1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đánh giá tác dụng của cao láng cm trong điều trị rong kinh cơ năng

46 528 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 380,85 KB

Nội dung

Đặt vấn đề Kinh nguyệt là tấm gương phản ánh tình hình hoạt động nội tiết của niêm mạc tử cung, đồng thời cũng là thước đo quá trình diễn biến hoạt động sinh dục của người phụ nữ [Error: Reference source not found], [Error: Reference source not found], [Error: Reference source not found]. Rong kinh do rất nhiều nguyên nhân gây nên và gặp ở nhiều lứa tuổi: tuổi dậy thì, tuổi sinh đẻ và tuổi tiền mãn kinh. Rong kinh là hiện tượng ra huyết từ tử cung có chu kỳ, kéo dài trên 7 ngày. Rong kinh cơ năng được xác định khi đã loại trừ các nguyên nhân thực thể, tại chỗ hay toàn thân [32]. Nếu như ở tuổi tiền mãn kinh là sự suy giảm chức phận của buồng trứng, thì ở tuổi dậy thì đa số là do hoạt động ở vùng dưới đồi - tuyến yên - buồng trứng chưa chín muồi dẫn đến các vong kinh khởi đầu thường không có hiện tượng phóng noãn [Error: Reference source not found], [Error: Reference source not found]. Tuổi sinh đẻ do sự kém hoạt động của hoàng thể và sự co bóp tử cung kém [33]. Rong kinh cơ năng là biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt thường gặp ở thời kỳ hoạt động sinh dục của người phụ nữ. Theo Lương Thị Bích [Error: Reference source not found], tỷ lệ này là 71%; theo Nguyễn Thị Minh Nguyệt [Error: Reference source not found] là 80,7%; một nghiên cứu của Lampe [29] rong kinh chiếm 70%. Các nghiên cứu khác cho thấy tỷ lệ rong kinh theo lứa tuổi có sự khác nhau. Nghiên cứu của Scomegna [32] rong kinh cơ năng ở lứa tuổi dậy thì chiếm 20%, lứa tuổi sinh đẻ chiếm 30%, tuổi tiền mãn kinh chiếm 50%. Nghiên cứu của Hứa Thanh Sơn [Error: Reference source not found] lứa tuổi sinh đẻ gặp nhiều nhất chiếm 52,6%. Ở Việt Nam, rong kinh cơ năng là bệnh lý hay gặp, điều trị gặp nhiều 1 khó khăn, tỷ lệ tái phát cao, gây ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ - sinh hoạt hàng ngày của người phụ nữ. Đặc biệt với tuổi trẻ, nó ảnh hưởng đến chức năng sinh sản sau này [Error: Reference source not found]. Y học hiện đại có nhiều phương pháp điều trị như: Dùng thuốc cầm máu, thuốc co hồi tử cung, thuốc nội tiết, tạo vòng kinh nhân tạo, nạo niêm mạc tử cung, cắt tử cung trong trường hợp điều trị nội khoa không kết quả , Mỗi phương pháp đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Trong y học cổ truyền, đã từ lâu các danh y dùng một số vị thuốc có nguồn gốc từ các loại cây cá, động vật, khoáng vật quý, với một số bài thuốc điều trị rong kinh cơ năng có hiệu quả rất tốt. Đã có một số công trình nghiên cứu dùng thuốc y học cổ truyền, châm cứu trong điều trị rong kinh cơ năng. Bài “Bổ trung Ých khí” gia thêm Bồ hoàng - Ngải diệp - Cỏ nhỏ nồi sao đen là một bài thuốc cầm máu điều trị rong kinh cơ năng có hiệu quả rất tốt nhưng chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống và khoa học. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá tác dụng của cao láng CM trong điều trị rong kinh cơ năng” với mục tiêu sau: 1. Đánh giá tác dụng của bài thuốc trên một số chỉ tiêu lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân rong kinh cơ năng. 2. Theo dõi tác dụng không mong muốn của bài thuốc. 2 Chương 1 Tổng quan tài liệu 1.1. Y học hiện đại với rong kinh cơ năng 1.1.1. Sinh lý kinh nguyệt 1.1.1.1. Hoạt động điều hòa của trục dưới đồi - tuyến yên - buồng trứng [Error: Reference source not found] Chức năng sinh sản của người phụ nữ được thực hiện nhờ hoạt động của bộ phận sinh dục. Tất cả hoạt động của bộ phận sinh dục chịu ảnh hưởng nội tiết của trục dưới đồi - tuyến yên - buồng trứng. Trục này hoạt động có chu kỳ, biểu hiện bằng kinh nguyệt xảy ra hàng tháng do cơ chế hồi tác (feed- back) [2]. Hình 1.1. Sơ đồ cơ chế điều hòa ngược của trục dưới đồi - tuyến yên - buồng trứng [Error: Reference source not found], [27] • Vùng dưới đồi - Vùng dưới đồi (hypothalamus) là một cấu trúc não trung gian nằm quanh não thất III và chính giữa hệ viền (limbic). -Vùng dưới đồi có liên quan mật thiết với tuyến yên thông qua đường mạch máu và thần kinh, đó là hệ thống cửa dưới đồi- tuyến yên (hệ cửa Popa- 3 Díi ®åi TuyÕn yªn Buång trøng (+) (-) (-)(+) (+) LH (+) FSH Gn RH (+) Fielding). - Các noron thần kinh của vùng dưới đồi có khả năng dẫn truyền xung động thần kinh và tổng hợp các hormone giải phóng (releasing hormone) và các hormone ức chế (inhibilory hormone) để kích thích hoặc ức chế các tế bào thùy trước tuyến yên. - Các hormone giải phóng trong đó có hormone hướng sinh dục gọi tắt là Gn-RH là kích thích tế bào thùy trước tuyến yên bài tiết FSH và LH. - Gn-RH là hormone khởi nguồn cho cả hệ thống dưới đồi - tuyến yên - buồng trứng. Nó đóng vai trò quan trọng trong mét chu kỳ kinh nguyệt và ảnh hưởng đến cả quãng đời hoạt động sinh dục của người phụ nữ [Error: Reference source not found], [Error: Reference source not found], [27]. • Tuyến yên Tuyến yên là một tuyến nhỏ nằm trong hố yên của xương bướm nằm ở nền sọ. Tuyến yên chia hai phần là thùy trước và thùy sau: thùy trước tuyến yên được cấu tạo bởi những tế bào có khả năng chế tiết nhiều loại hormone khác nhau, trong đó có hormone hướng sinh dục là FSH và LH trực tiếp điều hòa quá trình bài tiết hormone sinh dục buồng trứng.Thuỳ sau tuyến yên chỉ là cấu trúc của tế bào thần kinh đệm, không có khả năng bài tiết hormon. Tất cả các giai đoạn của vòng kinh đều dưới điều khiển của các chất nội tiết buồng trứng và tuyến yên. Sự bài tiết FSH và LH bình thường là một trong những điều kiện gây ra mét chu kỳ kinh nguyệt bình thường, ngược lại sự bất bình thường sẽ gây bệnh lý [1]. • Buồng trứng Là tuyến sinh dục đặc trưng cho người phụ nữ, mỗi phụ nữ có hai buồng trứng, kich thước buồng trứng trưởng thành là: 2,5  5 x 2 x 1 cm, nặng 4-8g trọng lượng chúng thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt. Mỗi buồng trứng có hai chức năng quan trọng là: chức năng nội tiết 4 (tiết ra hormone) và chức năng ngoại tiết (phóng noãn). Hai hormone chính của buồng trứng là