Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 33 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
33
Dung lượng
452,46 KB
Nội dung
VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & QUẢN LÍ MÔI TRƯỜNG BÀI TIỂU LUẬN MÔI TRƯỜNG HỌC CƠ BẢN TÊN ĐỀ TÀI : THIỆT HẠI DO DIOXIN GÂY RA CHO DÂN CƯ VÀ HỆ SINH THÁI MÔI TRƯỜNG CÁC “ĐIỂM NÓNG”: VÙNG SA THẦY- KON TUM, A LƯỚI, QUẢNG TRỊ SVTH: NGUYỄN THỊ THÚY OANH MSSV: 07740661 LỚP: ĐẠI HỌC MÔI TRƯỜNG 3B GVHD: GS-TSKH LÊ HUY BÁ GVHD: GS-TSKH LÊ HUY BÁ Môi trường học cơ bản Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 3 tháng 7 năm 2009 Trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện đề tài này em đã được bạn bè tận tình giúp đỡ. Bên cạnh đó, nhà trường đã tạo điều kiện cũng như quý thầy cô đã tận tình dạy bảo hướng dẫn. Em chân thành cám ơn đến : - Tất cả quý thầy cô viện khoa học công nghệ và quản lí môi trường. - Các anh chị khóa trước đã tận tình hướng dẫn chúng em thực hiện đề tài này. - Cùng với sự cộng tác thật nhiệt tình của các bạn. Và lòng biết ơn sâu sắc đến: GV hướng dẫn GS-TSKH Lê Huy Bá cùng quý thầy cô ở thư viện trường đã tận tình giúp đỡ em trong việc chọn đề tài cũng như tìm tài liệu phục vụ cho việc làm tiểu luận. Trong thời qian thực hiện đề tài em đã hết sức cố gắng, nỗ lực để đạt được kết quả tốt nhất. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều sai sót kính mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn Xin chân thành gởi đến quý thầy cô, bạn bè lời cám ơn chân thành nhất. Trân trọng cảm ơn. Nguyễn Thị Thúy Oanh TP.HCM, tháng 7 năm 2009. SVTH: Nguyễn Thị Thúy Oanh 2 GVHD: GS-TSKH LÊ HUY BÁ Môi trường học cơ bản MỤC LỤC M C L CỤ Ụ 3 SUMARY 4 I. M UỞ ĐẦ 5 II. N I DUNGỘ 7 1. T ng quan v dioxinổ ề 7 1.1 nh ngh aĐị ĩ 7 1.2 C u trúc c a dioxin :ấ ủ 7 1.3 Phân lo iạ 8 2. Thi t h i do ch t c da camệ ạ ấ độ 10 3. Hi u ng v i s c kh e con ng iệ ứ ớ ứ ỏ ườ 11 4. Thi t h i cho h sinh thái môi tr ng ệ ạ ệ ườ 15 5. Thi t h i tính b ng ti nệ ạ ằ ề 28 III. K T LU NẾ Ậ 32 IV. TÀI LI U THAM KH OỆ Ả 33 SVTH: Nguyễn Thị Thúy Oanh 3 GVHD: GS-TSKH LÊ HUY BÁ Môi trường học cơ bản SUMARY About 80 million liters of toxic herbicides were sprayed over southern Vietnam. Mostly Agent Orange (AO) that contains dioxin compound (TCDD). Some 3.3 million hectares of natural land suffered from toxic substances and of which about 2 million hectares of inland forests have been affected at differents levels. In many forest areas repeatedly sprayed, forest ecosystems had been completely destroyed. More than 35 years have passed since AO was introduced in Vietnam, but no signs have indicated that indigenous forest trees have regrown naturally. Until today, trace of dioxin can still be found in the soil of most intensively affected areas. These dioxin contamination have had adversed impact on the environment, on the life of the inhabitants living in these sites. The rehabilitation of forests badly affected by toxic chemicals is an urgent and difficult task, and is a costly and resources - consuming process. The paper shows that till now, the Vietnamese