7. Kết cấu nội dung Luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận án gồm 3 chương: Chương I: Một số vấn đề lý luận cơ bản về logistics và phát triển logistics quốc gia. Chương II:Thực trạng phát triển logistics ở Singapore, Malaysia và Thái Lan. Chương III:Bài học kinh nghiệm của một số nước Đông Nam Á và đề xuất nhằm phát triển logistics ở Việt Nam
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VŨ THỊ QUẾ ANH
PHÁT TRIỂN LOGISTICS Ở MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG NAM Á - BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế Thế giới và Quan hệ Kinh tế Quốc tế
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2014
Trang 2Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
Người hướng đẫn khoa học: 1 GS.TS Nguyễn Xuân Thắng
2 PGS.TS Phạm Thị Thanh Bình
Phản biện 1: PGS.TS Lưu Ngọc Trịnh
Phản biện 2: PGS.TS Đỗ Đức Định
Phản biện 3: GS.TS Đặng Đình Đào
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện
tại vào hồi giờ phút,
ngày tháng năm
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Logistics là hoạt động tối ưu hóa việc lưu trữ, vận chuyển hai chiềucác tài nguyên (nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, hàng hóa),tài chính, thông tin từ nơi cung cấp qua các khâu của chuỗi cung ứng đếnngười tiêu dùng Trong nền kinh tế hiện đại, logistics ngày càng có vai tròquan trọng.Khi sản xuất ngày càng phát triển, các nguồn lực ngày càng trởnên khan hiếm, logistics giúp các nhà sản xuất tối ưu hóa mọi thao tác đểtiết kiệm nguồn lực, tiết kiệm chi phí, tiết kiệm thời gian.Hơn thế nữa,trong cạnh tranh, khi máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất đạt đến mộttrình độ nhất định và phổ cập, thì người có chi phí cho hoạt động logisticsthấp nhất và thỏa mãn được nhu cầu khách hàng nhanh nhất sẽ là ngườichiếm ưu thế Thêm vào đó, trong quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa,việc sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm có liên quan đến nhiềuquốc gia, xa cách về không gian và thời gian thì logistics càng trở nênquan trọng vì hiệu quả của logistics trực tiếp ảnh hưởng tới giá bán và khảnăng thỏa mãn nhu cầu khách hàng Đối với nền kinh tế, các nghiên cứugần đây cho thấy, chỉ riêng hoạt động logistics đã chiếm 10-15%GDP ởhầu hết các nước tại châu Âu, Bắc Mỹ và châu Á-Thái Bình Dương Vìthế, cải thiện hiệu quả hoạt động logistics sẽ góp phần nâng cao hiệu quảkinh tế - xã hội cho mỗi quốc gia Việc phát triển hệ thống logistics sẽ đảmbảo giải quyết hợp lý các vấn đề về giao thông vận tải, dịch vụ kho bãi,trung chuyển, hải quan, thông quan và tăng khả năng cạnh tranh về hànghóa, dịch vụ của nền kinh tế
Tuy nhiên, ở Việt Nam, logistics còn là lĩnh vực khá mới mẻ và pháttriển một cách tự phát, hiệu quả khá thấp, nhiều bất cập và chi phícao(trong khi chi phí logistics so với GDP của Mỹ chỉ là 7,7%; củaSingapore là 8%; các nước châu Âu khoảng 10%; Nhật – 11%; TrungQuốc – 18%, thì của Việt Nam chiếm tới 25% GDP).Chi phí logistics cao
là một nguyên nhân quan trọng làm giảm sức cạnh tranh và hiệu quả kinhdoanh của doanh nghiệp, nói riêng và cản trở sự tăng trưởng kinh tế ViệtNam, nói chung Bởi vậy, nếu không chú trọng phát triển logistics, Việt
