1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

32 1K 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 289,5 KB

Nội dung

THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

Trang 1

M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG I 4

CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LẠM PHÁT 4

1.1 Các khái niệm về lạm phát 4

1.1.1 Khái niệm lạm phát 4

1.1.2 Các chỉ số liên quan đến lạm phát 4

1.2 Phân loại lạm phát 5

1.2.1 Căn cứ vào định lượng gồm: 5

1.2.2 Căn cứ vào định tính: 6

1.3 Nguyên nhân lạm phát 7

1.3.1 Lạm phát do cầu kéo 7

1.3.2 Lạm phát do chi phí đẩy 8

1.3.3 Lạm phát do cung tiền tệ tăng cao và liên tục 8

1.3.4 Các nguyên nhân khác 10

1.4 Hậu quả và những biện pháp khắc phục 11

1.4.1 Hậu quả của lạm phát 11

1.4.2 Những biện pháp khắc phục lạm phát 12

CHƯƠNG II 14

THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 14

2.1 Khái quát tình hình lạm phát ở Việt Nam từ trước năm 1986 đến 2006 14

2.1.1 Tình hình lạm phát ở Việt Nam trước những năm 1986 14

2.1.2 Lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 1986 – 2005 16

2.1.3 Các nguyên nhân chính 17

2.2 Lạm phát những năm 2007 – 2009 20

2.3 Tình hình lạm phát hiện nay đang trở nên vô cùng cấp bách 23

2.4 Tác động của lạm phát đối với kinh tế xã hội 26

CHƯƠNG III 30

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ LẠM PHÁT HIỆN NAY 30

KẾT LUẬN 32

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 33

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia trên thế giới và ởViệt Nam, lạm phát nổi lên là một vấn đề đáng quan tâm về tác động của nó đốivới sự nghiệp phát triển kinh tế Lạm phát là một trong những chỉ tiêu đánh giátrình độ phát triển kinh tế của một quốc gia nhưng cũng là một trong những trởngại lớn nhất trong công cuộc phát triển đất nước Lạm phát được coi như là mộtcăn bệnh thế kỷ của nền kinh tế thị trường Càng ngày, cùng với sự phát triển đadạng phong phú của nền kinh tế thì nguyên nhân dẫ đến lạm phát cũng ngày càngtrở nên phức tạp hơn.Đối với nước ta, trong sự nghiệp phát triển kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của nhà nước, cơ chế mới sẽ là môitrường thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế theo xu hướng hiện đại, chắc lọc thừa

kế những thành tựu và khắc phục những tồn tại đã qua Trong đó, lạm pháp nổi lênnhư là mộtvấn đề hết sức nghiêm trọng Vì vậy, việc nguyên cứu về lạm phát, tìmhiểu nguyên nhân và các biện pháp chống lạm phát là hết sức cần thiết và có vaitrò to lớn góp phần vào sự nghiệp phát triển của đất nước

Những tháng qua chỉ số giá tiêu dùng liên tục tăng cao đẩy nguy cơ lạm phátcho nền kinh tế đến mức đáng báo động và nếu cứ như đà bây giờ thì đến cuối năm

sẽ khó có thể giữ được mức 7% mà quốc hội đã đề ra Để hiểu rõ hơn về lạm phátcũng như những tác động của nó đến nền kinh tế, nhóm sinh viên quyết định chọn

đề tài: “Phân tích tình hình lạm phát ở Việt Nam những năm gần đây” làm đề tàinghiên cứu của mình

Đề tài gồm 3 phần chính:

Chương I: Các vấn đề chung về lạm phát

Chương II: Tình hình lạm phát ở Việt Nam những năm gần đây

Chương III: Kiến nghị và giải pháp

Trang 3

CHƯƠNG I CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LẠM PHÁT

1.1Các khái niệm về lạm phát

1.1.1 Khái niệm lạm phát

Trong kinh tế học, lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chungcủa nền kinh tế Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường haygiảm sức mua của đồng tiền Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là

sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác Thông thườngtheo nghĩa đầu tiên thì người ta hiểu là lạm phát của đơn vị tiền tệ trong phạm vinền kinh tế của một quốc gia, còn theo nghĩa thứ hai thì người ta hiểu là lạm phátcủa một loại tiền tệ trong phạm vi thị trường toàn cầu Phạm vi ảnh hưởng của haithành phần này vẫn là một chủ đề gây tranh cãi giữa các nhà kinh tế học vĩ mô.Ngược lại với lạm phát là giảm phát Một chỉ số lạm phát bằng 0 hay một chỉ sốdương nhỏ thì được người ta gọi là sự ổn định giá cả

