1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

phân phối chương trình thể dục bậc tiểu học

8 7,8K 55

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 60,5 KB

Nội dung

THỂ DỤC I − MỤC TIÊU Môn Thể dục ở tiểu học giúp học sinh: 1. Biết được một số kiến thức, kĩ năng để tập luyện giữ gìn sức khoẻ, nâng cao thể lực. 2. Rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, kỉ luật, thói quen tự giác tập luyện TDTT, giữ gìn vệ sinh và nếp sống lành mạnh. 3. Biết vận dụng ở mức nhất định những điều đã học vào nếp sinh hoạt ở trường và ngoài nhà trường. II − NỘI DUNG LỚP 1 1 TIẾT/ TUẦN x 35 TUẦN = 35 TIẾT 1. Đội hình đội ngũ − Tập hợp hàng dọc, dóng hàng . − Tư thế đứng nghiêm, đứng nghỉ. − Điểm số từ 1 đến hết (theo tổ). − Giãn cách hàng ngang, dồn hàng. − Đi thường theo nhịp 1 - 4 hàng dọc. − Quay phải, quay trái (nhận biết hướng sau đó xoay người sang hướng theo khẩu lệnh). 2. Bài tập rèn luyện tư thế và kĩ năng vận động cơ bản − Tư thế đứng cơ bản. − Đứng đưa hai tay ra trước (dang ngang, lên cao chếch chữ V). − Đứng kiễng gót, hai tay chống hông (dang ngang). − Đứng đưa một chân ra trước (sang ngang, ra sau). − Đứng hai chân rộng bằng vai (hai bàn chân thẳng hướng phía trước), hai tay đưa về trước (dang ngang, chếch chữ V). 3. Bài thể dục phát triển chung Gồm 7 động tác: − Vươn thở. − Tay. − Chân. − Lườn. − Bụng hoặc lưng. − Toàn thân. − Điều hoà. 4. Trò chơi Gồm từ 6 đến 8 trò chơi rèn luyện cơ quan hô hấp, khả năng định hướng và các kĩ năng đi, chạy, chui, thăng bằng và bật nhảy. Ưu tiên các trò chơi dân gian có lời đồng dao. LỚP 2 2 TIẾT/ TUẦN x 35 TUẦN = 70 TIẾT 1. Đội hình đội ngũ − Ôn tập những kĩ năng đã học ở lớp 1. − Quay phải, quay trái. − Điểm số theo 1 − 2, 1 − 2. − Đi đều theo 1 − 4 hàng dọc. − Cách chào, báo cáo, xin phép ra vào lớp. 2. Bài thể dục phát triển chung Bài mới gồm 8 động tác: − Vươn thở. − Tay. − Chân. − Lườn. − Bụng hoặc lưng . − Toàn thân. − Nhảy. − Điều hoà. 3. Bài tập rèn luyện tư thế và kĩ năng vận động cơ bản − Ôn tập những kĩ năng vận động đã học ở lớp 1. − Đi theo vạch kẻ thẳng. − Đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông. − Đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dang ngang. − Đi kiễng gót hai tay chống hông. − Đi nhanh chuyển sang chạy. 4. Trò chơi − Ôn tập và nâng cao mức độ thực hiện 6 đến 8 trò chơi đã học ở lớp 1. − Học mới 10 trò chơi rèn luyện cơ quan hô hấp và kĩ năng đi, chui, chạy, bật nhảy, thăng bằng. Ưu tiên các trò chơi dân gian có lời đồng dao. LỚP 3 2 TIẾT/ TUẦN x 35 TUẦN = 70 TIẾT 1. Đội hình đội ngũ − Ôn tập một số kĩ năng đã học ở các lớp 1, 2. − Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số. 2. Bài thể dục phát triển chung Bài mới gồm 8 động tác (có độ khó hơn ở các lớp 1, 2 và có thể tập với dụng cụ như: vòng, gậy, cờ, hoa v.v ). − Vươn thở. − Tay. − Chân. − Lườn. − Lưng hoặc bụng hoặc vặn mình. − Toàn thân. − Nhảy. − Điều hoà . 3. Bài tập rèn luyện kĩ năng vận động cơ bản − Ôn tập một số kĩ năng đã học ở lớp 2. − Đi vượt chướng ngại vật thấp. − Đi chuyển hướng (phải, trái). − Nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân có và không có nhịp đệm. − Tung và bắt bóng cá nhân, theo nhóm 2 - 3 người (tại chỗ và di chuyển). 