Rủi ro pháp lý trong các doanh nghiệp Việt Nam
LỜI MỞ ĐẦU Trong thời kỳ nền kinh tế Việt Nam đang từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới, chúng ta còn phải đối mặt với nhiều thử thách và những rủi ro không thể lường trước được. Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn quá non trẻ và chưa có những hiểu biết nhất định về nền thị trường lớn này. Và một vấn đề được đặt ra ở đây là những thiệt hại do rủi ro pháp lý mang lại. Mỗi quốc gia đều có hệ thống luật pháp của riêng mình. Nếu một nhà quản trị kinh doanh quốc tế chỉ thông hiểu pháp luật nước mình mà ít am tường hệ thống pháp luật khác thì rất dễ gặp rủi ro. Trong trường hợp ngay cả pháp luật nước mình cũng không nắm vững, thì thật vô cùng nguy hiểm. Do đó, cần nghiên cứu để nắm vững pháp luật nước mình và nước đối tác, cùng những luật có liên quan. Nhưng nghiên cứu luật pháp là vấn đề phức tạp, không thể nắm vững luật pháp của tất cả các nước. Thực tế thời gian qua cho thấy, do chưa có sự am hiểu về các yếu tố luật pháp nước ngoài và quốc tế, việc quản lý các rủi ro trong quan hệ thương mại quốc tế chưa được thực hiện tốt nên các doanh nghiệp đã phải đối mặt với các rủi ro và chịu các thiệt hại không đáng có về tài chính và uy tín của doanh nghiệp. Với những lý do trên mà nhóm chúng tôi quyết định chọn chủ đề “Rủi ro pháp lý trong các doanh nghiệp Việt Nam” làm bài tiểu luận cho nhóm. Trong quá trình thực hiện đề tài không thể tránh khỏi các thiếu sót và sai lầm, mong cô góp ý để bài làm được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn cô! Nhóm thực hiện 1 Rủi ro pháp lý trong các doanh nghiệp Việt Nam Nhóm 3 – TM2 – K33 I – Rủi ro pháp lý trong doanh nghiệp 1) Khái niệm rủi ro - Rủi ro là gì? Rủi ro là những biến cố bất ổn tác động lên lợi ích trong tương lai mà không thể dự đoán chính xác. Rủi ro là một phần của đầu tư và việc hiểu rủi ro là rất quan trọng cho Nhà đầu tư. Cũng giống như nhiều người, bạn rất muốn nhận được lợi nhuận tốt nhất từ khoản đầu tư của mình mà không phải mất ngủ hàng đêm vì lo lắng. Vậy thì đầu tư cổ phiếu có tốt không? Hay đầu tư vào trái phiếu thì tốt hơn? Điều quan trọng là: bất kể bạn đầu tư vào loại tài sản nào, bao giờ cũng có những rủi ro tiềm ẩn nhất định, và bạn cần phải nghiên cứu, cân nhắc trước khi thực hiện các quyết định đầu tư. - Rủi ro pháp lý: Rủi ro pháp lý là khả năng khách quan xảy ra sự sai lệch bất lợi so với dự tính liên quan đến các quy định pháp luật. Rủi ro pháp lý là những sự kiện pháp lý bất lợi xảy ra một cách bất ngờ gây nên những thiệt hại vật chất hoặc phi vật chất cho các doanh nghiệp trong quá trình học tập và thi hành luật. Từ khi Việt Nam chính thức phát triển nền kinh tế theo hướng thị trường vào đầu thập niên 90, Chính phủ hoàn thiện dần khung pháp lý cho các hoạt động chứng khoán và TTCK. Các hoạt động chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán và TTCK được Chính phủ điều chỉnh trong các văn bản pháp lý ban hành vào năm 1998. Năm 2006, trước sự bùng nổ của thị trường chứng khoán và việc gia nhập WTO của Việt Nam, nhiều văn bản pháp lý về thị trường chứng khoán đã được Chính phủ ban hành như Luật chứng khoán, các nghị định hướng dẫn, quy chế hoạt động . Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những rủi ro nhất định liên quan đến yếu tố pháp lý như: sự phù hợp với các cam kết khi Việt Nam gia nhập WTO, các quy định về thuế đối với các nhà đầu tư trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và chứng khoán, chế độ kế toán quản lý quỹ, các chính sách khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực chứng khoán và tài chính chưa đủ mạnh để có thể thu hút nhiều hơn các khoản vốn nhàn rỗi trong công chúng vào nền kinh tế. 2) Phân loại rủi ro pháp lý a) Nguyên nhân chủ quan: yếu tố văn hoá, cách hành xử, thói quen coi nhẹ pháp lý trong kinh doanh, xem nhẹ vai trò của luật sư, thiếu kinh nghiệm đàm phán, chọn nhầm đối tác… 2 Rủi ro pháp lý trong các doanh nghiệp Việt Nam Nhóm 3 – TM2 – K33 b) Nguyên nhân khách quan: như sự cố, thiên tai, thay đổi thể chế, hay yếu tố thị trường (giá cả, lao động…). Ngoài ra, ta có thể phân loại như sau: -Rủi ro liên quan đến kỹ thuật xây dựng hợp đồng. -Rủi ro do thiếu hiểu biết pháp luật quốc tế. -Rủi ro pháp lý từ tình trạng chưa gia nhập điều ước quốc tế. -Rủi ro do lựa chọn mô hình pháp lý không phù hợp. 3) Nguyên nhân gây ra rủi ro pháp lý trong các doanh nghiệp Việt Nam Điếc không sợ súng Luật Sư-Tiến Sĩ Luật, Phạm Liêm Chính, người từng có hàng chục năm tu nghiệp, làm việc ở nước ngoài và bảo vệ luận án tiến sĩ luật tại Pháp với đề tài về tranh chấp hợp đồng thương mại, cho biết ông đã được tiếp cận hồ sơ của hàng trăm vụ tranh chấp hợp đồng thương mại giữa Doanh Nghiệp Việt Nam với quốc tế xuất phát từ những nguyên nhân theo cung cách làm ăn kể trên đây. Theo chuyên gia kinh tế cao cấp - thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, cố vấn Bộ trưởng Bộ KH-ÐT, Tiến Sĩ Lê Ðăng Doanh, sống thời gian dài trong nền kinh tế bao cấp, các Doanh Nghiệp Việt Nam đã quen với các mệnh lệnh hành chính. Trong cơ chế kinh tế này, các doanh nghiệp cũng trở nên quen với những giao dịch . miệng. Ðâu phải chỉ có vụ Letard, Vietnam Airlines làm phía VN phải chịu mất hàng triệu euro, mà đã có hàng trăm vụ tranh chấp thương mại quốc tế như vậy . tưởng rằng mình “điếc” nên không phải sợ “súng.” Ai không sợ cứ mặc, súng vẫn nổ . Quen được “đánh khẽ” nên lờn Ở góc độ khác, bà Phạm Chi Lan, thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, cho rằng hiệu lực pháp lý thấp các phán quyết của tòa án trong nước liên quan đến các tranh chấp kinh tế cũng là nguyên nhân quan trọng khiến doanh nghiệp “lờn” phán quyết của tòa trong nước nhưng sẽ phải trả giá ngay nếu có cách ứng xử như vậy đối với tòa án, pháp lý quốc tế. Pháp lý như . cơm bình dân “30 năm trước, những thế hệ công chức Nhà nước ai cũng mang cặp lồng cơm khi đi làm. Buổi trưa thì hâm nóng bằng bếp điện cơ quan, rồi ăn. Nhưng bây giờ thì chẳng còn ai 3 Rủi ro pháp lý trong các doanh nghiệp Việt Nam Nhóm 3 – TM2 – K33 dậy từ 5-6 giờ sáng để nấu cơm cho vào cặp lồng mang đi làm mà tất cả các công chức đều sử dụng hình thức dịch vụ ăn trưa nào đó như cơm bình dân hay cơm hộp. Ngày nay, hệ thống dịch vụ ở Việt Nam khá phát triển, ví như đau răng thì có nha sĩ, ốm đau có cơ sở y tế, đi lại có xe khách, taxi . Tương tự như vậy, mỗi khi gặp phải vấn đề pháp lý phát sinh trong làm ăn, các doanh nghiệp