Có thể hiểu theo một cách khác rằng: “Lạm phát là hiện tượng cung cầu tiền

tệ tăng lên kéo dài làm cho mức giá cả chung tăng nhanh và kéo dài trong một thờigian dài”

1.1.2 Các chỉ số liên quan đến lạm phát

Chỉ số giá tiêu dung (CPI)

Chỉ số giá tiêu dùng (hay được viết tắt là CPI, từ các chữ tiếng AnhConsumer Price Index) là chỉ số tính theo phần trăm để phản ánh mức thay đổitương đối của giá hàng tiêu dùng theo thời gian Sở dĩ chỉ là thay đổi tương đối vìchỉ số này chỉ dựa vào một giỏ hàng hóa đại diện cho toàn bộ hàng tiêu dùng

Đây là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất để đo lường mức giá và sự thayđổi của mức giá chính là lạm phát (một chỉ tiêu khác để phản ánh mức giá chung làChỉ số giảm phát tổng sản phẩm trong nước hay Chỉ số điều chỉnh GDP)

Trang 4

Chỉ số giá sản xuất (PPI)

Chỉ số giá sản xuất ( Producer Price Index - PPI)đo lường mức độ lạm phát Chỉ số giá sản xuất (PPI) đo lường mức độ lạm phát trải qua bởi các nhà sản xuất

Số liệu này mô tả mức độ thay đổi giá cả trung bình trong rổ hàng hóa cố địnhđược mua bởi nhà sản xuất Một cách tổng thể, lạm phát cao dẫn đến lãi suất cao,điều này sẽ có xu hướng làm mạnh đồng tiền của quốc gia

PPI còn được coi là một chỉ số của giá thương phẩm

Chỉ số giảm phát GDP

Chỉ số giảm phát GDP dựa trên việc tính toán của tổng sản phẩm quốc nội:

Nó là tỷ lệ của tổng giá trị GDP giá thực tế (GDP danh định) với tổng giá trị GDPcủa năm gốc, từ đó có thể xác định GDP của năm báo cáo theo giá so sánh hayGDP thực) (Xem thêm Thực và danh định trong kinh tế) Nó là phép đo mức giá

cả được sử dụng rộng rãi nhất Các phép khử lạm phát cũng tính toán các thànhphần của GDP như chi phí tiêu dùng cá nhân Tại Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang đãchuyển sang sử dụng khử lạm phát tiêu dùng cá nhân và các phép khử lạm phátkhác để tính toán các chính sách kiềm chế lạm phát của mình

1.2 Phân loại lạm phát

1.2.1 Căn cứ vào định lượng gồm:

Lạm phát vừa phải: Còn gọi là lạm phát một con số, có tỷ lệ lạm phát dưới 10%một năm Lạm phát vừa phải làm cho giá cả biến động tương đối Trong thời kìnày nền kinh tế hoạt động một cách bình thường, đời sống của người lao động ổnđịnh Sự ổn định đó được biểu hiện: Giá cả tăng chậm, lãi xuất tiền gửi không cao,không xảy ra tình trạng mua bán và tích trữ hàng hoá với số lượng lớn …

Có thể nói đây là mức lạm phát mà nền kinh tế chấp nhận được, những tác độngcủa nó là không đáng kể

Lạm phát phi mã: Lạm phát xảy ra khi giá cả tăng tương đối nhanh với tỷ lệ 2 con

Trang 5

số 1 năm Ở mức 2 con số thấp: 11,12% thì nói chung các tác động tiêu cực khôngđáng kể và nền kinh tế vẫn có thể chấp nhận được.

Nhưng khi tăng đến hai chữ số cao thì lạm phát sẽ làm cho giá cả chung tănglên nhanh chóng, gây biến động lớn về kinh tế, các hợp đồng được chỉ số hoá Lúcnày người dân tích trữ hàng hoá, vàng bạc, bất động sản và không bao giờ cho vaytiền ở mức lãi xuất bình thường Như vậy lạm phát sẽ làm ảnh hưởng xấu đến sảnxuất và thu nhập vì những tác động tiêu cực của nó không nhỏ Bên cạnh đó lạmphát phi mã còn là mối đe doạ đối với sự ổn định của nền kinh tế

