê, nó
quyến rũ ta, nó là cái hồn của câu chuyện ”
Như vậy, với sự lựa chọn riêng của mình về ngôn ngữ thì mỗi nhà văn
Trang 19Đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi
hay chính là có sự lựa chọn ngôn ngữ riêng Chẳng hạn, trên văn đàn Việt Nam bên cạnh Nam Cao, còn có Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng , bên cạnh Nguyễn Quang Sáng, Anh Đức, còn có Nguyễn Thị, Nguyên Ngọc mà mỗi tác giả lại có phong cách ngôn ngữ riêng
Il TAC GIA NGUYEN NGOC TAN - NGUYEN THỊ VÀ TRUYỆN NGẮN
CUA ONG
1 Cuộc đời và sự nghiệp 1.1 Cuộc đời
Nguyễn Ngọc Tấn tên thật là Nguyễn Hoàng Ca, sinh ngày15 tháng 05
năm 1928, tại xã Quần Phương thượng, nay là xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, tinh Nam Định Nguyễn Hoàng Ca mới chính là tên thật, ghi trên giấy khai sinh và lúc đi học, nhưng gia đình không thích cái tên Ca nên gọi là Nguyễn
Ngọc Tấn Đây cũng là tên khi đi bộ đội, lúc viết văn Tới tháng 5 - 1962
Nguyễn Ngọc Tấn đi công tác B, ông lại lấy tên con trai là Nguyễn Thi làm
bút danh
Bố của ông là Nguyễn Bội Quỳnh, một nhà giáo có tinh thần yêu nước Mẹ là bà Thành Thị Du, một phụ nữ tài sắc lại có học Cả hai quen nhau trong hoạt động cách mạng, gia đình họ là cơ sở liên lạc, nuôi giấu cán bộ Họ sống nay đây mai đó vì kế sinh nhai và vì yêu cầu công tác Những ngày vul vẻ, sung túc thật là hiếm hoi và thoáng nhanh như ảo ảnh, trường kỳ trong đời sống gia đình đôi vợ chồng cách mạng trẻ là đói nghèo và bệnh tật, vì đói nghèo mà bệnh tật kéo dài Nỗi buồn của một gia đình tan nát ám ảnh suốt những ngày thơ ấu của ông Cha mất sớm Mẹ đi bước nữa Chín tuổi - ông đã
bắt đầu phải sống cuộc đời lưu lạc, tủi khổ Từ đó, Nguyễn Ngọc Tấn rơi vào
những năm tháng sống nhờ người thân sơ của hai bên nội ngoại, hết ở với anh
con bà cả lại đến ở với chú, mẹ cả ; lúc lên Hà Thành, khi về Nam Định Sau
Trang 20Ngọc Tấn trở về Năm 1943, người anh cùng cha khác mẹ đưa Nguyễn Ngọc
Tấn vào Sài Gòn cho em ăn học Nhưng đời sống khó khăn, không muốn làm gánh nặng cho gia đình nên ông vừa làm vừa đi học Rồi cách mạng tháng Tám đến như là trong mơ ước của một thanh niên nghèo khổ như ơng Ơng tham gia mọi công việc được giao với tất cả hăng say, nồng nhiệt, tận tuy và sau đó được sung vào lực lượng vũ trang chiến đấu chống thực dân Pháp Nguyễn Ngọc Tấn được kết nạp Đảng chính thức năm 1947 và từ đó con đường đời được xác định dứt khoát, triệt để Thời gian này, Nguyễn Ngọc Tấn vừa say sưa chiến đấu, vừa hăng hái hoạt động văn nghệ Là một chiến sĩ đa tài ông vừa làm thơ, sáng tác tranh vừa soạn bài hát, điệu múa năm 1951 Nguyễn Ngọc Tấn được nhận giải thưởng Văn nghệ Cửu Long cho những sáng
tác nhiều loại ấy
Nguyễn Ngọc Tấn xây dựng gia đình với chị Bình Trang - một cơ gái
Sài Gịn thốt ly ra vùng kháng chiến vào một ngày giáp Tết năm 1954 Hoà bình lập lại, theo hiệp định Giơnevơ, Nguyễn Ngọc Tấn theo đơn vị tập kết ra Bắc khi chưa kịp nhìn mặt cô con gái Trang Thu và để lại người vợ trẻ phải chống chọi một mình giữa vòng vây của địch
Ra Bắc, sau một thời gian làm cán bộ tuyên truyền ở tiểu đoàn 302, rồi làm trở lý văn nghệ sư đoàn 302, tháng 12 - 1956 Nguyễn Ngọc Tấn được điều về Tạp chí Văn nghệ Quân đội Từ đấy, Nguyễn Ngọc Tấn mới thực sự
chuyên tâm làm công tác mà ông hằng yêu thích Sống và làm việc ở Miền Bắc - quê hương ông, được gặp lại những người thân ruột thịt nhưng càng
ngày Nguyễn Ngọc Tấn càng cảm thấy sâu sắc sự gắn bó máu thịt với Miền
Nam
Từ 1960, khi Miền Nam sôi sục trong phong trào Đồng khởi, khi một số
cán bộ Miền Nam tập kết ở Bắc lại trở về quê hương chiến đấu, Nguyễn Ngọc
Tấn không thể yên lòng đứng nhìn cuộc chiến đấu từ xa Một lần nữa, ông từ biệt quê hương, từ biệt người thân, từ biệt người vợ trẻ và đứa con trai 6 tháng,
trở lại Miền Nam - nơi đã nuôi ông thành người lính, mảnh đất đã vun dưỡng
Trang 21Đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi
trai ông gửi lại ngoài Bắc - lại tiếp tục cầm súng và cầm bút Trong 6 năm công tác và chiến đấu, Nguyễn Thi đã có mặt hầu hết các chiến trường lớn ở vành đai thép Củ Chi, Bến Tre - quê hương Đồng khởi Và tháng 5 — 1968, trong một trận đánh lớn ở Sài Gòn, Nguyễn Thi đã cùng đồng đội đánh lùi nhiều cuộc phản công của địch, Với khẩu A.K trong tay, ông đã bắn đến viên đạn cuối cùng, bị thương vì một mảnh rốckét găm vào ngực, Nguyễn Thi chỉ kịp nói lại tên mình và tên đơn vị, gửi lại chiếc bồng Nguyễn Thi đã anh dũng hi sinh khi vừa tròn 40 tuổi Hôm đó là ngày 09 - 05 - 1968
Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi hi sinh vào đúng cái tuổi 40, cái tuổi
đang lúc giữa trưa ánh nắng chói chang, rực rỡ, cái tuổi tạm gom đủ từng trải đường đời và kinh nghiệm nghề nghiệp, đang dư thừa sức lực và nhiệt tình để
