1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đánh giá một số biến chứng nội tiết ở bệnh nhân thal trên 15 tuổi tại viện huyết học truyền máu trung ương

39 459 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • 1.1 Đặc điểm bệnh học của Thalasemia

  • 1.2C Chuyển hóa sắt

  • 1.3 Các tuyến nội tiết: một số hormon và tác dụng.

  • 2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

  • 2.2. Đối tượng nghiên cứu

  • 2.3. Phương pháp nghiên cứu

  • 2.4. Phương tiện và vật liệu nghiên cứu

  • 2.5. Nội dung nghiên cứu

  • 2.6. Xử lý số liệu

  • 2.7. Đạo đức nghiên cứu

  • 3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.

  • 3.2 Đặc điểm phát triển thể chất và nội tiết của đối tượng nghiên cứu

  • 3.3 Đặc điểm của tình trạng thiếu máu, nhiễm sắt, thể bệnh và nồng độ Hormone

  • 4.1. Bàn luận về các đặc điểm chung của bệnh nhân thalasemia trưởng thành.

  • 4.2. Bàn luận về các biến chứng ở tuyến nội tiết, mối liên quan với thể bệnh, nhiễm sắt, thiếu máu

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ Thalasemia là một hội chứng bệnh hemoglobin di truyền, do thiếu hụt tổng hợp một hay nhiều mạch polypeptide trong globin của hemoglobin [9,27]. Bệnh phổ biến trên toàn thế giới cũng như ở khu vực châu Á. Ở Việt Nam, bệnh phân bố ở khắp các tỉnh và các dân tộc trên cả nước với các thể bệnh α - thalasemia (α - thal), β - thalasemia (β - thal) và HbE [9]. Tùy mức độ tổn thương của gen mà cú cỏc biểu hiện khác nhau trên lâm sàng, nên triệu chứng rất đa dạng, có thể thiếu máu rất nặng cũng có thể chỉ thiếu máu nhẹ; có thể bệnh biểu hiện từ khi trẻ còn nhỏ, có thể đến tuổi trưởng thành mới được phát hiện. Trong những năm gần đây, đã có nhiều tiến bộ trong điều trị thal ở trẻ em, như truyền máu sớm và đầy đủ, kết hợp thải sắt tích cực, …nờn tỷ lệ bệnh nhân sống qua tuổi trưởng thành ngày càng tăng [48]. Vì vậy, số lượng bệnh nhân đến khám, điều trị tại khoa nội và khoa huyết học lâm sàng (người lớn) ngày càng nhiều. Bệnh Thalasemia làm tăng hấp thụ sắt do hepcidin bị ức chế, cộng với quá trình truyền máu nhiều lần ở các bệnh nhân có tan máu mạn tính làm cho hàm lượng sắt trong bệnh nhân rất lớn, dẫn đến các biến chứng như xơ gan, suy tim và đặc biệt là các biến chứng về nội tiết làm cho cơ thể chậm phát triển, chậm dậy thì, gãy xương, đái tháo đường… Trước đây người ta cho rằng các biến chứng này là do thiếu oxy mạn tính kết hợp với thiếu máu. Tuy nhiên, hiện nay các nghiên cứu đều cho thấy do nhiễm sắt ở các tuyến nội tiết gây suy yếu và làm giảm hoạt tính hormon[26,46]. Trên thế giới, tỷ lệ bệnh nhõn thal ở tuổi trưởng thành ngày càng tăng [40,48], các nghiên cứu cho thấy có sự thiếu hụt nồng độ một số hormon, nếu được điều trị bằng chế phẩm hormon sẽ làm giảm các triệu chứng do thiếu 1 hormon gây ra, như cải thiện tình trạng chậm phát triển thể chất, dậy thì, hoặc cải thiện tình trạng loãng xương [42]. Ở Việt Nam đã cú mụt vài công trình nghiên cứu, nhưng chủ yếu là trên đối tượng trẻ em, chưa có công trình nào đi sâu đánh giá các rối loạn nội tiết trên bệnh nhân thal ở tuổi trưởng thành. Nhằm đánh giá một số biến chứng nội tiết ở bệnh nhân thal tuổi trưởng thành trong giai đoạn hiện nay, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích: 1. Đánh giá một số biến chứng nội tiết ở bệnh nhân thal trên 15 tuổi tại viện Huyết học Truyền máu trung ương từ tháng 1/2011 đến tháng 8/2011. 