nên tìm đến dịch vụ pháp lý, tìm đến đội ngũ luật sư,” Luật Sư Phạm Liêm Chính nói một cách hình ảnh về sự cần thiết phải thay đổi tư duy của doanh nghiệp Việt Nam trong làm ăn hiện nay. Với kinh nghiệm rút ra từ hàng trăm trường hợp tranh chấp hợp đồng thương mại, Luật Sư Phạm Liêm Chính cho rằng việc sử dụng dịch vụ pháp lý thường xuyên như “cơm bình dân” chỉ có lợi cho doanh nghiệp. Sau vài chục năm làm việc tại Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, bà Phạm Chi Lan cũng nhận xét rằng trong khi doanh nghiệp nước ngoài luôn mang theo luật sư riêng để tư vấn các vấn đề pháp lý khi đàm phán và ký kết các hợp đồng thì phần lớn các doanh nghiệp VN lại không làm như vậy. “Bỏ ra một khoản tiền thuê luật sư có thể tốn kém đôi chút nhưng chắc chắn tốt hơn nhiều việc ký kết các hợp đồng sơ hở để sau này chịu thiệt hại khi vướng vào tranh chấp,” bà Phạm Chi Lan khẳng định. Luật Sư Phạm Liêm Chính cho biết, tất cả lãnh đạo các công ty lớn trên thế giới đều coi luật sư như “lá chắn pháp lý” trên thương trường. “Ông tổng giám đốc chỉ đặt bút ký chính thức vào các văn bản quan trọng khi thấy chữ ký “ruồi” của luật sư trưởng tổng công ty,” ông nói. Tiến Sĩ Luật Phạm Liêm Chính tin chắc rằng nếu có sự tham gia từ đầu của đội ngũ tư vấn pháp lý am hiểu luật pháp trong nước, quốc tế và thông thạo ngoại ngữ trong việc đàm phán và ký các hợp đồng như thì khó có thể chịu “tiền mất tật mang” như trong “vụ Letard” hay “vụ VNA.” Doanh nghiệp chưa có ngân sách cho tư vấn pháp luật Luật Sư Phạm Liêm Chính lấy làm tiếc rằng hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều chưa có khoản ngân sách dành cho tư vấn pháp luật và điều này ngược lại với thông lệ quốc tế. Ðiều khiến các doanh nghiệp Việt Nam ngại sử dụng các dịch vụ pháp lý, luật sư là sợ “đội” chi phí. Theo bà Phạm Chi Lan, các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng có nhiều nhu cầu đối với dịch vụ tư vấn pháp lý nhưng lại xem nhẹ chất xám và không sẵn sàng trả thù lao tương ứng. “Giá cả dịch vụ tư vấn pháp lý thông thường trên thế giới khá cao, có thể là 200-300 USD cho mỗi giờ tư vấn. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ ngần ngại 4 Rủi ro pháp lý trong các doanh nghiệp Việt Nam Nhóm 3 – TM2 – K33 ngay khi thấy giá cả như vậy nhưng các doanh nghiệp cũng cần biết rằng để có được một giờ tư vấn họ phải bỏ ra hàng chục năm, thậm chí gần cả cuộc đời để học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm” - bà Phạm Chi Lan nói. Nhìn đi cũng cần nhìn lại là các tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam hiện vẫn chưa thực sự tín nhiệm, tin tưởng vào đội ngũ tư vấn pháp luật trong nước nên không mặn mà với dịch vụ này. Luật Sư Phạm Liêm Chính thừa nhận, với khoảng hơn 2,000 người, đội ngũ luật sư trong nước vừa mỏng vừa yếu. Ðào tạo khi nước đến chân Tuy nhiên, bà Phạm Chi Lan cũng chỉ ra rằng để có được một đội ngũ chuyên gia pháp lý, luật sư đáp ứng yêu cầu hội nhập cũng phải xuất phát từ nhu cầu của DN. “Chỉ khi doanh nghiệp có nhu cầu, đòi hỏi nhiều thì mới phát triển được đội ngũ luật sư, dịch vụ pháp lý thương mại quốc tế,” bà nói. Luật Sư Phạm Liêm Chính cho rằng dù mỏng và yếu nhưng không có nghĩa là đội ngũ luật sư, tư vấn