sáng tạo, để làm ra các sản phẩm tỉnh thần phong phú cả về số lượng lẫn chất lượng Sự sống quý nhất ở thế gian này, Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi đã
hiến dâng cho tổ quốc, cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc:
“Cái chết anh dũng của nhà văn trong tư thế cầm súng ở cửa ngõ thành phố mang tên Bác, cùng với thời gian, hiện lên như một biểu trưng giàu ý nghĩa, nói với hậu thế về vị trí nhà văn trong cuộc chiến đấu giành độc lập của dân tộc, về đóng góp của người nghệ sĩ trong cuộc kháng chiến và tầm vóc của những nhà văn - chiến sĩ thời đại chúng ta” [ 20; 32]
Cuộc đời nhiều bất hạnh, hoàn cảnh riêng đầy éo le đã tạo nên ở
Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi một tâm hồn giàu suy tư, hiểu đời, hiểu
người Từ hơn 40 năm trước, trong đêm giao thừa sang nửa phần sau thé ky,
Nguyễn Ngọc Tấn từng nghĩ về cuộc đời mình: “ Đời tôi từ lòng thương mẹ,
trình độ học thức, ngày vui sướng, cuộc tình duyên, cho tới sự nghiệp cách mạng và tương lai ngày mai, văn nghệ, tất cả đều lận đận và lỡ dỡ ” (Nhật ký ngày 30 -12 - 1950) Nhưng “Với con người yêu đời, yêu cuộc sống dường ấy, với sức lao động nghệ thuật mạnh mẽ như vậy thì sống đến tuổi nào mới được coi là không dở dang Nếu mỗi cuộc đời là không dở dang thì dòng chảy của văn học cách mạng là liên tục ”[ 5 ; 320 ] Vì vậy, theo dõi con đường sáng
Trang 22hành trình đầy khổ hạnh và gian truân mà điều quan trọng hơn ta còn thấy
được hành trình tư tưởng nghệ thuật của ông, một hành trình tiêu biểu cho con đường đi đến cả một thế hệ nhà văn: nhà văn - chiến sĩ
Là một nhà văn — chiến sỹ vừa cầm bút sáng tác lai vừa cầm súng chiến đấu, Nguyễn Ngọc Tấn —- Nguyễn Thi đã để lại dấu ấn đó trên từng trang viết
Đặc biệt, những trang viết ở chiến trường, giữa làn bom đạn giữ dội của ông vẫn giàu xúc cảm, giàu giá trị hiện thực và vẫn thể hiện được một tài năng nghệ thuật địch thực
1.2 Sự nghiệp
“Im lặng là một nét đặc biệt cua Nguyễn Thi: Im lặng mà viết, im lặng đọc sách, im lặng mà quan sát, im lặng mà suy nghĩ, im lặng để rất ít nói về
mình” Nhưng tác phẩm, chỉ có tác phẩm mới biện minh được cho ông, mới cho chúng ta hiểu được con người thật của Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi
Và sự nghiệp sáng tác của ông đã giãi bày tất cả, nó có sức giá trị hơn nhiều những trang giấy phê bình, trang viết về ông
Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi khởi nghiệp bằng việc bén duyên với thơ ca trong kháng chiến chống Pháp Đến đầu những năm 50, ông đã có cả
một tập thơ mang tựa đề “Hương đồng nội” Tuy nhiên, tập thơ này không để lại ấn tượng nào đáng kể Sau “Hương đồng nội”, Nguyễn Ngọc Tấn còn xuất bản một tập thơ tiếp theo còn lại hơn 40 bài Trang bìa và nhiều trang trong tập thơ đã nát nên không biết tên tập thơ là gì?
Trang 23Đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi 4 Lao động quang vinh 5 Trang sang 6 Vé Nam 7 Mon qua Tét “Doi ban”in nam 1962, cũng có 7 truyện: 1 Mat tran Đôi bạn Cậu Huân Tự do Một chuyến về phép Nu FY Hai cha con ngưới chính uỷ 7 Ngay vé
Với hai tập truyện ngắn này, trong thời gian tap két ra Bac,Nguyén Ngọc Tấn còn có một số tác phẩm đăng báo như: Cha con, Chưa nói, Trong xóm nhỏ, Im lặng, Một cuộc tranh luận, Những tên người dốt
Đó là những tác phẩm được nhà văn sáng tác trong thời kì tập kết ra Bắc với bút danh Nguyễn Ngọc Tấn Nó đã dự báo con đường đi tới của một nhà văn, hé mở sự tiếp tục và hoàn thiện hơn cho những sáng tác khi nhà văn trở lại chiến trường Nam Bộ
Về lại với mảnh đất Miền Nam thân yêu, sau khi đi tìm hiểu thực tế,
nhà văn vừa chiến đấu vừa tranh thủ sáng tác Đêm đêm, Nguyễn Thi thức viết rất miệt mài: ”Cứ thế anh ngồi viết, thức viết đến khuya tới một hai giờ sáng ” [3:98] Thời gian này ông lấy bút danh là Nguyễn Thi, sáng tác gồm cả ký, truyện ngắn, truyện ký và tiểu thuyết So với các nhà văn chống Mỹ Nguyễn Thi viết không nhiều, nhưng chỉ khoảng dăm năm mà có được lượng tác phẩm như vậy là điều đáng phục Nhưng đáng phục đến bất ngờ là chất lượng Có
thể thấy được sáng tác của Nguyên Thi ở các thể loại như sau:
- _ Tuy bút: Dòng kinh quê hương, Đại hội anh hùng, Những câu nói ghi trong đại hội
Trang 24- Ghichép: C6 gai đất Ba Dừa, Những sự tích ở đất thép
- Truyện ngắn: Chuyện xóm tôi, Mùa xuân, Mẹ vắng nhà, Những đứa
con trong gia đình
- _ Tiểu thuyết và truyện dai: Ở xã Trung Nghĩa, Sen trong đồng
Nguyễn Ngọc Tấn-Nguyễn Thi là một cây bút văn xuôi độc đáo đầu những năm 60 ở Miền Bắc và sau dó là một cây bút xuất sắc của nền văn nghệ giải phóng miền Nam Các tác phẩm của ông còn lai như một tượng đài đẹp về
chiến công bất tử của nhân dân ta trong sự nghiệp chông Mỹ cứu nước dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng Tác phẩm cũng như cuộc đời Nguyễn Ngọc Tấn- Nguyễn Thi xứng đáng là một trang đẹp trong nền Văn học Việt Nam hiện dai
