1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sử dụng mô hình hiển thị các vùng chức năng của vỏ não trong bài 47 sinh học lớp 8

20 979 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 1,03 MB

Nội dung

Vì vậy đòi hỏi giáo viên phải tự sáng tạo, thiết kế mô hình hỗ trợ để định hướng rõ hơn mô hình hiển thị vùng chức năng, nâng cao tầm quan trọng để học sinh dễ hình dung và hình thành ki

Trang 1

“Vì lợi ích mười năm trồng cây

Vì lợi ích trăm năm trồng người”

Hồ Chí Minh

Cải thiện bản thân là cách duy nhất

để tạo ra ảnh hưởng tốt đẹp với người khác

Mạnh Hạo Nhiên

Đất nước càng nhiều nhân tài Đất nước càng hưng thịnh

Mạc Tử

Giáo dục là vũ khí mạnh nhất

Mà người ta có thể sử dụng để thay đổi cả thế giới

N.MANDELA

Giáo dục là sự nghiệp vĩ đại ; nó quyết định số phận của con người

BÍELINSKI

Chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách nhất

PLATON

Trang 2

BỐ CỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM A/ ĐẶT VẤN ĐỀ

I Lý do chọn đề tài

II Mục đích và nhiệm vụ của đề tài

III.Đối tượng nghiên cứu

IV.Phương pháp nghiên cứu và giả thuyết khoa học

1/Phương pháp nghiên cứu lý luận

2/Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

IV.Lịch sử vấn đề và dự kiến đóng góp kinh nghiệm

1/Lịch sử vấn đề

2/Dự kiến đóng góp kinh nghiệm

B/NỘI DUNG

I Cơ sở nghiên cứu

1/Cơ sở lý luận

2/Phân tích thực trạng

II Các bước tiến hành

1/ Nghiên cứu lý luận dạy học phương pháp mới, thực hiện dạy bài 47 “Đại não”

2/ Thiết kế mô hình” Hiển thị các vùng chức năng của vỏ não”

3/ Tiến hành dạy mục II Sự phân vùng chức năng của Đại não (Bài 47 Đại não sinh học 8)

III KẾT QUẢ THỰC HIỆN

C/ KẾT LUẬN-ĐỀ XUẤT

I Bài học kinh nghiệm:

II Kết Luận

III Ý kiến đề xuất

Trang 3

A/ ĐẶT VẤN ĐỀ

I.Lý do chọn đề tài

Với tốc độ phát triển về mọi mặt như hiện nay, để đáp ứng với nhu cầu phục vụ cho cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang diễn ra bắt buộc loài người chúng ta không chỉ đơn thuần chú ý tới trí tuệ lỗi lạc mà còn cần thiết phải chú ý tới một tài nguyên vô cùng quý giá đó là năng lực tư duy tìm tòi và sáng tạo trên cơ sở thực trạng vấn đề và tài liệu, trang thiết bị hướng dẫn hỗ trợ để đi đến một kiến thức chính xác khoa học có sự hỗ trợ của người dạy đến với người học Rèn luyện được yếu tố trên cho người học là yếu tố quan trọng để tạo lập và duy trì tiềm năng khoa học kĩ thuật, kinh tế, văn hóa – xã hội của một quốc gia

Hiện nay việc đổi mới phương pháp dạy học của tất cả các môn học nói chung và môn sinh học 8 nói riêng là rất cần thiết Do đó yêu cầu giáo viên phải biết lựa chọn, phối hợp giữa các phương pháp dạy học để khơi dậy sự hứng thú học tập ở học sinh Đặc biệt là giúp học sinh hình thành thói quen tự học tự, tự suy nghĩ, tự tìm tòi, tự đưa

ra giả thuyết và tự mình giải quyết vấn đề của bài học dưới sự hướng dẫn của giáo viên

Môn sinh học 8 là một môn khoa học nghiên cứu về giải phẩu – sinh lý của cơ thể người trong mối quan hệ với môi trường, những hiểu biết về phòng chống bệnh tật và rèn luyện thân thể Đây chính là nhiệm vụ chung của chương trình sinh học 8 Từ những nhiệm vụ trên chúng ta thấy rằng sinh học 8 là một môn đặc biệt quan trọng, yêu cầu giáo viên phải biết tổ chức cho học sinh, học tập bằng nhiều phương pháp như Tiến hành thí nghiệm, quan sát, phân tích, so sánh, hỏi đáp, diễn giảng, nêu vấn