pháp luật của Việt Nam hiện nay không đáp ứng các nhu cầu cơ bản của hội nhập. Theo ông, hiện Việt Nam có khá nhiều luật sư được đào tạo ở nước ngoài, am hiểu luật pháp quốc tế, trong nước, thành thạo ngoại ngữ và hoàn toàn đủ sức tư vấn, thẩm định, soạn thảo các hợp đồng thương mại lớn và phức tạp. Tiến Sĩ Luật Phạm Liêm Chính cho biết, VN hiện đang gấp rút đào tạo, cả trong nước và cử ra nước ngoài, một đội ngũ luật sư từ 10,000 đến 20,000 người trong vòng 5-10 năm tới để phục vụ nhu cầu hội nhập. Cùng một luật chơi trên thương trường “Không kịp thời sửa đổi hệ thống luật pháp trong nước vào thời điểm sắp gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), có thể gây khó dễ cho chính doanh nghiệp VN khi làm ăn với bên ngoài,” Tiến Sĩ Luật Phạm Liêm Chính cảnh báo. Theo ông, nguyên tắc lớn nhất của một hợp đồng thương mại quốc tế hiện nay phải nêu rõ quyền và nghĩa vụ các bên. Các định chế luật pháp quốc tế cũng ghi rất rõ rằng các bên phải chịu những chế tài như thế nào nếu đơn phương phá bỏ cam kết, không thực hiện hợp đồng. Luật Sư Chính cho biết, các định chế quan trọng này ghi rất rõ trong văn bản luật pháp quốc tế như Công ước Viên năm 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế hay 108 nguyên tắc của hợp đồng thương mại quốc tế do Viện Luật Unidroit xuất bản tại Roma (Ý) năm 1994. “Luật Việt Nam cần đưa vào những nguyên tắc đã được thế giới xem như “khuôn vàng thước ngọc” này trong quan hệ giao dịch thương mại toàn cầu. Hội nhập tức là phải chơi cùng một “luật 5 Rủi ro pháp lý trong các doanh nghiệp Việt Nam Nhóm 3 – TM2 – K33 chơi” phổ quát của quốc tế nếu không doanh nghiệp Việt Nam có thể bị thiệt thòi, thua sút khi “thi đấu” trên thương trường thế giới,” Tiến Sĩ Luật Phạm Liêm Chính nhấn mạnh. II – Những tình huống rủi ro pháp lý trong doanh nghiệp 1) Rủi ro pháp lý do yếu tố chủ quan a) Vụ việc của Vietnam Airlines VIETNAM AIRLINES TIẾP TỤC THEO ĐUỔI VỤ KIỆN 5,2 TRIỆU EURO Phát hiện chứng cứ cho thấy dấu hiệu lừa đảo trong vụ kiện do luật sư Italy Liberati tiến hành, Vietnam Airlines đã gửi đơn đặc biệt yêu cầu huỷ bản án Toà sơ thẩm Roma tuyên từ năm 2000. Ngày 2/4 tới đây, tòa sẽ xem xét lần cuối đơn xin hủy án. Chứng cứ có lợi cho phía Việt Nam chính là 2 bức thư mật nhằm dàn xếp vụ kiện do ông Maurizio Liberati – bên đứng đơn kiện, gửi cho Công ty Falcomar – cùng bị kiện với Vietnam Airlines và từng làm đại lý cho Vietnam Airlines tại Italy. Tổng giám đốc Vietnam Airlines Phạm Ngọc Minh cho biết, phiên toà ngày 2/4 có ý nghĩa quyết định, nếu án tuyên tích cực sẽ mở ra cơ hội mới cho phía Việt Nam Airlines để tìm công lý, ngược lại hầu như không còn cơ hội nào để bác bỏ khiếu kiện và yêu cầu bồi thường hàng triệu euro của luật sư người Italy Liberati. Vụ kiện được ông Liberati khởi xướng cách đây hơn 15 năm, sau khi Vietnam Airlines ký hợp đồng đại lý bán vé với Công ty Italy Falcomar vào năm 1991-1992. Trong đơn kiện, ông Liberati cho biết từ tháng 9/1991 đến tháng 12/1992, đã được Falcomar - với tư cách đại diện của Vietnam Airlines – thuê làm một số việc, song chưa được thanh toán tiền công. Cả Falcomar và Vietnam Airlines cùng bị kiện và đối mặt với khoản bồi thường không dưới 537.910.000 Lia Italy. Năm 