2 Qua trinh phat trién truyén ngin Nguyén Ngoc Tan —Nguyén Thi Nguyễn Ngọc Tấn -Nguyễn Thi thử bút với nhiều thể loại nhưng viết nhiều nhất và đạt được những thành tựu đáng kể là truyện ngắn Hành trình sáng tạo truyên ngắn của nhà văn là một hành trình gian khổ của một người
lao động nghệ thuật chân chính
“Trăng sáng” là tập truyện ra mắt của Nguyễn Ngọc Tấn với tư cách là một cây bút văn xuôi Nổi lên tất cả, bàng bạc suốt tập truyện ngắn là tấm
lòng thương nhớ miền Nam Nỗi nhớ da diết, quánh đặc, dằn vặt Mỗi truyện ngắn gồm các mẩu chuyện nhỏ viết lại, góp lại, nhưng cả cái truyện không
Trang 25Đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi
tự mở ra, nhân vật tự bộc lộ Tư tưởng, chủ đề câu chuyện nhờ đó được giấu kín đến dòng cuối cùng mới phô bày trọn vẹn, tự nhiên, nhuần nhị “Nói như
T.Sekhôp, tác giả chui tot vao nhân vật mà nói năng, xử sự, nhìn đời cho nên
khắc họa rất nhanh, tốn rất ít câu chữ mà gợi được nhiều ”[5;167]
Sau “Trăng sáng”, tới tập “Đôi bạn “(1962), một lần nữa Nguyễn Ngọc
Tấn lại khẳng định bản sắc khá riêng biệt của mình trong thể loại truyện ngắn
Tập truyện là tiếng hát ca ngợi tình yêu giữa trai gái, cha con, bạn bè, đồng chí, quê hương, tổ quốc Thực ra rất khó tóm tắt cốt truyện cũng như tư tưởng, chủ đề của tác phẩm Lúc đọc, chúng ta có cảm giác như trôi nổi trên sóng nước mù sương, cảnh đôi bờ khi ẩn, khi hiện, vừa rõ ràng mà lại rất xa xơi Khơng khí đó tốt ra từ những tình tiết hư hư thực thực, những nhân vật rất ít hành động nhưng rất nhiều tâm tình, những câu văn tả tình hơn diễn ý Chủ đề thường ẩn náu kín đằng sau những hình tượng gợi cảm, tác giả không bao gid miéu ta dén cạn lời, cạn ý, hoặc bộc lộ trọn vẹn tâm tình một cách rõ ràng,
do đó tác phẩm vẫn để chừa ra một khoảng trống trong tâm trí người đọc, khiến họ có thể tiếp tục xúc cảm, suy nghĩ về sau
Hiển nhiên, đây chưa phải là thời kì sung sức nhất của Nguyễn Ngọc
Tấn Nhưng với hai tập truyện ngắn trên, ông đã tạo dựng một vị trí riêng
trong thế hệ mình Ông đã nhanh chóng nhập được vào dòng chủ lưu của văn học thời kì bấy giờ “Truyện của Tấn đọc xong biết câu chuyện rồi vẫn đọc lại được nhiều lần, xúc cảm có thể giảm đi, nhưng vẫn không kém thích thú trước
năng khiếu quan sát của anh - một cách nhìn kĩ, nhìn gần, tinh ranh mà nhân
từ - về câu về chữ kết tinh từ một khối quặng ngôn ngữ “[4;165]
Viết văn mỗi lần là một hành trình, một cuộc thám hiểm, từ bỏ những cái biết rồi, quen thuộc và yên ấm để đến những chân trời xa lạ “Viết về chiến
tranh, viết về miền Nam, có hàng trăm, hàng ngàn người đã và đang viết Nhưng Nguyễn Thi viết không giống ai Mình anh một cách nhìn, nhất là cách
Trang 26với hiện thực chiến tranh ở miền Nam đã có thêm một sức sống mới Với bốn truyện ngắn in trong ““Truyện và kí ”, Nguyễn Thi đã thể hiện sự phát
triển trong hành trình sáng tác truyện ngắn của mình Đó là những truyện rất giàu chất hiện thực, thậm chí hiện thực đến nghiêm ngặt Truyện nào cũng chat nich những chi tiết tiêu biểu cho một thời kì chiến đấu của nhân dân miền
Nam Đọc Nguyễn Thi, ta sẵn sàng đọc đi đọc lại, vì tích truyện biết rồi vẫn có thể tiếp tục thưởng thức các chi tiết lột tả đúng nét riêng một bộ mặt, một
tình huống, một địa phương Đó không chỉ là kết quả của một sự quan sát thông minh, công phu, mà trước hết là sự tinh tuý của một cuộc đời, một chiến sĩ sẵn sàng hi sinh tất cả vì cách mạng, của một tấm lòng chứa chan tình cảm yêu thương trong sáng và căm thù mãnh liệt
Tiểu kết: Trong chương 1 này chúng tôi để cập đến những vấn đề liên quan
đến đề tài Khái niệm truyện ngắn, ngôn ngữ văn xuôi, ngôn ngữ truyện ngắn Đồng thời đã đưa ra một cách khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của
nhà văn này cũng như vị trí của Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi trong nền
Trang 27Đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi
CHƯƠNG II
ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC NGƠN NGỮ TRUYỆN NGẮN
NGUYEN NGOC TAN - NGUYEN THI
I Tiéu dé truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi
1 Tiêu đề và nối quan hệ giữa tiêu đề với nội dung tác phẩm
Tiêu đề còn gọi là đầu đề, nhan đề, tựa đề là tên gọi của văn bản, là một bộ phận hợp thành của văn bản Không chỉ có văn bản mới có tên gọi, nhiều sự vật, hiện tượng trong tự nhiên xã hội thông qua nhận thức, tìm hiểu của con người đều có tên gọi Khái niệm “tên gọi” được dùng với nhiều thuật ngữ không giống nhau tuỳ thuộc vào đối tượng ( đối tượng là người hay sự
vật thì đó là “tên”, với cửa hiệu, nhà cửa, đường phố là “biển hiệu”, đối với
sản phẩm là “nhãn hiệu”, đối với các ấn phẩm thì đó là “tiêu để”, “đầu đề” ) Tuỳ theo đối tượng được gọi tên, giữa các tên gọi khác nhau mấy