4. Trò chơi − Ôn tập và nâng cao mức độ thực hiện một số trò chơi đã học ở lớp 1, 2. − Học mới 10 trò chơi rèn luyện cơ quan hô hấp, khả năng định hướng và các kĩ năng đi, chui, chạy, bật nhảy, thăng bằng, mang vác. Ưu tiên các trò chơi dân gian có lời đồng dao. LỚP 4 2 TIẾT/ TUẦN x 35 TUẦN = 70 TIẾT 1. Đội hình đội ngũ − Ôn tập một số kĩ năng đã học ở các lớp 1, 2, 3. − Quay đằng sau. − Đi đều vòng phải, vòng trái. − Cách đổi chân khi đi đều sai nhịp. 2. Bài thể dục phát triển chung Bài mới gồm 8 động tác (có độ khó hơn các lớp 1, 2, 3 và có thể tập tay không hoặc với dụng cụ như: cờ, hoa, vòng, gậy, v.v ). − Vươn thở. − Tay, ngực. − Chân. − Vặn mình hoặc lưng, bụng. − Phối hợp. − Thăng bằng. − Nhảy. − Điều hoà. 3. Bài tập rèn luyện kĩ năng vận động cơ bản − Ôn tập một số kĩ năng đã học ở lớp 3. − Di chuyển tung và bắt bóng theo nhóm. − Nhảy dây cá nhân kiểu chân trước, chân sau. − Bật xa. − Phối hợp chạy, nhảy, mang vác v.v 4. Trò chơi − Ôn tập và nâng cao mức độ thực hiện một số trò chơi đã học ở các lớp 1, 2, 3. − Học mới 10 trò chơi: đi, chạy, bật nhảy, thăng bằng, mang vác, leo trèo (có 3 đến 4 trò chơi phối hợp từ 2 đến 3 nội dung trong một trò chơi). 5. Môn tự chọn Giáo viên chọn một trong các môn sau đây để dạy cho học sinh: Đá cầu, Ném bóng (có biên soạn nội dung chi tiết dưới đây), Cầu lông, Bóng bàn, Bóng đá, Thể dục nhịp điệu, Bơi, Võ và Cờ vua. a) Đá cầu − Tâng cầu bằng đùi. − Đỡ và chuyền cầu bằng mu bàn chân. − Chuyền cầu theo nhóm. b) Ném bóng trúng đích (150 gam) − Cách cầm bóng và tư thế đứng chuẩn bị. − Phối hợp: cầm bóng và đứng chuẩn bị - ngắm đích - ném vào đích. − Một số trò chơi, động tác bổ trợ và phát triển thể lực. LỚP 5 2 TIẾT/ TUẦN x 35 TUẦN = 70 TIẾT 1. Đội hình đội ngũ Hoàn thiện những kiến thức, kĩ năng đã học từ lớp 1 đến lớp 4. 2. Bài thể dục phát triển chung Bài mới gồm 8 động tác khó hơn các lớp 1, 2, 3, 4 và có thể tập với dụng cụ: cờ, hoa, vòng, gậy − Vươn thở. − Tay, ngực. − Chân. − Vặn mình hoặc lưng hoặc bụng. − Phối hợp. − Thăng bằng. − Nhảy. − Điều hoà. 3. Bài tập rèn luyện kĩ năng vận động cơ bản − Ôn tập một số kĩ năng đã học ở lớp 4. − Bật cao. − Phối hợp chạy và bật nhảy. 4. Trò chơi − Ôn tập và nâng cao mức độ thực hiện một số trò chơi đã học ở các lớp trước. − Học mới 8 trò chơi về chạy, bật nhảy, mang vác, ném, leo trèo để tiếp cận với các môn thể thao, trong đó có từ 3 đến 4 trò chơi phối hợp từ 3 đến 4 hoạt động (trong mỗi trò chơi). 5. Môn tự chọn Giáo viên chọn một trong các môn sau đây để dạy cho học sinh: Đá cầu, Ném bóng (có biên soạn nội dung chi tiết dưới đây), Cầu lông, Bóng bàn, Bóng đá, Thể dục nhịp điệu, Bơi, Võ và Cờ vua. a) Đá cầu − Ôn một số động tác kĩ thuật đã học ở lớp 4. − Tâng cầu bằng mu giữa bàn chân. − Phát cầu bằng mu giữa bàn chân. b) Ném bóng (150 gam) − Ném bóng trúng đích tại chỗ và di chuyển. − Ném bóng vào rổ: + Cách cầm bóng bằng hai tay. + Đứng ném trúng đích bằng hai tay. + Cách cầm bóng và đứng ném trúng đích bằng một tay. + Một số trò chơi, động tác phát triển