1994, thông qua Đại sứ quán Italy tại Hà Nội, Tòa sơ thẩm Roma gửi giấy triệu tập cho Vietnam Airlines tham dự phiên tòa đầu tiên diễn ra vào ngày 30/11/1995. Tuy nhiên, Vietnam Airlines đã không tham dự, phiên tòa vẫn được đưa ra xét xử. Sau nhiều phiên toà xét xử, đến 7/3/2000, Tòa sơ thẩm Roma ra phán quyết Vietnam Airlines phải bồi thường cho luật sư Liberati gần 4 tỷ 852 triệu lia (khoảng 4,3 triệu euro). Do không tham dự phiên tòa đầu tiên, nên Vietnam Airlines không nhận được phán quyết cũng như bất cứ thông tin nào liên quan đến vụ việc. Hơn 2 năm sau, ngày 2/5/2002, khi đã 6 Rủi ro pháp lý trong các doanh nghiệp Việt Nam Nhóm 3 – TM2 – K33 hết hạn kháng cáo, Vietnam Airlines mới nhận được thư của luật sư Liberati cùng bản sao bản án của Tòa sơ thẩm Roma, yêu cầu bồi thường 4,3 triệu euro. Ông Liberati sau đó đã yêu cầu thi hành bản án tại Pháp. Ngày 18/2/2004, Vietnam Airlines nhận thông báo của Ủy ban Đòi nợ và Tịch biên Pháp thông báo phong tỏa số tiền 1,3 triệu euro tại tài khoản BSP Pháp (tài khoản thu từ bán vé máy bay ở đại lý) của Vietnam Airlines để thanh toán theo phán quyết của tòa. Tòa phúc thẩm Paris cũng xác nhận số tiền mà Vietnam Airlines phải trả là gần 5,2 triệu euro (bao gồm cả lãi phát sinh tính đến cuối 2003). Trong tháng 4/2004, Vietnam Airlines gửi đơn kháng án tới Toà phúc thẩm Paris xin huỷ lệnh phong toả và Toà phúc thẩm Roma xin xem xét lại bản án đã có hiệu lực từ 2000 của Toà sơ thẩm Roma. Toà Paris và gần đây nhất là Toà phúc thẩm Roma đều bác đơn của Vietnam Airlines, với lý do đã quá thời hạn kháng án. Tuy nhiên, tia hy vọng mở ra cho phía Việt Nam Airlines khi toà Paris bác đơn kháng án song chưa yêu cầu thực thi ngay bản án, mà chỉ tạm giữ 5,2 triệu euro để chờ kết luận cuối cùng của vụ kiện đang diễn ra tại Roma. Trao đổi với báo chí chiều nay, Tổng giám đốc Vietnam Airlines Phạm Ngọc Minh cho biết trong năm 2006, hãng đã nộp đủ 5,2 triệu euro vào tài khoản phong toả của Chủ tịch đoàn luật sư Paris để thi hành bản án. Việc toà Paris chưa yêu cầu thi hành án ngay giúp hãng có thêm thời gian tìm chứng cứ bảo vệ mình. Ngoài đơn kháng án gửi lên 2 toà phúc thẩm nói trên, vào tháng 10/2005, hãng cũng nộp thêm đơn đặc biệt lên Toà sơ thẩm Roma xin huỷ bản án năm 2000, sau khi phát hiện ra hai bức thư mật do luật sư Liberati gửi cho Công ty Falcomar. Hai bức thư cùng gửi vào năm 1996, một năm sau phiên xử đầu tiên tại Toà sơ thẩm Roma, trong đó ông Liberati đề nghị phía Falcomar khai trước toà đã thuê ông làm việc cho Vietnam Airlines. Sau hai bức thư này, Falcomar tuyên bố giải thể để chuyển phần trách nhiệm sang Vietnam Airlines, với tư cách bị đơn thứ hai. Ông Liberati cùng luật sư của Falcomar còn xây dựng kịch bản để đưa con số đòi bồi thường lên đến hàng triệu euro. Đến 2/4 tới đây, Toà sơ thẩm sẽ có phiên làm việc thứ 6 nhằm xem xét đơn đặc biệt của Vietnam Airlines xin huỷ bản án 2000. Luật sư của Vietnam Airlines tiên lượng đây có thể là phiên làm việc cuối cùng, toà án có thể đưa ra bản án ngay sau phiên hoặc chậm nhất vào mùa hè năm nay. 7 Rủi ro pháp lý trong các doanh nghiệp Việt Nam Nhóm 3 – TM2 – K33 “Cho dù kết luận tới đây như thế nào, chúng tôi vẫn mong muốn theo đuổi vụ kiện đến cùng