Xây dựng chương trình du lịch học tập và làm theo tấm gương đạo đức hồ chí minh

11 375 0
Xây dựng chương trình du lịch học tập và làm theo tấm gương đạo đức hồ chí minh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI KHOA VĂN HOÁ DU LỊCH XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH “HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH” KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Giảng viên hướng dẫn : THS. BÙI THANH THUỶ Sinh viên thực hiện : HOÀNG THỊ YÊN Lớp : VHDL 13A Khoá học : 2005 - 2009 HÀ NỘI - 2009 Khóa luận tốt nghiệp 2009 Hoàng Thị Yến – VHDL13A MỤC LỤC MỞ ĐẦU 2 1. Lý do chọn đề tài 4 2. Mục đích nghiên cứu 6 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 8 4. Phương pháp nghiên cứu 9 5. Bố cục của đề tài 9 NỘI DUNG 2 CHƯƠNG 1. LÃNH TỤ HỒ CHÍ MINH - CHÂN DUNG MỘT CON NGƯỜI 10 1.1 Chủ tịch Hồ Chí minh - cuộc đời và sự nghiệp 10 1.2. Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh 19 1.2.1. Phạm vi tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh 19 1.2.2. Phẩm chất đạo đức con người Hồ Chí Minh 21 CHƯƠNG 2. CÁCH THỨC THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH “HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH” 30 2.1. Mục đích, ý nghĩa của chương trình. 30 2.2. Phương thức thiết kế chương trình du lịch “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” 33 2.2.1 Lựa chọn những câu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: 33 2.2.2. Khảo sát các địa danh tiêu biểu để tạo thành những điểm du lịch 45 2.2.3. Kết nối các điểm thành chương trình du lịch 52 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP ĐƯA CHƯƠNG TRÌNH VÀO THỰC TẾ. 57 3.1. Giải pháp chung 57 3.2. Những giải pháp mang tính nghiệp vụ 60 3.2.1. Giải pháp về hướng dẫn viên cho chương trình 60 Khóa luận tốt nghiệp 2009 Hoàng Thị Yến – VHDL13A 3.2.2. Giải pháp về bài thuyết minh cho chương trình 63 3.2.3. Một số giải pháp thực thi chương trình trên thực tế 66 3.2.4. Giải pháp về quảng bá tiếp thị 69 KẾT LUẬN 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO 79 PHỤ LỤC 80 Khóa luận tốt nghiệp 2009 Hoàng Thị Yến – VHDL13A Mở Đầu 1. Lý do chọn đề tài Cái tên Hồ Chí Minh vĩ đại, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới, vị cha già kính yêu của hàng triệu trái tim Việt Nam đã đi vào lịch sử như một huyền thoại. Người không chỉ là vị lãnh tụ tài ba đã chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua bao sóng gió đến bến bờ thắng lợi mà còn là tấm gương sáng về tư tưởng, đạo đức và lối sống đã hy sinh cả cuộc đời cho dân tộc, cho tổ quốc. Người đã đi xa nhưng tấm gương về Người thì còn mãi đến muôn đời và được lưu truyền trong các thế hệ con cháu người Việt và cả bạn bè quốc tế. “Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta” chính là lời khẳng định sắt son về sự tồn tại vĩnh hằng của một con người trước dòng chảy của thời gian và sự biến đổi của thời cuộc. Thân thế và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn liền với một giai đoạn vẻ vang nhất của cách mạng Việt Nam, với những bước chuyển biến hào hùng của lịch sử dân tộc và vận mệnh đất nước, cũng như làm thay đổi số phận mỗi người dân. Chúng ta từ một nước thuộc địa trở thành một quốc gia độc lập. Dân ta từ địa vị của một người dân mất nước, người dân nô lệ trở thành những người dân tự do được làm chủ đất nước làm chủ vận mệnh của mình. Đó quả là một mốc son lịch sử vĩ đại và có ý nghĩa vô cùng to lớn. Vậy ai là người đem lại sự thay đổi lớn lao ấy? Không ai khác đó chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta. Viết về Người, ngợi ca công lao của Người có lẽ cạn giấy mực cũng không bao giờ hết. Trong phạm vi đề tài của một