Trang 4Nam sẽ không chỉ tổn thất về lợi ích kinh tế mà các ngành sản xuất trongnước còn có nguy cơ khó có thể tồn tại do không cạnh tranh được với sảnphẩm của các công ty nước ngoài.Vì vậy, bài toán xây dựng và phát triển
hệ thống logistics ở Việt Nam thực sự cần có lời giải đáp.Việc tham khảokinh nghiệm phát triển logistics ở ba quốc gia trong cùng khu vực ASEAN
có trình độ phát triển logistics cao hơn (Singapore, Malaysia và Thái Lan)
là cần thiết để rút ra những bài học cho Việt Nam trong quá trình phát triểnlogistics- đây có thể được coi là một hướng đi ngắn và hiệu quả để pháttriển logistics Việt Nam nhanh đạt được mục tiêu Vì vậy, nghiên cứu sinh
đã lựa chọn vấn đề “Phát triển logistics ở một số nước Đông Nam Á - bài
học kinh nghiệm đối với Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu
2 Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài Luận án
Khoảng 20 năm trở lại đây, Logistics đã thu hút sự quan tâm của cácnhà nghiên cứu Trên thế giới, các nghiên cứu về logistics khá phong phúvàđược thực hiện dưới nhiều góc độ khác nhau Các nghiên cứu lý luậnchung về logistics chủ yếu được thực hiện dưới góc độ vi mô luận giảinhững vấn đề liên quan đến logistics của doanh nghiệp Ngoài nhữngnghiên cứu lý luận chung, còn có những nghiên cứu cụ thể về một hay một
số khía cạnh logistics ở một số quốc gia trên góc độ trung mô và vĩ mô.Một số công trình nghiên cứu về logistics ở Singapore, Trung Quốc, TháiLan, cho thấy họ rất quan tâm tìm hiểu kinh nghiệm nước ngoài
Ở Việt Nam hiện nay có rất ít các nghiên cứu chuyên sâu về logistics,đặc biệt chưa có nghiên cứu chuyên sâu nào tập trung nghiên cứu kinhnghiệm của các quốc gia đi trước.Trong khung khổ nghiên cứu một đề tài
cấp Nhà nước, GS TS Đặng Đình Đàođã xuất bản cuốn sách chuyên khảovề Dịch vụ logistics ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế(2012) Cuốn sách có một phần đề cập về kinh nghiệm phát triển
logistics ở Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore và Thái Lan nhưng chỉ dừng
ở mức rất khái quát bởi đây không phải là nội dung nghiên cứu chủ yếu.Vìthế, cần phải có công trình nghiên cứu phân tích chuyên sâu, toàn diện hơn
về vấn đề này
Trang 53 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu tổng quát của Luận án là rút racác bài học từ kinh nghiệm phát triển logistics ở Singapore,Malaysia, Thái Lan và đưa ra các đề xuất nhằm phát triểnlogistics của Việt Nam Để đạt tới mục đích tổng quát đó,các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể của Luận án được đặt ra là:
- Luận giải các vấn đề lý luận cơ bản về logistics và pháttriển logistics, đặc biệt nhấn mạnh lý luận về logistics vàphát triển logistics ở giác độ vĩ mô là hệ thống logisticsquốc gia
- Phân tích thực trạng và đánh giá điểm mạnh, điểm yếu,nguyên nhân của thành công và hạn chế trong phát triểnlogistics ở Singapore, Malaysia, Thái Lan
- Rút ra bài học nhằm phát triển logistics Việt Nam từ kinhnghiệm phát triển logistics của Singapore, Malaysia, TháiLan
- Đánh giá tổng quan tình hình phát triển logistics của ViệtNam, nhận định những tồn tại, hạn chế và nguyên nhâncủa tình trạng đó
- Đưa ra phương hướng và đề xuất nhằm phát triển logistics
ở Việt Nam