2. Bước đầu tìm hiểu một số yếu tố như thể bệnh, tình trạng thiếu máu và tình trạng nhiễm sắt liên quan đến các rối loạn nội tiết. 2 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1 Đặc điểm bệnh học của Thalasemia 1.1.1 Dịch tễ học Bệnh thalasemia là bệnh phổ biến trên toàn thế giới cũng như khu vực châu Á. Theo thống kê của WHO, năm 1981 có khoảng 241 triệu người trên toàn thế giới mang gen bệnh, riêng ở châu Á là trên 60 triệu người. Các nước trong khu vực Đông Nam Á có tỷ lệ bệnh Thalasemia thay đổi từ 3- 10% dân số [9,47]. Ở Việt Nam, bệnh phân bố ở tất cả các tỉnh và các dân tộc trên cả nước [9]. Bệnh làm tăng hấp thu sắt, mặt khác do tình trạng tăng tạo máu không hiệu lực, để duy trì chức năng sống bình thường, bệnh nhân cần được truyền máu nhiều lần, làm cho tình trạng quá tải sắt càng trầm trọng hơn. Hiện tượng quá tải sắt được Von Recklinghausen mô tả lần đầu năm 1865. Điểm đặc trưng của tình trạng này là do rối loạn hấp thu sắt, làm cho lượng sắt trong máu tăng cao gây ra lắng đọng sắt ở nhu mô tế bào gan, tim, tuyến nội tiết (tuyến yên, tuyến giáp, tuyến sinh dục…), làm cho chức năng của các cơ quan đó bị ảnh hưởng [26,46 ]. 1.1.2 Sinh lý bệnh Thalasemia là bệnh thiếu máu tan máu di truyền gây ra do giảm hoặc mất hẳn sự tổng hợp của một loại chuỗi globin. Bình thường ở người trưởng thành, Hb A1 (α 2 β 2 ) chiếm 96% - 98%. Trong bệnh thalasemia, có sự mất cân bằng giữa tổng hợp chuỗi α và β, gây nên hai loại bệnh chính là α thalasemia (thiếu chuỗi α globin) và β thlasemia (thiếu chuỗi β globin) [8,33]. Gen chỉ đạo tổng hợp chuỗi β (gen β) nằm trờn cỏnh ngắn nhiễm sắc thể 11, cựng cỏc gen δ, γ, ε,. Nếu nhiễm sắc thể bị tổn mất hoàn toàn khả năng 3 chỉ đạo tổng hợp chuỗi β, gọi là β 0. Nếu gen β tổn thương làm giảm tốc độ tổng hợp chuỗi β gọi là β +. Có nhiều đột biến ở gen β gây β thalasemia. Đến nay đã phát hiện khoảng 200 đột biến gen tổng hợp chuỗi β globin. HbE là một đột biến gen tổng hợp chuỗi β globin tại vị trí 26, axitamine glutamic được thay thế bằng Lyzin. Khi HhE kết hợp với β thalasemia tạo thành thể dị hợp tử kép. Ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á, thể này chiếm đến 2/3 trong số β thalasemia. Beta-thalassemia: thường gặp ở các dân cư vùng Địa Trung Hải, Châu Phi, Đông Nam Á. Có 4 loại beta-thalassemia bao gồm từ dạng nhẹ đến nặng. Nếu chỉ mang gen đột biến thì có thể chỉ bị thiếu máu nhẹ và ít khi cần phải điều trị. Tuy nhiên trong trường hợp cả hai gen beta đều bị đột biến thì tình trạng thiếu máu thường rất nghiêm trọng, cần phải truyền máu thường xuyên và điều trị liên tục. - Thể nặng ( thalasemia major) - Thể trung gian (thalasemia intermedia) - Thể nhẹ (thalasemia minor) - Thể ẩn ( thalasemia minima) Alpha-thalassemia: thường gặp ở các dân cư vựng Chõu Phi, Trung Đông, Ấn