điểm: tên, biển hiệu là những tín hiệu có tính võ đoán, tách rời độc lập, đại
diên cho các sự vật nằm ngoài bản thân nó Còn tiêu đề văn bản là một tín
hiệu có lý do, mang tính biểu trưng Mà tính biểu trưng theo F.Sausssure:
“có một đặc tính là khơng bao giờ hồn tồn võ đốn, khơng phải là một cái
øì trống rỗng ”.Tiêu đề được người viết đặt ra để gọi tên tác phẩm của mình -
lại là một tín hiệu đại diện cho văn bản, là một thứ “siêu tín hiệu” Vì thế mà giữa phần tiêu đề với phần nội dung văn bản có mối quan hệ chặt chẽ và tất yếu, hầu như ít mang tính ngẫu nhiên, võ đoán như khởi thuỷ của các tên gọi khác
Tiêu đề vừa là tên gọi của văn bản — tức mang chức năng định danh, lại vừa chứa đựng một nội dung khái quát, vừa đại diện, vừa là đường viền của
nội dung văn bản Nhiều văn bản, tiêu đề chính là nội dung cô đúc, nén kín:
Trang 28thân nó chủ đề quan trọng nhất Nó định ra toàn bộ cơ cấu chuyện kể”°[4; 85]
Tiêu đề văn bản là một tín hiệu vừa mang tính khách quan, phụ thuộc liên đối trực tiếp vào nội dung văn bản, vừa mang tính chủ quan: tuỳ thuộc vào ý đồ, sở thích, thị hiếu thẩm mĩ của người viết Đặt tiêu đề là cả một quá trình suy nghĩ, thậm chí cả sự lựa chọn, cân nhắc công phu, là cả một nghệ thuật Raxun-Gamzatop từng viết: “Nếu đi tìm hiểu tiêu đề thì anh cần xuất phát từ nội dung mà muốn đặt vào trong cuốn sách, cần xuất phát từ mục tiêu mà anh đã tự đặt cho mình Hãy chọn mũ theo đầu chứ không phải làm ngược
lại, chiều dài của sợi dây đàn tuỳ thuộc vào chiều dài dây đàn ”[9;45] Còn
nhà văn Nga Pautôpxki thì thú nhận: “Ôi những cuộc tình kiếm đầu đề cực nhọc thường xuyên Nghĩ ra đầu đề là cả một cái tài năng riêng Có những người viết hay nhưng lại không biết đặt tên cho tác phảm của mình và ngược
lại ” [4;89]
Nhưng cũng cần thấy rằng, mối quan hệ gắn bó tương ứng giữa đầu đề
với nội dung văn bản là tuỳ thuộc vào từng thể loại văn bản Sự gắn bó khăng
khít giữa tiêu đề với văn bản không có nghĩa tiêu đề là một tấm biển cố định Một văn bản có thể có nhiều cách đặt tiêu đề, lựa chọn tiêu đề Vì vậy có
nhiều văn bản có thể thay đổi tiêu đề như “Chí phèo” của Nam Cao ( ban đầu có tên là “Cái lò gạch cũ”, “Đôi lứa xứng đôi”), hay ““Thân phận tình yêu” của Bảo Ninh ( ban đầu có tên là “Nỗi buồn chiến tranh”)
Với người viết, qua tiêu đề các tác phẩm của họ có thể thấy được những
vùng quen thuộc, những sở trường của họ ra sao Chẳng hạn, qua truyện ngắn
của Thạch Lam (Đói, Chân quê, Hai đứa trẻ, Người lính cũ ) Có thể thấy
rằng: “Xúc cảm của nhà văn thường bắt nguồn và nảy nở từ những chân cảm
đối với người dân nghèo ở thành thị và thôn quê ”(Nguyễn Tuân) Với Nguyễn
Bính “Nếu ta thử lấy tiêu đề của thi nhân xếp lại, ta sẽ được một thứ chìa khoá
nào đấy để hiểu được động lực sáng tạo của nhà thơ ”(Đỗ Lai Thuý)[4;87]
Cũng giống như đặt tên cho đứa con yêu quý của mình, người viết có
Trang 29Đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi
rằng tên tuổi của nhà thơ, nhà văn lớn thường gắn liền với các tác phẩm của họ
suốt cả một đời và lưu danh hậu thế
Như vậy, tiêu đề văn bản là một trong những dấu hiệu ngôn ngữ thể
hiện sự lựa chọn của nhà văn Cho nên tìm hiểu tiêu đề văn bản truyện ngắn
Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi có thể giúp chúng ta hiểu thêm một nét
phong cách ngôn ngữ truyện ngắn của ông
2 Tiêu đề truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi
La một người nghệ sĩ luôn trăn trở với tác phẩm của mình, Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi cũng không đặt cho những tác phẩm mà mình sáng tạo ra những cái tên ngẫu nhiên, những cái tên “trống rỗng ” Mà nếu đổi sâu
tìm hiểu ta thấy ở tiêu đề của các truyện ngắn đều chứa đựng một tư tưởng, một nỗi niềm, một xúc cảm, một tấm lòng Đặc biệt qua sự soi chiếu dưới góc
độ ngôn ngữ, chúng ta có thể tìm thấy một sự lựa chọn độc đáo trong sáng tác nghệ thuật của nhà văn: sự lựa chọn bắt đầu từ cách đặt tiêu đề
2.1 Về cấu tạo
Trước hết cần thấy được tiêu đề được đánh dấu bằng vị trí luôn đứng đầu văn bản, được tách biệt với hình thức cỡ chữ, màu sắc riêng biệt
Về cấu tạo, tiêu đề có thể rút gọn đến mức tối đa, chỉ còn một từ, một
cụm từ nhưng cũng có khi là một câu Khảo sát 18 truyện ngắn Nguyễn Ngọc
Trang 30+ Hai cha con người chính uỷ + Những đứa con trong gia đình + Chuyện xóm tôi + Xuống núi + Về Nam + Lao động quang vinh + Ngày về - Tiêu đề có cấu tạo là một câu: + Trăng sáng + Mẹ vắng nhà
Qua thống kê chúng tôi thấy tiêu đề truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tấn -
Nguyễn Thi có cấu tạo là cụm từ chiếm tỉ lệ lớn 12/18 truyện (66,67%) còn
tiêu đề có cấu tạo là câu chiếm tỉ lệ rất nhỏ 2/18 truyện (11,10%), còn tiêu đề