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận ánlà những vấn đề về phát triểnlogistics ở Singapore, Malaysia, Thái Lanvà ở Việt Nam Luận án tiếp cận
sự phát triển logistics ở 4 quốc gia này dưới giác độ vĩ mô dựa trên hệthống logistics quốc gia (gồm 4 yếu tố: hạ tầng cơ sở logistics, khung thểchế logistics, người cung cấp dịch vụ logistics và người sử dụng dịch vụlogistics) trong khoảng thời gian 20 năm trở lại đây Đưa ra đề xuất nhằmphát triển logistics Việt Nam trong ngắn hạn và trung hạn (10 năm)
5 Phương pháp nghiên cứu
Bên cạnh việc sử dụng phương pháp nghiên cứu cơ bản là duy vật
Trang 6biện chứng và duy vật lịch sử với nguồn dữ liệu thứ cấp từ các số liệu vàkết quả điều tra của các nghiên cứu hiện có và số liệu thống kê, Luận án
chú trọng làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu trên cơ sở phân tíchchỉ số năng lực logistics (LPI) mà Ngân hàng thế giới (WB) công bố đảm bảo độ
tin cậy cao Phương pháp phân tích dữ liệuđịnh tính là phương pháp chủyếu được sử dụng, bao gồm: phương pháp phân tích, tổng hợp, phươngpháp nghiên cứu trường hợp, phương pháp phân tích so sánh Ngoài ra,Luận án còn sử dụng phương pháp phân tích SWOT đánh giá thực trạnglogistics của từng quốc gia được đề cập
6 Đóng góp mới của Luận án
Thứ nhất, tạo dựng được cơ sở lý luận về logistics trên quan điểm
lịch sử và toàn diện, lý giải một cách dễ hiểu những vấn đề cơ bản như:bản chất của logistics, vì sao cần phát triển logistics,sự hình thành và pháttriển ngành dịch vụ logistics, các yếu tố cấu thành hệ thống logistics quốcgia và nội dung phát triển logistics quốc gia;
Thứ hai, phân tích được thực trạng phát triển logistics ở ba nước
Đông Nam Á (Singapore, Malaysia, Thái Lan) một cách khá toàn diện vớinội dung phong phú, đồng thời chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu và nguyênnhân của thành công cùng những hạn chế trong sự phát triển logistics ở cácquốc gia này;
Thứ ba,rút ra được một số bài học về phát triển logistics từ kinh
nghiệm phát triển logistics của 3 quốc gia được nghiên cứu, liên hệ vớiViệt Nam;
Thứ tư, chỉ ra được những yếu kém và nguyên nhân hạn chế trong
phát triển logistics ở Việt Nam, trên cơ sở các bài học kinh nghiệm, đưa rađịnh hướng vàmột số đề xuất nhằm phát triển logistics ở Việt Nam thờigian tới
7 Kết cấu nội dung Luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận ángồm 3 chương:
Chương I: Một số vấn đề lý luận cơ bản về logistics và phát triển logistics
Trang 7quốc gia
Chương II:Thực trạng phát triển logistics ở Singapore, Malaysia và Thái
Lan
Chương III:Bài học kinh nghiệm của một số nước Đông Nam Á và đề xuất
nhằm phát triển logistics ở Việt Nam
CHƯƠNG 1 - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ LOGISTICS VÀ PHÁT TRIỂN LOGISTICS QUỐC GIA
1.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về logistics
1.1.1 Nguồn gốc và bản chất logistics trong lĩnh vực kinh tế
Thuật ngữ logistics ban đầu được sử dụng trong quân đội Sau đạichiến thế giới thứ 2, nó được người Mỹ sử dụng trong lĩnh vực kinh tế vàđến 2 thập kỷ cuối của thế kỷ XX, thuật ngữ này được sử dụng rộng rãitrên toàn thế giới với sự ra đời của hàng loạt các công ty có tên gọi
