Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 41 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
41
Dung lượng
0,94 MB
Nội dung
NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 ĐẠO-HỌC THIỀN VÀ NGHỆ-THUẬT THIỀN Thiền do chữ Hán ( ) phiên-âm chữ Phạn ( Dhyana ), Dhyana ở tâm-lý-học Ấn-Độ để chỉ-định cho một trạng-thái ý-thức, tức là trạng-thái đến sau ý-thức phổ-thông, tiếp nối với ý-thức Tam-muội ( Samadhi ) hay là Giác-ngộ, thuần-túy trực-giác . Về giáo-lý hay triết-học thì Thiền không có triết-học riêng ngoài triết-học Đại-thừa Tam-Luận-Tông ( Madhyamika ) hay là Biện-chứng- pháp Chân-Không ( Sunyata ) . Nhưng Thiền có riêng một lối diễn-tả giáo-lý Phật khiến cho người mới thấy tưởng là " Đầu voi đuôi chuột " hay là " Ông nói gà, Bà nói vịt ". Ví dụ một nhà Sư hỏi : _ Bồ-đề Đạt-ma từ phương Tây lại là thế nào ? Sư Tổ liền đáp : _ Cây thông ở trong sân . Câu hỏi của đệ-tử có nghĩa là : Chân-lý là gì ? Và câu trả lời của Sư- phụ ngụ-ý là Chân-lý ở khắp cả mọi vật. Hoặc là Sư-phụ không trả lời vào câu hỏi của đệ-tử mà muốn phá thẳng vào cái bệnh suy-tư hợp lý nhân-quả của đệ-tử để thúc đẩy cho đệ-tử phải vượt lên. Hoặc giả cũng có thể nói rằng Sư-phụ không có ý giải-đáp câu hỏi mà chỉ nhận-định vào sự vật trước mắt, đi thẳng vào cái hiện-trạng tinh-thần của mình đúng lúc có câu hỏi đặt ra. Đấy là tất cả bí-quyết của Thiền, là đạt tới cái tâm-trạng hồn- nhiên khi chưa có hình-ảnh hay ý-niệm nào nổi hiện, gọi là tư-tưởng thình- lình " Đương hạ nhất niệm " vì chỉ ở cái lúc hồn-nhiên vô-tâm ấy nhà Thiền-học mới giải-thoát khỏi tất cả trói buộc và đau khổ . NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 2 " Thiền, như Erich Fromm đã toát-yếu lời giới-thuyết của D.T.Sujuki, là nghệ-thuật nhìn vào tự-tính của mình, nó là một con đường giải-phóng hệ-lụy ; nó khai-phóng năng-lực tự-nhiên của chúng ta ; nó ngăn cản ta đi vào điên khùng hay là trở nên bệnh- hoạn ; và khuyến-khích chúng ta biểu-diễn khả-năng yêu-thường và hạnh-phúc của chúng ta ." ( Zen is the art of seeing into the nature of one's being ; It is a way from bondage to freedom ; It liberates our natural energies ; It prevents us from going crazy or being crippled ; And it impels us to express our faculty for happiness and love ) . _ ( Psycho-analysis and Zen Buddhism _ by Erich Fromm _ ed. Ruskin House ) ( Phân-Tâm-Học và Phật-Giáo Thiền ) Xem thế thì đủ biết phương-pháp Thiền rất độc-đáo và đặc-tính của Thiền có vẻ bất-định, khó bắt được nó, không cho phép hệ-thống-hóa vào một triết-học suy-luận nào hết. Thiền-học chỉ nhằm đạt tới cái thực-tại tuyệt-đối là Chân-Không ( Sunyata ), ở tại ngay nội-tại nơi ý-thức giác- ngộ, cho nên có ba lý-do để cho nó có tính-cách bất-định, khó giới-hạn, khó bắt được nó. Cái chân-lý tối-cao Bát-nhã hay Giác-ngộ ấy mà Thiền cố đạt tới và diễn-tả là chính cái tự-tính vô-hạn, vô-biên ở ngoài hay vượt quá ý-thức cảm nghĩ, như Lão-Tử viết : " Đạo khả đạo phi thường đạo Danh khả danh