estrogen và progesteron. + Estrogen do các tế bào hạt của lớp áo trong nang trứng bài tiết trong nữa đầu chu kỳ kinh nguyệt và nữa chu kỳ sau do hoàng thể bài tiết, khi có thai thì rau thai bài tiết một lượng lớn [Error: Reference source not found]. + Progesteron được bài tiết chủ yếu từ hoàng thể trong nữa sau chu kỳ kinh nguyệt. Trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt chỉ có một nang noãn được lựa chọn phát triển đến chín và phóng ra ngoài. Sự xuất hiện đỉnh cao của FSH và LH trước hai ngày phóng noãn là điều kiện cần thiết cho sự phát triển bình thường của chu kỳ kinh nguyệt [1], [Error: Reference source not found], [Error: Reference source not found]. 1.1.1.2. Niêm mạc tử cung Niêm mạc tử cung là mô đích của hormone sinh dục, sự biến đổi của nó phản ánh tình trạng nồng độ bài tiết của hormone sinh dục. Niêm mạc tử cung thay đổi theo các giai đoạn khác nhau của mỗi chu kỳ kinh nguyệt. Có mối liên quan chặt chẽ giữa tuyến yên- buồng trứng và niêm mạc tử cung ở từng giai đoạn. Mỗi liên quan này được thể hiện bằng sự chỉ huy của các tuyến nội tiết trung ương đến các tuyến đích ngoại biên, rồi đến mô đích (niêm mạc tử cung) và có tác dụng điều hòa ngược từ các tuyến ngoại biên đến tuyến trung ương. Do vậy rối loạn hoạt động của trục dưới đồi- tuyến yên- buồng trứng sẽ dẫn đến rối loạn kinh nguyệt [Error: Reference source not found]. Niêm mạc tử cung được cấu tạo bởi hai líp: + Lớp biểu mô đơn phủ nội mạc tử cung là một lớp biểu mô trụ, trên mỗi tế bào có hệ thống nhung mao xen kẽ các tế bào trung gian- đây là lớp luôn thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt và các lứa tuổi. Lớp này nông có khả năng bong rụng và tái tạo. 5 + Lớp sâu hay lớp đệm: không thay đổi trong vòng kinh. Lớp này chứa nhiều tuyến của niêm mạc tử cung, có nhiều lympho bào và nhiều mạch máu [1], [Error: Reference source not found], [27]. 1.1.1.3. Sinh lý của một chu kỳ kinh nguyệt [Error: Reference source not found], [Error: Reference source not found], [Error: Reference source not found], [31], [Error: Reference source not found]. Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu có chu kỳ do bong có tính chất chu kỳ và bong dần từng phần niêm mạc tử cung, do tác dụng có tính chất chu kỳ của hormon theo trục dưới đồi -tuyến yên -buồng trứng. Lượng kinh trung bình từ 40 - 80 ml, Ýt nhất 10 ml và nhiều nhất là 100 ml. Nhiều nhất vào những ngày giữa của chu kỳ kinh. Kinh ra trong khoảng 4-5 ngày (2-6 ngày) đối với vòng kinh 28 ngày. Lượng máu kinh khác nhau tuỳ theo nòi giống, nghề nghiệp, chế độ dinh dưỡng, thực phẩm nhưng dường như không bị ảnh hưởng bởi tuổi tác. Đặc điểm của máu kinh là máu không đông do có tác dụng tiêu fibrin ở buồng tử cung. Những điều kiện cần thiết để có vòng kinh bình thường: - Phát triển hài hoà của niêm mạc tử cung dưới tác dụng của estrogen và progesteron qua các thụ thể đặc trưng và những yếu tố tăng trưởng tại chỗ, chịu điều khiển của trục dưới đồi- tuyến yên- buồng trứng. - Cầm máu, cân bằng giữa hệ thống đông máu và tan