“Logistics” Thực chất, hoạt động logistics không phải đến cuối thế kỷ XXmới xuất hiện (như nhiều người quan niệm) mà nó ra đời và phát triểncùng với sự ra đời và phát triển của sản xuất hàng hóa với bản chất lànhững hoạt động phục vụ quá trình sản xuất và phân phối, lưu thông Theothời gian, trình độ sản xuất ngày càng phát triển thì những hoạt động nàyngày càng phát triển với trình độ cao hơn, đa dạng, phong phú hơn vàđược chuyên môn hóa trở thành một lĩnh vực dịch vụ độc lậpvới một têngọi riêng là “Logistics”
1.1.2 Khái niệm logistics
Cho đến nay có nhiều định nghĩa khác nhau về logistics.Bởi lẽlogistics không phải là một hoạt động mà gồm một chuỗi các hoạt độngxuyên suốt quá trình sản xuất, phân phối và lưu thông Hơn thế nữa,theothời gian, các hoạt động này ngày càng mở rộng, vì thế, nội hàm của kháiniệm logistics thay đổi theo thời gian và không gian dẫn đến sự xuất hiệnnhiều định nghĩa khác nhau về logistics ở những thời điểm và không giankhác nhau
Hiện nay, định nghĩa được đưa ra bởi Hội đồng Các Chuyên giaQuản trị Chuỗi cung ứng Hoa Kỳ (CSCMP) năm 2001 được thừa nhận
Trang 8rộng rãi hơn cả, theo đó logistics được quan niệmlà một bộ phận của chu trình chuỗi cung ứng, bao gồm hoạch định kế hoạch, thực hiện và kiểm soát hàng hóa, dịch vụ,thông tin trong lưu trữ và lưu chuyển hai chiềugiữa điểm khởi đầu và điểm tiêu dùng đạt hiệu quả cao, lợi ích cao để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
1.1.3 Các hoạt động logistics chủ yếu
Các hoạt động logistics trong doanh nghiệp thường gồm các hoạtđộng chủ yếu sau: dịch vụ khách hàng, vận chuyển, quản lý dự trữ, hoạtđộng kho bãi, cung ứng vật tư, mua sắm và thuê dịch vụ, đóng gói, liên kết
hệ thống sản xuất và vận hành, quản lý thông tin
1.1.4 Vai trò của logistics
Ở góc độ doanh nghiệp, logistics có vai trò tối ưu hóa chu trình lưu
chuyển của sản xuất kinh doanh từ khâu đầu vào tới khi đến tay kháchhàng sử dụng; hỗ trợ cho các nhà quản lý ra quyết định chính xác; đảm bảocung cấp đúng yếu tố, đúng thời gian, tại đúng địa điểm (JIT- just in time),thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng Vì thế, logistics trở thành yếu tố quantrọng gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp và quyết định khả năng cạnhtranh của doanh nghiệp và phát triển bền vững Trên thực tế, 98% nhà sảnxuất cho rằng logistics quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng,85% cho rằng logistics là yếu tố chính trong lợi thế cạnh tranh của doanhnghiệp và 62% cho rằng logistics là lĩnh vực ưu tiên quản lý hàng đầu.(Phần Lan, 2009)
Ở góc độ vĩ mô, đối với nền kinh tế quốc dân, logistics có vai trò
thúc đẩy hoặc cản trở sự phát triển các ngành sản xuất và nền kinh tế; thúcđẩy lưu thông hàng hóa và mở rộng thị trường trong buôn bán quốc tế; giatăng khả năng cạnh tranh của hàng nội địa trên thị trường quốc tế; là công
cụ hữu hiệu để liên kết hoạt động của các mắt xích khác nhau trong chuỗigiá trị toàn cầu và góp phần giảm chi phí, hoàn thiện và tiêu chuẩn hóachứng từ trong kinh doanh quốc tế
1.1.5 Phân loại logistics
Logistics có thể được phân loại theo các tiêu thức như theo giác
Trang 9độ tiếp cận, theo chủ thể tiến hành hoạt động logistics, theo tính chấthoạt động hoặc theo hướng vận động của dòng vật chất tùy mục đíchnghiên cứu.