nhằm tìm ra công lý, bảo vệ danh dự của Vietnam Airlines và tránh tiền lệ xấu cho doanh nghiệp Việt Nam khi vướng mắc về pháp lý tại nước ngoài”, ông Minh nói thêm. Toà phúc thẩm Roma đã bác đơn kháng án của Vietnam Airlines vào tháng 12 năm ngoái, sau 7 phiên làm việc. Nhưng theo Vietnam Airlines, vị thẩm phán phụ trách vụ việc này đã thốt lên rằng đây là một vụ kiện rất bất bình thường. Từ việc toà Roma gửi giấy triệu tập thông qua Đại sứ quán Italy tại Hà Nội thay vì gửi tới Đại sứ quán Việt Nam tại Italy, cho tới những lời buộc tội của luật sư Liberati, lá thư dàn xếp giữa vị luật sư này với đại lý Falcomar đều cho thấy dấu hiệu bất thường. Tổng giám đốc Phạm Ngọc Minh cho biết thêm, hợp đồng đại lý mà Vietnam Airlines ký với Công ty Falcomar có điều khoản ghi rằng Falcomar chỉ bán vé, Vietnam Airlines không chịu trách nhiệm với bất cứ thoả thuận hay hợp đồng khác do Falcomar ký kết. Ngày 9/3 vừa qua, Thủ tướng đã giao các bộ, ngành liên quan có hình thức tác động phù hợp và hỗ trợ Vietnam Airlines để đề nghị phía Italy xét xử vụ kiện một cách công bằng, khách quan. Luật sư Lê Công Định http://vemaybay.hivietnam.vn/news.php?airticket=ticket&newsid=38 DOANH NGHIỆP VIỆT NAM “HỒN NHIÊN” VỚI LUẬT PHÁP QUỐC TẾ Hãng hàng không Việt Nam: "Điều ngạc nhiên là khi bị triệu tập đến tòa, tâm lý của Vietnam Airlines khi đó là không đến thì làm gì được, dẫn tới thiệt hại lớn như bị phong tỏa tài sản ở nước ngoài, không thể lật lại được tình thế khi hết thời gian kháng án. Đây là bài học rất đắt mà DN Việt Nam phải chịu", ông Hoa nói. (http://www.tin247.com/dn_viet_nam_hon_nhien_voi_luat_phap_quoc_te-3-21248279.html) HIỂU BIẾT PHÁP LUẬT ĐỂ TRÁNH RỦI RO TRONG GIAO THƯƠNG 10:01, Thứ tư, 06/12/2006 (GMT+7) Dẫn chứng về những rủi ro pháp lý trong hoạt động thương mại quốc tế, ông Nguyễn Văn Du - Trưởng phòng Pháp chế - Thanh tra Tổng Công ty Hàng không Việt Nam đã kể câu chuyện DN mình đó là vụ kiện đòi bồi thường gần 1 triệu USD ở Italia. 8 Rủi ro pháp lý trong các doanh nghiệp Việt Nam Nhóm 3 – TM2 – K33 Gia tăng giao thương quốc tế luôn đi kèm những rủi ro pháp lý. (Ảnh: Haiphong.gov) Ban đầu đây chỉ là một tranh chấp về lao động và tiền công. Khi có phát sinh tranh chấp đã không xử lý kịp thời và đối tác đã lợi dụng biến thành một vụ kiện thương mại. Rủi ro pháp lý này đã gây ra nhiều thiệt hại. Có những thiệt hại vật chất có thể đo đếm được còn có những thiệt hại vật chất không đo đếm được mà trong trường hợp này là đã ảnh hưởng đến khả năng thâm nhập thị trường. Bên cạnh đó, là những mất mát phi vật chất rất lớn như ảnh hưởng đến thương hiệu, uy tín, khả năng cạnh tranh thị trường. (Phước Hà, http://vietnamnet.vn/kinhte/kinhdoanh/2006/12/641074/) b) Vụ việc HLV Letard VFF ĐÃ GIẤU VỤ LETARD Thứ tư, 05 Tháng một 2005, 09:06 GMT+7 LĐBĐ VN đang "ngồi trên đống lửa" về khoản tiền 197 nghìn USD mà toà án trọng tài thể thao quốc tế tuyên phạt về việc chấm dứt hợp đồng với HLV Letard. Tuy nhiên, sự thật về "vụ án Letard" người hâm mộ lẽ ra đã biết cách đây 5-6 tháng, nếu như không có sự bưng bít của một số quan chức VFF. 9 Rủi ro pháp lý trong các doanh nghiệp Việt Nam Nhóm 3 – TM2 – K33 Không như thông tin ban đầu từ LĐBĐ VN cho biết là việc tòa án trọng