people have made some progress in restoring the damaged environment from the war. Much more needs to be done, however, and in the mean time the available resources are very limited. SVTH: Nguyễn Thị Thúy Oanh 4 GVHD: GS-TSKH LÊ HUY BÁ Môi trường học cơ bản I. MỞ ĐẦU Tài nguyên thiên nhiên là nền tảng của sự tồn tại, phát triển và thịnh vượng của đất nước. Sự thoái hoá của các hệ sinh thái tự nhiên trên trái đất là một quá trình tiếp nối, ngày càng bị tác động nhiều hơn do các hoạt động của con người, mà chiến tranh là hoạt động có tính tàn phá khốc liệt nhất. Ảnh hưởng tiêu cực của nó thể hiện ở mọi cấp độ của sự tiến hoá - từ các tổ chức tế bào đơn giản đến các loài thực vật bậc cao, thậm chí ở cả con người. Chiến tranh hủy diệt môi trường. Bom đạn thiêu đốt cây cối và làm đảo lộn dòng chảy. Không có một cuộc chiến tranh nào lại tàn phá môi trường một cách tồi tệ như chiến tranh Việt Nam. Cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam vừa qua là cuộc chiến tranh chưa từng có, đã tác động trực tiếp vào môi trường. Cuộc chiến tranh đó được thực hiện với mức độ rộng lớn khủng khiếp và kéo dài trong nhiều năm, hậu quả là đã tiêu huỷ nhiều hệ sinh thái tại nhiều vùng của Việt Nam. Những điểm nóng, nơi có nồng độ dioxin cao như các khu vực miền Trung và Tây Nguyên trong đó các vùng A Lưới – Quảng Trị, sân bay Biên Hòa, tỉnh Bình Phước, Phú Yên, Quảng Ngãi, rừng ngập mặn Cà Mau,…là những vùng thiệt hại nặng nề do chất độc dioxin mà trong chiến tranh Mỹ đã đổ xuống Việt Nam. Một sự thật hiển nhiên đã và đang làm đau lòng hàng trăm triệu người ở Việt Nam và trên thế giới chính là sự vật vã đau đớn của hàng triệu nạn nhân chất độc da cam, trong đó có hàng trăm ngàn trẻ em bị dị tật bẩm sinh. Hàng ngàn gia đình có nạn nhân chỉ sống với thực tại đầy khó khăn. Những tổn thất về vật chất và tinh thần đó không thể chỉ tính được bằng tiền. Cuộc chiến tranh hóa học ở Việt Nam đã đi vào lịch sử nhân loại như một vết thương rất khó lành. Việc làm thế nào để có một môi trường trong sạch hơn và hạn chế đến mức tối thiểu “những nỗi đau da cam (dioxin)” là một bài toán khó chưa tìm ra lời giải không những đối với các nhà Môi trường Việt Nam mà còn là của toàn dân tộc, của toàn nhân loại trên thế giới. Vì vậy nhân dịp làm đề tài về môi trường học tôi đã chọn làm đề tài về dioxin, với mong muốn giúp các bạn hiểu được phần nào đó tác hại của dioxin và thiệt hại do nó gây ra, cũng để phần nào đó các bạn hiểu đươc nỗi đau mà chiến tranh SVTH: Nguyễn Thị Thúy Oanh 5 GVHD: GS-TSKH LÊ HUY BÁ Môi trường học cơ bản hoá học đã gây ra. Cuộc chiến tranh khốc liệt đã đi qua, nhưng hơn 15 triệu tấn bom đạn cùng với gần 100 nghìn tấn chất độc hóa học đang để lại nhiều vết tích trên mỗi mét đất và di chứng cho nhân dân Việt Nam. Những hố bom và tiềm ẩn chất độc hóa học vẫn còn đó ở những làng quê Việt Nam, những con người hằng ngày gánh chịu nỗi đau ra cam. Và thảm họa da cam tiếp tục tàn phá dân tộc Việt Nam cho đến tận ngày nay và rất có thể cả sau này nữa. Chúng ta cùng nhau thông cảm và chung tay giúp đỡ những người bị nhiễm độc. SVTH: Nguyễn Thị