máu. Độ dài chu kỳ kinh nguyệt được tính bằng thời gian giữa hai ngày chảy máu đầu tiên của hai chu kỳ kế tiếp. Căn cứ vào hoạt động nội tiết của tuyến yên- buồng trứng, sự thay đổi về hình thái cấu trúc mô học của niêm mạc tử cung, người ta chia chu kỳ kinh nguyệt ra 3 giai đoạn: 6 Giai đoạn tăng sinh. Giai đoạn chế tiết. Giai đoạn bong rông. • Giai đoạn tăng sinh (giai đoạn estrogen) + Bài tiết hormone và diễn biến ở buồng trứng. Cuối chu kỳ trước do nồng độ hai hormone buồng trứng là estrogen và progesteron giảm đột ngột tạo ra cơ chế điều hòa ngược âm tính lên tuyến yên tăng bài tiết FSH và LH, dưới sự chi phối của Gn-RH của vùng dưới đồi dẫn tới nồng độ FSH và LH tăng dần, sau đó đạt tới mức trung bình 1,45-2,33 UI/l (FSH) và 3,94-7,66 UI/l (LH), FSH tăng trước, LH tăng sau vài ngày. Dưới tác dụng của FSH và LH đặc biệt là FSH ở buồng trứng có từ 6- 12 nang trứng nguyên thủy phát triển, tác dụng đầu tiên là tăng sinh tế bào hạt, sau đó tạo ra lớp vỏ của nang trứng. Lớp này được chia thành hai lớp là lớp áo trong và lớp áo ngoài . Lớp áo trong có những tế bào biểu mô cấu tạo giống tế bào hạt có khả năng bài tiết hormone và lớp áo ngoài có nhiều mạch máu. Sau vài ngày phát triển dưới tác dụng của LH các tế bào lớp áo trong bắt đầu tiết dịch nang, thành phần quan trọng của dịch nang là estrogen. Đồng thời với sự tăng kích thước của nang noãn tự nó cũng lớn nhanh 3-4 lần. + Biến đổi ở niêm mạc tử cung. Sau hành kinh niêm mạc tử cung chỉ còn lớp mỏng của mô đệm và sót lại Ýt tế bào biểu mô nằm tại đái các tuyến. Dưới tác dụng của estrogen các tế bào của biểu mô đệm và tế bào biểu mô tuyến tăng sinh ,hồi phục nhanh chóng chỉ trong vòng 4-7 ngày. Niêm mạc dầy dần các tuyến dài ra, mạch máu phát triển. Đến cuối giai đoạn niêm mạc tử cung dày 3-4 cm. Các tuyến thực sự chưa chế tiết ngoài lớp chất nhầy kéo thành sợi ở cổ tử cung. + Hiện tượng phóng noãn. Cuối giai đoạn tăng sinh, nồng độ estrogen tăng cao gây ra tác dụng 7 điều hòa ngược dương tính với tuyến yên, làm tăng cả FSH và LH . Dưới tác dụng của FSH và LH các tế bào hạt và tế bào lớp áo trong tăng sinh mạnh, đồng thời bài tiết estrogen, do vậy càng làm tăng kích thước nang . Làm nang noãn trưởng thành và thực sự chín . Khoảng hai ngày trước phóng noãn LH tăng cao đột ngột, tăng lên 6- 10 lần và đạt đỉnh cao nhất vào thời điểm 16 giờ trước khi phóng noãn: lên tới 44,12-59,6 UI/l. FSH cũng tăng cao gấp 2-3 lần, lên tới 8,87-11,43 UI/l. Sự xuất hiện đỉnh cao LH và FSH quyết định hiện tượng phóng noãn xẩy ra vào ngày thứ 13-14 của vòng kinh. Trên lâm sàng người ta có thể phát hiện ra vòng kinh không phóng noãn bằng cách đo nồng độ LH, sinh thiết niêm mạc tử cung, định lượng progesteron. • Giai đoạn chế tiết (giai đoạn progesteron). + Bài tiết hormone và biến đổi ở buồng trứng: Sau khi phóng noãn, tuyến yên tiếp tục bài tiết FSH và LH. Dưới tác dụng của LH mét Ýt tế bào hạt còn lại của vỏ nang trứng vỡ, được biến đổi thành hoàng thể. Hoàng thể thường tồn tại 14 ngày (nếu không có thụ tinh xảy ra). Hoàng thể tồn tại