đề, thảo luận nhóm, trắc nghiệm…Giáo viên lựa chọn kết hợp một cách lôgíc, linh hoạt Phù hợp cho từng chương, từng bài, từng phần

Mục II bài 47 Sinh học 8 theo chương trình khung của Bộ giáo dục và đào tạo thì nội dung ∆ SGK không yêu cầu học sinh thực hiện Chính vì thế việc xác định các vùng chức năng theo lý thuyết thì giáo viên dạy hướng theo cách truyền đạt thụ động, học sinh chấp nhận kiến thức một cách thụ động, nên tiết giảng của giáo viên không

Trang 4

đưa lại hứng thú học cho học sinh, không phù hợp với phương pháp dạy học như hiện

nay

Vì vậy đòi hỏi giáo viên phải tự sáng tạo, thiết kế mô hình hỗ trợ để định hướng rõ hơn mô hình hiển thị vùng chức năng, nâng cao tầm quan trọng để học sinh dễ hình dung và hình thành kiến thức nhanh trong nội dung này

Thực hiện nhiệm vụ mà Đảng và nhà nước đề ra cho ngành giáo dục về việc thay sách giáo khoa và đổi mới phương pháp dạy học Để theo kịp và phù hợp với phương pháp mới đòi hỏi học sinh phải chủ động tích cực, nghiên cứu, lĩnh hội kiến thức mà đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học tích cực là :

+Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh

+Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học

+Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác

+Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò

Để đáp ứng theo 4 đặc trưng cơ bản đó thì điều cần thiết phải rèn luyện đối với học sinh là : ý thức, tích cực, mạnh dạn và sáng tạo

Vì lý do trên, chủ đề “Sử dụng mô hình hiển thị các vùng chức năng của vỏ não trong bài 47 sinh học lớp 8 ” trên thực tế đã trở thành một trong những nội dung bồi dưỡng tính sáng tạo của giáo viên, là phương tiện tối ưu hỗ trợ phương pháp dạy học tích cực

Với ý nghĩa đó, tôi chọn đề tài “Sử dụng mô hình hiển thị các vùng chức năng của vỏ não trong bài 47 sinh học lớp 8”

II.Mục đích và nhiệm vụ của đề tài

Mục đích đề tài này là phối hợp giáo dục nhân cách, sáng tạo thiết kế mô hình các vùng chức năng của vỏ não này đáp ứng được tối đa các mục tiêu dạy học ở mảng kiến thức của bài 47 sinh học lớp 8

Ngoài ra nó còn hỗ trợ tái hiện kiến thức cho toàn bộ kiến thức chương IX hệ thần kinh và giác quan của chương trình sinh học lớp 8

Trang 5

Đây là một trong những kiến thức quan trọng không chỉ giúp giáo viên hướng dẫn khai thác kiến thức của bài mà còn là vấn đề giáo dục sức khỏe, bảo vệ cơ quan quan trọng nhất của con người

Ở mảng kiến thức này mục tiêu đòi hỏi các em nắm được tên gọi và vị trí các vùng chức năng trên vỏ não Từ đó hiểu được mối quan hệ giữa các vùng trên vỏ não đối với toàn bộ cơ thể và đời sống hằng ngày

Thông qua đó học sinh so sánh được sự tiến hóa giữa não người và não của các loại động vật khác

Ngoài ra mô hình “Các vùng chức năng của vỏ não này còn có thể sử dụng được trong các bài hình thành kiến thức mới, ôn tập và thậm chí cả trong trò chơi học tập cho chương trình giải phẩu sinh lý người

Mục đích này được cụ thể hóa thành các nhiệm vụ sau đây:

- Giáo viên sáng tạo thiết kế mô hình có đèn hiển thị trên nền tảng có sẳn tranh hình sách giáo khoa

- Đưa ra hệ thống các phương pháp thực hiện điều khiển hoạt động trên lớp một cách phù hợp, gây được sự hứng thú tìm tòi của học sinh

- Đưa ra các định hướng sư phạm nhằm bồi dưỡng một số năng lực và rèn luyện

kỹ năng điều khiển nhóm, tập thể cho học sinh

- Nghiên cứu chủ trương đổi mới phương pháp dạy học, rèn luyện cho học sinh hướng học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác và kỹ năng đánh giá giữa học sinh và học sinh để học tập có hiệu quả trong các môn học khác