* Siêu lạm phát: 3 con số một năm xảy ra khi lạm phát đột biến tăng lên với tốc độrất nhanh tỷ lệ lạm phát cao Tốc độ và tỷ lệ siêu lạm phát vượt xa lạm phát phi mã,nó như một căn bệnh chết người ,tốc độ lưu thông tiền tệ tăng kinh khủng ,giá cảtăng nhanh và không ổn định ,tiền luơng thực tế của người lao động bị giảmmạnh ,tiền tệ mất giá nhanh chóng ,thông tin không còn chính xác ,các yếu tố thịtrường biến dạng và hoạt động sản xuất kinh doanh lâm vào tình trạng rối loạn ,mấtphương hướng Tóm lại, siêu lạm phát làm cho đời sống và nền kinh tế suy sụpmột cách nhanh chóng, tuy nhiên siêu lạm phát rất ít xảy ra

1.2.2 Căn cứ vào định tính:

Lạm phát cân bằng và lạm phát không cân bằng

Lạm phát cân bằng: Tăng tương ứng với thu nhập thực tế của người lao động, tăngphù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Do đó khônggây ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày của người lao động và dến nền kinh tế nóichung

Lạm phát không cân bằng: Tăng không tương ứng với thu nhập của người laođộng.Trên thực tế loại lạm phát này cũng thường hay xảy ra

Lạm phát dự đoán trước được và lạm phát bất thường

Lạm phát dự đoán trước: Là loại lạm phát xảy ra hàng năm trong một thời kìtương đối dài và tỷ lệ lạm phát ổn định đều đặn Loại lạm phát này có thể dự đoán

Trang 6

trước được tỷ lệ của nó trong các năm tiếp theo Về mặt tâm lý, người dân đã quenvới tình trạng lạm phát đó và đã có sự chuẩn bị trước Do đó không gây ảnh hưởngđến đời sống ,đến kinh tế

Lạm phát bất thường: Xảy ra đột biến mà có thể từ trước chưa xuất hiện.Loại lạm phát này ảnh hưởng đến tâm lý, đời sống người dân vì họ chưa kịp thíchnghi Từ đó mà loại lạm phát này sẽ gây ra biến động đối với nền kinh tế và niềmtin của nhân dân vào chính quyền có phần giảm sút

Đối với các nước đang phát triển lạm phát thường kéo dài, do đó các nhàkinh tế đã chia lạm phát thành 3 loại với tỷ lệ khác nhau: lạm phát kéo dài trên 3năm với tỷ lệ lạm phát dưới 50% một năm, lạm phát nghiêm trọng thường kéo dàihơn 3 năm với tỷ lệ lạm phát trên 50% và siêu lạm phát kéo dài trên một năm với

tỷ lệ lạm phát trên 200% một năm

1.3 Nguyên nhân lạm phát

1.3.1 Lạm phát do cầu kéo

Đây chính là sự mất cân đối trong quan hệ cung – cầu Nguyên nhân chính là

do tổng cầu tăng quá nhanh trong khi tổng cung không tăng hoặc tăng không kịp ,hay nói cách khác là nền king tế đã vượt qua mức sản lượng tiềm năng của nó Lúc này thì đồng tiền cầu sẽ vượt quá mức cung hàng hóa có giới hạn và sẽ làmcho chúng tăng giá Trong nền kinh tế thị trường thì lao động cũng là một dịch vụ,trong thời gian đó thị trường lao động trở nên khan hiếm nên tăng lương cũng làmột phần của quá trình lạm phát

Khi nền kinh tế đạt tới hoặc vượt qua mức sản lượng tiềm năng, việc tăngmức cầu dẫn tới lạm phát do cầu kéo Vì tổng mức chi đối với C + I + G tăng , chitiêu tăng lên trong khi có một mức cung hạn chế về sản lượng thực tế , phần lớntổng mức chi cao hơn dẫn đến giá cả cao hơn Do đó chính mức cầu cao hơn kéogiá lên cao hơn, đó là lạm phát do cầu kéo

Trang 7

1.3.2 Lạm phát do chi phí đẩy

Hình thức của lạm phát do chi phí đẩy phat sinh từ phía cung, do chi phí sảnxuất cao hơn đã được chuyển sang người tiêu dùng Điều này chỉ có thể đạt tronggiai đoạn tăng trưởng kinh tế khi người tiêu dùng sẵn sàng trảvới giá cao hơn Vídụ: Nếu tiền lương chiếm một phần đáng kể trong chiphí sản xuất và dịch vụ vànếu tiền lương tăng nhanh hơn năng suất lao động thì tổng chi phí sản xuất sẽ tănglên Nếu nhà sản xuất có thể chuyển việc tăng chi phí này cho người tiêu dùng thìgiá bán sẽ tăng lên, công nhân và các công đoàn sẽ yêu cầu tiền lương cao hơntrước đẻ phù hợp với chi phí sinh hoạt tăng lên điều đó tạo vòng xoáy lượng giá