1.2 Sự hình thành và phát triển ngành dịch vụ logistics trong nền kinh tế
Sự xuất hiện ngày càng phổ biến của các nhà cung cấp dịch vụlogistics bên thứ 3 (3PL) đánh dấu sự ra đời một ngành dịch vụ mới- dịch
vụ Logistics Ở những nền kinh tế phát triển thì ngành dịch vụ logisticssớm xuất hiện và tăng trưởng nhanh với nguồn cung và cầu dịch vụlogistics ngày càng lớn
1.3 Phát triển logistics quốc gia
1.3.1 Các yếu tố cấu thành hệ thống logistics quốc gia
Mỗi hệ thống logistics quốc gia được cấu thành bởi bốn yếu tố
logistics có quan hệ chặt chẽ với nhau là:(1) Hạ tầng cơ sở logistics bao gồm hạ tầng cơ sở vật chất (cảng biển, sân bay, đường bộ, đường sắt,
đường thủy, đường ống, kho bãi, phương tiện vận chuyển, cảng thông
quan nội địa, trạm trung chuyển, các trung tâm logistics, ) vàhạ tầng công nghệ thông tin (2) Khung thể chế logisticsbao gồm các văn bản pháp luật,
chính sách liên quan đến môi trường hoạt động kinh tế nói chung và hoạtđộng logistics nói riêng như các quy định quản lý, chính sách ưu đãi thuế,
hỗ trợ đầu tư vào logistics, chính sách hải quan, (3) Nhà cung cấp dịch
vụ logistics(LSP) gồm các công ty bán dịch vụ logistics cho khách hàng (4) Người sử dụng dịch vụ logisticsbao gồm các doanh nghiệp sản xuất,
các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, nhà bán buôn, bán lẻ có nhu cầu vềdịch vụ logistics
1.3.2 Nội dung phát triển logistics quốc gia
Trên cơ sở khái niệm phát triển kinh tế, có thể hiểuphát triển logistics
quốc gia là quá trình hoàn thiện về mọi mặt, gia tăng cả về mặt lượng vàmặt chất của các yếu tố cấu thành hệ thống logistics quốc gia, bao gồmphát triển hệ thống hạ tầng logistics, xây dựng khung thể chế thuận lợi cho
Trang 10phát triển logistics, phát triển nhà cung cấp dịch vụ logistics và phát triểncầu về dịch vụ logistics nhằm tạo dựng những điều kiện thuận lợi nhất, tối
ưu nhất cho hoạt động logistics doanh nghiệp thực hiện hiệu quả, đồngthời thúc đẩy sự phát triển ngành dịch vụ logistics
Với nội hàm của phạm trù phát triển, phát triển logistics quốc giakhông chỉ nhằm vào mặt lượng như tăng quy mô, tăng số lượng hạ tầng cơ
sở logistics (gia tăng số lượng, mở rộng đường sá, cảng biển, sân bay, hệthống đường sắt, cầu, cống, đường ống, mạng thông tin viễn thông, khochứa, cảng cạn, ) mà còn bao gồm sự phát triển về mặt chất hạ tầng cơ sở(gia tăng chất lượng hạ tầng cơ sở, giảm chi phí sử dụng hạ tầng cơ sở, giatăng khả năng kết nối giữa các hệ thống giao thông làm cơ sở cho pháttriển hình thức vận chuyển đa phương thức, gia tăng các hình thức dịch vụ
hạ tầng cơ sở, hình thành các Khu tập trung Logistics với hệ thống cơ sởvật chất hiện đại ); không chỉ nhằm vào gia tăng tăng số lượng nhà cungcấp dịch vụ logistics, gia tăng số lượng người sử dụng dịch vụ, tăng tỷtrọng của lĩnh vực này trong GDP… mà còn bao hàm những vấn đề liênquan đến mặt chất của phát triển ngành dịch vụ logistics như gia tăng sốlượng dịch vụ cung ứng, gia tăng chất lượng dịch vụ cung ứng, gia tăngphạm vi cung ứng dịch vụ, gia tăng số lượng dịch vụ người sản xuất kinhdoanh muốn được cung ứng (thuê ngoài) Đồng thời, sự phát triển hệ thốnglogistics quốc gia còn gắn liền với những thay đổi về thể chế quản lý, điềuhành và thực hiện các hoạt động logistics với mục tiêu tạo thuận lợi hóathương mại, giảm chi phí, thời gian, giảm phiền hà, tăng cường tính liênkết, sự tin cậy… của toàn bộ hệ thống logistics đảm bảo tăng trưởng bềnvững trong tương lai