Độ, Đông Nam Á, Trung Quốc. Có 4 loại alpha-thalassemia từ nhẹ đến nặng. Dạng nặng nhất của alpha-thalassemia thường gây hư thai hoặc trẻ chết khi sinh. Bệnh alpha thalassaemia thường gây thiếu máu nhẹ hơn, mức độ thiếu máu rất thay đổi. - Thể ẩn - Thể nhẹ - Bệnh HbH - Phù thai nhi 4 Bệnh Thalasemia làm tăng hấp thụ sắt do hepcidin bị ức chế, cộng với quá trình truyền máu nhiều lần ở các bệnh nhân có tan máu mạn tính làm cho hàm lượng sắt trong bệnh nhân rất lớn. Sắt huyết thanh tăng nhưng giảm sắt gắn vào hồng cầu, feritin huyết thanh tăng. Nồng độ feritin huyết thanh trung bình ở các bệnh nhân thal tăng cao, khác nhau ở các tác giả. Rối loạn chuyển hóa sắt - thừa sắt trong bệnh thalasemia là do:  Tan máu  Cơ thể tăng hấp thu sắt do hepcidine bị ức chế  Do truyền máu nhiều lần: cứ 1ml khối hồng cầu có 1mg sắt [], do đó, khi truyền 350ml máu toàn phần, tương đương 175ml khối hồng cầu, sẽ tích lũy thêm 175mg sắt vào cơ thể mà không bị thải ra ngoài. Kế hoạch truyền máu thường xuyên đảm bảo mức hemoglobin khoảng 105g/l sẽ cải thiện sự phát triển thể chất của bệnh nhân trong những năm đầu. Mức Hb khoảng 105g/l giúp cho hấp thu sắt ở ruột giảm, tiêu xương giảm, cung lượng tim giảm, lách chậm to. Tuy nhiên, truyền máu nhiều làm cho bệnh nhân nhanh chóng nhiễm sắt. Vì vậy, điều trị kết hợp truyền máu thường xuyên, thải sắt bắt đầu sớm (khoảng 3 tuổi) giúp cho Bn thal có cuộc sống gần như bình thường 1.1.3. Các biến chứng Bệnh thal làm tăng hấp thụ sắt do hepcidin bị ức chế, cộng với quá trình truyền máu nhiều lần ở các bệnh nhân có tan máu mạn tính làm cho hàm lượng sắt trong bệnh nhân rất lớn, dẫn đến các biến chứng như xơ gan, suy tim và đặc biệt là các biến chứng về nội tiết làm cho cơ thể chậm phát triển, chậm dậy thì, gãy xương, đái tháo đường… Trước đây người ta cho rằng các biến chứng này là do thiếu oxy mạn tính kết hợp với thiếu máu. Tuy nhiên, hiện nay các nghiên cứu đều nhấn mạnh, biến chứng của thalasemia là nhiễm sắt ở các tuyến nội tiết gây suy yếu và làm giảm hoạt tính hormon. 5 Bệnh thalasemia thể nặng trên lâm sàng biểu hiện tình trạng tan máu: thiếu máu, vàng da, lách to, nếu không được điều trị, Bn thường chết trước 10 tuổi do thiếu máu, nhiễm trùng, suy tim. Khi được truyền máu, bệnh nhân có thể sống qua tuổi trưởng thành, mặc dù các biến chứng của nhiễm sắt là không tránh khỏi. Các biến chứng thường xuất hiện ở những bệnh nhân thalasemia thể nặng. Trên lâm sàng tình trạng nhiễm sắt biểu hiện: da sạm, gan to, chức năng gan bị rối loạn, suy tim, loạn nhịp tim. Nhiễm sắt ở tuyến nội tiết (tuyến yên, tuyến giỏp,tuyến thượng thận, tuyến sinh dục) làm cho trẻ chậm dậy thì, chậm phát triển thể chất, biến dạng xương; một số biến chứng hay gặp ở tuổi trưởng thành như thiểu năng giáp, thiểu năng cận giáp, đái tháo đường do Insulin, loãng xương Chậm phát triển sớm: Tất cả các nghiên cứu về biểu hiện lâm sàng của thal đều nhận thấy chậm phát triển về thể lực hầu như luôn xuất hiện ở trẻ thal thể nặng. tựnh trạng chậm phát triển này tự điều chỉnh khi được truyền máu thường xuyên. Những trẻ thal trên 9 tuổi có cường lách và