Một yếu tố chi phí khác là giá cả nguyên nhiên vật liệu tăng do tỷ giá tănghoặc khả năng khả thác hạn chế Một ví dụ điển hình cho thấy giá cả nguyên nhiênvật liệu là giá dầu thô tăng Trong năm 1972-1974 hầu như giá dầu quốc tế tăng 5lần dẫn đến lạm phát tăng từ 4,6% đến 13,5% bình quân trên qoàn thế giới Ngoài

ra sự suy sụp của giá dầu (1980) làm cho lạm phát giảm xuống mức thấp chưa từngthấy

Bên cạnh đó giá cả nhập khẩu cao hơn được chuyển cho người tiêu dùng nộiđịa cũng là một yếu tố gây lên lạm phát Nhập khẩu càng trở lên đắt đỏ khi đồngnội tệ yếu đi hợac mất giá so với đồng tiền khác

1.3.3 Lạm phát do cung tiền tệ tăng cao và liên tục

Theo quan điểm của các nhà kinh tế học thuộc phía tiền tệ, khi cung tiền tệtăng lên kéo dài làm cho mức giá tăng lên kéo dài và gây ra lạm phát Có thể thấyngưỡng tăng cung tiền để gây lạm phát là nền kinh tế toàn dụng Khi nền kinh tếchưa toàn dụng thì nguồn nguyên nhiên vật liệu còn nhiều, chưa khai thác nhiều

Có nhiều nhà máy xí nghiệp bị đóng cửa chưa đi vào hoạt động Do đó nhân viênnhàn rỗi lớn và tỷ lệ thất nghiệp cao … Trong trường hợp này, khi tăng cung tiềnthì dẫn đến lãi suất giảm đến một mức độ nào đó, các nhà đầu tư thấy rằng có thể

có lãi và đầu tư tăng nhiều.từ đó các nhà máy, xí nghiệp mở cửa để sản xuất, kinh

Trang 8

doanh Lúc này nguyên nhiên vật liệu bắt đầu được khai thác, người lao động cóviệc làm và sản lượng tăng lên.

Ở nền kinh tế toàn dụng ,các nhà máy ,xí nghiệp được hoạt động hết côngsuất ,nguồn nguyên nhiên vật liệu được khai thác tối đa Khi đó lực lượng lao độngđược sử dụng một cách triệt để và làm sản lượng tăng lên rất nhiều.Tuy nhiên tìnhhình sẽ dẫn đến một vài kênh tắc nghẽn trong lưu thông Chẳng hạn khi các nhàmáy, xí nghiệp hoạt động hết công suất sẽ dẫn đến thiếu năng lượng ,thiếu laođộng, nguyên vật liệu dần bị han hiếm…Vai trò của chính phủ và các nhà quản lýphải xác định được kênh lưu thông nào bị tắc nghẽn và tìm cách khơi thông

nó Nếu không sẽ gây ra lạm phát Lúc đó sản lượng không tăng mà giá cả tăngnhiều thì lạm phát tất yếu sẽ xảy ra Trong việc chống lạm phát các Ngân hàngtrung ương luôn giảm sút việc cung tiền

Trường hợp tăng cung tiền có thể đạt được bằng hai cách:

Ngân hàng trung ương in nhiều tiền hơn (khi lãi xuất thấp và điều kiện kinhdoanh tốt) hoặc các ngân hàng thương mại có thẻ tăng tín dụng Trong cả haitrường hợp sẵn có lượng tiền nhiều hơn cho dân cư và chi phí Về mặt trung và dàihạn , điều đó dẫn đến cầu và hàng hoá và dịch vụ tăng Nếu cung không tăng tươngứng với cầu thì việc dư cầu sẽ được bù đắp bằng việc tăng giá.Tuy nhiên giá cả sẽkhông tăng ngay nhưng nó sẽ tăng sau đó 2-3 năm In tiền để trợ cấp cho chi tiêucông cộng sẽ dẫn đến lạm phát nghiêm trọng Ví dụ năm 1966-1967, chính phủ Mỹ