phi thường danh " . ( Chân-lý có thể thuyết-lý thì chẳng phải chân-lý vĩnh-cửu Tên có thể gọi ra được thì không phải tên còn mãi ) . Đấy là Chân-lý tuyệt-đối, bất di bất dịch, không giới-hạn vào các phạm-trù danh-lý của trí-thức, vừa nội-tại vừa siêu-nhiên . Lục Tổ Huệ-Năng hỏi Hoài-Nhượng : _ " Thâm xứ lai ? Viết : _ " Tung-sơn. " NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 3 Sư viết : _ " Thậm ma vật, nhẫm ma lai ?" Viết : _ " Thuyết tự nhất vật tức bất trúng " Sư viết : _ " Hoàn cả tu chứng phủ ? " Viết : _ " Tu chứng tức bất vô, ô nhiễm tức bất đắc ! " Sư viết : _ " Chỉ thử bất ô nhiễm, chư Phật chi sở hộ niệm. Nhữ ký như thị, ngô diệc như thị. Tây thiên Bát-nhã Ba-la sấm : “ Nhữ túc hạ xuất nhất mã câu, đạp sát thiên hạ nhơn.” Ứng tại chữ Tâm, bất tu tốc thuyết . " Nhượng khoát nhiên khế hội. Toại chấp thị tả, hữu nhứt thập ngũ tái, nhứt chăn huyền ảo. Hậu vãng Nam-Nhạc, đại xiển Thiền-tông, sắc thụy : Đại Tuệ Thiền-sư ." Dịch : _ ( Ở đâu lại đây ? ) Bạch rằng : _ ( Ở núi Tung-sơn ! ) Sư hỏi : _ ( Đem vật gì lại đây thế ? ) Bạch rằng : _ ( Nói tựa như là một vật tức là không đúng ! ) Sư hỏi : _ ( Còn có thể tu chứng được không ? ) Bạch rằng : _ ( Tu chứng thì tức có, nhiễm ố thì không được . ) Sư dạy : _ ( Chỉ điều chẳng nhiễm ố ấy là được các Phật hộ-niệm. Nhà ngươi đã như thế, ta cũng như thế. Câu sấm của ngài Tổ thứ 27 Bát-Nhã Đa-lai, người Tây-Thiên rằng : “ Dưới chân nhà ngươi xuất-hiện ra con ngựa con ( Tức Mã-tổ sau này thụ-giáo Hoài-Nhượng ) đã giết người trong thiên-hạ. ” Ứng ở tâm nhà ngươi, không nên vội nói . ( Hoài-Nhượng khoát-nhiên hiểu ý, bèn giữ lễ hầu-hạ bên sư một thời 15 năm, dần dần tới nơi huyền ảo. Sau về Nam- NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 4 Nhạc mở rộng Thiền-tông, sắc phong thụy-hiệu là Đại-Tuệ Thiền-sư .) _ ( Pháp-Bảo-Đàn Kinh ) Trên đây là cách-thức học-vấn và truyền-đạt đạo-lý phổ-thông trong truyền-thống Thiền-học người ta thấy xuất-hiện ở phương Nam nước Tầu, khởi điểm là cõi Lĩnh-Nam từ khi có Bồ-Đề Đạt-Ma ( Bodhidharma ) từ Ấn-Độ sang vào thế-kỷ VI. Đạt-Ma thuộc dòng Bà-La-Môn cũng như Tì- Ni-Đa-Lưu-Chi ( Vinitaruci ) đến Giao-Châu cuối thế-kỷ VI làm Tổ thứ nhất của Thiền-tông Việt-Nam . " Khi Tì-Ni mới gặp Tăng-Sán ẩn cư ở núi Tư-Không bên Tầu, thấy cử-chỉ khác thường trong lòng nẩy ra kính-trọng bèn đến trước mặt chắp tay đứng ba lần, Tăng-Sán đều ngồi nhắm mắt không nói. Tì-Ni trong lúc đứng chờ, suy-tư, rồi chợt tỉnh thình-lình như có được cái gì, liền cúi lạy ba lần. Tăng-Sán chỉ gật đầu lại ba lần mà thôi. Tì-Ni lùi lạy ba bước thưa : “ Trước nay con không gặp cơ-hội tiện-lợi, Hòa-Thượng có lòng từ-bi rộng lớn, nên xin hầu-hạ bên cạnh .” " Khi Tì-Ni mới từ Quảng-Châu sang Bắc-Ninh đến nghỉ ở chùa Pháp-Vân, thấy nhà sư Pháp-Hiền, nhìn lâu mà nói : _ Anh họ gì ? " Pháp-Hiền đáp : _ Hòa-Thượng họ gì ? " Tì-Ni lại hỏi : _ Anh không có họ à ? " Pháp-Hiền nói : _ Họ hẳn là có, Hòa-Thượng làm sao biết được ? " Tì-Ni mắng : _ Biết để làm gì ? " Pháp-Hiền chợt tự tỉnh, liền vái lễ, bèn được yếu chỉ Thiền-tông ." _ ( Theo Thiền-Uyển Truyền Đăng Tập ) . NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 5 Xem thế đủ thấy Thiền-tông có một lối giảng-dạy và biểu-diễn độc- đáo lạ-kỳ về chân-lý hay đạo lý của nó. Cái đạo-lý ấy là đạo-lý Phật-giáo, nhưng Thiền-học chỉ nhằm có phương-diện thực-nghiệm tâm-linh của Thích-Ca khi đạt Chính-giác ( Mahasambodhi ) dưới gốc Bồ-đề (Bodhi) lúc bình-minh. Bởi thế mà Thiền-sư Thông-Biện thời Lý đã trả lời Phù- Thánh Cảm-Linh-Nhân Hoàng-Thái-Hậu : _ " Phật giả giác dã. Thử giác bản lai trám nhiên thường trụ. Nhất thiết hữu sinh giai đồng thử lý. Dãn vi tình trần sở tế, tùy nghiệp phiêu-lưu chuyển thành chư thú ." Nghĩa : _ ( Phật là giác vậy. Cái giác-tính ấy vốn thâm sâu vĩnh-cửu thường-tại. Hết thẩy có sinh đều cùng có cái nguyên-lý ấy. Nhưng vì tục-trần che lấp, nên tùy theo nghiệp trôi nổi chuyển thành các ý hướng . ) _ ( Theo Thiền Uyển Truyền Đăng Tập ) Cái tâm-giác ấy là một trình-độ ý-thức thâm sâu, bản-thể tồn-tại luôn luôn không biến-đổi, vượt quá giới-hạn của tư-duy như kinh-nghiệm trong lúc ngủ-say, như gương sáng, như nước trong không bị sóng làm vẩn đục. Cái giác ấy chính là ý-thức đại-đồng, là bản-thể của thế-giới hiện-tượng ví như nước đối với sóng. Sóng có lên có xuống, có thấp có cao, thiên hình vạn trạng nhưng nước thì vẫn như thế, đồng-nhất-tính. Sóng muốn thấy nước, tức là tự thấy mình, thấy chân-tướng của mình là nước thì không thể đối-tượng-hóa nước với mình mà chỉ phải dời khỏi hình-tướng sóng để trở về với nước. Sự trở về ấy không phải là vấn-đề thuyết-lý mà là một sự biến-hóa từ bình-diện ý-thức này sang bình-diện ý-thức khác, một sự chuyển thành. Cho nên Thông-Biện bảo Phật Thích-Ca khi Ngài sắp vào Niết-bàn có nói với Văn-Thù rằng : _ " Ngô tứ thập cửa niên vị tàng thuyết nhất tự. " Tướng vị hữu sở thuyết da ? " Nhân niêm khởi hoa chi, chứng giai võng thố, độc Gia-Diếp Tôn-giả, phá nhan vi tiếu. Phật tri kỳ hữu khế, toại dĩ chính pháp nhãn tạng phó chi. Thị vi nhất Tổ. Thử sở vị giáo ngoại biệt truyền chi tâm tông dã ." NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 6 Nghĩa : _ ( Ta suốt bốn mươi chín năm chưa từng nói một chữ. ( Sắp sửa bảo rằng ta có thuyết-lý sao ? ( Nhân lúc ấy Ngài giơ cành hoa lên, quần-chúng đều ngơ-ngác bối-rối, chỉ một mình Ca-Diệp Tôn-giả nở mặt mỉm cười. Phật biết ông ta đã khế-hội thông-cảm, mới đem giáo-lý " Chính pháp nhãn tạng " truyền cho. Đấy là Tổ Thiền-tông thứ nhất, gọi là Tâm-tông truyền riêng ngoài giáo thuyết . ) Như thế là đi thẳng vào Tuyệt-đối và cái thực-tại tuyệt-đối ấy là Giác-ngộ, là Bodhi, là Prajna, là Chân-Như, là Sunyata = Không-Hư vậy. Như thế là " Giáo ngoại biệt truyền ", đặc-biệt của Thiền-tông phương Nam, như Huệ-Năng đã tự phân-biệt với Thần-Tú qua hai bài kệ sau đây : " Thân thị Bồ-đề thụ, Tâm như minh kính đài. Thời thời cần phất thức, Vật sử nhạ trần ai ." Dịch nghĩa : ( Thân-thể ví