1.3.3 Các tiêu chí đánh giá sự phát triển logistics của quốc gia
Theo quan điểm của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), năng lực của hệ thống logistics quốc gia được đánh giá dựa trên 4 yếu tố: hạ tầng
cơ sở logistics, khung thể chế logistics, người sử dụng dịch vụ logistics vànhà cung cấp dịch vụ logistics
Theo quan điểm củaNgân hàng thế giới (WB), hiệu quả logistics được đánh giá dựa trên chỉ số “năng lực logistics” LPI (Logistics performance
Trang 11index) do Ngân hàng thế giới tiến hành điều tra, nghiên cứu và công bốtrong báo cáo mang tên “Kết nối để cạnh tranh- ngành logistics trong nềnkinh tế toàn cầu” Chỉ số LPI gồm rất nhiều tiêu chí: chất lượng hạ tầng cơ
sở, thuận lợi hải quan, năng lực của nhà cung cấp dịch vụ, khả năng truyxuất đơn hàng, đúng hạn giao hàng, vận chuyển hàng hóa quốc tế (LPI quốctế) và rất nhiều tiêu chí cụ thể bao gồm cả đánh giá định tính và định lượngliên quan đến năng lực logistics của quốc gia (LPI nội địa) Các tiêu chíđược đánh giá theo thang điểm từ 1 đến 5 hoặc từ 0% đến 100%
Với mục tiêu nghiên cứu đề ra, Luận án đã lựa chọn sử dụng cáchtiếp cận trên các yếu tố thành phần cấu thành hệ thống logistics của ADBvới những tiêu chí phù hợp của chỉ số LPI để làm sáng tỏ trình độ pháttriển các yếu tố cấu thành hệ thống logistics của một quốc gia, nhận diệnđiểm mạnh và điểm yếu trong các lĩnh vực
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển logistics quốc gia
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển logistics quốc gia được chiathành 4 nhóm: (i) điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý; (ii) môi trường chính trị,
xã hội, kinh tế vĩ mô; (iii) trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; (iv)chiến lược, chính sách, vai trò của chính phủ
CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LOGISTICS Ở
SINGAPORE, MALAYSIA VÀ THÁI LAN 2.1 Thực trạng phát triển logistics ở Singapore
2.1.1 Một số đặc điểm địa lý, kinh tế, xã hội chủ yếu
2.1.2 Tình hình phát triển logistics ở Singapore
Với chủ trương phát triển Singapore trở thành Trung tâm trungchuyển hàng hóa của khu vực (từ những năm 1980), Chính phủ Singapore
đã sớm thực hiện nhiều biện pháp để thúc đẩy logistics phát triển
Phát triển, hiện đại hóa hạ tầng cơ sởvật chất và hạ tầng công nghệ thông tin.Singapore chú trọng phát triển cảng biển, sân bay, hệ thống
đường bộ và các kho bãi hiện đại bậc nhất thế giới Song song với việc đầu
tư phát triển hệ thống hạ tầng cơ sởvật chất, Singapore đã phát triển hệ
Trang 12thống hạ tầng công nghệ thông tin rất mạnh qua việc thực thi các dự ánphát triển tin học quốc gia và triển khai sử dụng 5 hệ thống mạng liên kết:mạng thương mại, mạng cảng biển, mạng trực tuyến cảng Jurong, mạnghàng hải, mạng cộng đồng vận tải hàng không Hệ thống hạ tầng cơ sởgiao thông hiện đại song hành cùng hệ thống hạ tầng công nghệ thông tinrất mạnh là nhân tố quyết định hiệu quả của Logistics Singapore Nguồntài chính rất lớn để phát triển hạ tầng cơ sở được Chính phủ Singapore huyđộng từ quỹ tiết kiệm quốc gia, nguồn đầu tư nước ngoài, và vốn vay từ hệthống ngân hàng thương mại.