tài thể thao quốc tế tại Thụy Sĩ chỉ mới gửi văn bản trong thời gian gần đây để buộc LĐBĐ VN thua kiện và nộp phạt, thực chất LĐ đã nhận văn bản liên quan đến vấn đề này từ hồi tháng 8, trong đó có quy định rõ LĐ phải giải trình sự việc này trong thời gian sớm nhất, nhưng một số quan chức lãnh đạo đã tìm cách giấu nhẹm, không thông báo cho thường vụ và cũng không báo cáo rõ với lãnh đạo UBTDTT để có hướng giải quyết sớm nhất. Theo tìm hiểu của Thanh Niên, khi nhận được văn bản của tòa án trọng tài thể thao quốc tế ở Thụy Sĩ, thường trực LĐ đã chỉ đạo "nội bộ" cho ông Vũ Hạng, Trưởng ban thanh tra Khen thưởng kỷ luật, liên hệ đoàn luật sư Hà Nội để tìm hiểu các khía cạnh luật pháp trong hợp đồng nhằm chống đỡ để không bị thua kiện, đồng thời bàn bạc với ban kế hoạch tài chính tìm cách nếu chống án không được sẽ chuyển tiền nộp phạt cho xong để "bưng bít" luôn vụ này, sợ khi bị bung ra không có lợi cho uy tín của LĐ. Thậm chí theo đề xuất của ông tổng thư ký, thường trực LĐ còn đưa ra giải pháp là lấy tiền tài trợ của FIFA là 250.000 USD để bồi thường cho vụ Letard, rồi sau này tìm cách lấy nguồn thu khác bù đắp vào. Sự việc này đã không qua được mắt của thường vụ và Ban chấp hành LĐ, nhất là khi các quan chức trong thường trực LĐ muốn hợp thức hóa chứng từ để chuyển ngân. Một số ủy viên thường vụ vào thời điểm tháng 9-10 đã "cảnh cáo" nếu ban tài chính LĐ làm điều này là không thể chấp nhận được và một khi thanh tra kiểm toán phát hiện được là sẽ rắc rối to, vì thế vào giờ chót LĐ không dám chuyển tiền. Sự việc được treo lại và cho đến khi tòa án trọng tài thể thao quốc tế một lần nữa yêu cầu LĐBĐ VN phải nhanh chóng thực hiện việc bồi thường cho ông Letard thì thường trực LĐ không còn cách nào khác là phải đưa vấn đề này ra thường vụ LĐ và mọi chuyện từ đó mới vỡ lở ra. 10 Ông Phạm Ngọc Viễn (bìa phải) người “có công” đưa Letard đến VN. [...]... tránh rủi ro cho doanh nghiệp Hơn nữa, chính bản thân các doanh nghiệp Việt Nam thường ít quan tâm đến việc 30 Rủi ro pháp lý trong các doanh nghiệp Việt Nam Nhóm 3 – TM2 – K33 nghiên cứu các quy định của pháp luật để áp dụng vào hoạt động thực tiễn, giảm thiểu rủi ro Tại Mỹ thì hầu như 100% doanh nghiệp đều có thuê luật sư tư vấn, và không ít các công ty có phòng pháp chế thuộc doanh nghiệp Tại Việt Nam, ... khi gia nhập WTO, 29 Rủi ro pháp lý trong các doanh nghiệp Việt Nam Nhóm 3 – TM2 – K33 mỗi DN Việt Nam trở thành một tổ chức kinh doanh trong môi trường pháp lý toàn cầu và buộc phải hoạt động theo môi trường pháp lý quốc tế Bên cạnh đó, việc nâng cao tinh thần tôn trọng pháp luật của DN Việt Nam cũng là một yêu cầu quan trọng để phòng tránh những rủi ro trong hoạt động thương mại Trong môi trường thương... giá, thuế chống trợ cấp để doanh nghiệp trong nước có thể tự bảo 26 Rủi ro pháp lý trong các doanh nghiệp Việt Nam Nhóm 3 – TM2 – K33 vệ mình trên thị trường quốc tế và có thể kiện các doanh nghiệp nước ngoài nếu họ vi phạm luật Song song với việc thiết lập hàng rào kỹ thuật bảo vệ mình, ta cần phải san bằng cách khoảng cách của “chuẩn” Việt Nam và “chuẩn” quốc tế trong các quy định kỹ thuật Ví dụ... kiện các đối tác nước ngoài nếu họ vi phạm những điều luật khi kinh doanh ở Việt Nam HIỂU