thể lực. III − GIẢI THÍCH - HƯỚNG DẪN CHƯƠNG TRÌNH THỂ DỤC 1. Điểm cốt yếu của chương trình Thể dục tiểu học là góp phần rèn luyện sức khoẻ, thể lực và tư thế, kĩ năng vận động cơ bản đúng cho học sinh. Vì vậy, nội dung chương trình được sắp xếp theo các nguyên tắc sư phạm và đặc điểm giáo dục thể chất cho học sinh các lớp 1, 2, 3 gồm: đội hình đội ngũ, thể dục phát triển chung, thể dục rèn luyện tư thế kĩ năng vận động cơ bản và trò chơi. ở các lớp 4, 5 có thêm một trong các môn thể thao tự chọn: Đá cầu và Ném bóng trúng đích (có chương trình chi tiết), Bơi, Bóng bàn, Bóng đá, Võ, Thể dục nhịp điệu, Thể dục nghệ thuật, Cầu lông, Cờ vua, v.v Khi dạy cho học sinh những nội dung trên, giáo viên có thể bổ sung thêm nội dung mới, hoặc khi cho học sinh ôn tập các trò chơi đã học, giáo viên có thể chọn các trò chơi ở địa phương để thay thế, trong đó ưu tiên những trò chơi dân gian có lời đồng dao. Đối với những trường có điều kiện, có thể dạy cho học sinh môn thể thao tự chọn ngay từ lớp 1. Quỹ thời gian lấy ở phần trò chơi. 2. Đặc điểm cơ bản của dạy - học Thể dục là tập luyện. Giáo viên dạy cho học sinh cách tập, học sinh học chủ yếu bằng tập các bài tập. Thông qua đó là những hiểu biết cần thiết để tập cho đúng, có hiệu quả hơn và biết giữ gìn sức khoẻ. Như vậy, giáo viên cần phối hợp tổ chức tập đồng loạt với tập lần lượt sao cho hợp lí, đồng thời tăng cường chia nhóm, tổ cho học sinh tập luyện nhằm khai thác tính tích cực, tự giác và khả năng tự quản của học sinh. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá học sinh bằng cách áp dụng tối đa phương pháp trò chơi và những bài tập dưới dạng trò chơi, phương pháp thi đấu, trình diễn v.v Sao cho giờ học sinh động, hấp dẫn, hiệu quả, nhưng an toàn đúng với nghĩa Thể dục góp phần bảo vệ, tăng cường sức khoẻ, thể lực, trí thông minh, sự hồn nhiên, vui tươi và khoẻ mạnh. 3. Khi đánh giá kết quả học tập của học sinh, nên cho học sinh tự nhận xét. Sau đó giáo viên có thể nhận xét về: − Kết quả học tập chung của toàn lớp (chẳng hạn, đã hoàn thành được những mục tiêu cơ bản của bài học chưa, tiết học có sinh động không, học sinh có hứng thú trong tập luyện không, mức độ vận động của học sinh đã hợp lí chưa, cần rút kinh nghiệm những gì để các tiết học sau đạt kết quả tốt hơn, ). − Kết quả học tập của học sinh (chẳng hạn, những học sinh nào đã hoàn thành các nhiệm vụ học tập, những học sinh nào cần được chỉ dẫn thêm và phải cố gắng hơn để hoàn thành các nhiệm vụ học tập, ). . chơi, động tác phát triển thể lực. III − GIẢI THÍCH - HƯỚNG DẪN CHƯƠNG TRÌNH THỂ DỤC 1. Điểm cốt yếu của chương trình Thể dục tiểu học là góp phần rèn luyện sức khoẻ, thể lực và tư thế, kĩ năng. THỂ DỤC I − MỤC TIÊU Môn Thể dục ở tiểu học giúp học sinh: 1. Biết được một số kiến thức, kĩ năng để tập luyện giữ gìn sức khoẻ, nâng cao thể lực. 2. Rèn luyện tác. bản đúng cho học sinh. Vì vậy, nội dung chương trình được sắp xếp theo các nguyên tắc sư phạm và đặc điểm giáo dục thể chất cho học sinh các lớp 1, 2, 3 gồm: đội hình đội ngũ, thể dục phát triển

Ngày đăng: 15/01/2015, 10:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w