như là cây Bồ-đề, tức Giác-ngộ, Tâm ví như đài gương sáng. Luôn luôn chăm lau chùi, Chớ để cho bụi trần bám vào .) _ ( Thần-Tú ) NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 7 " Bồ-đề bản vô thụ, Minh kính diệc phi đài. Bản lai vô nhất vật, Hà xứ nhạ trần ai ." Dịch nghĩa : ( Bồ-đề ( Bodhi ) là tâm giác vốn không phải cây, Gương sáng cũng chẳng phải đài gương. Nguyên-lai khởi-thủy không có một vật chi hết, Ở chỗ nào mà bụi trần bám được ? ) Trên đây là hai trình-độ của ý-thức thực-hiện. Thần-Tú còn ở bình- diện ý-thức triết-học tri-thức khái-niệm danh-lý, so với Huệ-Năng đã đạt tới bình-diện ý-thức giác-ngộ thuần-túy Thiền, nghĩa là thực-nghiệm tâm- linh không đối-tượng, năng-tri và sở-tri nhập làm một . CÁC BÌNH-DIỆN Ý-THỨC ._ Kinh-nghiệm toàn-diện của sinh-tồn trải qua nhiều bình-diện ý-thức : Ý-thức thức-tỉnh phổ-thông ; Ý-thức ngủ mộng ; Ý-thức ngủ say. Kinh- nghiệm thức-tỉnh là khi giác-quan tiếp-xúc với một thế-giới sự vật như có thật ở bên ngoài. Kinh-nghiệm ngủ mộng là khi các cửa giác-quan đóng lại, tinh-thần tự đối-tượng-hóa ra một thế-giới sự-vật cũng thật đối với người đang mộng như sự-vật của giác-quan đối với chính người ấy một khi thức-tỉnh. Kinh-nghiệm ngủ say thì người ta như chết nếu không còn điệu thở nhẹ-nhàng, và sau một giấc ngủ say khi người ta tỉnh dậy khoan-khoái, phảng-phất nhớ lại mình đã trải qua một giấc ngủ ngon. Đời sống hàng ngày của mỗi người đều trải qua ba điều-kiện phân-biệt trên đây là : Thức ; Mộng ; Ngủ say, mỗi bình-diện đều có luận-lý riêng của nó, nhưng đều là hoạt-động của sinh sống cả, đều là các trình-độ của thực-tại . NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 8 Một trong các phương-pháp căn-bản của triết-học Phật-giáo và Veda là để khám-phá thực-chất của chân-lý, của thực-tại tuyệt-đối, bắt đầu không phải từ " Je pense donc je suis " ( Tôi tư-duy vậy thì tôi có thực ), mà bắt đầu bằng sự phân-tích kinh-nghiệm toàn-diện, nghĩa là kinh- nghiệm trong cảnh thức, cảnh mộng và cảnh ngủ say, thụy-miên hay muộn-tuyệt . " Ý thức thường hiện khởi Trừ sinh vô tưởng thiên Cập vô tâm nhị định Thụy miên dữ muộn tuyệt ." Nghĩa là : ( Ý-thức thường hiện lên tác-dụng Trừ phi khi sinh lên cõi vô-tưởng Và khi vào hai cõi thiền-định vô-tâm Khi ngủ say và khi chết ngất . ) _ ( Duy Thức Tam Thập Luận tụng ) . Ở Tây-phương, người ta chỉ để ý phân-tích kinh-nghiệm trong cảnh thức-tỉnh, nhưng sự thực ai nấy hàng ngày đều trải qua các cảnh, ngủ say và ngủ mộng nữa. Như vậy thì cái biết thu-hoạch trong cảnh thức chẳng qua chỉ là một phần kinh-nghiệm sinh-tồn mà thôi, mặc dầu nó có chính- xác mấy đi nữa. Chân-lý triết-học phải bao-hàm toàn-thể kinh-nghiệm của sự sống, không có quyền gạt bỏ một loại kinh-nghiệm nào hết. Một người ngủ cũng biểu-thị sinh-tồn nhân-loại như một người ở cảnh thức, làm sao có thể bỏ qua các loại kinh-nghiệm ấy, cũng là một phần chân-lý ? Trong khi ngủ, hình như chúng ta mất hết ý-thức. Nhưng tỉnh dậy chúng ta vẫn còn nhớ đã ngủ một giấc ngủ ngon. Sự nhớ lại ấy chứng tỏ có cái gì ở nơi ta đã chứng-kiến chúng ta ngủ say. Đấy là ý-thức ở một hình- thức khác vậy, bởi vì sự nhớ lại ấy chứng-minh trong lúc ngủ say vẫn có cái ý-thức tiềm-tàng để ý-thức hay là nhận biết điều chúng ta không biết, NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 9 vô ý-thức, khi ngủ say, bằng không thì chúng ta không có thể dựng lại liên-hệ giữa cảnh ngủ say và thức tỉnh để biết rằng chúng ta đã ngủ. Làm thế nào chúng ta còn có thể nhớ lại sự việc trước khi ngủ để xếp đặt có thự-tự với sự việc sau một giấc ngủ say khi tỉnh dậy, nếu tinh-thần không hiện-tại ở hình-thức này, hình-thức khác trong khi giấc ngủ làm gián- đoạn ? Sự thực về ý-thức đồng-nhất-tính cá-nhân với tất cả trào-lưu tư- tưởng, dục-vọng, tính-tình họp thành cái bản-ngã, cái nhân-cách, mỗi khi ngủ dậy lại xuất-hiện tỉnh-táo, đủ chứng-minh là giấc ngủ không thực làm gián-đoạn giòng tinh-thần. Nếu không có sự tồn-tục ấy thì chẳng hóa ra trước khi ngủ ta là một người, tỉnh dậy lại là một người khác ? Cái gì đã ngừng hoạt-động trong giấc ngủ say thì không phải tinh-thần mà chỉ là một phương-diện tác-dụng của nó mà thôi. Ở trường-hợp mộng-du mà niên- lịch y-học ghi chép sự-kiện quan-sát, thì người mộng-du như người ngủ say, không nhìn bằng mắt, làm những việc phi-thường, chứng-minh có khả-năng tinh-thần vượt xa khi nó tỉnh thức ngày thường, nhưng nó không nhớ lại được những kinh-nghiệm ở ngoại-giới của nó như người ngủ mộng. Vậy thì cái gì đã tự bên trong điều-khiển hoạt-động của nó ? Chúng ta phải kết-luận là tinh-thần hoạt-động ở hai bình-diện, bình-diện ý-thức và bình-diện vô-ý-thức. Trong lúc ngủ say tinh-thần không phải vô-ý-thức mà là yên-tĩnh, hoạt-động của ý-thức lúc thức chưa phát-biểu hết khả-năng của tinh-thần và tư-tưởng. Cái phần thâm-trầm nhất của tinh-thần không lệ- thuộc hay bị giới-hạn vào giác-quan mới có thể ý-thức được. Vậy có một trạng-thái ý-thức khác với ý-thức ở cảnh mộng hay cảnh thức. Vậy thì một siêu-hình-học hoàn-hảo không thể giới-hạn chữ tinh-thần vào tư-tưởng ý- thức. Tinh-thần còn vượt xa hơn ý-thức. Câu mệnh-đề của triết-học Duy-lý Âu-Tây cận-đại : " Je pense donc je suis " ( Tôi tư-duy vậy là tôi có thật ), đối với triết-học Phật-giáo, mắc phải hai bệnh là cái bệnh Tôi và cái bệnh Tư-duy. Căn-cứ vào thực-nghiệm ngủ say và mộng-du cũng như thực- nghiệm tâm-linh ở Thiền-định thì chính Tôi với Tư-duy là nhà tù mê-vọng mà người tìm thực-hiện chân-lý phải giải-thoát mới gọi là Giác-ngộ vậy . NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 10 CẢNH THỨC VÀ CẢNH MỘNG ._ " Thế gian hằng như mộng " ( Thế-gian thường như mộng ) _ Lăng Ca Kinh ) Phật-giáo cũng như Veda, quan-niệm thế-giới hiện-tượng là huyền- ảo không có thật, chỉ có tương-đối với cái ngã giả, pháp giả : " Do giả thuyết ngã pháp Hữu chủng chủng tưởng chuyển Bỉ ỷ thức sở biến ." ( Vì giả nói có ngã, có pháp Liền có các thứ giả tưởng biến hiện ra Những tưởng ấy dựa vào thức mà biến