có cấu tạo là từ cũng chiếm số lượng không lớn 4/18 truyện (22,22%)
2.2 Về nội dung ý nghĩa
Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi có thể dược
chia làm hai giai đoạn: giai đoạn sáng tác ở Miền Bắc với bút danh Nguyễn Ngọc Tấn và giai đoạn sáng tác ở Miền Nam với bút danh Nguyễn Thi Truyện ngắn của ông trong hai thời kỳ cũng mang những nét khác biệt về chủ
đề, tư tưởng, nội dung Điều đó cũng tạo nên sự khác biệt trong cách đặt tiêu đề cho các truyện ngắn của ông Tuy nhiên, việc phân chia tiêu đề truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi theo nội dung ý nghĩa không phải là việc dễ dàng Mỗi tên gọi dường như ấp ủ nhiều ý tưởng Và cũng tại vì thế mà sự sắp
xếp sau đây của chúng tôi cũng chỉ mang tính tương đối
2.2.1 Loại tiêu đề - chủ đề
Chia làm hai loại nhỏ:
a Tiêu đề ôm gọn nội dung chủ chốt của tác phẩm
Bao gồm tiêu đề các truyện: - Làm việc
Trang 31Đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi
Ở truyện ngắn “Làm việc ” ta gặp Cần - một tiểu đội trưởng bộ binh, đúng như cái tên của anh, rất chăm chỉ học làm giáo án, làm động tác, làm chỉ huy, rất có ý thức trách nhiệm và cầu tiến Rồi các chiến sĩ: Hàm chín chắn,
Đường sôi nỗi, Vẽ xốc vác Những mẫu người trẻ măng, luôn hài lòng về cuộc
đời, nên rất dễ yêu mình và yêu tất cả chung quanh, yêu “ánh nắng chiếu trong mắt bò óng ánh” và “khi xung phong quê hương cũng đi theo.” Và tất cả đều toát lên một tinh thần làm việc hăng say, nhiệt tình, sục sôi bầu nhiệt huyết
b Tiêu đề không bộc lộ trực tiếp chủ đề mà có tính hàm ẩn: Bao gồm: - Quê hương - Về Nam - Xuống núi - Tự do - Mặt trận - Ngày về
“Ở người viết, cái ý nghĩ luôn tranh cãi với nhau trên từng trang, từng chữ một” Và tác phẩm - đứa con tinh thần được tác giả thai nghén mang nặng đẻ đau luôn chứa đựng trong nó tư tướng, tình cảm, tài năng, tâm huyết của người viết Loại tiêu đề này có vai trò rất quan trọng trong việc đề cập ngay
với người đọc điều mà tác giả gửi gắm, kí thác Trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi loại tiêu đề này đã góp phần đưa đến cho người đọc sự cảm nhận đúng đắn về cuộc đời, về con người trong tác phẩm của ông
Chẳng hạn, “Quê hương ” kể về sự gặp gỡ của hai người phụ nữ và nhân vật “tôi” trên cùng một chuyến xe Hai người phụ nữ kể cho nhau nghe chuyện chồng, chuyện con - toàn những chuyện riêng tư Nhưng bao trùm lên tất cả là câu chuyện về quê hương, họ gặp gỡ ở tình yêu quê hương đất nước khi còn giặc giã, còn chiến tranh Ba con người, ba cuộc đời khác nhau nhưng ba tâm
hồn ấy đều hướng về quê hương Quê hương không còn là quê riêng của mỗi
Trang 32“Đối với quê hương, chị vẫn chưa hiểu rõ mặt mũi của nó hình chữ S và dai hơn 2000 cây số như cô giáo xinh đẹp ngây thơ kia, như tôi biết, trong con
người chị đang có rất nhiều những cái gì thân thuộc về quê hương, những cái gì đấy mà tôi chưa hiểu, chưa có dịp hiểu ”[ 21; T 45]
Như vậy, qua hai loại tiêu đề này ta có thể thấy được cảm hứng chủ đạo
trong mỗi truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi Đặc biệt, đối với
những truyện có chủ đề không rõ ràng, rành mạch thì loại tiêu đề này giúp người đọc tiếp nhận đúng với ý tưởng chính mà tác giả gửi gắm Điều đó cũng giúp cho “độ chênh ” vốn có giữa người sáng tạo và người tiếp nhận được
giảm thiểu, được rút ngắn
2.2.2 Loại tiêu đề - cẩm ứng
Đây là loại tiêu dé không bao bọc ôm gọn nội dung tác phẩm mà là như
một điểm tựa một niềm cảm hứng, niềm khơi gợi cho nhà văn Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi cũng đã khéo léo sử dụng loại tiêu đề này để gửi gắm trong đó niềm cảm hứng để ông viết nên tác phẩm của mình Có ba tiêu đề được đặt
theo loại này: Trăng sáng, Món quà Tết, Mùa xuân
““[răng sáng ” là một truyện tâm tinh day chat thơ Một truyện không có chuyện, một bài thơ viết bằng ngôn từ, tập quán, phong cách của người và đất
quê biển, rất đậm vị muối của tâm tình và tiềm thức, réo rắt như một câu hát
đồng quê Dường như con sông đã chia làng, chia xã thành bên ni, bên tê, nhưng tình cảm của các nhân vật dành cho nhau vẫn dạt dào và vầng trâng sáng vẫn là của chung Ánh trăng sáng trở đi trở lại trong tác phẩm như một ám ảnh nghệ thuật, như một niềm cảm hứng làm nên mạch cảm xúc của tác
phẩm:
-“Trăng lên cao Mây trắng như có đọng nước biển: cũng óng ánh, ướt
át Tất cả không gian như là nước, là biển, một mặt biển lớn lao hơn cả mặt
Trang 33Đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi
đâu là cách biệt ? Mặt biển cũng chung, ánh bụi bàng bạc từ Bắc về Nam
Đêm nay như mọi đêm khác, cả xóm chài đang ngồi nhìn về Nam ”[ 21; 169] Trong truyện ngắn “Mùa xuân” viết năm 1966 — khi tác giả đã vào Nam chiến đấu và sáng tác, cảm hứng nghệ thuật được bắt nguồn từ câu chuyện đi
tòng quân của cô gái Chỉnh, lúc cả xóm cô đang chuẩn bị ăn Tết Tổ du kích