Thiết lập khung thể chế thúc đẩy sự phát triển của logistics và tạo thuận lợi hóa thương mại Chính phủ Singapore đã ban hành các chính
sách ổn định tài chính, tiền tệ và tỷ giá để gia tăng tiết kiệm và thu hút đầu
tư nước ngoài; thực thi chính sách ưu đãi thuế đối với các công ty vận tải
và logistics, miễn thuế với đầu tư mạo hiểm, miễn thuế thu nhập từ tàubiển trong 10 năm, Một điểm đáng chú ý là đối tượng thụ hưởng từChính sách ưu đãi của Chính phủ là các công ty logistics mạnh, có quy môlớn, kinh doanh có hiệu quả, có cam kết làm ăn lâu dài và phát triển mởrộng - điều này cho thấy mục tiêu của Chính phủ nhằm hướng đến sự pháttriển logistics bền vững Chính sách hải quan được minh bạch hóa vớinhững quy định rõ ràng, chặt chẽ và hiệu lực thi hành nhanh chóng Bêncạnh đó, Chính phủ Singapore còn đặc biệt chú trọng đến các chính sách
về giáo dục, đào tạo và thu hút nhân tài nước ngoài
Nhà cung cấp dịch vụ logistics (LSP) với số lượng lớn, có khả năng
cung cấp nhiều loại dịch vụtheo kiểu “may đo”, tính chuyên nghiệp cao,
chất lượng dịch vụ đảm bảo và tin cậy.Cầu về dịch vụ logistics rất lớn có
được từ xu hướng thuê ngoài dịch vụ logistics của các công ty sản xuấtkinh doanh nội địa và một tỷ lệ lớn đến từ các doanh nghiệp, các đại lýnước ngoài
Với hệ thống logistics rất phát triển, Singapore đã trở thành Trungtâm logistics số 1 của thế giới.Trong 3 lần đánh giá liên tiếp từ 2007 đến
2012, chỉ số LPI của Singapore luôn đứng vị trí cao nhất/nhì thế giới với
hệ thống logistics phát triển đồng đều trên tất cả các lĩnh vực
Trang 132.2 Thực trạng phát triển logistics ở Malaysia
2.2.1 Một số đặc điểm địa lý, kinh tế, xã hội chủ yếu
2.2 2 Tình hình phát triển logistics Malaysia
Từ những năm 1980, với chiến lược phát triển hướng về xuất khẩu,Malaysia đã nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống phân phối ít tốnkémvà chiến lược phân phối hiệu quả Trong Kế hoạch phát triển quốc gialần thứ 8 (2001-2005), Chính phủ đã ban hành các chính sách tạo điều kiệnthuận lợi và hỗ trợ cho các 3PL trong và ngoài nước Năm 2006, Chínhphủ Malaysia đã xây dựng chương trình phát triển dài hạn cho riêng ngànhdịch vụ logistics đến năm 2020 (trong IMP3), theo đó, ngành dịch vụlogistics được coi như một ngành độc lập, giữ vai trò chiến lược trong pháttriển kinh tế quốc gia
Đầu tư mạnh cho việc phát triển hạ tầng cơ sở: (i) hệ thống hạ tầng
giao thông vận tải được đầu tư đồng bộ và toàn diện; (ii) không ngừngnâng cấp, hiện đại hóa hạ tầng thông tin, viễn thông; (iii) xây dựng hệthống cảng container nội địa (ICD) với vai trò là điểm liên kết các loạihình vận tải; (iv) xây dựng các khu thương mại tự do (Free CommercialZone – FCZ) với vai trò hỗ trợ các cảng chính trở thành trung tâm chuyểntải trong khu vực
Xây dựng và củng cố thể chế logistics.Với sự thay đổi nhận thức về
vai trò của logistics, Chính phủ Malaysia không ngừng hoàn thiện cácchính sách để thúc đẩy logistics quốc gia phát triển; chú trọng thuận lợihóa các quy trình thủ tục hải quan, thông quan; áp dụng công nghệ cao vàocác khâu quản lý, giám sát và điều hành các hoạt động logistics; thực thihàng loạt các chính sách tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư: hệthống thuế hấp dẫn, chính sách hỗ trợ các LSP quốc tế và đầu tư trực tiếpcho các LSP nội địa
Phát triển thị trường logisticsthông qua thúc đẩy sự phát triển các
LSP và hỗ trợ công tác giáo dục, đào tạo nhằm gia tăng lượng cầu dịch vụ logistics.Trong giai đoạn 1980-2000, logistics Malaysia hầu như chỉ hoạt
động theo mô hình 2PL Bước sang thế kỷ XXI, thị trường dịch vụlogistics 3PL tại Malaysia ngày càng phát triển Trải qua hơn một thập kỷ
Trang 14(2000 - nay), hệ thống logistics 3PL của Malaysia đã phát triển ở mức độtương đối với sự xuất hiện của hàng loạt các công ty logistics 3PL, trong
đó có những công ty đạt chuẩn quốc tế Cùng với các công ty trong nước(chiếm 57% thị phần), các LSP lớn với mạng lưới hoạt động toàn cầu cũngđang gia tăng tại Malaysia (chiếm 31% thị phần) Năm 2012, Chính phủMalaysia lại tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng thị trườnglogistics thông qua chương trình Cải cách Chính phủ và chương trình Cảicách kinh tế, theo đó lượng cầu về dịch vụ logistics của Malaysia đã giatăng đáng kể và được mở rộng ở nhiều lĩnh vực, chứ không chỉ giới hạn ởcác lĩnh vực thuê ngoài truyền thống như trước đây
Đánh giá chung: Malaysia đứng vị trí 29/155 trong bảng xếp hạng
LPI toàn cầu năm 2012.Chỉ số thấp nhất trong nhóm bảng xếp hạng LPI là
sự thuận lợi hóa trong khâu thủ tục hải quan (chủ yếu do liên quan đến tôngiáo).Tóm lại, năng lực logistics của Malaysia khá ổn định, chất lượngdịch vụ logistics khá cao.Các mức phí được điều chỉnh tạo thuận lợi chocác hoạt động vận tải (trừ vận tải đường sắt).Chất lượng hạ tầng cơ sở vậtchất được đánh giá tốt hơn.Toàn bộ các dịch vụ hạ tầng logistics phục vụvận tải đều được cải thiện.Tuy nhiên, hệ thống kho bãi đang có xu hướngkhông đáp ứng được nhu cầu của logistics vận tải
2.3 Thực trạng phát triển logistics ở Thái Lan
2.3.1 Một số đặc điểm địa lý, kinh tế, xã hội chủ yếu
2.3.2 Tình hình phát triển logistics ở Thái Lan
Từ năm 2001, Chính phủ Thái Lan đã nhận thấy tầm quan trọng củaphát triển logistics, theo đó logistics được coi là một kế hoạch ưu tiên củaquốc gia Năm 2003, các dự án lớn phát triển hạ tầng cơ sở vật chất bắtđầu được thực hiện với mục đích tăng sức cạnh tranh của sản phẩm TháiLan thông qua giảm tổng chi phí logistics Tuy nhiên, những chính sáchcủa Chính phủ Thái Lan trong giai đoạn này chưa thật sự tác động nhiềuđến sự phát triển của logistics Trước sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắttrên thị trường quốc tế và thị trường nội địa, phát triển logistics đã trởthành vấn đề cấp bách và cần được nâng cao hiệu quả ở cả tầm vĩ mô và vi
mô Từ năm 2005, Chính phủ Thái Lan đã có những biện pháp mạnh để