ra cả .) _ ( Thế Thân " Duy Thức Tam Thập tụng " ) Nay thử so-sánh cảnh thức và cảnh mộng xem cái thực-tại ở đấy có chi khác nhau về tính-chất : 1/. Cả hai cảnh thức và mộng đều chung tính-chất về thực-tại ._ Thông thường các văn-sĩ thế-giới cũng như ở Việt-Nam, người ta cho đời người là một giấc mộng. Nhưng phần lớn nhân-loại, nếu chẳng phải hầu hết mắc phải cái bệnh " Chấp thực ", quen với luận-lý A là A không thể vừa là A vừa là B, cho nên chúng tin ở sự-vật chỉ có ở cảnh thức mới có thực, còn trong cảnh mộng thì không có thực. Nhưng thực-nghiệm cho ta thấy rằng suốt trong khi ta mộng, ta có cảm-tưởng về thực-tại cũng rõ rệt như trong cảnh thức. Thực vậy, ở trong mộng chúng ta cũng biết phân- biệt cái thực với cái gì không thực, như vậy thì khả-năng phân-biệt là chung cho cả hai cảnh thức và mộng. Chừng nào người ta còn đang mộng, thì không những sự vật mộng đối với người đang mộng là có thực mà cả cảnh mộng cũng cho nó cảm-tưởng thực như ở cảnh thức vậy. Sở dĩ như thế là vì người mộng trong chính cảnh mộng biết phân-biệt cảnh mộng, ví như nó mộng trong mộng một lần nữa hay là nó đi vào cảnh ngủ say. Một [...]... Payot, Paris ) Trên đây là lời thuật lại của Paul Brunton về cuộc vấn đạo lần đầu giữa ông và Thánh Sri Ramana, tức Maharshi Sau một thời-gian bị hàoquang thần-linh của Maharshi chinh-phục, Brunton hết hoài-nghi, xin làm đệ-tử và được sư-phụ giúp cho giác-ngộ, ông thuật lại cái thực-nghiệm " Minh tâm kiến tính " dưới chân Thày như sau : " Tôi vào phòng của Maharshi chính vào giờ định-niệm buổi tối đã... *** * THIỀN THEO CÁC THIỀN-SƯ VIỆT Trên đây là cả một quá-trình thực-nghiệm tâm-linh ở thế-kỷ XX này, giữa một bậc Thánh sống, một vị Hoạt-Phật Ấn-Độ với một học- giả ÂuTây đầy óc duy-lý hoài-nghi Đấy là một chân-lý truyền-thống Thiền- tông Á-đông cổ xưa, đã được sống lại, chứng-nghiệm lại ở thời-đại khoa -học tối-tân hiện-tại, nó nhắc lại đúng từng lời như lời kệ của Vô-Ngôn-Thông, vị Tổ dòng Thiền -học. .. Nhị-nguên tin vào thần-linh, Thượng-đế ở ngoài thếgiới chúng-sinh và tinh-thần nhân-loại, khấn cầu tha-lực quyền-năng cứu vớt, không như Thiền- tông ở Phật-giáo tin vào tự-lực giác-ngộ, vì cái Chính-giác của Phật là một quá-trình biện-chứng của tâm giác-ngộ chúngsinh " Phật là Phật đã nên, chúng-sinh là Phật đương nên " cho nên không thể rời khỏi tâm mình để cầu Phật được Thiền -học vốn là một khoa -học thực-nghiệm... khí-chất từ tâm thân cá-nhân đến nối liền với tâm trời đất, ý-thức vũ-trụ, như ý-nghĩa của chữ Yoga Bởi thế mà đạo Phật Thiền- tông khác với ngoại đạo sùng-tín Thượng-đế hữu-ngã, nhân-cáchhóa, còn đạo Thiền là tín-ngưỡng tâm-linh thực-hiện Thực-hiện Phật-tính Chân-như ( Tathata ) cũng chính là Tự-tính và Ngã-tính Một đức Phật có khi ở tín-ngưỡng sùng-bái bình-dân thường coi như một Thượng-Đế hữungã của tôn-giáo... mà người ta có thể và phải giải-thoát Bởi vì tôi tri-giác thấy rõ rệt lúc này rằng cho tới giờ phút này tôi đã từng bị nó cầm tù Kết-quả là một sự khát