của cô ghi tên đi tòng quân đã lâu lắm rồi, nhưng đến Tết năm ấy cô mới có tên trong danh sách lên đường chiến đấu Giữa lúc mùa xuân đang đến gần, giữa lúc cái Tết sắp gõ cửa, cô vẫn lên đường Mùa xuân như gợi cho tác giả
một cảm hứng, cảm hứng về niềm tin chiến thắng và một mùa xuân vui tươi
tháng lợi
2.2.3 Loại tiêu đề - giới hạn
Trong 18 truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi còn có
những tiêu đề có chức năng xác định phạm vi, khuôn khổ, làm thành đường
viền, “đai” xung quanh tác phẩm nó như một tấm biển chỉ đường giúp cho
người đọc khi tiếp nhận không vượt qua giới hạn đó Và từ đó có cái nhìn
đồng điệu hơn với cách cảm, cách nghĩ của người sáng tạo Đó là tiêu đề
truyện ngắn: Một chuyến về phép, Chuyện xóm tôi, Mẹ vắng nhà
Ở truyện “Một chuyến về phép”, toàn bộ nội dung của nó được triển khai và xoay quanh chuyến về phép của cô gái Ánh Tính cách, tư tưởng, hành
động cũng như tình cảm của nhân vật chính đều được thể hiện qua chuyến về
phép của cô gái này Đó là một anh Kên — huênh hoang, ích kỉ, tuy không gây nguy hiểm gì đến xã hội nhưng thường vẫn làm hại đến cuộc sống bình thường của những người xung quanh Đó là anh Ngô - thật thà chân thực, sẵn sàng quên mình giúp người khác , rất vô tư Chuyến về phép chỉ là một thời đoạn để cho hai tính cách ấy được thể hiện và đối lập nhau
Còn “Chuyện xóm tôi” là chuyện gì ? Đó là câu chuyện của cả xóm vừa
đánh giặc vừa chuẩn bị đón Tết, của hai chú bé mới 5 tuổi còn đái dầm và nói
Trang 34chuyện của nhiều xóm, chuyện của cả Miền Nam Truyện toát lên chất hiện
thực về Miền Nam thành đồng tổ quốc, căm thù giặc sâu sắc và yêu nước nồng nàn
2.2.4 Loại tiêu đề nhân vật
Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi còn lấy nhân vật để đặt cho tên tác
phẩm của mình Đó là các truyện: Cậu Huân, Đôi bạn, Hai cha con người
chính uỷ, Những đứa con trong gia đình
Lấy tên nhân vật để đặt tên cho tác phẩm là nhà văn hướng người đọc một sự cảm nhận đúng đắn Đó là sự tập trung về những điều mà tác giả muốn
gửi gắm Đó là câu chuyện về những nhân vật chính trong tác phẩm, qua nhân vật ta thấy được chủ đề tư tưởng mà nhà văn đã gói ghém, đã kí thác Tuy nhiên sự khái quát hiện thực trong các tiêu đề này đã giúp cho người đọc có được cảm nhận đúng đắn hơn, chân thực hơn, trọn vẹn hơn Câu chuyện của “Cậu Huân ” cũng là câu chuyện của những người chiến sĩ cách mạng hoạt động bí mật Chuyện của “Hai cha con người chính uỷ” là câu chuyện về tình
gắn bó thân thiết như cha và con của Miền Nam và Miền Bắc
Như vậy, qua sự phân loại như trên, chúng ta đã thấy được đặc điểm của
tiêu đè truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi dưới góc độ ngôn ngữ
Nhưng đâu chỉ riêng mình nhà văn này sử dụng những loại tiêu đề đó Điều
độc đáo về ngôn ngữ của tài năng Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi ở đây là
gi?
Qua khảo sát, phân tích chúng tôi nhận thấy rằng nếu sắp xếp các tiêu đề lại với nhau thì thấy được một nội dung nghệ thuật nhất định: Quê hương,
Xuống núi, Về Nam, Ngày về, Một chuyến về phép Nó hướng người đọc đến một sự trở về Nếu như Đỗ Lai Thuý đã từng đánh giá về tiêu đề thơ Nguyễn Bính:” Nếu ta thử lấy tiêu đề của thi nhân xếp lại, ta sẽ một thứ chìa khoá nào đấy để hiểu được động lực sáng tạo của nhà thơ” Thì ta cũng hoàn toàn có thể nói rằng: Nếu lấy tiêu đề truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn
Trang 35Đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi
một trái tim, một nguồn cảm hứng sáng tạo Đó là tâm hồn Nguyễn Ngọc Tấn
- Nguyễn Thi, là trái tim của một người chiến sĩ - nhà văn luôn hướng về Miềm Nam đang chìm trong tang tóc, đau thương Điều này có lẽ không mới
với các nhà văn, nhà thơ tập kết nhưng nó có sức áp ảnh, một sức lay động lớn
đối với Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi Có cảm giác trong khi viết về những
sự kiện xảy ra ở miền Bắc, nhà văn này vẫn đang bị một lực hút hết sức mạnh
mẽ và đây bí ẩn của một miền đất khác Miền đất ấy cố nhiên là Nam Bộ đang
từng ngày từng giờ vẫy gọi ông về Bởi mảnh đất ấy có người vợ người con gái năm ngóng tháng chờ Bởi miền đất ấy đã nuôi dưỡng tâm hồn ông thành một
nhà văn, thành một người chiến sĩ Chỉ cần đọc và cảm nghĩ các tiêu đề truyện
nhắn của ông cũng thấy được điều đó.” Quê hương ” là một biểu hiện của một
sức hút,” Xuống núi ” là một kiểu trở về,” Trăng sáng ” là trở về trong hồi
tưởng và hoài niệm về ánh trăng trên bến Tha La ngày nào, “ Làm việc” hay “ Lao động quang vinh” cũng là vì Miền nam, mong có ngày trở về “ Bên kia sông ” ruột thịt “ Đôi bạn” cũng gặp gỡ nhau trong ngày trở về quê ăn Tết, rồi sự trở về đột ngột của” Cậu Huân ”, của anh bạn cùng “ Món quà Tết “ Đó