truyền máu không đủ trong nhiều năm không thể phục hồi cân nặng như những trẻ thal mới có biểu hiện chậm lớn. Sự phát triển thể chất của trẻ liên quan đặc biệt với tình trạng dinh dưỡng và hệ thống nội tiết của cơ thể. Yếu tố nội tiết tham gia vào điều hoà sự phát triển gồm các hormon GH, Thyroxin, cortisol, hormon giới tính. Hệ thống nội tiết đảm nhận chức năng điều hoà chủ yếu, tạo ra cân bằng ở từng giai đoạn phát triển, rõ nhất ở thời kỳ dậy thì. Chậm dậy thì ở bệnh nhân thal làm cho trẻ không có điểm nhảy vọt về chiều cao. Đái tháo đường phụ thuộc isulin phát hiện ở 8.6% bệnh nhân thal thể nặng. Suy giáp gặp ở 25.7% bệnh nhân trong một nghiên cứu trên 70 bệnh nhân được chẩn đoán thal thể nặng 6 1.1.4. Điều trị Điều trị chủ yếu là truyền máu và thải sắt. Phẫu thuật cắt lách khi có biểu hiện cường lách làm tăng thiếu máu (nhu cầu truyền máu tăng). 1.1.4.1. Truyền máu - Truyền máu khi Hb < 70g/l, nên duy trì Hb > 105 - 110g/ L - Loại máu truyền: khối hồng cầu - Liều lượng truyền: 10 – 20 ml/kg, 3-4 tuần 1 lần 1.1.4.2 Điều trị nhiễm sắt: - Khi ferritin huyết thanh > 1000 mg /l - Thuốc: gồm 2 loại: tiêm và uống: + Loại tiêm: Desferal (Deferrioxamin B ) + Loại uống: Kelfer 1.2C Chuyển hóa sắt 1.2.1. Quá trình hấp thu, vận chuyển và dự trữ sắt Quá trình hấp thu được xảy ra ở ống tiêu hóa ( dạ dày, tá tràng). Mỗi ngày, cơ thể cần khoảng 20 – 25 mg sắt, 95% lượng sắt được tái hấp thu từ quá trình tiêu hủy hồng cầu, chỉ còn 5% lượng sắt được lấy thêm bằng hấp thu từ thức ăn, Như vậy, ở người bình thường, mỗi ngày cơ thể cần 1mg sắt cho quá trình tạo hồng cầu bình thường. Quá trình hấp thu sắt bắt đầu ở dạ dày, nhưng chủ yếu ở tá tràng và đoạn đầu hỗng tràng. Sắt trong thức ăn có hai loại; sắt non-hem, nguồn gốc từ thực vật và sắt hem, nguồn gốc từ động vật. Để có thể hấp thu được sắt phải chuyển từ dạng ferric (Fe3+) sang dạng ferrous (Fe2+). Pepsin tách sắt khỏi các hợp chất hữu cơ và chuyển thành dạng gắn với các axit amin hoặc đường. Axit clohydric khử Fe3+ thành Fe2+ để dễ hấp thu. Vitamin C cũng có vai trò tương tự trong quá trình này. Sự kiểm soát quá trình hấp thu sắt và lượng sắt được hấp thu vào máu tĩnh mạch cửa phụ thuộc vào nhu cầu sắt của cơ thể và 7 kho dự trữ sắt của cơ thể. Trong trường hợp thiếu sắt một lượng sắt trưởng thành hơn được hấp thu qua riềm bàn chải vào tế bào niêm mạc ruột và vào máu đi về tĩnh mạch cửa. Ngược lại trong trường hợp cơ thể quá tải sắt, lượng sắt được hấp thu vào tế bào niêm mạc ruột sẽ giảm đi. Một yếu tố khác ảnh hưởng đến quá trình hấp thu sắt là sự điều hoà hấp thu sắt ngay tại riềm bàn chải của ruột non. Lượng sắt được hấp thu thừa sẽ kết hợp với apoferritin để hình thành ferritin nằm trong bào tương tế bào niêm mạc ruột. Ferritin này sẽ được thải vào lòng ruột khi tế bào biểu mô ruột bị bong ra. Sắt được vận chuyển bởi transferrin. Transferrin là một protein có trọng lượng phân tử 80000. Transferrin được tổng hợp tại gan và có nửa đời sống khoảng 8-10 ngày. Mỗi phân tử transferrin có thể gắn với 2 phân tử sắt. Sau khi sắt tách ra, transferrin tiếp tục gắn với những nguyên tử sắt