BIẾT PHÁP LUẬT ĐỂ TRÁNH RỦI RO TRONG GIAO THƯƠNG Cập nhật lúc 10:01, Thứ Tư, 06/12/2006 (GMT+7) Hạn chế rủi ro: trước hết DN phải tự lo Theo các luật sư, có nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong thương mại quốc tế đối với DN Việt Nam như chưa có thói quen tuân thủ pháp luật và coi nhẹ yếu tố pháp lý trong kinh doanh; ... lượng, không đúng chất lượng Không rành pháp lý, khó mà thắng kiện 21 Rủi ro pháp lý trong các doanh nghiệp Việt Nam Nhóm 3 – TM2 – K33 Ông Nguyễn Văn Tuấn cho biết về mặt pháp lý, phải thừa nhận rằng doanh Trên thế giới có khoảng 100 quốc gia trồng nghiệp dệt Việt Nam còn rất yếu, không bông, tổng sản lượng đạt 24 triệu tấn/năm nắm hết các quy định, điều khoản trong Trong đó có một số quốc gia cung cấp... 12 Rủi ro pháp lý trong các doanh nghiệp Việt Nam Nhóm 3 – TM2 – K33 Trung đáp: "Sau mỗi lần va vấp, mỗi cá nhân trong LĐ lại thêm một bài học LĐ thiếu hiểu biết về luật quốc tế Trong cuộc hội nhập bóng đá thế giới, LĐ phải học hỏi nhiều hơn, đặc biệt về luật pháp để tránh rủi ro trong tương lai" Việt Báo (Theo-Ngoisao) c) DNTN Duy Lợi NHIỀU DOANH NGHIỆP NƯỚC NGOÀI TÌM HIỂU LUẬT ĐỂ “VÒI” TIỀN DN VIỆT... gia soạn thảo các quy định và các mẫu hợp đồng cho công ty Chủ doanh nghiệp của khoảng 20% các doanh nghiệp được hỏi ở phía bắc và 25% các doanh nghiệp được hỏi ở phía nam có quan tâm và tự tìm hiểu các pháp luật liên quan trong quá trình xây dựng doanh nghiệp Còn lại (khoảng 65-70%) các doanh nghiệp liên hệ với văn phòng luật sư chỉ để tra cứu văn bản pháp luật khi cần thiết, và các doanh nghiệp này... nghiệp Tại Việt Nam, qua khảo sát ngẫu nhiên 200 doanh nghiệp từ Bắc chí Nam hoạt động trong các lĩnh vực điển hình, chỉ có các doanh nghiệp nước ngoài nắm cổ phần chi phối và các tổng công ty nhà nước có thành lập phòng pháp chế Với các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp cổ phần có 7,5% các doanh nghiệp được hỏi ở phía bắc, 5% các doanh nghiệp được hỏi ở phía nam là có ký hợp đồng tư vấn luật thường xuyên... nghiệp Việt Nam bị đánh thuế Rủi ro pháp lý trong các doanh nghiệp Việt Nam Nhóm 3 – TM2 – K33 chống phá giá ở mức 16,8% Cùng năm này EU còn kiện doanh nghiệp Việt Nam bán phá c) Chống bán phá giá giày, mũ da giá về giày dép, kết quả là không bị đánh thuế, vì phần hàng Việt Nam gia tăng rất nhỏ so với các nước Trung Quốc, Indonesia và Thái Lan Năm 2000, vụ kiện bán phá giá bật lửa tại EU TIẾP doanh nghiệp. .. tôi hi vọng các doanh nghiệp Việt Nam sẽ hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại từ rủi ro do yếu tố pháp lý đem lại 35 Rủi ro pháp lý trong các doanh nghiệp Việt Nam Nhóm 3 – TM2 – K33 TÀI KIỆU THAM KHẢO 1) Quản trị rủi ro và khủng hoảng, GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân, NXB Lao động xã hội, năm 2009 2) Rủi ro trong kinh doanh, TS Ngô Thị Ngọc Huyền, NXB Thống kê, năm 2001 3) Thời báo Kinh tế Sài Gòn – số . Rủi ro pháp lý trong các doanh nghiệp Việt Nam Nhóm 3 – TM2 – K33 I – Rủi ro pháp lý trong doanh nghiệp 1) Khái niệm rủi ro - Rủi ro là gì? Rủi ro. Rủi ro pháp lý trong các doanh nghiệp Việt Nam Nhóm 3 – TM2 – K33 f) Vinataba DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRƯỚC BIỂN LỚN WTO: Nhận diện những rủi ro pháp lý!