vọng thình-lình tự vượt lên trên tinh-thần, đứng ở bên ngoài nó, hòa nhập vào một cõi cao siêu hơn và thâm-trầm hơn là tư-tưởng Tôi tò-mò muốn biết cái gì sẽ xẩy ra một khi tôi đã thoát khỏi sự bảo-hộ tập quen của trí-não và lý-trí, và nhằm mục-đích ấy,... Cái gì đã liên-hệ bất đoạn quá-khứ, hiện-tại, vịlai, nếu chẳng phải cái bản-thể tục-tồn bên trong cảnh thứ, ngủ mộng và ngủ say, nghĩa là trong lúc ngủ say, tuy vô-ý-thức nhưng vẫn có Tâm hoạtđộng vậy Chính cái Tâm ấy là nguồn của trực-giác và cảm-hứng ngh thuật *** NGUỒN TRỰC-GIÁC VÀ CẢM-HỨNG SÁNG-TẠO Cái khu-vực tiềm-thức ấy, nơi chưa phát-động của tâm gọi là "Trung" ấy, phải chăng hoàn-toàn yên-lặng,... tiếng scruti, làm cơ-bản cho tất cả các tiếng khác, và tự hòa vào với chúng Dù khi thân-thể tôi bận nói, đọc hay làm việc gì khác, tất cả bản-thể tôi vẫn cứ lấy cái " Tôi " làm trọng-tâm Trước sự khủng-hoảng kia, tôi không phân-biệt được rõràng cái Tôi Và tôi không ý-thức chú-ý vào nó Tôi không cảm thấy ý-nghĩa gì về nó hoặc trực-tiếp hay bằng tri-giác Và tôi lại càng không có khuynh-hướng luôn luôn tự-tại... tâm-linh -học, đến triết -học Vậy thử hỏi có cách gì để ta tự " tỉnh mộng " đối với cuộc đời thức tỉnh hiện-tại, cũng như ta đang ngủ mộng chợt tỉnh dậy ví như Đức Phật đã giác mê khải ngộ đối với cuộc đời Hoàng-tử ( Siddhartha ), có vợ đẹp ( Yasodhara ), con khôn ( Rahula ), gác tía lầu vàng, tuyệt-vời sung-sướng Như thế là thoát xác, là bỏ bình-diện ýthức nọ sang bình-diện ý-thức kia mà nhà đạo- học Đông-phương... _ Chừng nào người ta không dấn thân vào công việc cứu-xét ấy cho tới lúc người ta bắt đầu cứu-xét về cái Ngã Tự-tính, thì sự nghi-hoặc và bất-định sẽ theo đuổi bước chân người ta suốt đời Các đại-vương và tể-tướng cố cai-trị kẻ khác, trong khi tại nơi thâm tâm, họ tự biết chính họ không thể tự làm chủ được mình Nhưng quyền-năng thực là của người nào đã thấu suốt vào nơi thâm sâu nhất của bản-thể thân-mật... Biến hóa khí chất " Học có đến " Biến-hóa khí-chất " thì mới gọi là " Đạt đạo " *** TRIẾT-LY THỤY-MIÊN ( Ngủ Say ) Như trên kia, Thế-Thân nói đến bình-diện của tinh-thần hầu như không có ý-thức hay là đúng hơn chúng ta hiện-tại không ý-thức được, ấy là cảnh " Trời vô tưởng ", " Vô tâm ", " Thụy-miên " và " Muộn-tuyệt " Như thế là ta đã sẵn có cái trạng-thái vượt ra ngoài cảnh thức và cảnh mộng Nay hãy . NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 ĐẠO-HỌC THIỀN VÀ NGHỆ-THUẬT THIỀN Thiền do chữ Hán ( ) phiên-âm chữ Phạn ( Dhyana ), Dhyana ở tâm-lý -học Ấn-Độ để chỉ-định cho một trạng-thái ý-thức,. Phân-Tâm -Học và Phật-Giáo Thiền ) Xem thế thì đủ biết phương-pháp Thiền rất độc-đáo và đặc-tính của Thiền có vẻ bất-định, khó bắt được nó, không cho phép hệ-thống-hóa vào một triết -học suy-luận. nhà Thiền -học mới giải-thoát khỏi tất cả trói buộc và đau khổ . NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 2 " Thiền, như Erich Fromm đã toát-yếu lời giới-thuyết của D.T.Sujuki, là nghệ- thuật nhìn vào tự-tính