mới. Bình thường có khoảng 1/3 transferrin bão hoà sắt. Tỷ lệ này có thế thay đổi trong các bệnh lý thiếu hoặc quá tải sắt. Transferrin chủ yếu lấy sắt từ các đại thực bào của hệ liờn vừng nội mô. Chỉ có một lượng nhỏ sắt được lấy từ sắt hấp thu qua đường tiờu hoỏ hàng ngày. Người ta thấy rằng các đại thực bào giải phóng sắt theo chu kỳ trong ngày với lượng sắt giải phóng cao nhất vào buổi sáng và thấp nhất vào buổi chiều. Do đó, nồng độ sắt trong huyết tương cũng được thấy cao nhất vào buổi sáng và thấp nhất vào buổi chiều. Cỏc nguyên hồng cầu lấy sắt cần thiết cho quá trình tổng hợp hemoglobin từ transferrin. Cỏc nguyờn hồng cầu rất giàu các receptor với transferrin. Ngoài ra một lượng ít sắt cũng được chuyển đến các tế bào không phải hồng cầu (ví dụ để tổng hợp các men chứa sắt). Trong trường hợp quá tải sắt, lượng sắt trong huyết tương tăng lên và transferrin bị bão hoà hết. Khi đó sắt được chuyển đến các tế bào ở nhu mô các cơ quan khác nhau như gan, tim, các tuyến nội tiết gõy cỏc biểu hiện bệnh lý do ứ đọng sắt. 8 Bình thường các hồng cầu chết bị thực bào tại các tế bào đại thực bào của hệ liờn vừng nội mô. Một phần nhỏ sắt giải phóng ra từ sự phân huỷ hemoglobin sẽ đi vào huyết tương và phần trưởng thành được dự trữ trong các đại thực bào dưới dạng ferritin và hemosiderin. Lượng dự trữ này nhiều hay ít tuỳ thuộc vào tình trạng và lượng sắt có trong cơ thể và nhu cầu của cơ thể. 1.2.2 Quá trình đào thải Hàng ngày, cơ thể mất đi khoảng vài mg sắt qua bài tiết mồ hôi, nước tiểu, phân và bong các tế bào ở da, lụng, túc, múng; ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, mất khoảng 30mg sắt ở mỗi chu kỳ kinh. Cơ thể bài tiết sắt có giới hạn và không có cơ chế sinh lý bài tiết sắt thừa. 1.2.3 Tình trạng thừa sắt Tình trạng thừa sắt, nếu không có biện pháp điều trị, hoặc ngăn ngừa có thể gây ra hậu quả nguy hiểm như chậm phát triển ở trẻ em, tổn thương và suy giảm chức năng gan, tim và các tuyến nội tiết, sinh dục, tiểu đường, thậm chí gây tử vong. Các gốc tự do được tạo ra trong quá trình ô xy hoá khử của sắt được cho là nguyên nhân trực tiếp gây phá hủy các cơ quan trong cơ thể. Sắt là một kim loại cần thiết cho cơ thể, khi sự tích tụ sắt vượt mức gây rối loạn chức năng cơ quan. Có một quá trình cân bằng chính xác và phức tạp, tinh vi của quá trình chuyển hóa chất sắt về dự trữ và vận chuyển, điều này điều hòa bởi một số yếu tố, gồm peptide hepcidin. Vì không có cơ chế bài tiết thụ động cho sắt, sắt dễ dàng tích tụ khi sắt quá tải từ ngoài đưa vào (do yếu tố di truyền, truyền máu và bệnh lý khác). Những Bn thal thiếu máu nhẹ và vừa không cần truyền máu, nhưng quá trình hấp thu sắt tại ruột cũng tăng tới mức nhiễm sắt vào tuổi trung niên. Đặc điểm đặc trưng của tình trạng quá tải sắt là suy các cơ quan sống như gan, tim và tuyến nội tiết. Để đánh giá sắt trong cơ thể có nhiều phương pháp gián tiếp cũng như trực tiếp hiện đang sẵn có. Thông số ferritin huyết 9 thanh là thuận lợi nhất và dùng rộng rãi nhất, đủ độ đặc hiệu đánh giá vấn đề. Gần đây, phương pháp phát hiện sử dụng cộng hưởng từ để định lượng đã áp