đã sử dụng việc tăng tiền để trả cho những chi phí leo thang của cuộc chiến tranhtaị Việt Nam, lạm phát tăng từ 3%(năm 1967) đến 6% (năm 1970) Xét trong dàihạn lãi xuất thực tế (i) và sản lượng thực tế (Y) đạt mức cân bằng, nghĩa là (i) và(Y) ổn định Mức cầu tiền thực tế không đổi nên M/P cũng không đổi Suy ra khilượng tiền danh nghĩa (M) tăng lên thì giá cả sẽ tăng lên với tỷ lệ tương ứng Vậylạm phát là một hiện tượng tiền tệ Đây cũng chính là lý do tại sao Ngân hàngTrung ương rất chú trọng đến nguyên nhân này

Trang 9

1.3.4 Các nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân chủ yếu đã đề cập ở trên, một số các nguyên nhânkhác cũng gây ra lạm phát Thứ nhất có thể kể đến là tâm lý của dân cư Khi ngườidân không tin tưởng vào đồng tiền của Nhà nước, họ sẽ không giữ tiền mà đẩy vàolưu thông bằng việc mua hàng hoá dự trữ hoặc đầu tư vào một lĩnh lực kinh doanhnào đó … Như thế cầu sẽ tăng lên mà cung cấp không đáp ứng được cân bằng cungcầu trên thị trường hang hoá không còn nữa và tiếp tục đẩy giá lên cao, từ đó lạmphát sẽ xảy ra Có thể thấy giá cả tăng lên làm tiêu dùng tăng, cứ như vậy sẽ gây raxoáy ốc lạm phát.Thứ hai thâm hụt ngân sách cũng có thể là một nguyên nhân dẫnđến tăng cung ứng tiền tệ và gây ra lạm phát cao

Khi chính phủ lâm vào tình trạng thâm hụt ngân sách thì có thể khắc phụcbằng cách phát hành trái phiếu chính phủ để vay vốn từ người dân nhằm bù đắpphần thiếu hụt Biện pháp này không làm ảnh hưởng đến cơ số tiền và do vậy màlàm tăng mức cung ứng tiền tệ và không gây ra lạm phát Tuy nhiên khi sự thâmhụt trầm trọng và kéo dài thì chính phủ phải áp dụng biện pháp in tiền.Việc pháthành tiền sẽ ảnh hưởng đến cơ số tiền tệ làm tăng mức cung ứng tiền, đẩy tổng cầulên cao và làm tăng thêm tỷ lệ lạm phát.Tuy nhiên,đối với các nước đang phát triển,việc phát hành trái phiếu chính phủ gặp nhiều khó khăn vì nguồn vốn trên thịtrường còn hạn chế Biện pháp in tiền được coi là có hiệu quả nhất Vì thế mà khithâm hụt ngân sách càng nhiều và càng kéo dài thì tiền tệ sẽ tăng theo và tỷ lệ gâylạm phát càng lớn

Còn đối với những quốc gia có nền kinh tế phát triển thì việc phát hành tráiphiếu có lợi hơn Nhưng việc phát hành này kéo dài sẽ làm cầu về vốn sẽ tăng vàlãi xuất tăng cao hơn Lúc này để giảm lãi xuất trên thị trưòng Ngân hàng Trungương lại phải mua vào các trái phiếu đó Như thế mức cung tiền lại tăng lên và dễgây lạm phát

Tóm lại, nếu như thâm hụt ngân sách kéo dài thì trong mọi trường hợp vẫn

Trang 10

làm tăng cung tiền và lạm phát xảy ra là một điều chắc chắn Một nguyên nhân nữa

có thể gây ra lạm phát là tỷ giá hối đoái Khi tỷ giá tăng đồng bản tệ sẽ bị mất giáKhi đó tâm lý những người sản xuất trong nước muốn đẩy giá hàng lên tương ứngvới mức tăng tỷ giá hối đoái Mặt khac khi tỷ giá hối đoái tăng, chi phí cho cácnguyên vật liệu, hàng hoá nhập khẩu sẽ tăng lên Do đó giá cả của các hàng hoánày tăng lên cao.Đây chính là lạm phát do chi phí đẩy

Bên cạnh đó các nguyên nhân liên quan đến chính sách của nhà nước, chínhsách thuế, chính sách cơ cấu kinh tế không hợp lý, mất cân đối cũng xảy ra lạmphát