không chỉ là tâm trạng của Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi mà là của tất cả
những người đang tập kết ở Bắc, đã từng sống và chiến đấu trên mảnh đất
Miền Nam thành đồng Tổ Quốc
Để thấy được sự lựa chọn ngôn ngữ độc đáo của Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi trong việc đặt tiêu đề, chúng ta có thể so sánh với truyện ngắn của Anh Đức - một tác giả sống và sáng tác cùng thời với ông Không riêng gì
Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi mà Anh Đức cũng đã khéo léo sử dụng tiêu
đề như một phương tiện tu từ diễn đạt những nội dung, ý nghĩa nhất định Trong 26 truyện ngắn (“Tuyển tập Anh Đức ”, Tập 2, NXB Văn học, H.1997 ) đã khảo sát, chúng tôi nhận thấy: trong truyện ngắn của Anh Đức loại tiêu đề
nhân vật và tiêu đề cảm hứng được tác giả sử dụng rất nhiều lần:
- Loại tiêu dé nhân vật: Người đào hát, Người gác đèn biển, Đứa con, Con chị Lộc, Ngươi chơi đại hồ cầm, Người khách đến thăm vườn nha
Trang 36- - Loại tiêu dé cảm hứng: Bức tranh để lại, Khói, Đất, Xôn xao đồng nước,
Dòng sông trước mặt, Mùa gió, Giấc mơ giữa buổi bình yên, Tiếng nói,
Miền sóng vỗ, Về mảnh vườn xưa (10/26 truyện)
Sở dĩ Anh Đức sử dụng nhiều hai loại tiêu dé này trước hết vì nó phù hợp với nội dung của mỗi truyện ngắn Truyện của Anh Đức giàu chất hiện thực, cốt truyện rõ ràng, rành mạch, cụ thể nên không cần thiết phải đặt tiêu
đề là loại ôm gọn chủ đề tác phẩm Qua những tiêu đề này Anh Đức chỉ muốn nhấn mạnh người đọc về những yếu tố đã làm nên chủ đề, tư tưởng của
tác phẩm: nhân vật, cảm hứng Đến lượt nó, cách đặt tiêu đề này lại trở thành một dấu ấn ngôn ngữ cho phong cách tác giả
Khác với Anh Đức, trong 18 truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi ta nhận thấy loại tiêu đề cảm hứng không nhiều mà nổi rõ nhất là sức tập trung lựa chọn của tác giả ở loại tiêu đề gợi mở chủ đề họăc định hướng nhân vật Sở dĩ có điều đó là vì truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi chủ
yếu là những câu chuyen tâm tình, không rõ cốt truyện, không rõ chủ đề Vì vậy loại tiêu đề trên giúp người đọc định hướng đúng, cảm nhận đúng nội dung tư tưởng của tác phẩm Sự lựa chọn đó cũng góp phần làm nên phong
cách ngôn ngữ riêng của Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi
Ngôn ngữ là chất liệu, là phưong tiện mang tính đặc trưng của văn học
Mỗi nhà văn đều sử dụng ngôn ngữ theo cách riêng của mình để diễn đạt
những gì mình muốn chuyển tải đến cho ngươì đọc Là một cây bút tài năng
Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi đã khéo léo dùng “tiêu để” như một phương tiện tu từ dù không phải là phương tiện duy nhất để gửi gắm vào đó tâm hồn,
tình cảm tài năng của mình
II Dac điểm về từ ngữ
Trang 37Đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi
“Phải phí tốn ngàn cân quặng chữ Mới thu về một chữ mà thôi Những chữ ấy làm cho rung động
Triệu trái tim trong hàng triệu năm dài”
Để có từng “chữ” như thế trong tác phẩm rõ ràng lao động của người
nghệ sĩ ngôn từ là hết sức công phu, đòi hỏi tài năng, và tâm huyết thực sự
Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi là một cây bút tài năng có tâm huyết
và có trách nhiệm cao với ngòi bút của mình Trong các tác phẩm truyện ngắn, ông đã thể hiện một vốn ngôn ngữ phong phú, sinh động và giàu giá trị nghệ thuật Chính sự nhân thức “ tù ngữ là những hiệp sĩ trong đạo quân không thể
thay thế được” và “ mỗi từ đều có khã năng phát động một trường liên tưởng
rộng lớn” nên bằng tài năng của mình ông đã khéo léo sử dụng vốn từ vựng đa
dạng của tiếng việt để chuyển tải nội dung cần diễn đạt Người đọc nhận thấy trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi cả vốn từ láy phong phú, vốn
từ địa phương đa dạng, từ chỉ màu sắc, từ chỉ nghề nghiệp, thành ngữ Trong vốn
từ vựng của ông ta thấy được có sự kế thừa ngôn ngữ dân gian truyền thống, ngôn ngữ truyền thống của nhân dân đồng bằng Nam Bộ và đồng thời có sự cách tân sáng tạo một cách hiện đại Khảo sát 18 truyện ngắn của ông chúng tôi nhận thấy rằng ngòi bút Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi có sự lựa chọn từ ngũ độc
đáo, từ đó là nên phong cách ngôn ngữ của mình Dấu vân tay của nhà văn để lại rõ nét nhất qua hai lớp từ là từ láy và từ địa phương Hai lớp từ này được xem
là dấu hiệu nổi bật thể hiện sự lựa chọn từ ngữ của nhà văn này Đó cũng
chính là hai phương diện chính về từ vựng mà chúng tôi đi sâu nghiên cứu
trong đặc điểm từ ngữ truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi
1 Từ láy
1.1 Khái niệm từ láy
Trang 38người Nó không những được các nhà ngôn ngữ Việt Nam quan tâm mà còn
được nhiều nhà ngôn ngữ trên thế giới bàn đến và đi sâu nghiên cứu trong một
thời gian rất dài
Xung quang khái niệm và tên gọi từ láy, trước đây có nhiều quan niệm khác nhau Về tên gọi: Từ lấp láy, từ láy âm, từ trùng điệp, từ ngữ kép phân