dụng để đánh giá nồng độ sắt trong gan và trong cơ tim. Quá trình nhiễm sắt diễn ra chậm trong nhiều năm, có thể biểu hiện muộn sau 20 tuổi. Như vậy, việc thải sắt ở những bệnh nhân phụ thuộc vào truyền máu là rất cần thiết và cần được làm thường quy để ngăn chặn huỷ hoại các cơ quan do ứ đọng sắt. 1.3 Các tuyến nội tiết: một số hormon và tác dụng. 1.3.1 Tuyến yên 1.3.1.1 Giải phẫu và tổ chức học Tuyến yên là một tuyến nhỏ, đường kính khoảng 1 cm, nằm trong hố yên của xương bướm, nặng 0,5g. Tuyến yên là một tuyến hỗn hợp, gồm có 3 thùy: - Thùy trước: gồm những tế bào tuyến, có nhiều loại, mỗi loại tổng hợp và bài tiết một loại hormon. Khoảng 30-40% tế bào tuyến bài tiết GH, 20% tế bào tuyến là những tế bào tổng hợp và bài tiết ACTH. Các loại tế bào còn lại, mỗi loại chỉ chiếm 3-5% nhưng có khả năng rất mạnh bài tiết TSH, FSH, LH, PRH - Thùy sau: còn gọi là thùy thần kinh, các tế bào ở đây giống tế bào thần kinh đệm, không có khả năng chế tiết hormon mà có chức năng hỗ trợ cho các sợi trục và cúc tận cùng tiết ADH và Oxytocin. - Thùy giữa: Thuỳ này ở người kém phát triển. 1.3.1.2 Các hormon thùy trước Hormon tăng trưởng (GH) - Bản chất hoá học: GH là một phân tử polypeptid, có 191 acid amin, trọng lượng phân tử 22.005. - Tác dụng: + Tác dụng phát triển cơ thể: tác dụng lên hầu hết cỏc mụ cơ thể, tăng số lượng và kích thước tế bào, tăng kích thước các phủ tạng. Kích thích phát triển cỏc mụ sụn ở đầu xương dài do đó làm thân xương dài ra, đồng thời mô 10 [...]... from 15 www.benhhoc.com Dương Thị Thuý Nga (2006), Đánh giá tình trạng ứ sát ở một số bệnh nhân thiếu máu tại Viện Huyết học Truyền máu Trung ương, 16 Khóa luận tốt nghiệp bác sỹ đa khoa Đỗ Trung Phấn, Phạm Quang Vinh, Ngô Quang Huy và c.s Một số đặc điểm lâm sàng và huyết học bệnh Thalasemia gặp tại Viện Huyết học - Truyền máu (1998 – 2001), Kỷ yếu công trình nghiên 17 cứu khoa học 2002, NXB y học, ... – 150 Đỗ Trung Phấn (2004), Một số chỉ số huyết học người Việt Nam bình 18 thường từ 1995-2000, NXB Y học Hà Nội, 332 - 338 Nguyễn Hà Thanh (2010), Chuyển hoá sắt và thiếu máu thiếu sắt, Bài 19 giảng huyết học truyền máu, NXB Y học Hà Nội, 208 - 213 Dương Bá Trực (1996) Đặc điểm lâm sàng và huyết học bệnh HbH ở 20 trẻ em Việt nam, Luận án Phó tiến sỹ Y học Bùi Văn Viên, Nguyễn Công Khanh (1999), Một. .. số đặc điểm lâm sàng, huyết học bệnh Hemoglobin và tần suất người mang gen 21 Hemoglobin E ở dân tộc Mường - Hòa Bình ”, Luận án Tiến sĩ y học Phạm Quang Vinh (2006), Cấu trúc, chức năng tổng hợp huyết sắc 22 tố, Bài giảng huyết học truyền máu, NXB Y học Hà Nội, 69 – 75 Phạm Quang Vinh (2006), Bệnh huyết sắc tố Thalasemia và huyết sắc tố bất thường, Bài giảng huyết học truyền máu, NXB Y học Hà 23 Nội, ... Khanh, Dương Bá Trực (1994) Bước đầu tìm hiểu tần 9 xuất bệnh thalasemia tại Hà nội, Huyết học và truyền máu Nguyễn Công Khanh (2008), Bệnh hemoglobin, Huyết học lâm sàng 10 nhi khoa Nhà xuất bản Y học, 124-164 Mai Trọng Khoa, Nghiên cứu sự thay đổi nồng độ các hormon trục yên 11 – giáp ở trẻ em tuổi dạy thì, Y học thực hành, 2003, số 3, 25 - 26 Phạm Khắc Lâm, Lê Ngọc