III/ Đối tượng nghiên cứu

1 Đối tượng “Sử dụng mô hình hiển thị các vùng chức năng của võ não trong bài 47 sinh học lớp 8”

2 Khách thể nghiên cứu.

Học sinh khối lớp 8 trường trung học cơ sở Phước Hòa huyện Phú Giáo

tỉnh Bình Dương, 3 năm học: 2010-2011, 2011-2012, 2012-2013

IV.Phương pháp nghiên cứu và giả thuyết khoa học

1/Phương pháp nghiên cứu lý luận : Nghiên cứu các giáo trình: “Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn sinh học”, sách giáo viên sinh học, chuẩn kiến thức kỹ năng môn sinh học và tài liệu tham khảo một số kỹ năng hoat động nhóm

Trang 6

2/Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

Tổng kết kinh nghiệm của bản thân qua một số năm làm công tác giảng dạy

Đồng thời tiếp thu kinh nghiệm của thầy cô đi trước, bạn bè và đồng nghiệp dạy môn sinh học

-Giả thuyết khoa học

Nếu trang bị, mô hình hiển thị các vùng chức năng của võ não thì sẽ hỗ trợ tốt trong việc khai thác kiến thức mục II bài 47 sinh học 8 một cách có hiệu quả, phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo trong học tập phù hợp với phương pháp mới như hiện nay mà không để xảy ra tình trạng học sinh chấp nhận kiến thức trên cơ sở thuyết trình của thầy, mà chính các em tự tư duy làm việc có hỗ trợ mô hình hiển thị để tìm

ra các kiến thức liên quan và bảo vệ chính cơ thể mình trong cuộc sống hằng ngày

IV.Lịch sử vấn đề và dự kiến đóng góp kinh nghiệm :

1/Lịch sử vấn đề

Biện pháp “Sử dụng mô hình hiển thị các vùng chức năng của võ não trong bài 47 sinh học lớp 8” là vấn đề đã được nghiên cứu từ lâu, nhưng chỉ được tập trung vào kênh hình sách giáo khoa Trong những năm gần đây thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học tự sáng tạo cho học sinh noi theo” một số thầy cô trong bộ môn sinh học của đã nghiên cứu thiết kế mô hình hỗ trợ cho mục kiến thức này trong bài 47 nhưng do trong chuẩn kiến thức kỹ năng ở nội dung ∆ SGK yêu cầu giảm tải nên họ chỉ dừng lại ở mức cho học sinh chấp nhận kiến thức một cách thụ động chưa mang lại hiệu quả cao, mặt khác điều này đòi hỏi người giáo viên phải linh động kết hợp nhiều kỹ năng phương pháp trong quá trình tổ chức để phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh nhưng thời gian cho phép đầu tư tổ chức của giáo viên trong 1 tiết học và mục II là rất hạn chế

Từ hạn chế đó tôi mạnh dạn lồng ghép biện pháp này để nâng cao chất lượng bộ môn trong những năm vừa qua

2/Dự kiến đóng góp kinh nghiệm :

Một vài ý kiến trong sáng kiến kinh nghiệm này của tôi nhằm góp phần giáo dục nhân cách, tính sáng tạo của giáo viên và kỹ năng hoạt động trong học tập của học sinh, hỗ trợ dạy mảng kiến thức trên có hiệu quả, học sinh hiểu và vận dụng tốt trong

Trang 7

thực tiễn cuộc sống, giúp học sinh theo và bắt nhịp với phương pháp mới một cách tự tin không bở ngỡ hay e thẹn khi trình bày ý kiến hay tổ chức tranh luận một vấn đề nào đó trong bài học hay trong thực tiễn cuộc sống liên quan đến chức năng của vỏ não

Để đồng nghiệp có thể tham khảo và đóng góp ý kiến cho biện pháp này ngày được hoàn thiện hơn

B/NỘI DUNG I/Cơ sở nghiên cứu

1/Cơ sở lý luận

Trong việc học môn sinh học hiện nay chương trình học kết hợp thiết bị và phương tiện phong phú đã tạo cho các em yêu thích, say mê nhưng chỉ với những em

có năng khiếu, hiếu động đam mê khoa học còn lại một số em ít va chạm thường e ngại dẫn đến ỉ lại, thụ động