dưới tác dụng duy trì của LH và bài tiết một lượng lớn progesteron và estrogen. Sau 7-8 ngày phóng noãn hoàng thể phát triển đầy đủ nhất, đạt đường kính xấp xỉ 1,5 cm sau đó thoái triển dần (nếu thụ tinh không xảy ra). + Biến đổi niêm mạc tử cung: Trong giai đoạn này estrogen vẫn có tác dụng làm tăng sinh lớp niêm mạc tử cung nhưng tác dụng này yếu hơn nhiều so với progesteron. Dưới tác dụng của progesteron niêm mạc tử cung dày nhanh và bài tiết dịch. Các tuyến dài ra, cong queo chứa đầy chất tiết. Lượng chất nhầy bài tiết dồi dào chứa ngập lòng tuyến, có nhiều lipid và glycogen. Bào tương tế bào đệm tăng lên phù nề, mạch máu phát triển mạnh mẽ, dày đặc hệ thống mao mạch ngoằn 8 nghèo và căng giãn rộng. Càng gần cuối chu kỳ, sự phát triển càng hoàn chỉnh và bề dày niêm mạc tử cung đạt tới 5-6 mm. • Giai đoạn bong rụng (hiện tượng kinh nguyệt). Khoảng hai ngày cuối của chu kỳ, hoàng thể đột nhiên bị thoái hóa, nồng độ estrogen và progesteron đột ngột giảm xuống ở mức thấp, niêm mạc tử cung bị thoái hóa tới 65% chiều dày, các động mạch xoắn co thắt do tác dụng của prostaglandin là sản phẩm được bài tiết từ niêm mạc tử cung bị thoái hóa. Kết quả của sự biến đổi này là mạch máu bị tổn thương và máu chảy đọng dưới lớp niêm mạc tử cung chức năng. Vùng chảy máu lan rộng trong 24-36 giờ, tiếp theo đó là niêm mạc tử cung bị hoại tử, sẽ tách khỏi tử cung ở những vùng chảy máu. Nhiều nghiên cứu cho thấy, quá trình bong của niêm mạc tử cung là không đồng đều, không đồng loạt, song song với quá trình bong rụng là quá trình tái tạo. Khi bong hết nội mạc tử cung cũng là lúc tái tạo xong và làm cầm máu kinh nguyệt hoàn toàn. Lớp niêm mạc mới hình thành chuẩn bị cho chu kỳ sau [Error: Reference source not found]. Như vậy sự tụt đột ngột của estrogen và progesteron ở cuối vòng kinh là cần thiết để gây chảy máu kinh nguyệt. Sự biến đổi của niêm mạc tử cung hoàn toàn phụ thuộc vào sự biến thiên nồng độ các hormone sinh dục, mà các hormone sinh dục này nằm trong mối liên quan chặt chẽ của hệ thống dưới đồi - tuyến yên - buồng trứng. Do vậy rối loạn hoạt động của hệ thống trên, dẫn đến rối loạn phát triển và tái tạo niêm mạc tử cung gây ra biểu hiện bất thường của chu kỳ kinh nguyệt về số lượng, chất lượng, thời gian ra máu cũng như mức độ ảnh hưởng đến toàn trạng [Error: Reference source not found]. • Cơ chế chảy máu kinh nguyệt: - Ban đầu nhiều tác giả cho rằng, kinh nguyệt xảy ra do tụt progesteron. Schroder - Vartin (1928) [Error: Reference source not found] thấy kinh 9 nguyệt xẩy ra khi có thoái triển hoàng thể và đã chứng minh sau khi cắt hoàng thể của người phụ nữ mổ lệch tử cung, thấy kinh nguyệt xuất hiện sau 24 giờ. Nhưng giả thuyết nhanh chóng bị bác bỏ. - Sự tụt estrogen đơn độc cũng gây chảy máu kinh nguyệt, sự vỡ tiểu động mạch xoắn ở lớp nông nội mạc tử cung khi tụt estrogen. Theo công trình nghiên cứu của Markee (1940) ghép nội mạc tử cung vào tiền phòng mắt khỉ cái, rót ra kết luận: estrogen làm phát triển các động mạch xoắn ốc lớp nông nội mạc tử cung. Khi estrogen