Thúy Oanh 6 GVHD: GS-TSKH LÊ HUY BÁ Môi trường học cơ bản II. NỘI DUNG 1. Tổng quan về dioxin 1.1 Định nghĩa Dioxin là thuật ngữ để chỉ một nhóm hợp chất hoá học có cấu trúc hoá học nhất định,có tác dụng rất độc hại đối với con người va các loại động vật có vú. Dioxin là tên gọi chung của một nhóm hàng trăm các hợp chất hóa học tồn tại bền vững trong môi trường cũng như trong cơ thể con người và các sinh vật khác. Chúng là các hợp chất thơm polychlorin có đặc tính vật lý, hoá học và cấu trúc tương tự, Dioxin hiện được dùng để chỉ hàng trăm chất hóa học có mặt trong môi trường. 1.2 Cấu trúc của dioxin : Công thức phân tử C 12 H 4 O 2 C 14 đọc tên là 2,3,7,8 tetrachlorodibenzo-p-dioxin. Các hợp chất xếp trong lớp các chất tương tự dioxin (dioxin-like compounds) có 30 hợp chất. và được xếp vào ba nhóm: nhóm 1 bao gồm các polychlorinated dibenzo-p-dioxin (PCDDs) Trong nhóm hóa học đó, thành phần độc nhất là TCDD (2,3,7,8-tetrachlorodibenzo-p-dioxin). Một số chất trong nhóm PCDD: a) Nhóm 2 gồm các polychlorinated dibenzofuran (PCCDs) b) Nhóm 3 gồm các polychlorinated biphenyls (PCBs) Để so sánh mức độ gây độc của các chất, tổ chức Y tế thế giới (WHO) dùng chỉ số TEFs (toxic equivalance factors) để đánh giá. Hiện tại 2,3,7,8 tetrachlorodibenzo-p-dioxin (tên gọi tắt là TCCD) được đánh giá có mức độ gây độc cao nhất trong tất cả các chất trên. Trong chiến dịch khai quang, Mỹ đã rải 15 loại độc chất xuống lãnh thổ Việt Nam như: CĐMDC (Agent orange - chiếm 64%), chất độc màu trắng (Agentwhite - chiếm 27%), chất độc màu xanh (Agent blue, green - chiếm 8,7%), chất độc màu tím (Agent pink - chiếm 0,6%). Nói đến độc chất dioxin, nhiều người thường đồng hóa nó với CĐMDC (Agent orange), lầm tưởng hai chất trên là một. Nhưng thực ra, dioxin chỉ là một SVTH: Nguyễn Thị Thúy Oanh 7 GVHD: GS-TSKH LÊ HUY BÁ Môi trường học cơ bản thành phần hóa học chính trong CĐMDC. Dioxin được các nhà nghiên cứu đánh giá là một trong những độc chất nguy hiểm nhất mà con người tạo ra và biết đến, nó có thể làm cây cối cháy trụi lá, làm cho con người phơi nhiễm bị ung thư phổi, ung thư máu, có tính chất di truyền từ bố mẹ sang con, gây dị thai, thai chết lưu trong bụng mẹ và dị dạng bẩm sinh 1.3 Phân loại a) Chất độc diệt cây (antiplant) Là những chất độc hóa học thường được sử dụng dưới dạng bột, keo, dung dịch và được phun rải bằng các phương tiện trên không hoặc trên bộ … để phá hoại mùa màng hoặc các thảm thực vật, nhiều loại chất độc còn gây tổn thương cho con người và động vật. Chất độc diệt cây chủ yếu là chất độc da cam, chất trắng, chất xanh, chất hồng, chất đỏ tía… Chúng được gọi với cái tên như thế là theo màu của các vệt sơn quanh các thùng chứa nhưng khi phun dải đều có màu trắng. b) Chất trắng (White) Một chất diệt cây có tác dụng làm khô kiệt đất đai, diệt cỏ và có khả năng tồn tại lâu trong đất. Kết quả thí nghiệm của trường Đại học Yale (Mỹ) cho thấy: sau 467 ngày hàm lượng chất trắng còn lại trong đất là 80- 96,6%. Chất trắng được sử dụng thí nghiệm ở miền Nam Việt Nam từ năm 1967 và có hiệu quả hơn so với chất đỏ tía (Purle) và da cam (Orange), sau đó được sử dụng với quy mô lớn để triệt hại rừng già ở dạng dung dịch nước, nồng độ 25%; gây hại cho nhiều loài thực vật thân gỗ mạnh hơn chất da cam và chỉ phun một lần là đủ triệt phá rừng. Do khả năng tích tụ trong các lớp đất sâu, nên có thể diệt cả những cây có dễ ăn sâu, liều lượng sử dụng 15- 16 kg/ ha. c) Chất xanh ( Blue) Chất này tác động lên thực vật bằng cách rút nước của lá cây, gây héo úa mạnh đối với cay cối. Lá cây gặp chất độc bị khử nước, cuộn tròn lại và rụng trong vòng từ 2- 4 ngày. Để triệt phá toàn bộ sự sinh trưởng quân đội Mỹ đã SVTH: Nguyễn Thị Thúy Oanh 8 GVHD: GS-TSKH LÊ HUY BÁ Môi trường học cơ bản phun dải nhiều lần với liều lượng 8 kg/ ha. Đối với cây lúa nước, chất xanh gây ảnh hưởng xấu đến quá trình tạo hạt, cây vẫ có vẻ phát triển bình thường, liều lượng để sử dụng diệt cây lúa nước từ 3- 4kg / ha. d) Chất hồng (Pink) Chất diệt cây loại lá rộng. Liều lượng sử dụng làm dụng lá 18- 36 kg/ha, diệt cây lá rộng 12kg / ha, diệt cây lúa nước từ 30-60 kg/ha. e) Chất đỏ tía ( Purple) Loại cây sú vẹt, đước rất nhạy cảm với chất đỏ tía lá rụng hoàn toàn sau một tuần bị phun dải, thường dùng với liều lượng 28 lít /ha. Chất đỏ tía được quân đội Mỹ sử dụng những năm đầu của cuộc chiến tranh hóa học với 645.000-lít. f) Chất da cam (Orange) Là chất độc diệt cây có độc tính cao, và được sử dụng nhiều nhất ở Việt Nam, ở dạng lỏng sánh như dầu, màu nâu thẫm, không tan trog nước, tan trong diesel và mỡ, dễ xâm nhập vào màng tế bào của lá, đặc biệt là loài cây lá kép. Chất da cam tương tác với hệ men của cây, ức chế quá trình quang hợp, làm ngừng trệ hình thành chất diệp lục làm rối loạn điều tiết sinh trưởng, gây xoắn lá, xoắn cành rễ, nứt vỏ thân cành. Úa đỏ, khô cành lá, quả cây ngừng lớn và chết. Chất da cam chia làm ba loại như sau: da cam I, da cam II, và siêu da cam( hỗn hợp của hai chất da cam II và chất trắng). Chất độc da cam được cấu tạo bởi 2 phân tử n-butyl ester, 2,4 D và 2,4,5 T. Việc sản xuất ra 2,4,5 T vô tình đã sản sinh ra chất gây ô nhiễm được biết tới với tên hoá học TCDD, thường được gọi là dioxin. Từ những năm 1950 người ta đã biết dioxin là sản phẩm phụ của chất phênon khử trùng như 2,4,5-T. Dioxin là một loại lipid có thể hòa tan. Bảng số lượng hóa chất quân đội Mỹ dùng trong chiến tranh Việt Nam 1962- 1971 HÓA CHẤT SỐLƯỢNG (lít) P. Trăm (%) Màu da cam - Agent Orange 49.268.937 64% SVTH: Nguyễn Thị Thúy Oanh 9 GVHD: GS-TSKH LÊ HUY BÁ Môi trường học cơ bản Màu trắng - Agent White 20.556.525 26,7% Màu xanh - Agent Blue 4.741.381 6,2% Màu xanh lá cây - Agent Green 1.892.773 2,5% Màu tím – Agent pink 495.190 0,6% Tổng số 76.954.806 100% 2. Thiệt hại do chất độc da cam Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, khu vực Tây Nguyên nói riêng và cả nước Việt Nam nói chung phải hứng chịu một lượng độc chất rất lớn do Mỹ rải xuống, có lẽ là lớn nhất trong lịch sử chiến tranh thế giới đó là chất độc màu dacam/dioxin.Những tưởng rằng 35 năm sau khi cuộc chiến kết thúc, ảnh hưởng của chất độc đó sẽ không còn nhiều nữa. Nhưng trên thực tế, những di chứng mà chất độc màu da cam (CĐMDC) và dioxin để lại vô cùng to lớn, hàng vạn nạn nhân CĐMDC/ dioxin Việt Nam đã chết; đồng thời hàng triệu nạn nhân có con và cháu sinh ra bị dị tật bẩm sinh; nhiều phụ nữ không được hưởng hạnh phúc làm mẹ, rơi vào tuyệt vọng khi sinh ra những đứa con bệnh tật, dị dạng không ra hình người. Cho đến nay, hàng triệu nạn nhân Việt Nam vẫn đang hàng ngày phải vật lộn với những cơn đau mà di chứng CĐMDC/dioxin để lại, họ mất mát và đau khổ cả về vật chất và tinh thần. Ảnh hưởng của chất độc da cam/dioxin vô cùng to lớn, tác động tới con người, môi trường sinh thái. Trong đó, ảnh hưởng nặng nhất để lại cho chúng ta là hiện nay Việt Nam có hơn ba triệu người là nạn nhân của chất độc da cam/dioxin. Có nhiều người đã chết do dioxin. Nhiều người mắc bệnh hiểm nghèo hiện vẫn đang phải từng ngày từng giờ đối mặt với tử thần. Hàng nghìn người bị phơi nhiễm và là nạn nhân CÐDC/dioxin. Có một xóm nhỏ chỉ hơn 20 gia đình, nhưng tới hơn mười hộ có người bị nhiễm chất độc. Có gia đình sáu người con thì bốn người bị di chứng CÐDC Có thể nói họ là những người mỏi mòn, đau khổ nhất trần gian này. Hiện nay, các cựu chiến binh của Việt Nam tham gia chiến trường miền nam Việt Nam hầu hết bị phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin. Sức khỏe của họ giảm sút nghiêm trọng và gần đây nhất bệnh tật của họ phát triển như bệnh ung thư, bệnh tiểu đường, áp huyết và các bệnh khác. Nghiêm trọng hơn, một số lớn cựu SVTH: Nguyễn Thị Thúy Oanh 10 [...]... Long d) Thiệt hại cho môi trường đất Trong môi trường sinh thái, dioxin ít hoà tan trong nước nhưng khả năng hấp thụ vào đất lại khá cao Khi xâm nhập vào đất, dioxin kết hợp với các chất hữu cơ biến thành các phức chất không hoà tan trong nước và ít bị rửa trôi, do vậy, những lớp đất có lượng mùn cao ở khu vực nhiễm độc dioxin có khả năng tích tụ dioxin nhiều nhất Dioxin có thể chuyển rời ra khỏi những... cảm, nhức nhối, từng gây ra nhiều tranh cãi một cách lâu dài liên quan đến việc sử dụng hóa chất trong cuộc chiến Mỹ - Việt là mối liên hệ giữa chất độc da cam và dị tật bẩm sinh trong con người Thiệt hại do chất độc màu da cam chỉ là một trong nhiều loại thiệt hại mà cuộc chiến tranh Việt Nam gây ra cho con người, môi trường cũng như quan hệ giữa các quốc gia Trong khi rất nhiều các vết thương tình... về đa dạng sinh học, sau khi bị phun rải chất độc da cam, cho đến nay vẫn chưa thể tự hồi phục Ngoài ra, việc sử dụng CĐHH đã làm rối loạn khu hệ vi sinh vật trong đất Hơn 30 năm trôi qua từ cuộc chiến tranh hoá học được chính thức kết thúc, các hậu quả lên môi trường, các hệ sinh thái vẫn chưa khắc phục được và vẫn diễn biến phức tạp Các nghiên cứu cho thấy, trong thiên nhiên Việt Nam, Dioxin chưa... ung thư gan và đường hô hấp) Trong bệnh học của người, mỗi cá nhân phản ứng lại với các tác nhân gây bệnh một cách khác nhau và có những biểu hiện khác nhau, làm cho việc đánh giá thống kê gặp nhiều khó khăn Các nhà khoa học trên thế giới và Việt Nam đều thống nhất cho rằng các chất diệt cỏ đã gây ra tác động lên nhiễm sắc thể của người, gây các biến cố sinh sản, các dị dạng ở thai nhi và các