Giờ học sinh học để đảm bảo đủ thời gian, đúng kiến thức theo thiết kế bài giảng thì, nội dung của từng phần phải được đảm bảo Mặt khác đặc thù của bộ môn sinh học là bộ môn khoa học ứng dụng “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tường và

từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn” nên việc thiết kế mô hình hiển thị các vùng chức năng của vỏ não hỗ trợ trong dạy kiến thức mục II bài 47 sinh học 8 là phù hợp

Làm thế nào để giúp tiết dạy không rơi vào tình trạng học sinh chấp nhận kiến thức một cách thụ động mà trở nên mạnh dạn, chủ động tìm ra kiến thức mục II bài 47 sinh học 8 nói riêng và tự tin yêu thích bộ môn sinh học nói chung , cố gắng vươn lên trong học tập Tôi thiết nghĩ, việc sáng tạo thiết kế mô hình hiển thị các vùng chức năng của vỏ não, làm cơ sở rèn luyện tính chủ động của học sinh và nâng cao chất lượng trong tiết dạy bài 47 sinh học lớp 8

2/Phân tích thực trạng

Ở bài 47 sinh học lớp 8 đặc biệt là mục II theo chương trình khung của Bộ giáo dục và đào tạo thì nội dung ∆ SGK không yêu cầu học sinh thực hiện, do đó việc để học sinh tìm ra kiến thức mà dựa trên một bức hình 47-4 SGK cùng với thông tin SGK yêu cầu học sinh hoàn thành kiến thức bài học thì chỉ dừng lại ở mức độ tạm

Trang 8

chấp nhận kiến thức bài học theo khoa học, nhưng để các em hiểu sâu, so sánh và vận dụng trong thực tiển thì còn hạn chế

Khi có mô hình hiển thị các vùng chức năng của võ não thì học sinh không chỉ kiểm chứng một cách chính xác mà trong thực tế các em có thể vận dụng từ kiến thức đó để

ý thức bảo vệ bộ não của mình một cách khoa học và tiết học trở nên sinh động hơn

do có hội đủ phương tiện trực quan khoa học Gây nên sự hứng thú đối với môn học hơn

II/Các bước tiến hành:

1/ Nghiên cứu lý luận dạy học phương pháp mới, thực hiện dạy bài 47 “Đại não”

- Mục tiêu : Đặt học sinh vào tình huống có vấn đề, định hướng cho các em hướng giải quyết được vấn đề, thông qua thông tin SGK và hình ảnh, kết hợp

mô hình tự làm của giáo viên, khuyến khích cho những em có năng khiếu tiếp tục phát huy, rèn luyện cho các em còn hạn chế về năng lực tư duy, quan sát, tìm tòi kiến thức mới

- Phương pháp :Giới thiệu trực quan ( mô tả, giao nhiệm vụ) kết hợp kể chuyện liên hệ thực tế trong cuộc sống

- Phương tiện hỗ trợ: Sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu chuẩn kiến thức kỹ năng, tài liệu tập huấn đổi mới phương pháp dạy học sinh học ở trường phổ thông

- Tiến trình nghiên cứu tài liệu (Nghiên cứu lý luận dạy học phương pháp mới, thực hiện dạy bài 47 “Đại não”)

Ngay từ đầu năm học giáo viên xem lại phần rút kinh nghiệm cuối tiết dạy của những năm trước, phân tích bài khó, vạch ra kế hoạch sưu tầm tài liệu tham khảo hỗ trợ giải quyết vấn đề khó trong đó có bài 47 Đại não sinh học 8

Nghiên cứu lại kỹ thông tin sách giáo khoa và định hướng tiến trình sách giáo viên, nghiên cứu lại lý luận đổi mới phương pháp dạy học môn sinh học trong trường trung học, kiểm tra tài liệu chuẩn kiến thức, kỷ năng để bám sát thiết kế bài dạy trên lớp

Lập kế hoạch thiết kế đồ dùng dạy học (Mô hình) hỗ trợ khai thác kiến thức “Sự phân vùng chức năng của võ não”