Kính, Một số hằng số sinh hoá máu, ... lâm sàng và huyết học 5 bệnh Beta – thalasemia ở người Việt Nam Luận án Phó tiến sỹ Y học Nguyễn Công Khanh (1985) Beta – thalasemia và huyết sắc tố E gặp 6 tại Viện bảo vệ sức khoẻ trẻ em Y học Việt Nam, 26-31 Nguyễn Công Khanh, Dương Bá Trực và c.s (1987) Sự lưu hành 7 bệnh Hb ở một số dân tộc miền Bắc Y học Việt Nam, 4, 9 -15 Nguyễn Công Khanh (1993), Tần số bệnh Hemoglobin ở Việt Nam, Y 8 học Việt... đặc điểm chung của bệnh nhân thalasemia trưởng thành Bàn luận theo kết quả nghiên cứu Bảng 4.1.1 : Đặc điểm lâm sàng của các bệnh nhân theo giới tính tại thời gian nghiên cứu Nam Nữ Tuổi Tuổi bắt đầu truyền máu Tuổi bắt đầu sử dụng thuốc thải sắt BMI Hb trước truyền Feritin huyết thanh 4.2 Bàn luận về các biến chứng ở tuyến nội tiết, mối liên quan với thể bệnh, nhiễm sắt, thiếu máu Bàn luận theo kết... từ 12 – 60 tuổi Luận văn tốt nghiệp đại học Tổng hợp, Hà Nội Thẩm Thị Hoàng Điệp (1995) Công trình điều tra cơ bản hằng số hình thái thể lực người Việt Nam Tài liệu hội nghị khoa học về các 3 chỉ tiêu sinh học người Việt Nam Phan Thị Quỳnh Hoa và c.s., Một số đặc điểm bệnh nhân thalasemia điều trị tại bệnh viện Trung ương Huế, Y học Việt nam 2010, 373, 4 92 - 98 Nguyễn Công Khanh (1985) Một số đặc điểm... rối loạn nội tiết với các mức độ thiếu máu +/ So sánh tình trạng rối loạn nội tiết các mức độ nhiễm sắt 2.6 Xử lý số liệu - Các số liệu thu thập được, xử lý theo phương pháp thống kê y học trên chương trình SPSS 16.0, Excell - Mô tả kết quả + Các biến số định lượng được trình bày theo giá trị trung bình và độ lệch chuẩn ( X +/- SD ) + Các biến số định tính được trình bày theo tỷ lệ % - Đánh giá sự khác... học Hà 23 Nội, 190 – 197 Phạm Quang Vinh, Phùng Thị Hồng Hạnh, Một số đặc điểm các thể bệnh và kết quả truyền máu ở bệnh nhân Thalasemia được điều trị tại Viện Huyết học truyền máu trung ương năm 2009, Y học Việt nam, 373, 36 - 41 24 Tài liệu tham khảo tiếng Anh Al-Hader A.F., Bashir N et al, (1993) Thyroid function in children with beta-thalasemiamajor in North Jodan, J Tropical Pediatrics, 25 39,... dục ở các Bn này là do tuyến yên giảm nhạy cảm với GnRH Zaino E.C làm giải phẫu bệnh tuyến sinh dục của Bn Thal chết, nhận thấy các tế bào tuyến chứa đầy sắt [53] 21 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, từ tháng 1/2011 đến 30/8/2011 2.2 Đối tượng nghiên cứu - Tất cả các bệnh nhân > 15 tuổi được chẩn đoán thalasemia . là trên đối tượng trẻ em, chưa có công trình nào đi sâu đánh giá các rối loạn nội tiết trên bệnh nhân thal ở tuổi trưởng thành. Nhằm đánh giá một số biến chứng nội tiết ở bệnh nhân thal tuổi. trưởng thành trong giai đoạn hiện nay, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích: 1. Đánh giá một số biến chứng nội tiết ở bệnh nhân thal trên 15 tuổi tại viện Huyết học Truyền. trình truyền máu nhiều lần ở các bệnh nhân có tan máu mạn tính làm cho hàm lượng sắt trong bệnh nhân rất lớn, dẫn đến các biến chứng như xơ gan, suy tim và đặc biệt là các biến chứng về nội tiết

Ngày đăng: 16/01/2015, 12:37

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w