ung thư... với các làng ở phía Bắc Hậu quả của chất độc hóa học– mà chủ yếu do chất do cam có chứa dioxin – do Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh hóa học ở Việt Nam không chỉ cho tác động trực tiếp, phải tính đến ảnh hưởng lâu dài đến môi trường sinh thái và những di chứng cho các thế hệ nạn nhân chất độc da cam, số nạn nhân ngày một tăng theo thời gian Đối với dân thường, qua phân tích mô mỡ những người sống trong vùng. .. thai nhi và các ung thư cũng như các dị tật bẩm sinh khác Các cựu chiến binh ở Việt Nam bị nhiễm CĐHH một thời gian dài trong các năm chiến tranh có thể truyền lại cho thế hệ thứ hai các dị tật bẩm sinh (DTBS) Tỷ lệ sinh quái thai trong các gia đình cựu chiến binh Việt Nam cao hơn trong các gia đình bình thường CDC /Dioxin tác động trên cơ thể con người gây ra các tai biến sinh sản trầm trọng như chửa trứng-... giá trị kinh tế cao Ngoài ra chất độc hoá học rải lên rừng còn gây thiệt hại nhiều cho các loại tài nguyên khác ngoài gỗ chưa được tính đến, như dầu nhựa, cây thuốc, song mây, và các loài động vật rừng Hậu quả của chiến tranh hoá học của Mỹ còn dẫn đến nhiều thiệt hại khác về môi trường và tính đa dạng sinh học Quá trình trút lá ồ ạt đã dẫn đến hiện tượng ứ đọng dinh dưỡng và có 10 đến 15 triệu hố bom... những vùng mà máy bay phải trút khẩn cấp chất độc để tháo chạy Ô nhiễm dioxin đang ảnh hưởng xấu lên môi trường và cuộc sống của nhân dân quanh vùng Các hậu quả của cuộc chiến tranh hoá học vẫn còn là một gánh nặng đối với xã hội Việt Nam Theo tính toán của các nhà khoa học thì Việt Nam cần ít nhất 43 triệu USD để làm sạch môi trường và tẩy độc những vùng ô nhiễm nặng Dioxin xử lý khu đất bị ô nhiễm dioxin. .. Mục tiêu cô lập triệt để khu vực đất nhiễm chất độc hoá học dioxin, cách ly hoàn toàn và không còn gây ô nhiễm đến con người và môi trường sinh thái khu vực Ước tính khoảng 60.000m3 đất bị ô nhiễm dioxin sẽ được chôn lấp trong bêtông, bentonite, các vật liệu cách ly và hấp thụ dioxin SVTH: Nguyễn Thị Thúy Oanh 28 GVHD: GS-TSKH LÊ HUY BÁ Môi trường học cơ bản Công trình này dự tính được hoàn thành trong... trong vùng bị rải dioxin vào năm 1970 - và bị nhiễm 200 ppt chẳng hạn, thì 12 năm sau - nghĩa là năm 1982, số lượng này còn 100 ppt 12 năm sau nữa - năm 1994, nó còn 50 ppt và đến năm 2006, lượng dioxin vẫn còn 25ppt - nghĩa là vẫn thừa để sinh ra các bệnh ung thư, hoặc con cái bị dị tật Vì nó tồn lưu lâu dài, và có tính chất lipophilic (nghĩa là dioxin có thể bám chắc vào mỡ người), nó đi vào thức ăn và . CÔNG NGHỆ & QUẢN LÍ MÔI TRƯỜNG BÀI TIỂU LUẬN MÔI TRƯỜNG HỌC CƠ BẢN TÊN ĐỀ TÀI : THIỆT HẠI DO DIOXIN GÂY RA CHO DÂN CƯ VÀ HỆ SINH THÁI MÔI TRƯỜNG CÁC “ĐIỂM NÓNG”: VÙNG SA THẦY- KON TUM,. chọn làm đề tài về dioxin, với mong muốn giúp các bạn hiểu được phần nào đó tác hại của dioxin và thiệt hại do nó gây ra, cũng để phần nào đó các bạn hiểu đươc nỗi đau mà chiến tranh SVTH: Nguyễn. khăn. Các nhà khoa học trên thế giới và Việt Nam đều thống nhất cho rằng các chất diệt cỏ đã gây ra tác động lên nhiễm sắc thể của người, gây các biến cố sinh sản, các dị dạng ở thai nhi và các