phức Còn về cơ chế cấu tạo có ba hướng quan niêm chính về từ láy: a/ Coi láy là phụ tố:
Tiêu biểu cho quan niệm này là L Bloomfield trong công trình mang tên “Language” (1933): Tác giả cho láy là phụ tố biểu hiện ở hình thái cơ sở được lặp lại trong từ láy
Ở Việt Nam, Lê Văn Lý(1972) tuân theo quan điểm này, ông gọi từ láy là” từ ngữ kép phân phức” Trong cuốn “Sơ thảo ngữ pháp Việt Nam”, ông việt: “láy là từ ngữ được lặp đi lặp lại trong những yếu tố thành phần của chúng”
bí Coi láy là ghép:
Nguyễn Tài Cẩn(1975) cho rằng: ”từ lấy âm là loại từ ghép trong đó các yếu tố thành tố trực tiếp kết hợp với nhau chủ yếu là theo quan hệ ngữ âm” Cùng quan niệm này còn có các tác giả như Trương Văn Chình, Nguyễn Hiến Lê Còn Nguyễn Văn Tu (1976) gọi chung những từ láy âm là từ ghép vì thực chất chúng được tạo ra bởi một từ tố với bản thân nó
c/ Coi láy là sự hoà phối ngữ âm có giá trị biểu trưng hoá
Các nhà nghiên cứu: Trần Trọng Kim (1953), Đinh Trọng lac (1964)
đều cho rằng: “láy là sự hoà phối ngữ âm “, trong hiện tượng láy có sự chỉ phối của “luật hài âm” và “hài thanh”
Trang 39Đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi
mối tương quan này tạo ra sắc thái biểu cảm, giá trị của từ láy” Và cuối cùng cũng hưởng ứng quan niệm: Láy là sự hoá phối ngữ âm có giá trị biểu trưng hoá Đây cũng là xu hướng chung phổ biến hiện nay của giới Việt ngữ khi nghiên cưú hiện tương láy của tiếng Việt
Khi thừ nhận như vậy cũng có nghĩa là chúng ta đã coi láy là một cơ chế Theo giáo sư Hoàng Văn Hành thì “cơ trình cấu tạo từ láy tiếng Việt chịu sự chi phối của xu hướng hoà phối ngữ âm” Sự phối hợp ngữ âm trong từ
láy biểu hiện ở quy tắc điệp và đối Quy trình cấu tạo từ láy bằng cách nhân
đôi tiếng gốc thưo những quy tắc nhất định sao cho quan hệ giữa các tiếng
trong từ vừa điệp vừa đối, hài hoà với nhau về âm, về ngữ, lại có giá trị biểu
trưng hoá
Cũng theo Hoàng Văn Hành, hình vị cơ sở để nhân đôi gọi là tiếng gốc, còn tiếng mới xuất hiện trong quá trình ấy là tiếng láy Hệ quả của quá trình nhân đôi là tạo ra được thế điệp giữa hai tiếng, hiêu quả giữa sự biến đổi hoặc kết hợp ở tiếng lấy tạo ra thế đối Đồng thời với quá trình nhân đôi khi tạo ra tiếng láy cũng diễn ra qúa trình biến đổi và kết hợp ở những bộ phận nhất định trong tiếng láy, nhờ đó mà có thế đối bên cạnh thế điệp Với quan niệm như vậy giáo sư Hoàng Văn Hành đã kết luận: “ Với tư cách là một phương thức cấu tạo từ, cơ chế láy là một quá trình diễn ra nhưng sự hoạt động của một hệ những quy tắc ngữ âm, ngữ nghĩa chi phối việc tạo ra những từ mà các tiếng
của chúng vừa nằm trong thế điệp vừa nằm trong thế đối, nằm trong sự hoà phối ngữ âm và nghĩa, có giá trị biểu trưng hoá?'
Đi theo quan niệm thứ ba, chúng tôi rút ra các kết luận như sau:
(1) Láy tuân theo quy tắc điệp và đối một cách triệt để, nhất quán: - Nếu đã điệp âm đầu, vần, thanh điệu thì sẽ đối trọng âm
Ví dụ: xinh xinh, xanh xanh
- Nếu đã điệp âm đầu, vần thì có thể đối thanh: Ví dụ: trăng trắng, đo đỏ
- Nếu đã điệp khuôn vần,thanh điệu thì có thể đối âm đầu:
Trang 40- Nếu đã điệp âm đầu thì có thể đối vần và thanh điệu: Ví dụ: xinh xắn, sạch sẽ
(2) Xét ở góc độ sử dụng thì từ láy có tính chất gợi tả, giá trị biểu cảm và giá trị phong cách
Từ láy thiên về biểu cảm, gợi cảm, gợi hình, gợi tâm trạng hơn là biểu thị sự vật mặc dù nó chứa đựng đây đủ các nét biểu vật, biểu hiện Nó giúp
con người tư duy hình tượng và xây dựng hình tượng ngôn ngữ
(3) Từ láy là sự hoà phối ngữ âm, có tính chất biểu trưng hoá ngữ âm của từ
Có thể thấy 3 cấp độ biểu trưng hoá ngữ âm trong vốn từ láy:
-Từ láy biểu trưng hoá ngữ âm giản đơn: chính là ngôn ngữ láy mà chúng ta quen gọi là từ tượng thanh, đó là những từ trực tiếp mô phỏng âm thanh tự nhiên
- Từ láy biểu trưng hoá ngữ âm cách điệu (có tiếng, hình vị gốc): đây là những từ quen gọi là từ tượng hình
- Từ láy vừa biểu trưng hoá ngữ âm vừa chuyên việt hoá về nghĩa: đây là những từ mà nghiã của nó có thể giải thích được nhờ nghĩa của yếu tố gốc và cấu tạo của khuôn vần ( quen gọi là từ láy biểu thái)
Như vậy, qua tìm hiểu đặc điểm của từ láy ở trên chúng ta nhận thấy rằng, từ láy là một công cụ tạo hình đắc lực, hữu hiệu trong tác phẩm ngôn từ Mỗi tác phẩm thơ văn là một mảnh đất, trên đó từ láy đã tỏ rõ sức sống và vẻ đẹp muôn màu của mình điều đó giải thích tại sao từ láy được dùng với tần số rất cao trong tác phẩm văn học
Hiểu được giá trị nhiều mặt của từ láy Nguyễn Ngọc Tấn — Nguyễn Thi
đã rất có ý thức trong việc sử dụng từ láy và cũng đã khéo léo sử dụng từ láy
một cách có hiệu quadé dién tai những nội dung cảm xúc nhất định 1.2 Từ láy trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tấn — Nguyễn Thi