Một số đề xuất của nhóm thực hiện nhằm giảm thiểu rủi ro về pháp lý cho các Doanh

Một phần của tài liệu Rủi ro pháp lý trong các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 34 - 38)

các doanh nghiệp Việt Nam.

1) Về phía Doanh nghiệp:

- Tìm hiểu và xác định các nguyên nhân chính của các rủi ro mà bản thân DN hoặc các DN khác đã mắc phải để làm bài học kinh nghiệm cho mình, đảm bảo không lặp lại các nguyên nhân này trong hiện tại và tương lai.

- Đối với các DN lớn, có khả năng về tài chính và thường xuyên giao thương với các đối tác nước ngoài cần phải xây dựng Ban cố vấn về pháp luật trong nước và quốc tế. Nhiệm vụ của Ban cố vấn này là thường xuyên cập nhật thông tin để nắm rõ và theo dõi sự thay đổi về các luật, bộ luật trong nước và các nước đối tác có liên quan đến quá trình hoạt động của DN. Đối với các DN vừa và nhỏ khi có các hợp đồng quan trọng thì cần tham vấn các luật sư trước khi ký kết để giảm thiểu rủi ro đến mức thấp nhất.

- Tạo điều kiện cho nhân viên có những hiểu biết sâu và chính xác về các luật. bộ luật có liên quan phục vụ cho các hoạt động kinh doanh của DN bằng cách liên kết với các văn phòng luật sư hay Ban cố vấn về pháp luật cho DN tổ chức các buổi hội thảo hay gửi người đi học.

2) Về phía Nhà nước:

- Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà nước cần kêu gọi sự hỗ trợ và giúp đỡ của các tổ chức Quốc tế về mặt con người và tài chính nhằm hoàn thiện luật pháp Việt Nam, bên cạnh đó cần cải thiện quá trình thi hành luật tại các DN và có các biện pháp mạnh tay khi có sai phạm sảy ra làm bài học cho các DN khác.

- Để xây dựng đội ngũ luật sư chuyên nghiệp Chính phủ cần đầu tư và cải thiện hệ thống giáo dục về pháp luật tại các trường Đại học và học viện. Cụ thể là:

• Đối với các sinh viên thuộc khối ngành luật thì phải được đào tạo chuyên sâu, có bài bản, biết ứng dụng một cách linh hoạt khi có tình huống không tốt xảy ra.

• Đối với các sinh viên thuộc khối ngành kinh tế cần bổ sung thêm kiến thức về luật của chuyên ngành mà sinh viên theo học.

KẾT LUẬN

Tóm lại có rất nhiều rủi ro phát sinh từ môi trường pháp lý. Luật pháp đề ra các chuẩn mực mà mọi người cần thực hiện và các biện pháp trừng phạt những ai vi phạm. Luật pháp đảm bảo sự công bằng cho các doanh nghiệp, chống lại sự cạnh tranh không lành mạnh. Nhưng xã hội luôn phát triển, tiến hóa, nếu các chuẩn mực luật pháp không phù hợp với các bước tiến của xã hội thì sẽ gây ra nhiều rủi ro. Ngược lại luật pháp thay đổi quá nhiều, quá thường xuyên, không ổn định cũng gây ra những khó khăn rất lớn. Khi luật pháp thay đổi các tổ chức, cá nhân không nắm vững những đổi thay, không theo kịp những chuẩn mực mới chắc chắn sẽ gặp rủi ro.

Trong kinh doanh quốc tế môi truờng pháp lý luôn phức tạp hơn rất nhiều, bởi chuẩn mực luật pháp của các nước khác nhau là khác nhau. Nếu chỉ nắm vững và tuân thủ các chuẩn mực luật pháp nước mình mà không hiểu luật pháp nước đối tác thì cũng sẽ gặp rủi ro.

Điều cần thiết nhất mà doanh nghiệp cần chú trọng hiện nay là nâng cao tầm hiểu biết về luật pháp trong nước, đối tác và quốc tế. Bên cạnh đó, Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống pháp luật chặt chẽ, rõ ràng và phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế; đào tạo đội ngũ luật sư chuyên nghiệp và ứng phó linh hoạt với các tình huống xảy ra trong doanh nghiệp và các doanh nghiệp cũng phải có thói quen học kiện và thực hiện kiện các đối tác nước ngoài khi họ vi phạm các điều luật trong giao thương. Với những đề xuất trên, nhóm chúng tôi hi vọng các doanh nghiệp Việt Nam sẽ hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại từ rủi ro do yếu tố pháp lý đem lại.

TÀI KIỆU THAM KHẢO

1) Quản trị rủi ro và khủng hoảng, GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân, NXB Lao động xã hội, năm 2009.

2) Rủi ro trong kinh doanh, TS. Ngô Thị Ngọc Huyền, NXB Thống kê, năm 2001. 3) Thời báo Kinh tế Sài Gòn – số ngày 14-03-2009.

4) Báo Hải quan – số ngày 11-12-2006.

5) Báo nông thôn ngày nay - Số 243 (1.879) ra Thứ Tư 06.12.2006. 6) Http://vemaybay.hivietnam.vn/news.php?airticket=ticket&newsid=38 . 7) Http://vietnamnet.vn/kinhte/kinhdoanh/2006/12/641074 . 8) www.vnexpress.net . 9) Http://adonline.vn/vn/news/quang-ba-truyen-thong/2010/01/rac-roi-quanh-ten-mien- trungnguyen-com-au.aspx. 10) Http://www.phapluattp.vn/246736p1014c1068/lai-tranh-chap-hop-dong-mua-ban- bong.htm.

11) Http://tintuc.xalo.vn/.../den_huynh_quang_tinh_ bot _san_bi_ap_thue_chong_pha_ gi

a.html.

12) Http://www.champhay.com/kéo-dài-thời-hạn-áp-thuế-chống-bán-phá-giá-đối-với- giày-da-vn.

MỤC LỤC

Lời mở đầu...1

I – Rủi ro pháp lý trong doanh nghiệp...2

1)Khái niệm rủi ro...2

2)Phân loại rủi ro pháp lý...2

3)Nguyên nhân gây ra rủi ro pháp lý trong các doanh nghiệp Việt Nam...3

II – Những tình huống rủi ro pháp lý trong các doanh nghiệp...6

1)Rủi ro pháp lý do yếu tố chủ quan...6

a - Vụ việc của Vietnam Airlines...6

b – Vụ việc HLV Letard...10

c - DNTN Duy Lợi...13

d – Trung Nguyên...15

e – Vifon...19

f – Vinataba...19

2) Rủi ro pháp lý do yếu tố khách quan...20

a - Tranh chấp hợp đồng mua bán bông...20

b – Áp thuế chống bán phá giá đèn huỳnh quang, tinh bột sắn...23

c – Chống bán phá giá dây curoa...24

d- Chống bán phá giá giày, mũ da...26

e – Các vụ việc khác...27

III – Một số giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro pháp lý trong doanh nghiệp Việt Nam...27

IV - Một số đề xuất của nhóm thực hiện nhằm giảm thiểu rủi ro về pháp lý cho các Doanh nghiệp Việt Nam...35

1)Về phía doanh nghiệp...35

Kết luận...37 Tài liệu tham khảo...38

Một phần của tài liệu Rủi ro pháp lý trong các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w