tụt, các tiểu động mạch giãn cực độ dẫn đến vỡ mạch máu và chảy máu kinh nguyệt. Giả thuyết trên phù hợp với vòng kinh không phóng noãn [Error: Reference source not found]. - Sự tụt estrogen và progesteron gây ra vòng kinh có phóng noãn. - Sự vì xoang động tĩnh mạch: Theo nghiên cứu của Schelegel, vào cuối vòng kinh, khi có tác dụng kết hợp của estrogen với progesteron xuất hiện những xoang nối tiếp (shunt) tiểu động mạch - tĩnh mạch. Khi estrogen và progesteron tụt thì máu dồn từ tiểu động mạch sang tĩnh mạch làm phình rồi vỡ xoang, gây chảy máu. Máu kinh có tác dụng hiệp đồng của estrogen và progesteron là máu pha trộn máu động mạch và máu tĩnh mạch nên có mầu đỏ thẫm [Error: Reference source not found], [Error: Reference source not found], [Error: Reference source not found], [Error: Reference source not found]. - Hoại tử nội mạc tử cung : Sự tụt đột ngột của progesteron dẫn đến giải phóng các enzym phân ly protein (proteolytique) gây ra co động mạch. Các mạch máu bị co thắt gây thiếu máu và hoại tử niêm mạc tử cung, dẫn đến bong rụng nội mạc tử cung [2], [Error: Reference source not found], [Error: Reference source not found]. • Cơ chế cầm máu trong kinh nguyệt : - Hiện tượng tắc mạch do tạo thành cục máu đông : Trong 10 giờ đầu 10 [...]... cứu tác dụng của rượu ngải cứu trong điều trị chứng rong kinh - Nguyễn Thị Xiêm (1999), Tổng kết viên thanh đại điều trị rong kinh rong huyết - Nguyễn Thị Minh Thúy (2002), Đánh giá tác dụng bài “giao ngải thang” điều trị rong kinh cơ năng thể hư của YHCT 1.2.3.2 Phương pháp không dùng thuốc • Phương pháp tác động cột sống của lương y Nguyễn Tham Tán: Ông tác động vào hai bên cột sống thắt lưng từ... điều trị rong kinh cơ năng Điều trị rong kinh cơ năng dù do nguyên nhân nào cũng cần đạt được hai mục đích: Cầm máu và phòng ngừa rong kinh tái phát phục hồi tính chu kỳ của kinh nguyệt có nhiều phương pháp điều trị, tùy lứa tuổi, tùy tình trạng bệnh, lựa chọn phương pháp cho thích hợp 1.1.4.1 Nạo tử cung [Error: Reference source not found], [Error: Reference source not found] Phương pháp này vừa điều. .. máu (CM) ” Bài thuốc cầm máu dựa trên cơ sở của bài “Bổ trung Ých khí thang” là bài thuốc cổ phương trích trong (Tỳ vị luận) của Lý Đông Viên Đây là bài thuốc chữa các chứng bệnh nguyên nhân gây ra do Tỳ hư như: Rong kinh, rong huyết, các chứng sa Trên lâm sàng chúng tôi thấy khi gia thêm 3 vị: Bồ hoàng sao đen, Ngải diệp sao đen, Cỏ nhọ nồi sao đen, có tác dụng tốt hơn trong điều trị rong kinh cơ năng. .. nhân và bệnh sinh mà rong kinh cơ năng có những biểu hiện lâm sàng khác nhau Có 4 thể rong kinh sau: • Rong kinh cơ năng do cường estrogen và thiểu năng hoàng thể Thể này gặp chủ yếu ở tuổi dậy thì và tiền mãn kinh Biểu hiện lâm sàng: kinh nguyệt thường kéo dài, xảy ra sau một vòng kinh dài (chậm kinh) Mức độ ra máu khác nhau, mức độ thiếu máu tuỳ vào thời gian và lượng máu ra Rong kinh thể này hay tái... máu kinh Sự tăng bất thường gây cản trở quá trình đông máu, để bít các đầu động mạch xoắn lại, có thể gây chảy máu