Trang 9

2/Thiết kế mô hình” Hiển thị các vùng chức năng của vỏ não”

a/ Mục tiêu: Tạo ra được sản phẩm hỗ trợ dạy và học (Đồ dùng dạy học tự làm mô hình hiển thị các vùng chức năng của vỏ não)

b/Phương pháp : Trực quan, biểu diễn mô hình động trên máy vi tính Thực hiện làm mô hình mang tích kỹ thuật

c/ Phương tiện hỗ trợ :Tranh kỹ thuật hình 47-3 SGK sinh học 8, máy vi tính, máy

in Decan

d/Tiến trình thiết kế :

(Thiết kế mô hình hiển thị các vùng chức năng của võ não)

Sau khi thiết kế bài giảng, lên kế hoạch chuẩn bị phương tiện dạy học hỗ trợ, trang bị thiết bị cần sử dụng thiết kế mô hình

Dựng khung mô hình :

- Tạo kích thước mô hình

+ Hình thức – kỹ thuật

Đo tỷ lệ hình 4 SGK (tỷ lệ 1/10) đóng khung định vị hình ảnh, in màu hình ảnh

47-4 SGK trên giấy Đecan, thiết kế bóng đèn và nguồn điện 1 chiều trên các vùng hiển thị, trang bị công tắc theo hệ thống nút hiển thị của các vùng chức năng

+ Tác dụng của mô hình là hỗ trợ khai thác kiến thức mục II Sự phân vùng chức năng của đại não Và sử dụng trong các hoạt động giáo dục sức khỏe

Vùng cảm giác

(3) Vùng vận động (4) Vùng hiểu tiếng nói (6) Vùng hiểu chữ viết (7) Vùng vận động NN (5) Vùng vị giác (8) Vùng thính giác (2) Vùng thị giác (1)

Trang 10

3/ Tiến hành dạy mục II Sự phân vùng chức năng của Đại não

(Bài 47 Đại não sinh học 8) a/ Mục tiêu:

Nêu được đặc điểm cấu tạo của đại não người, đặc biệt là vỏ đại não thể hiện sự tiến hố so với động vật cĩ vú

Xác định được các vùng chức năng của vỏ đại não người

b/ Phương pháp: Trực quan, học sinh tự phân tích diễn giải đặt vấn đề, kiểm chứng vấn đề trên mơ hình cĩ sự hỗ trợ của giáo viên

c/ Phương tiện hỗ trợ :Thơng tin SGK, Hình 47-4 SGK, Mơ hình hiển thị các vùng chức năng của vỏ não

d/ Tiến trình giảng :

GV Chuyển ý vào mục II bằng một tình huống cĩ vấn đề

Bạn Camry lớp 8a1 đặt câu hỏi Đại não gồm 2 bán cầu não trái và phải là một khối được bảo vệ bởi hộp sọ và gọi là cơ quan trung ương Vậy cĩ phải nĩ được phân từng vùng để giải quyết cơng việc giống như các cơ quan trung ương của một đất nước hay khơng?

Vậy để trả lời câu hỏi của bạn Camry thắc mắc chúng ta cùng nghiên cứu phần II

II/ SỰ PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG CỦA ĐẠI NÃO :

Hoạt động của GV :

Yêu cầu học sinh nghiên

cứu thơng tin, đối chiếu

hình 47.4 SGK và mơ

hình hiển thị các vùng

chức năng của võ não

Thảo luận nhĩm Xác

định vị trí của các vùng

trên vỏ não qua mơ hình

câm chưa bật nút hiễn

thị đèn

- Yêu cầu Đại diện

nhĩm lên trình bày vị trí

chính xác các vùng chức

năng trên mơ hình hình

câm

- Yêu cầu Đại diện

nhĩm khác nhận xét bổ

sung nếu cĩ

- Yêu cầu Đại diện

Ho

ạt động của HS :

Cá nhân đọc và thu nhận thông tin

- Thảo luận nhóm thống nhất câu trả lờilà các vị trí của các vùng chức năng

- Đại diện nhĩm lên trình bày vị trí chính xác các vùng chức năng trên mơ hình câm

Đại diện nhĩm khác nhận xét bổ sung nếu cĩ

Đại diện một HS lên bật nút hiển thị trên mơ hình

để kiểm chứng

Đại diện nhĩm khác đưa

Nội dung :

- Vỏ đại não là trung tâm của các phản xạ có điều kiện

- Vỏ não có nhiều vùng mỗi vùng có tên gọi và chức năng riêng

+ Các vùng có ở người và

Ngày đăng: 19/01/2015, 14:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w