1.4 Hậu quả và những biện pháp khắc phục

1.4.1 Hậu quả của lạm phát

Trong lĩnh vực kinh doanh: Trong điều kiện lạm phát ở mức độ cao, gía cảhang hóa bị tăng liên tục, điều này làm cho sản xuất gặp khó khăn Qui mô sảnxuất không tăng hoặc bị giảm sút do nhu cầu phải bổ sung vốn đầu tư liên tục Cơcấu nền kinh tế dễ bị mất cân đối vì sẽ có xu hướng phát triển những ngành sảnxuất có chu kỳ ngắn hạn, thời gian thu hồi vốn nhanh, còn những ngành sản xuất

có chu kỳ dài, thời gian thu hồi vốn chậm sẽ có xu hướng bị đình đốn, phá sản Vìvậy trong điều kiện có lạm phát, lãnh vực thương nghiệp thường phát triển mạnh.Bên cạnh đó việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh không còn chính xác vìthước đo của đồng tiền bị thu hẹp, công tác hạch toán chỉ còn là hình thức

Trong lĩnh vực thương mại: Người ta từ chối tiền giấy trong vai trò là trunggian trao đổi đồng thời chuyển sang đầu cơ tích trữ vàng, hang hóa đẩy khỏi taymình những đồng tiền mất giá Điều này càng làm cho lưu thong tiền tệ bị rối loạn.Lạm phát xảy ra còn môi trường tốt để những hiện tượng tiêu cực trong đời sốngphát sinh như đầu cơ, tích trữ gây cung – cầu hàng hóa giả tạo…

Trong lĩnh vực về tiền tệ tín dụng: Tín dụng cũng bị rơi vào khủng hoảngkhi người dân không an tâm đầu tư trong điều kiện lạm phát gia tăng Lạm phát

Trang 11

làm sức mua của đồng tiền bị giảm, lưu thông của tiền tệ diễn biến khác thường,tốc độ lưu thông của thị trường tăng lên một cách đột biến hoạt động của hệ thốngtín dụng rơi vào tình trạng khủng hoảng do nguồn tiền gửi trong xã hội bị sụt giảmnhanh chóng, nhiều ngân hành bị phá sản do mất khả năng thanh toán và thô lỗtrong kinh doanh dẫn đến hệ thống tiền tệ bị rối loạn không thể kiểm soát nổi.

Trong lĩnh vực tài chính nhà nước: Tuy lúc đầu lạm phát mang lại thu nhậpcho NSNN qua cơ chế phân phối lại sản phẩm và thu nhập qốc dân nhưng do ảnhhưởng nặng nề của lạm phát mà những nguồn thu của NSNN ( chủ yếu là thuế )ngày càng bị giảm do sản xuất bị sút kém, do nhiều công ty xí nghiệp bị phá sản,giải thể…

Trong lĩnh vực đời sống xã hội: đại bộ phận tầng lớp dân cư sẽ rất khó khăn

và chật vật do phải chịu áp lực từ sự gia tăng của giá cả Giá trị thực tế của tiềnlương giảm sút nghiêm trọng dẫn trật tự an toàn xã hội bị phá hoại nặng nề

Như vậy lạm phát đã ảnh hưởng đến mọi mặt trong đời sống kinh tế xã hội

và nhà nước phải cân bằng được giữa nhu cầu khuyến khích tăng trưởng kinh tế và

sự đòi hỏi phải kiểm soát được lạm phát

1.4.2 Những biện pháp khắc phục lạm phát

Thời kỳ các nước còn áp dụng chế đọ lưu thông tiền kim loại tùy theo mức

độ mất giá của tiền giấy mà sẽ áp một trong ba biện pháp:

 Biện pháp loại bỏ tiền giấy không bồi hoàn ( Annulation )

 Biện pháp khôi phục ( Rest Ration )

 Biện pháp phá giá tiền tệ ( Devaluation )

Ngày nay trong thời đại lưu thông tiền giấy bất khả hoán, căn bệnh lạm pháthầu như là hiện tượng tất yếu ở các nước chỉ khác nhau ở mức độ cao, thấp Trảiqua lịch sử lạm phát hầu như chưa có ở nước nào có thể dập tắt hoàn toàn lạm phát

mà vấn đề cần duy trì lạm phát ở mức độ vừa phải Tuy nhiên, khi lạm phát tăng ởmức độ phi mã hoặc siêu lạm phát thì lạm phát không còn được xem là công cụ

Trang 12

điều tiết kinh tế nữa mà nhà nước cần áp dụng những biệ pháp nhằm kiềm chế vàđẩy lùi lạm phát sao cho thích ứng trong từng giai đoạn, tình huống của nền kinh

tế Nhìn chung, trong cơ chế thị trường những giải pháp chống lạm phát là rất đadạng chúng ta có thể nêu lên một số giải pháp cơ bản sau:

Biện pháp cơ bản chiến lược:

Nhà nước cần xây dựng chiến lược phát triển kinh tế đúng đắn nhằm tạođộng lực cho sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển Đây là tiền đề vững chắc

để ổn định lưu thông tiền tệ góp phần đưa nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng vàsuy thoái

Nhà nước cần xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý Phát triển ngành mũi nhọnxuất khẩu Điều chỉnh cơ cấu kinh tế nhằm thúc đẩy các nhu cầu cơ bản của đờisống kinh tế xã hội và việc làm của nhân dân lao động

Nâng cao hiệu lực của bộ máy nhà nước bằng các công cụ vốn có như luậtpháp, các công cụ tài chính, tiền tệ, giá cả…để tác động đến mọi mặt hoạt độngcủa nền kinh tế xã hội, do đó việc nâng cao hiệu lực của bộ máy nhà nước Đượccoi là biện pháp mang tính chất chiến lược để ổn định tiền tệ, tinh giản biên chế vàcải cách hành chính

Nhà nước cần chống thâm hụt ngân sách

Trang 13

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM

NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

2.1 Khái quát tình hình lạm phát ở Việt Nam từ trước năm 1986 đến 2006

2.1.1 Tình hình lạm phát ở Việt Nam trước những năm 1986

Từ năm 1980 trở về trước, lạm phát đã tồn tại nhưng không công khai, cácnghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam không sử dụng khái niệm lạm phát màchỉ sử dụng các cụm từ “chênh lệch giữa thu và chi, giữa hàng và tiền”, “thị trườngvật giá không ổn định ” Hay nói cách khác, lạm phát trong giai đoạn này là “lạmphát ngầm” Do cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, Nhà nước có vai trò địnhgiá cho hầu hết các sản phẩm và dịch vụ lưu thông trên thị trường

Thời kỳ 1938-1945:

Ngân hàng Đông Dương cấu kết với chính quyền thực dân Pháp đã lạm phátđồng tiền Đông Dương để vơ vét của cải nhân dân Việt Nam nhằm đem về Phápđóng góp cho cuộc chiến tranh chống phát xít Đức Hậu quả nặng nề của lạm phát

là nhân dân Việt Nam phải chịu giá sinh hoạt từ năm 1939-1945 bình quân là 25lần

Thời kỳ 1946-1954:

Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà do chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập vàlãnh đạo đã phát hành đồng tài chính thay cho đồng Đông Dương và sau đó là đồngngân hàng thay cho sức người, sức của toàn dân tiến hành cuộc kháng chiến 9 nămđánh đuổi quân xâm lược Pháp, kết quả giải phóng hoàn toàn nửa đất nước

Thời kỳ 1955-1965:

Chính phủ tay sai Mỹ ở miền Nam Việt Nam liên tục lạm phát đồng tiềnmiền Nam để bù lại cuộc chiến tranh chống lại phong trào giải phóng dân tộc ởmiền Nam Mặc dù chính phủ Mỹ đổ vào miền Nam một khối lượng hàng viện trợ

Trang 14

khổng lồ với giá trị hàng trăm tỉ đô la nhưng cũng không thể bù đắp được chi phí

bỏ ra

Thời kỳ 1965-1975 :

Ở miền Bắc Việt Nam, chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà tiến hànhmột cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, chống chiến tranh phá hoại của Mỹ tạimiền Bắc, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước Chính phủ đã phát hành sốtiền lớn (gấp 3 lần tiền lưa thông của năm 1965 ở miền Bắc) để huy động lựclượng toàn dân đánh thắng quân xâm lược Nhưng nhờ có sự viện trợ to lớn củaLiên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN anh em nên chúng ta đã hạn chế đượclạm phát trong thời gian này

Thời kỳ 1976-1980:

Sau khi thống nhất đất nước, chúng ta thiếu nhiều kinh nghiệm trong thờibình nên duy trì quá lâu cơ chế tập trung quan liêu bao cấp toàn diện, không mởrộng sản xuất XHCN không tiến hành hạch toán kinh doanh nên đã tự gây chomình nhiều khó khăn, sản xuất không đủ tiêu dùng, ngân sách không đủ chi tiêu,lạm phát tiền giấy liên tục và bùng nổ dữ dội với tỷ lệ lên tới 3 con số

* Giai đoạn 1981-1985:

Lạm phát thời kỳ này diễn ra trong điều kiện bắt đầu có những cải cách quantrọng trong nhiều lĩnh vực của cơ chế kinh tế Lạm phát đã diễn ra trên quy mô cảnước Giá cả hàng hoá tăng với tốc độ phi mã: Chỉ số giá bán lẻ năm 1985 tăng13,97 lần so với năm 1980.Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) từ 1981-1985 lần lượt tănglà: 70%, 95%, 50%, 65% và 92% Không có giải pháp tổng thể nào được đưa ratrong một thời gian dài cho đến khi xảy ra cuộc đổi tiền vào năm 1985

Có lẽ có quan niệm cho rằng đổi tiền sẽ khôi phục lại giá trị đồng bạc ViệtNam và lạm phát sẽ chấm dứt nên Chính phủ mới có qui định “Sức mua của đồngtiền mới bằng 10 lần sức mua của đồng tiền cũ” (Quyết định 01/HĐBT-TĐ ngày13/9/1985) Nhưng sau đổi tiền, CPI năm 1985 tăng đến 92% Cải cách 1981-1992

Trang 15

và 1985 không giúp lạm phát giảm mà còn trở thành tác nhân trực tiếp của lạmphát sau đó

2.1.2 Lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 1986 – 2005

* Siêu lạm phát 1986-1988:

Tiếp tục hậu quả từ quy định về sức mua đồng tiền mới năm 1985, năm

1986 CPI tăng lên đến 775%, nền kinh tế bước vào thời kỳ lạm phát dữ dội với tỉ lệtăng ba chữ số kéo dài trong 2 năm tiếp theo Chỉ số giá bán lẻ năm 1988 tăng181,48 lần so với năm 1985

Lạm phát trong giai đoạn này có năm đặc trưng cơ bản: 1 Lạm phát ba con

số kéo dài 2 năm liên tục, được mở rộng bằng cuộc cải cách lớn về giá và lươngcùng việc đổi tiền 2 Thời kỳ này ảnh hưởng giá cả trong quan hệ xuất nhập khẩutuy có nhẹ hơn thời kỳ 1981-1985 song vẫn bất lợi cho cán cân thanh toán của ViệtNam 5 Tính chất công khai của lạm phát được bộc lộ rõ rệt hơn bất cứ giai đoạnnào trước đó Hệ quả siêu lạm phát nghiêm trọng trong 2 năm là rất nặng nề

* Giai đoạn kiềm chế và đẩy lùi lạm phát cao (1989-1994):

Sau một thập kỷ lạm phát cao liên tục, nền kinh tế rơi vào khủng hoảng kéodài nhưng đến năm 1989 đã chuyển sang một giai đoạn mới của lạm phát được đặctrưng bởi sự hạ sốt lạm phát và đến năm 1994 triển vọng bước qua thời kỳ kiểmsoát lạm phát một con số là khả năng thực hiện được Trong giai đoạn này, lạmphát giảm nhanh và giảm dần song song với tiến trình đổi mới kinh tế, chuyển hẳn

và chuyển toàn diện sang kinh tế thị trường

Trang 16

* Kiểm soát lạm phát ở Việt Nam từ 1995 – 2006:

Biểu đồ 1: Lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 1995 - 2007

Theo định hướng chung, nền kinh tế Việt Nam (nền kinh tế thị trường nhiềuthành phần, xóa bỏ hoàn toàn chế độ quan liêu bao cấp) trong những năm này tiếptục trên đà phát triển và mục tiêu đặt ra là kiểm soát chặt chẽ sự lạm phát Từ năm

1995 đến năm 2006, mức lạm phát của nước ta luôn ở một con số Trong giai đoạnnày, nền kinh tế vì thế đã thoát khỏi khủng hoảng và phát triển khá bền vững

2.1.3 Các nguyên nhân chính

Một là, lạm phát xuất hiện trong nền kinh tế mà thành phần kinh tế nhà

nước chiếm tỉ trọng rất lớn: vốn cố định trong những năm 80 chiếm 85 - 87%, cán

bộ kỹ sư - kỹ thuật chiếm 95% Trong tay thành phần kinh tế nhà nước có nguồntài nguyên to lớn, nhưng sử dụng kém hiệu quả Đại bộ phận các doanh nghiệpnhà nước làm ăn thua lỗ Doanh nghiệp nhà nước nhận các khoản trợ cấp từ ngânsách nhà nước gấp 3 lần các khoản doanh nghiệp nhà nước nộp cho ngân sách nhànước Các khoản trợ cấp này cao hơn số bội chi ngân sách nhà nước Đây là mộttrong những nguyên nhân sâu xa và cơ bản dẫn đến lạm phát

Ngày đăng: 29/03/2013, 15:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w