kéo dài [32] 13 1.1.3 Chẩn đoán rong kinh cơ năng 1.1.3.1 Chẩn đoán rong kinh cơ năng Bệnh nhân được gọi là rong kinh khi kinh nguyệt ra theo chu kỳ nhưng kéo dài trên 7 ngày Lượng huyết có thể nhiều, trung bình hoặc Ýt hơn bình thường [Error: Reference source not found] Rong kinh cơ năng. .. vừa điều trị, vừa để chẩn đoán nguyên nhân - Phương pháp này điều trị tốt với rong kinh cơ năng tuổi tiền mãn kinh, có ba lợi Ých + Cầm máu nhanh, đỡ để mất máu kéo dài + Có được mảnh nội mạc tử cung để xét nghiệm giải phẫu bệnh loại trừ ác tính + Xác định rõ ràng tình trạng quá sản của niêm mạc tử cung, để định hướng sự dụng hormone tiếp theo - Phương pháp này Ýt được áp dụng điều trị rong kinh tuổi... cột sống thắt lưng từ D10- L2 • Phương pháp châm cứu: - Nguyễn Thị Ngọc Lâm (1987), nghiên cứu châm huyệt đoạn hồng để cầm máu cho bệnh nhân băng kinh, rong kinh kéo dài - Nguyễn Thị Oanh (2005), nghiên cứu tác dụng của châm cứu trong điều trị rong kinh cơ năng Các huyệt chính: Quan nguyên, Khí hải, Bách hội, Tam âm giao, È bạch + Nếu thực nhiệt : Châm thêm huyệt Thủy tuyền 23 + Nếu âm hư : Châm thêm... dùng là testosteron: nó có tác dụng ức chế hoạt động của vùng dưới đồi- tuyến yên, từ đó estrogen của buồng trứng giảm Hiện nay testosteron Ýt được sử dụng vì có nguy cơ xuất hiện triệu chứng nam hóa 1.1.4.3 Điều trị bằng thuốc co tử cung và cầm máu thông thường Các thuốc nh: oxytocin, ergotamin, trasamin đem lại kết quả tốt trong điều trị rong kinh cơ năng Các thuốc co tử cung thường dùng: oxytocin 10... đều của niêm mạc tử cung: Theo Menlennan sự phát triển của niêm mạc tử cung không đồng đều chủ yếu xẩy ra ở pha chế tiết Sự bong rụng không đồng đều của niêm mạc tử cung dẫn đến rong kinh kéo dài [30] 1.1.2.3 Thiếu yếu tố đông máu Theo Scommegna trong thời gian kinh nguyệt, một sự hoạt hóa mạnh của hệ thống tiền fibrin đã xẩy ra ở trong tử cung, do có sự phân hủy fibrin hay fibrinnogen (FDP) trong. .. found] Mạch nhâm đảm bảo âm huyết của toàn thân, mạch xung thuộc kinh dương minh là bể của huyết, cho nên cốc khí thịnh, mà bể của huyết đầy là kinh nguyệt đến kỳ mà ra[Error: Reference source not found], [Error: Reference source not found] Cơ chế sinh ra kinh nguyệt là do hiện tượng sinh lý của kinh mạch, tạng phủ, khí huyết tác dụng lên tử cung Thành phần chủ yếu của kinh nguyệt là huyết Huyết thì do . tài Đánh giá tác dụng của cao láng CM trong điều trị rong kinh cơ năng với mục tiêu sau: 1. Đánh giá tác dụng của bài thuốc trên một số chỉ tiêu lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân rong kinh. Phương pháp điều trị rong kinh cơ năng Điều trị rong kinh cơ năng dù do nguyên nhân nào cũng cần đạt được hai mục đích: Cầm máu và phòng ngừa rong kinh tái phát. phục hồi tính chu kỳ của kinh nguyệt. truyền, châm cứu trong điều trị rong kinh cơ năng. Bài “Bổ trung Ých khí” gia thêm Bồ hoàng - Ngải diệp - Cỏ nhỏ nồi sao đen là một bài thuốc cầm máu điều trị rong kinh cơ năng có hiệu quả

Ngày đăng: 16/01/2015, 11:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w