bản khóa luận tốt nghiệp, công trình mong muốn tạo ra một phương pháp tiếp cận mới để mọi người được “mắt thấy tai nghe” về tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thông qua con đường du lịch học tập thực tế. Khóa luận tốt nghiệp 2009 Hoàng Thị Yến – VHDL13A Mặt khác, hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” của Đảng ta do đồng chí Tổng bí thư Nông Đức Mạnh chính thức phát động vào ngày 2/2/2007, chúng ta đang ra sức thi đua nhằm làm cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thấm nhuần nội dung và nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò, giá trị to lớn của tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong đời sống tinh thần của xã hội ta. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ ở tất cả các cấp, các ngành, các địa phương và mỗi người về yêu cầu, nhiệm vụ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, gắn với thực hiện Nghị quyết Đại hội X và các nghị quyết của Trung ương. Hình thành phong trào tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thực sự sâu rộng trong toàn xã hội, đặc biệt trong cán bộ, đảng viên, công chức, thanh niên, học sinh góp phần đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã hội. Dưới góc độ của một người sinh viên được đào tạo theo chuyên ngành du lịch, tác giả mong muốn đóng góp vào cuộc vận động lớn này bằng chính những kiến thức chuyên môn đã được nhà trường trang bị trong suốt bốn năm học vừa qua. Sau hai năm thực hiện, cuộc vận động đã thu được rất nhiều kết quả đáng mừng, tuy nhiên nó vẫn chưa thực sự đI vào đời sống của mỗi người dân như Đảng ta mong đợi mà chủ yếu mới chỉ dừng lại ở góc độ nghiên cứu lý thuyết, tìm hiểu trên giấy tờ. Tiêu biểu là cuộc thi “Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” năm 2008 cũng chỉ là sưu tầm những mẩu chuyện và diễn trên sân khấu, có người tham dự được, có người không mà đại đa số quần chúng nhân dân là không có điều kiện tham gia. Điều này dẫn đến đối tượng tham gia còn bị hạn chế về số lượng chứ chưa bàn đến chất lượng và hiệu quả của công tác này. Đó phần lớn là những cán bộ, công chức nhà nước thuộc khối cơ quan hành chính sự nghiệp, còn lại Khóa luận tốt nghiệp 2009 Hoàng Thị Yến – VHDL13A những bộ phận khác như học sinh, sinh viên, doanh nhân, công nhân trong các nhà máy xí nghiệp và những người nông dân hầu như vẫn chưa tham gia hoặc tham gia chưa tích cực. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành tình yêu thương cho toàn thể đồng bào, cho mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội không kể già trẻ, gái trai, giàu nghèo, sang hèn. Người “yêu thương tất cả chỉ quên mình”, vậy thì hôm nay, muốn học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người, trước hết chúng ta phải làm sao thu hút được sự tượng tham gia của mọi đối tượng. Hễ là người dân Việt Nam, mang trong mình dòng máu Việt Nam thì không có ai nằm ngoài cuộc vận động này cả. Bởi thế cho nên đưa chương trình du lịch với chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” vào thực tiễn là rất phù hợp, mang lại hiệu quả về nhiều mặt cả kinh tế, văn hoá và xã hội. Trong đó, hiệu ứng về mặt xã hội là đáng chú ý hơn cả. Xuất phát từ những lý do kể trên, em đã quyết định chọn “Xây dựng chương trình du lịch Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” làm đề tài cho Khoá luận tốt nghiệp chuyên ngành Văn hoá Du lịch của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Khi nhắc đến cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” người ta thường nghĩ ngay đến một khẩu hiệu mang nặng tính chính trị. Vì thế mà chưa thực sự thu hút được sự tham gia của toàn dân đặc biệt là các doanh nghiệp và doanh nhân. trong khi đó, hoạt động du lịch lại được xem là một lĩnh vực kinh tế mới mẻ thiên về hoạt động vui chơi giảI trí kết hợp với tham quan nghỉ dưỡng và tăng thêm hiểu biết. Nhiều người cho rằng đi du lịch là sự hưởng thụ xa hoa. Nhưng trên thực tế với tốc độ phát triển nhanh và mạnh của nền kinh tế hiện nay ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung du lịch đã thực sự trở thành một hoạt động mang tính xã hội phổ biến, nó không còn xa lạ gì với mỗi người dân. Và hơn thế nữa, du lịch là một bộ phận của đời sống xã hội, đương nhiên Khóa luận tốt nghiệp 2009 Hoàng Thị Yến – VHDL13A nó chịu tác động qua lại của những bộ phận khác trong đó có chính trị. Có thể nói du lịch không nằm ngoài chính trị và càng không đối lập với chính trị. Một quốc gia muốn phát triển kinh tế, phát triển du lịch, thu hút được nhiều khách quốc tế thì trước hết quốc gia đó phải có một nền chính trị ổn định. Ngành du lịch được ví như một loài cây tạo ra nhiều hoa thơm trái ngọt và người ta không thể đem trồng nó trên một mảnh đất đầy bom đạn chiến tranh, rối ren và khủng hoảng triền miên được. Đến lượt nó, du lịch lại góp phần tạo ra những điều kiện và cơ hội để thúc đẩy ổn định chính trị, tăng cường sự hoà hảo trong quan hệ bang giao quốc tế. Những chuyến viếng thăm ngoại giao giữa các quốc gia thường được kết hợp với nghỉ ngơI tham quan tại các điểm du lịch hấp dẫn vừa là thể hiện sự thân thiết mến khách của chủ nhà, vừa tạo được sự thoải mái, thư giãn cho khách đến thăm nhằm đạt được hiệu quả cao trong công việc. Đây chính là cơ sở cho loại hình du lịch công vụ ra đời. Xuất phát từ mối tương quan giữa hoạt động du lịch và lĩnh vực chính trị, em mong muốn xây dựng một chương trình du lịch có khả năng thâm nhập vào đời sống chính trị. Với đề tài “xây dựng chương trình du lịch Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” em đặt ra ba mục đích cơ bản nhất là: Thứ nhất, mở rộng hơn nữa biên độ hoạt động của ngành du lịch, bắt nhịp với sụ vận động của đời sống xã hội và những vấn đề thời sự đang đặt ra ở Việt nam hiện nay. Thứ hai, tạo ra sản phẩm du lịch mới nhằm làm phong phú thêm hệ thống sản phẩm của ngành. Thứ ba, làm cho những vấn đề mang tính chính trị bớt đi sự khô khan và dễ dàng đi vào cuộc sống. Em hy vọng đây sẽ là một sự đóng góp thiết thực nhằm hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” mà toàn Đảng và toàn dân ta đang ra sức thi đua thực hiện suốt hai năm vừa qua. Khóa luận tốt nghiệp 2009 Hoàng Thị Yến – VHDL13A 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Để tiến hành xây dựng chương trình du lịch với chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” nội dung đầu tiên cần phải nghiên cứu đó chính là cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng và đạo đức của người. Những yếu tố nào góp phần hình thành nên một con người với lối sống, đạo đức và tư tưởng vĩ đại ấy. Đồng thời tìm hiểu những mẩu chuyện liên quan làm sáng rõ “tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Tiếp đó tìm hiểu cả những địa danh nơi mà Hồ Chủ tịch đã từng sống và làm việc gắn với hoạt động du lịch và học tập. Ngoài ra, có cả những địa điểm không trực gắn với Người nhưng liên quan tới những mẩu chuyện cảm động và có ý nghĩa trong việc giáo dục về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cũng được lựa chọn để đưa vào thiết kế thành các chương trình du lịch cụ thể. Sau đó sẽ áp dụng các chương trình này cho mỗi đối tượng khác nhau và tìm ra giải pháp để thực thi chương trình trên thực tế. Như chúng ta đã biết, cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trải qua bảy mươi chín mùa xuân, đó là một khoảng thời gian không hề ngắn. Người sinh ra đúng vào lúc đất nước đang đắm chìm trong đêm đen nô lệ, phải chịu biết bao khổ cực, lầm than. Gạt bỏ những mơ ước đời thường, với sự nhiệt huyết của tuổi trẻ, cùng với lòng yêu nước nồng nàn và sự thông minh nhạy bén trước thời cuộc, Người đã đi khắp năm châu bốn bể để “tìm hình của nước”, giải phóng dân tộc khỏi ách áp bức nô lệ. Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Người đã đi qua biết bao nhiêu con đường, bao nhiêu địa danh và ở nơi đâu có dấu chân Người cũng lưu truyền những mẩu chuyện thật giản dị mà xúc động sáng ngời ý nghĩa nhân văn cao cả. Nó phản ánh chân dung một con người với cái Tâm trong sáng, cái Đức cao đẹp, cái Trí uyên bác và cái Hành mẫu mực. Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài viết và khả năng cho phép, em chỉ tập trung vào những địa danh và câu chuyện tiêu biểu về tấm gương đạo Khóa luận tốt nghiệp 2009 Hoàng Thị Yến – VHDL13A đức của Người ở khu vực phía Bắc trên đất nước Việt Nam mà chủ yếu là thời thơ ấu và thời gian từ 1941 - 1969, là giai đoạn hoạt động sôi nổi nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài, khóa luận đã được áp dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây: Khảo sát thực tế và thu thập thông tin Sưu tầm tài liệu và những mẩu chuyện có liên quan cũng như các địa danh gắn với tên tuổi của Người. Thống kê, so sánh, đối chiếu. Phân tích tư liệu và tổng hợp kết quả. 5. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục đề tài được kết cấu thành ba chương: Chương 1. Lãnh tụ Hồ Chí Minh - Chân dung một con người Chương 2. Xây dựng một số chương trình du lịch mẫu: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Chương 3. Giải pháp đưa chương trình vào thực tế Khóa luận tốt nghiệp 2009 Hoàng Thị Yến – VHDL13A TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bảo tàng Hồ Chí Minh, Học tập tấm gương đạo đức Bác Hồ, NXB Thanh niên, H. 2007, 2. Văn Thanh Mai, Kể chuyện đạo đức Bác Hồ, NXB Văn Hoá Thông tin, H. 2008. 3. Bảo tàng Hồ Chí Minh, Kỷ niệm về Bác, NXB Thông tấn, H. 2007. 4. Nhiều tác giả, Kể chuyện về Bác Hồ (4 tập) NXB Nghệ An, NA. 2008. 5. Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Chính trị quốc gia, H. 2003. 6. Ban nghiên cứu lịch sử Đảng, Hồ Chí Minh tiểu sử và sự nghiệp, NXB Văn học, H. 2008. 7. Ban tư tưởng văn hoá Trung ương, Tài liệu nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Chính trị quốc gia, H. 2003. 8. Trần Ngọc Linh - Lương Văn Phú, Kể chuyện Bác Hồ (4 tập), NXB Giáo dục, H. 2006. 9. Chu Trọng Huyến, Kể chuyện gia thế Chủ tịch Hồ Chí Minh, NXB Thuận Hoá, HT. 2008. 10. Nguyễn Trung Hiền, Về thăm quê Bác, NXB Thuận Hóa, NA. 2005. 11. Chu Trọng Huyến, Chuyện kể từ làng Sen, NXB Nghệ An, NA. 2006. 12. Bộ Chính trị, Hồ Chí Minh khí phách của lịch sử, NXB Lao động, H. 2007. 13. Bộ chính trị, tổng cục du lịch, Hồ Chí Minh toàn tập (đĩa CD) 14. Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, NXB Văn học, H. 1976. . tưởng đạo đức Hồ Chí Minh 19 1.2.2. Phẩm chất đạo đức con người Hồ Chí Minh 21 CHƯƠNG 2. CÁCH THỨC THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH “HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH 30 2.1 của chương trình. 30 2.2. Phương thức thiết kế chương trình du lịch Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh 33 2.2.1 Lựa chọn những câu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: . TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI KHOA VĂN HOÁ DU LỊCH XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH “HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Ngày đăng: 16/04/2015, 06:45

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • Mở Đầu

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan