MUC LUC PHAN A MO DAU
1 LY do chon dé : 8 2 2 Lich St VA nh 3
3 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu của đề tài: .- 555555 Scc<c se ccs2 5
4 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu: .- ¿+ 5 - 555 +s<+s+<ssss2 6
` v.v 0i 0 8n nh 7 B NỘI DUNG ssssusagecessssscsecssssseeecssssssesseessusssccssssinuseessssiussseeesuuuseeeesssnsees 8 CHUONG 1 KHAI QUAT VE DIEU KIEN TUNHIEN, TRUYEN THONG LICH SU-
\.98:(97.Weo)8)I€99)8:)0 66.9) 8
IS) 040i 0n e 8 IZÝmA/ñ 1 ra ẽ ố 8 1.1.2 Tài nguyên thién Nhi€n .cccccscccsssccssssessssssssccseneeesscsesscsssessssssssssesseesseeeees 10 1.2 Truyền thống lịch sử - van hoá con người Bỉm Sơn - - 12 1.2.1 Truyền thống ÏỊCÌ Si Ă Ăn HH HS KH kg kg kn 12 1.2.2 Ttruyền thống văn hố -««<+s<<s<s++ HH 17
CHƯƠNG 2 Q TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIEN CUA NHA MAY XI
MĂNG BỈM SƠN (1980 - 20044) 2 ch E1 E1 11111011 113111131111 x1 txrk 19 2.1 Chủ trương xây dựng Nhà máy xỉ măng Bim Sơn của Đảng và Nhà nước 19 2.2 Bước đầu xây dựng nhà máy (1968 - 1977) .- - - 555cc + vssvxeseresers 20 2.2.1 Tiến hành công tác khảo sát thăm dò địa chất (1968 - 1974) 20 2.2.2 Chuẩn bị cơ sở vật chất (19774 - 19777) - ccc ca k2 42t ng Hước 21 2.2.3 Tiến hành xây dựng nhà máy (] 9744 - 777) - - -c se ktixisssserssseerre 22 2.3 Hoàn thành xây dựng nhà máy và đi vào sản xuất, phát triển (1982 - 2004)
G1000 11111111011 1111 11150111 911 K00 6 10111 111 10 111 T111 18581 111011 8111111016116 1 11111815 51011515015: 25 2.3.1 Hoàn thành xây dựng nhà IHÁY' vớ 25 2.3.2 Bước đầu nhà máy đi vào tổ chức sảẩn XHấT : c5 ccccssssce 26 2.3.3 Nhà máy xi măng Bửn Sơn trong thời kỳ đổi mới(1986 - 2003 mm 28
CHUONG 3 VAI TRÒ CỦA NHÀ MÁY XI MĂNG BỈM SƠN ĐỐI VỚI SỰHÌNH
THÀNH VÀ PHÁT TRIẾN THỊ XÃ BỈM SƠN - 25 2 + cE‡EErErxerererees 38 3.1 Bim Sơn - Bước phát triển từ thị trấn lên thị xã - 38
3.2 Đóng góp của nhà máy xỉ măng Bim Sơn đối với quá trình hình thành và
180590: 0v 8;10‹{ 0n dd ÔỎ 45
3.2.1 Kinh tế - xế hiỘi- Ă SG HT KH HH KH vàng vờ 45 3.2.2.VE chinh tri - an ninh - QUOC PRON: eccecccccscccessscesscssscessscsessesessessececeeseasees 55
an 62
C KẾT LUẬN LG SE E311 1 5111 E1 TT TH TT TT HH TT TT TH Hưng rkc 68
Trang 2PHAN A MỞ ĐẦU 1 Ly do chon dé tai:
1.1 Nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử địa phương là một mảng đề tài luôn
thu hút sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu cũng như sinh viên chuyên ngành Lịch sử Việt Nam Qua đó, góp phần làm phong phú hơn lịch sử dân tộc cũng như làm rõ hơn những nét đặc thù, những đặc điểm riêng của lịch sử địa phương, những đóng góp cuả địa phương trong sự phát triển chung của dân tộc.Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử các tỉnh, huyện, xã, lịch sử Đảng bộ .ở hầu hết các địa phương trong cả nước Tuy nhiên,
trong một thời gian dài, các đề tài nghiên cứu chỉ tập trung vào các đề tài chính trị, lịch sử và cuộc đấu tranh giai cấp, ít đề cập đến các vấn đề kinh tế,
xã hội, hoặc nếu có cũng chỉ là để phục vụ cho các đề tài chính trị Ngày nay, trong công cuộc cơng nghiệp hố - hiên đại hoá đất nước, việc nghiên cứu về các cơ sở kinh tế, các nhà máy, xí nghiệp ở địa phương cũng là một yêu cầu
cấp thiết để làm rõ những vấn đề kinh tế - xã hội, những thành tựu đã đạt
được, những hạn chế Qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm có ý nghĩa
thực tiễn sâu sắc, thúc đẩy sự nghiệp đổi mới đất nước phát triển, xây dựng
một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh
1.2 Ngay trong hoàn cảnh ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước, nhằm đẩy mạnh công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc,
Trang 3xi mang Bim Son da dat được nhiều thành tựu to lớn, có nhiều đóng góp đối
với sự phát triển của đất nước nói chung và tỉnh Thanh Hoá nói riêng trên con đường cơng nghiệp hố- hiện đại hoá Ngày 4/3/2000, nhân dịp kỷ niệm 20 năm ra đời và phát triển, Công ty xi măng Bim Sơn vinh dự được đón nhận danh hiệu "Anh hùng Lao động"
Gan liền với sự hình thành và phát triển của Nhà máy xi măng là q trình đơ thị hố trên mảnh đất Bim Sơn Thị xã Bim Sơn ra đời và ngày càng đổi mới, đạt được những thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực kinh tế- xã hội, văn hoá - giáo dục, chính trị- an ninh- quốc phòng Trong quá trình đó, cán bộ và nhân dân thị xã luôn thuấm nhuần khdu hiéu hanh dong "thi x@ Bim Son từ xỉ măng mà đi lên, vì xi măng mà phục vụ" Nhà máy xi mang Bim Sơn với những thành quả to lớn đã góp phần quan trọng trong việc tạo lập và
nang cao vi thé thi x4, dua Bim Son phát triển thành cụm công nghiệp phía Bắc Thanh Hoá
Vì vậy, nghiên cứu về Nhà máy xi măng Bim Sơn để làm rõ vai trò của nó đối với sự hình thành và phát triển của thị xã Bỉm Sơn không chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn có ý nghĩa thực tiễn nhất định, gợi mở những vấn đề quan trọng trong quá trình thực hiện cơng nghiệp hố - hiện đại hoá của nước ta hiện nay
Với những lý do đó, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài "Vai rò của nhà máy xỉ măng Bửn Sơn đối với sự hình thành và phát triển thị xã"
2 Lịch sử vấn đề
Dé tai "Vai tro cua nha may xi mang Bim Sơn đối với sự hình thành và phát triển thị xấ Bửn Sơn"' là một đề tài mới, cho đến nay chưa có một công trình chuyên khảo nào đề cập đến Tuy nhiên, để thực hiện đề tài này, chúng
Trang 42.1 Trong quyển "Lịch sử Đảng bộ thị xã Bửn Sơn" của NXB Chính trị
Quốc gia đã giới thiệu, tuy còn sơ lược, về chủ trương thành lập và quá trình ra đời của nhà máy và lịch sử phát triển của Đảng bộ thị xã song chưa đề cập đến mối quan hệ mật thiết giữa nhà máy và thị xã, chưa làm nổi bật vai trò của
nhà máy đối với thị xã
2.2 Quyển "Xï măng Bửm Sơn 10 năm xây dựng và trưởng thành" (1980 - 1990) do Ban Giám đốc thường vụ Đảng uỷ, thường vụ cơng đồn nhà máy xuất bản và lưu hành nội bộ, ra đời đã phản ánh về quá trình xây dựng, phát
triển sản xuất của tập thể cán bộ công nhân viên chức nhà máy trong 10 năm
với những thành tựu đáng ghi nhận, tuy chưa thật là đầy đủ
2.3 Quyển "Xi măng Bỉm Sơn 20 năm xây dựng và trưởng thành" (1980 - 2000) của NXB Văn hoá Dân tộc, năm 2000, đã giới thiệu những thành tựu mà nhà máy đạt được trong 20 năm qua
2.4 Trong quyển "Xi măng tuổi trăng rằm" NXB Thanh Hoá cũng chỉ viết lên được những câu chuyện, những tâm sự về nhà máy xi măng, về quá trình
xây dựng của nó
2.5 Các bản báo cáo sơ kết, tổng kết của Đảng uỷ, Ban Giám đốc nhà máy qua các năm từ 1999 - 2004, những tập tranh ảnh, bìa hoạ báo đã giới thiệu về truyền thống của nhà máy, những thành tựu trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhà máy
Nhìn chung, các công trình trên đây chủ yếu đề cập đến nhà máy xi măng
Bim Sơn: về chủ trương, quá trình thành lập, về các giai đoạn phát triển, những thành tựu to lớn mà nhà máy đã đạt được Tuy nhiên, để làm rõ những vấn đề
Trang 5Tuy nhiên những tài liệu trên đây sẽ là cơ sở, là nguồn tư liệu quan trọng
để chúng tôi tiến hành khoá luận của mình
Mạnh dạn chọn dé tai ''Vai tro cia nha may xi mang Bim Son doi với sự
hinh thanh va phat trién thi xa Bim Son", chúng tôi muốn trình bày một cách toàn điện và có hệ thống về quá trình hình thành, phát triển của nhà máy xi măng Bim Sơn, những thành tựu đã đạt được trong hơn hai mươi năm xây dựng và trưởng thành Qua đó góp phần làm rõ vai trò của nó đối với sự hình
thành va phát triển của thị xã Bim Sơn trên các mặt chính trị, kinh tế văn hoá,
xã hội Từ đó rút ra những nhận xét, những bài học kinh nghiệm quý báu có ý nghĩa thực tiễn trong công cuộc công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước hôm nay
3 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu của đề tài: 3.1 Đối tượng nghiên cứu
Với đề tài "Vai trò của nhà máy xi măng Bữn Sơn đối với sự hình thành
và phát triển thị xã Bữn Sơn", chúng tôi đê cập một cách toàn diện và có hệ thống về quá trình hình thành và phát triển của nhà máy xi măng Bỉm Sơn, cũng như các bước phát triển đi lên của thị xã Qua đó làm rõ vai trò to lớn của nhà máy đối với thị xã Để từ đó rút ra những tác động tích cực, cũng như hạn chế của nhà máy đối với sự ra đời và phát triển của thị xã trên các mặt kinh tế, xã hội, chính trị, văn hoá Thực tiễn đó đã chứng tỏ sự đúng đắn trong đường lối đổi mới của Đảng và công cuộc cơng nghiệp hố - hiện đại hoá
đồng thời cũng đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết về sự phát triển đô thị, vấn đề môi trường, về việc xây dựng nếp sống công nghiệp, văn minh công
nghiệp nhằm đưa đất nước tiến kịp với các nước trong khu vực và trên thế giới
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
Để thực hiện được mục đích của đề tài khoá luận của mình, trước hết chúng
Trang 6của vùng đất Bim Sơn Những khó khăn và thuận lợi đặt ra khi thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước là xây dựng nhà máy xi măng Bim Sơn Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy và thị xã Bỉm Sơn trong mối quan
hệ khăng khít, hỗ trợ, thúc đẩy nhau cùng phát triển Vai trò to lớn của nhà
máy xi măng Bim Sơn đối với sự hình thành và phát triển của thị xã, những đóng góp của nhà máy trong việc đổi mới diện mạo cuả thị xã theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Qua đó, khẳng định một lần nữa sự đúng đắn, sáng tạo của Đảng, Nhà nước với chủ trương xây dựng và phát triển nhà máy
Về thời gian: Đề tài giới hạn từ khi nhà máy thành lập 1980 - 2004, tương ứng với quá trình hình thành và phát triển của thị xã
Về không gian: Đề tài được xác định trong một không gian 14 thi x4 Bim
Sơn, vì nhà máy được xây dựng trên vùng đất Bim Sơn Mặc dù vậy việc xác định không gian và thời gian của đề tài chỉ mang ý nghĩa tương đối, bởi lẽ thị xã Bim Sơn chỉ là một thị xã trực thuộc tỉnh Thanh Hoá, mà đóng góp của nhà máy xi măng Bim Sơn không chỉ riêng đối với khu vực Bim Sơn mà trên bình diện cả nước, vì vậy trong quá trình nghiên cứu chúng tôi có đề cập đến các mốc thời gian và không gian có liên quan đến đề tài
4 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu: 4.1 Nguồn tư liệu:
Bên cạnh việc tham khảo các tư liệu nghiên cứu về nhà máy xi mang Bim Sơn trên bình diện cả nước và trong toàn tỉnh, chúng tôi chủ yếu tập trung khai thác nguồn tư liệu lịch sử địa phương phục vụ trực tiếp cho đề tài, các báo cáo,
tổng kết, sơ kết hàng năm, các số liệu thống kê của nhà máy xi măng Bỉm Sơn
cũng như của thị xã, và các công trình nghiên cứu của một số tác giả khác Ngoài ra chúng tôi cũng đã trực tiếp về hiện trường khảo sát thực tế tại nhà máy xi măng Bim Sơn, gặp gỡ các giám đốc cũ và mới, các công nhân, Uỷ
Trang 74.2 Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu mà chúng tơi sử dụng cho khố luận này là phương pháp lịch sử, phương pháp lơgic, ngồi ra còn sử dụng phương pháp chuyên ngành như: Thống kê, đối chiếu, kết hợp với phương pháp điền dã sưu tầm lịch sử địa phương
5 Bố cục của khoá luận:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của khoá luận được trình bày trong 3 chương sau:
Chương l1: Khái quát điều kiện tự nhiên, truyền thống lịch sử- văn hoá,
vùng đất con người Bỉm Sơn
Chương 2: Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy xi măng Bửn Son
Chương 3- Vai trò của nhà máy xi măng Bm Sơn đối với sự hình thành và
phát triển thị xã Bim Son
Thực hiện đề tài này, chúng tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn thị Bình Minh đã nhiệt tình hướng dẫn tôi, cùng các thầy cô giáo trong khoa Lịch sử, các phòng ban của Công ty xi măng Bim Sơn, Uỷ ban nhân dân thị xã Bim Sơn đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tơi hồn thành đề tài này Lần đầu tiên làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, mặc dù đã có nhiều cố gắng, song
chắc chắn khoá luận không tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được các ý
Trang 8B NOI DUNG
CHUGNG 1 KHAI QUAT VE DIEU KIEN TUNHIEN, TRUYEN THONG LICH SU- VAN HOA, CON NGUOI BIM SON
1.1 Diéu kién tu nhién
1.1.1 Vi tri dia ly:
Bim Sơn - vùng đất nằm trên con đường thiên lý từ Bắc vào Nam, là điểm địa đầu của tỉnh Thanh, nơi bắt đầu bằng những dãy núi trùng điệp với hai điểm mút đánh dấu, điểm đầu là Dốc Xây và điểm cuối là cầu Tống Giang thơ mộng Nằm ở phía nam dãy núi Tam Diép, thi trén Bim Son (nay 1a thi x4 Bim
Sơn) là một phần đất thuộc vùng cực bắc huyện Hà Trung trước kia Đây là địa bàn không chỉ có một vị trí trọng yếu trong lịch sử đánh giặc của dân tộc ta, mà còn giữ một vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, cơng nghiệp hố - hiện đại hoá đất nước
Bim Sơn nằm cách thành phố Thanh Hoá 34km về phía Bắc, cách thủ đô
Hà Nội 120km về phía Nam, là một vùng đồi núi trung du có nhiều dãy núi đá vôi trùng điệp, xen vào đó là những đồi núi thấp và thung lũng Phía đông thị x4 Bim Son giáp huyện Nga Sơn, phía tây giáp huyện Hà Trung, phía Bắc giáp
thị xã Tam Điệp của tỉnh Ninh Bình
Thị xã Bỉm Sơn thuộc khu vực toạ độ địa lý 20”2' đến 20°9' vĩ độ Bắc,
tổng diện tích tự nhiên là 6.681 ha, trong đó đất đô thị chiếm 5.099 ha, đất ngồi đơ thị là 1.582 ha, đất thổ cư chiếm 213, 44 ha.[1;11] Đây là vùng đất có địa hình thấp dần từ tây sang đông rất phức tạp, vừa mang đặc điểm của vùng bán sơn địa, vừa mang đặc điểm của vùng chiêm trũng
Trang 9bằng, vùng núi đá, vùng đổi và sông suối Ở phía nam có đồi Bỉm, phía tây có
đồi Trạch Lâm, đặc biệt phía Bắc có dãy núi Tam Điệp sừng sững án ngữ quốc lộ 1- con đường thiên lý xưa và nay là tuyến giao thông chiến lược của cả nước
Với vị trí địa lý trên, Bỉm Sơn vừa mang sắc thái văn hoá xứ Thanh vừa tiếp nhận ảnh hưởng văn hoá đồng bằng Bắc Bộ tạo nên sự giao thoa văn hoá giữa
miền Bắc và miền Trung đặc sắc phong phú
Cũng bởi vị thế chiến lược lợi hại ấy, ngay từ những ngày đầu xây dựng và phát triển quốc gia phong kiến dân tộc, trong các cuộc khág chiến chống giặc ngoại xâm, Bim Sơn nhiều lần được chon làm căn cứ, nơi diễn ra những trận đánh quan trọng để tiến công địch, cũng như là nơi bảo toàn lực lượng để tránh thế mạnh ban đầu của giặc, chuẩn bị cho các cuộc phản công đánh bại quân thù
Năm 970 - 980, Lê Hoàn trấn áp xong các thế lực cát cứ đã lên lên ngôi vua, tiếp tục sự nghiệp của Đinh Tiên Hoàng, xây dựng quốc gia Đại Cồ Việt
phát triển
Thế kỷ XV, nghĩa quân Lam Sơn đã chọn vùng đất Bim Sơn là nơi tập kích lực lượng, là nơi trung chuyển lương thực trong thời gian Bắc tiến đánh tan ách thống trị của nhà Minh, giải phóng dân tộc
Giáp tết 1789, Biện Sơn (Bim Sơn) - Tam Điệp là nơi hội quân của Nguyễn
Huệ và Ngô Thì Nhậm chuẩn bị cho cuộc hành quân thần tốc kéo quân ra Bắc đập tan 29 vạn quân xâm lược nhà Thanh
Trang 101.1.2 Tai nguyén thién nhién
Bên cạnh vị thế chiến lược quan trọng đó, Bim Sơn còn là một vùng đất có
tiềm năng to lớn, nhiều tài nguyên khoáng sản, phục vụ cho công cuộc xây
dựng và phát triển kinh tế của đất nước, đặc biệt trong ngành công nghiệp xây dựng Ở Bim Sơn, diện tích mỏ đá là 1.186,8 ha chiếm khoảng 18% tổng diện tích tự nhiên, trữ lượng đá vôi dự báo có vài tỷ m”[1;17] Hiện nay lượng đá vôi thăm dò là 600 triệu mỉ, chất lượng đá vôi ở đây có hàm lượng oxit canxi(CaO) va oxit magié(MgO) rat thích hợp cho sản xuất xi măng và là
nguyên liệu tôt để sản xuất các loại hoá chất như: Đất đèn, bột nhẹ làm chất
lọc đường và làm đá ốp lát, làm giấy làm thuỷ tinh
Cùng với đá vôi, ở Bim Sơn đá phiến sét cũng có trữ lượng khá lớn Trữ lượng thăm dò hiện nay là hơn 300 triệu tấn nhưng dự báo còn lên đến hàng tỷ
tấn.[1;18] Đá phiến sét đầu tiên được phát hiện ở làng Cổ Đam, chất lượng
phù hợp để sản xuất xi măng thay thế hẳn cho loại đất sét dẻo Đất phiến sét là
nguyên liệu chính xếp sau đá vôi để sản xuất xi măng Poóclăng Đặc biệt theo
tài liệu thử sơ bộ đá phiến sét Bim Sơn có thể sản xuất "Keramzit" một loại cốt liệu của bê tông nhẹ, theo đánh giá của các nhà địa chất trong các vùng đã xây dựng nhà máy xi măng như: Hoàng Thạch, Bút Sơn, Nghi Sơn, Hà Tiên
nhưng nguyên liệu đá phiến sét ở Bim Sơn là dồi dào hơn cả
Ngoài hai nguyên liệu trên, Bỉm Sơn còn có đất sét dẻo để làm gạch ngói ở Đông thơn, Đồi thơn, Trạch Lâm với trữ lượng đủ để cho các nhà máy gạch ngói có công suất 100 triệu viên/năm
Với tiềm năng khoáng sản như trên, Bim Sơn hoàn toàn có khả năng phát triển mạnh nền công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng từ thông thường đến cao cấp và ngành công nghiệp hố chất
Khơng chỉ nhiều tiểm năng khoáng sản để phát triển công nghiệp, mà Bim
Trang 11đây có tới 2.105 ha Trong đó hơn một nửa là đất rừng, đất vườn đồi, đất cồn
bãi có thể trồng các cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp
GO Bim Son, nguồn nước ngầm trong lòng đất đã được đoàn địa chất 47 thăm dò và xác định thuộc dạng nước ngầm cácxtơ, trữ lượng khá phong phú để phục vụ cho sản xuất công nghiệp Những dòng sông được sử dụng phục vụ đời sống nhân dân trong sinh hoạt và trong sản xuất như sông Hoạt chảy qua địa phận xã Hà Lan một đoạn dài 720m, sông Tống nằm ở phía nam hai làng Bim và Trạch Lâm (Xã Quang Trung)
Đặc điểm vị trí địa lý, địa hình đã làm cho vùng Bỉm Sơn chịu ảnh hưởng của ba vùng khí hậu xen kẽ là Tây Bắc - Đông Bắc Bắc Bộ và cận Bắc Trung
Bộ Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,6°C, lượng mưa trung bình hàng năm đạt 1.514 mm/năm, năm cao nhất là 2.106 mm, năm thấp nhất đạt 776mm Độ
ẩm không khí trung bình 80% chế độ gió biển chuyển theo mùa Hàng năm có gió Đông Nam thổi vào mùa hè, gió Đông Bắc thổi vào mùa đông, tạo nên khí hậu nắng lắm mưa nhiều, rét sớm Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển
đa dạng các loại cây trong phát triển nông nghiệp Gió phơn Tây Nam khô
nóng trong các tháng 5, 6 lại tạo thuận lợi cho phơi sấy bảo quản sản phẩm
Là vùng đất địa đầu của tỉnh Thanh và tuyến giao thông chiến lược của đất nước, thị xã Bim Sơn có thế mạnh về giao thông vận tải, rất thuận lợi để phát triển kinh tế, sự trao đổi, giao lưu giữa các vùng trong cả nước
Ngay từ đầu thế kỷ XX, vào năm 1905, tuyến đường xe lửa Hà Nội - Thanh Hoá đã chạy qua Bim Sơn Ga Bim Sơn cũng được xây dựng để làm nơi trung chuyển hàng hoá Từ năm 1911, chính quyền thuộc địa đã làm đường ôtô chạy thông đến cửa Bạng Sách "Đại Nam nhất thống chí” đã ghi nhận có cầu Tống Giang và cầu Cổ Đam ở địa phận thuộc thị xã Bỉm Sơn bây giờ [1;12]
Ngày nay, Bim Sơn có trục đường sắt Bắc - Nam chạy qua dài 9,2km,
Trang 12Thôn di Da Nam 4,9km, và một phần đường 7 nối với các địa phương khác trong tỉnh, trở thành đầu mối giao thông của vùng kinh tế động lực phía Bắc của tỉnh Thanh Hoá Hệ thống giao thông nội thị cũng ngày càng hoàn thiện với tổng chiều đài 159,7km trong đó có 28,87km đường nhựa và bê tông nhựa; 4,88km đường rải đá; 38,3km đường cấp phối; 87,8km đường đất và 3,8km
đường sắt chuyên dùng của nhà máy xi măng[1;21]
Là vùng trung tâm công nghiệp, có nền kinh tế đa dạng nằm kề các vùng sản xuất nông - lâm nghiệp của vùng phía bắc tỉnh Thanh Hoá và vùng phía
nam tỉnh Ninh Bình, có đường giao thông thuận tiện, cùng với tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, thị xã Bỉm Sơn có tiểm năng lớn không chỉ phát triển công nghiệp, vật liệu xây dựng mà cả phát triển thương nghiệp, dịch vụ
Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới và sự chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh
tế qua các kỳ Đại hội Đảng bộ thị xã khoá IV (1989), khoá V(1991), khoá VI(1996) thì những tiềm nang ay cia Bim Son, dù là ở dạng tiểm ẩn, đã được
khai thác và phát triển mạnh mẽ
Đó cũng là những điều kiện thuận lợi trong quá trình phát triển đưa thị xã đi lên theo hướng cơng nghiệp hố - hiện đại hoá
1.2 Truyền thống lịch sử - văn hoá, con người Bỉm Sơn 1.2.1 Truyền thống lịch sử:
Bim Sơn là tên gọi của một vùng đất đã trải qua một quá trình phát triển lâu
dài, gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.Đầu thời kỳ Bắc
thuộc, Bim Sơn thuộc huyện Dư Phát, quận Cửu Chân Đến thời Lương Vũ Đế, Bim Sơn thuộc huyện Nhật Nam, quận Cửu Chân rồi huyện Nhật nam, Châu Ái Thời Lý, Tran, Bim Son nằm trong lộ Thanh Hoá Năm 1397, phủ Thanh Hoá đổi thành trấn Thanh Đô, Bỉm Sơn lúc này thuộc huyện Tống Giang,
Châu Ái, trấn Thanh Đô Đến thời Lê so, Bim Son thuộc về huyện Tống
Trang 13phủ Hà Trung, Thanh Hoa nội trấn Thời Nguyễn, năm Minh Mệnh thứ
12(1831), đổi trấn Thanh Hoa làm tỉnh Thanh Hoa Năm Thiệu Trị thứ ba (1843) đổi thành tỉnh Thanh Hoá
Địa phận Bỉm Sơn vào thời Nguyễn có xã Trạch Lâm, thôn Cổ Đam, thôn Cẩm La, trang Biển Sơn, trang Phú Dương, trang Đồng Căng, thôn Điền Lô, trang Da Nam, thơn Đồi thuộc xã Phú Điền, thôn Đông, trang Mỹ Quan (tổng Đông Bạn) trong suốt thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, các làng xã ở Bỉm
Sơn không có gì thay đổi Sau Cách mạng Tháng Tám, có sự thay đổi về hành
chính, Bim Sơn thuộc về hai xã Hoạt Giang và Tống Giang, huyện Hà Trung
Đến năm 1954, Bim Son lại thuộc về hai xã Hà Dương và Hà Lan, huyện Hà
Trung Ngày 8/3/1967, theo Quyết định số 89/NV của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Thị trấn nông trường Hà Trung được thành lập thuộc huyện Hà Trung Tháng 6/1977, theo Quyết định số 140/BT của Bộ trưởng Phủ Thủ tướng, thị trấn Bim Sơn ra đời trực thuộc tỉnh Thanh Hoá.Trải qua một quá trình phát triển, ngày 18/12/1981, theo Quyết định số 157/HĐBI, thi x4 Bim Son được thành lập gồm thị trấn Bim Sơn, thị trấn Nông trường Hà Trung và các xã Hà Lan, Quang Trung của huyện Trung Sơn Tháng 9/1983, ba phường Ba Đình, Lam Sơn, Ngọc Trạo được thành lập Tháng 2/ 1991, thị trấn Nông trường Hà Trung đổi tên thành Phường Bắc Sơn Hiện nay, thị xã gồm có bốn phường: Ba Đình, Lam Sơn, Ngọc Trạo, Bắc Sơn và hai xã Hà Lan, Quang Trung
Tên goi Bim Sơn có lẽ xuất hiện ở nửa sau thế kỷ XIX Trong sách Tổng , trấn xã danh bị lãm (biên soạn đầu thế ký XX) không thấy địa danh Bim Sơn mà chỉ thấy địa danh trang Biển Sơn Trong sách Đại Nam nhất thống chí có
†
Trang 14Trong suốt hơn một nghìn năm đen tối dưới thời Bắc thuộc, cùng với nhân dân cả nước, nhân dân Bim Sơn đã nhiều lần đứng lên chống lại ách đô hộ của ngoại bang
Năm 40, Bim Sơn đã hoà vào phong trào ủng hộ cuộc khởi nghĩa Hai Bà
Trưng nổi lên ở vùng Lữu Châu (Thanh Hoá)
Năm 248, nhân dân các làng Bim Sơn lại tham gia tích cực vào cuộc khởi nghĩa đánh đuổi giặc Ngô do nữ anh hùng Triệu Thị Trinh khởi xướng và lãnh đạo
Bằng sự góp sức không mệt mỏi, các thế hệ nối tiếp nhau ở đây đã góp phần vào việc giành lại quyền độc lập tự chủ, kết thúc thời kỳ Bắc thuộc Truyền thống đấu tranh bất khuất của nhân dân Bim Sơn tiếp tục được kế thừa và phát triển trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ quốc gia phong kiến độc lập Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai (1284 -1285), nhân dân Bim Sơn đã góp phần cùng nhân dân trong lộ Thanh Hoá bảo vệ an toàn
cho cơ quan đầu não kháng chiến
Vào thế kỷ XV, nhân dân Bim Sơn đã giúp cho khởi nghĩa của Lê Lợi tiêu diệt quân Minh, mở đường Bắc tiến giải phóng cả nước, dựng nên vương triều sáng giá nhất trong các triều đại phong kiến dân tộc- Nhà Lê
Những địa danh đến nay vẫn còn như một minh chứng của lịch sử như: Đình làng Gạo, đèo Ba Dội, Đơi Ơng là những chứng tích anh hùng của một
thời toàn dân Bim Sơn theo vua Quang Trung đi đánh giặc giữ nước ở thế kỷ XVIII
Trang 15biệt là đã xây dựng chiến luỹ Ba Đình (Nga Sơn) một trong những trung tâm
kháng Pháp nổi tiếng của cả nước, làm cho kẻ thù phải khiếp sợ
Phong trào Cần Vương thất bại, thực dân Pháp ngày càng xiết chặt ách đô hộ lên đất nước ta Nhân dân cả nước, nhân dân Bim Sơn lầm than trong đói
nghèo, cơ cực, bị tước đoạt quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh
phúc Sự áp bức bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp và tay sai đã làm cho các làng xã Bim Sơn ngày càng thêm xơ xác tiêu điều Đúng như lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã nói " Sự áp bức bóc lột vô nhân đạo của đế quốc Pháp đã làm cho đồng bào ta hiểu rằng có cách mạng thì sống không có cách mạng thì chết" Với lòng yêu quê hương đất nước cùng ý chí quật cường, nhân dân Bim Sơn đã kế tiếp nhau đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, giành chính quyền vào mùa thu Tháng Tám 1945 Tiếp đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Bim Sơn đã đứng lên tiến hành cuộc chiến tranh cách mạng trong ba mươi năm chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước Trong hơn 20 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cùng với công cuộc xây dung quê hương, nhân dân Bim Sơn không những làm tròn
nhiệm vụ của hậu phương, mà còn góp phần cùng nhân dân miền Bắc đánh
thắng hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ Một trong những chiến công vang dội của quân và dân Bim Sơn trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ là đã bắn rơi chiếc máy bay F4 của địch và bắt sống tên giặc lái ngày 18/9/1967.[1;58]
Truyền thống đấu tranh bất khuất của nhân dân Bỉm Sơn không chỉ thể hiện
Trang 16xướng và lãnh đạo làm xuất hiện nền kinh tế nhiều thành phần và nhiều loại
hình kinh tế năng động ở Bim Sơn Đặc biệt, sự ra đời của nhà máy xi măng Bỉm Sơn đã đưa Bim Sơn thành trung tâm công nghiệp, tận dụng những điều
kiện tiềm năng thuận lợi để xây dựng phát triển nhà máy, tạo công ăn việc làm
cho nhiều công nhân, làm thay đổi diện mạo của một vùng kinh tế mà trước
kia chủ yếu là nông nghiệp
Là vùng đất giàu tiém năng, trải qua nhiều giai đoạn phát triển của lịch sử
dân tộc, tích hợp và bảo tồn được những giá trị văn hoá cao đẹp, Đảng bộ và nhân dân Bim Sơn có đủ tinh thần và khả năng góp phần thực hiện thành công
đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, để phát triển Bỉm Sơn
thành thị xã vững mạnh về mọi mặt, đầu tàu trong vùng kinh tế động lực phía
Bắc tỉnh Thanh Hoá
Như vậy, đi lên từ khó khăn nghèo khổ, song các thế hệ của nhan dan Bim Sơn, dưới sự lãnh đạo của Đảng, với tinh thần yêu nước và cách mạng, đã
không ngừng vươn lên phát huy thế mạnh, khắc phục những hạn chế, để ngày
một đưa thị xã phát triển, đi lên cùng đất nước Từ 1977, dân s6 Bim Son là 22.800 người, tính đến tháng 4 năm 1999 là 53.936 người và hiện nay dân số là 55.940 người Trong đó nam chiếm 50,5% và nữ chiếm 49,5% Số người có trình độ cao đẳng là trên 14%, trung học chuyên nghiệp là 22,5% so với tổng số lao động Thành phần dân cư gồm 12 dân tộc, trong đó đa phần là người Kinh
Nằm trên mảnh đất có nhiều tiém nang, nhiều truyền thống quý báu trong
sự nghiệp dựng nước và giữ nước, con người Bim Sơn có phẩm chất chịu khó, năng động tiếp thu nhanh những kỹ thuật tiên tiến áp dụng trong sản xuất
Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp xây dựng như
Trang 171.2.2 Bim Son - véi truyền thống văn hoá
Nằm trong vùng có nền văn hoá lâu đời đã khá phát triển từ thời Hoa Lộc
(hậu kỳ đá mới),[1;34] lại là vùng đất địa dau cua xt Thanh, cu dan Bim Son đã sớm hình thành một nền văn hoá đa dạng vừa có tính dung nạp vừa có sức
lan toả Là vùng đất của huyền thoại, Bim Sơn chứa nhiều truyền thuyết dân gian nổi tiếng Đó là truyền thuyết về công chúa Liễu Hạnh đã 3 lần giáng
trần, hiển thánh tại Sòng Sơn.[1;35] Truyền thuyết về chàng Từ Thức, người làng Cẩm La, chán quan trường đi ngao du sơn thuỷ, sau đó nỗi nhớ quê hương đã từ giã cõi tiên trở về cõi trần Đời sống nội tâm phong phú, giàu sức tưởng tượng của nhân dân trong vùng đã làm cho nhiều tên làng, tên núi, tên sông ở Bim Sơn trở thành cốt lõi lịch sử văn hoá của những câu chuyện dân
gian ly thú như chuyện ông tổ làng Cẩm La, chuyện Khe Tiến Đằng sau
những tình tiết ly kỳ thần bí của các truyền thuyết dân gian ấy là lòng yêu quê hương đất nước tha thiết, là khát vọng chiến thắng đói nghèo, ghét bất công,
bạo ngược và ẩn chứa tính tương thân, tương ái của người dân Bỉm Sơn
Cũng như các làng quê khác, lễ hội là một trong những hoạt động văn hoá tỉnh thần chủ yếu của người dân Bim Sơn như lễ hội đền Từ Thức ở làng Cẩm
La (Quang Trung), lễ hội ở đền Dốc Xây, đền Chín Giếng Nhưng lễ hội đông vui nhất, được cả nước biết đến nhất vẫn là lễ hội đền Sòng Sơn (từ ngày 10 đến 26/2 âm lịch) với những nghi lễ như rước kiệu long trọng Lễ hội đền Sòng Sơn nơi gắn kết giữa hiện thực và huyền thoại đã đi vào ca dao :
“Còn trời, còn nước, còn non
Mùng mười rước Mẫu ta còn đi xem
Ai về nhắn chị cùng em Rủ nhau dắt ríu đi lên đền Song"
Hay: "Nhất vui là hội Phủ Giày
Trang 19CHƯƠNG 2 QUA TRINH HINH THANH VA PHAT TRIEN CUA NHA
MAY XI MANG BIM SON
2.1 Chủ trương xây dung nha may xi mang Bim Son cua Dang va nha
nước
Cuối thập kỷ 60, khi cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước của dân tộc đang đi vào giai đoạn ác liệt nhất thì Đảng và Nhà nứơc ta đã hoạch định một chiến lược xây dựng, để sau khi thống nhất đất nước dân tộc ta bắt tay ngay vào công cuộc xây dựng kiến thiết đất nước Trên cơ sở đó, Nhà nước đã hoạch định chiến lược xây dựng một số công trình lớn như nhà máy thuy điện Hoà Bình, nhà máy nhiệt điện Phả Lại, cầu Thăng Long Để đáp ứng một phần nhu cầu về xi măng cho công cuộc xây dựng các công trình, Đảng và Nhà nước chủ trương xây dựng một nhà máy xI măng có công suất lớn tại khu vực Bim Sơn
Mục đích của chủ trương này là:
Thứ nhất: Sau khi xây dựng xong nhà máy ởi vào hoạt động sản xuất sé đem lại hiệu quả to lớn về kinh tế, quốc phòng cho đất nước; mở ra một khu công nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng lớn nhất ở khu vực Bắc miền Trung, cung cấp vật liệu xi măng cho cả nước, phục vụ các công trình trọng điểm quốc gia như: nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, cầu Thăng Long, nhiệt điện Phả Lại Song trước mắt nó phục vụ cho việc xây dựng lại hệ thống giao thông bị huỷ hoại do chiến tranh, giải quyết nạn khan hiếm xi măng của đất nước, trong lúc chỉ có nguồn sản xuất ít ỏi của xI măng Hải Phòng và sau này có thêm x1 măng Hà Tiên
Thứ hai: Giải quyết công ăn việc làm cho hàng vạn người, góp phần xây
dựng đội ngũ công nhân hiện đại, có trình độ kỹ thuật cao, nắm bắt được các
Trang 20Thứ ba: Nhà máy xi măng Bim Sơn là khu công nghiệp lớn tạo nên một
trung tâm kinh tế phía Bắc tỉnh Thanh Hoá, đồng thời thu hút nguồn nhân lực
đồi dào cua tỉnh và các tính phía Bắc miền Trung, góp phần nhanh chóng đô
thị hoá vùng đồi núi Bim Sơn
Thứ tư: Nhà máy xi măng Bim Sơn còn là công trình mang ý nghĩa lịch sử lớn nhất trong chiến tranh và trong xây dựng, thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị giữa nhân dân Liên Xô và nhân dân Việt Nam
Với những ý nghĩa to lớn ấy, Đảng và Nhà nước ta đã nhanh chóng chỉ đạo các cấp, các ngành tập trung bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ xây dựng nhà may xi mang Bim Son [14;17]
2.2 Bước đầu xây dựng nhà máy (1968 - 1977)
2.2.1 Tiến hành công tác khảo sát thăm dò địa chất (1966 - 1974)
Ngày 15/10/1968, ngay khi khu IV đang là trọng điểm đánh phá ác liệt của đế quốc Mỹ, được sự đồng ý của Nhà nước, Tổng cục địa chất đã quyết định giao nhiệm vụ cho Đoàn 306 (trước kia là Đoàn 46) tiến hành khảo sát thăm dò địa tầng khu vực Bim Sơn - Tam Điệp, nhằm xác định tài nguyên khoáng
sản để chuẩn bị cho việc xây dựng một nhà máy xi măng
Ngày 10/2/1969, cuộc khảo sát thăm dò được bắt đầu triển khai ở mỏ đá vôi Yên Duyên, mỏ đá phiến sét Cổ Đam, mỏ puzơla Long Khê và địa tầng
nhiều vùng thuộc khu vực Bỉm Sơn trên phạm vi 10km/?
Trang 21dựng một nhà máy x1 măng với công suất 2 triệu tấn / năm Ngoài nguyên liệu chính là đá vôi và đất sét dùng sản xuất vôi và xi măng rất tốt còn có thể sản xuất một số sản phẩm khác như Sôđa, đất đèn, làm phụ gia, làm giấy, làm
thuỷ tinh
Ngày 16/3/1974, trên cơ sở những cứ liệu khoa học về tài nguyên và vị trí cua Bim Sơn, Đảng và Nhà nước quyết định xây dựng trên khu vực này một nhà máy x1 măng hiện đại có công suất lớn nhất nước ta.[1;63]
2.2.2 Chuẩn bị cơ sở vật chất (1974 - 1977) Bước đầu chuẩn bị cơ sở vật chất:
Sau khi khảo sát thăm dò địa chất vùng đất Bim Sơn, phương án xây dựng
nhà máy xi măng Bim Sơn được hoạch định Đồng thời, vị trí mặt bằng xây
dựng cùng nguồn nguyên liệu cung cấp cho nhà máy đã được chính thức xác định
Về vị trí Nhà máy xi măng Bim Sơn được đặt cách ga xe lửa Bim Sơn
khoảng 3km về phía đông bắc chiếm diện tích chừng 50ha trong điạ hình thung lũng đá vôi và đất sét là hai nguyên liệu chính với trữ lượng rất lớn
Nhà máy xi măng Bim Sơn được thiết kế ở vị trí trung tâm một thị trường
tiêu thụ gồm các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Thái Bình, Ninh Bình, Nam Hà Về mặt vị trí địa lý nhà máy xi măng Bim Sơn có những đặc điểm như:
-Nhà máy nằm sát vùng nguyên liệu chính:
+ Đá vôi: Thuộc dãy núi Tam Điệp và các vùng phụ cận trữ lượng 270 triệu tấn, có hàm lượng MgO và SiO, cao thuận lợi để sản xuất vôi, xi
mang.[13 ;43]
+ Đất sét làm xi măng chạy dọc theo trục đường B từ ngã tư ga đến khu chuyên gia, trữ lượng 64 triệu tấn, được khai thác từ mỏ Cổ Đam cách nhà máy gần 2km.[13;43]
Ngoài hai nguyên liệu chính ở trên trong phối liệu còn sử dụng xi pirit làm
Trang 22Thao tỉnh Phú Thọ Xi pirit được vận chuyển về nhà máy bằng đường sắt Thạch cao mua ở Lào và vận chuyển từ Quảng Trị ra Bim Son
Về nhiên liệu, nhà máy sử dụng than cám số 3 Hòn Gai, than được vận chuyển bằng đường thuỷ từ Quảng Ninh về cảng Ninh Phúc tỉnh Ninh Bình
bằng đường sắt trực tiếp về nhà maý, than Na Dương loại 1 được khai thác ở Lạng Sơn được vận chuyển bằng đường sắt về Bỉm Sơn
Xây dựng nhà máy xi măng Bim Sơn, Đảng và Nhà nước ta nhận được sự
hợp tác giúp đỡ to lớn của nhân dân Liên Xô Theo ký kết thảo thuận giữa hai
chính phủ Việt Nam và Liên Xô thì Liên Xô sẽ giúp ta toàn bộ công nghệ và trang thiết bị hiện đại, thiết kế kỹ thuật để xây dựng nhà máy với hai dây chuyền sản xuất xi măng có công suất 1,2 triệu tấn/năm Không những thế, Liên Xô còn giúp đỡ trực tiếp và toàn diện từ khâu thiết kế đến trang thiết bị kỹ thuật máy móc tiên tiến Đồng thời Liên Xô đưa sang Việt Nam một tập thể chuyên gia có trình độ chuyên môn cao giúp ta lắp đặt, xây dựng, vận hành và hiệu chỉnh nhà máy
Như vậy, việc xây dựng Nhà máy xi măng Bim Sơn đã hội tụ trên một vị thế thuận lợi về 4 phương diện cơ bản là thị trường tiêu thụ rộng lớn, nguồn nguyên vật liệu phong phú, giao thông thuận lợi và nguồn nhân lực sản xuất đồi dào, sự giúp đỡ tận tình của các chuyên gia Liên Xô Đó là những điều kiện thuận lợi cơ bản có tính chiến lược của Nhà may xi mang Bim Son
2.2.3 Tiến hành xây dựng nhà máy (1974 - 1977)
Sau khi hồn thành cơng việc xây dựng cơ sở vật chất ban đầu cho nhà máy, công trường xây dựng Nha may xi mang Bim Sơn bước sang gia1 đoạn mới, giai đoạn tổ chức thi công lắp đặt tiến hành xây dựng nhà máy
Giai đoạn này bắt đầu từ tháng 2/1977 đến tháng 2/1982, nhằm thi công
xây dựng các hạng mục chủ yếu của Nhà máy xi măng Bim Sơn Nhiệm vụ
đặt ra của cán bộ, công nhân công trường là khẩn trương, nhanh chóng xây
Trang 23thành và đưa dây chuyền sản xuất số 1 vào hoạt động Cuộc xây dựng thi công các cụm hạng mục chủ yếu như:
- Cụm công trình mỏ và đường vào mỏ bao gồm xây dựng một con đường nhựa hiện đại có sức chịu tải cao Xây dựng khu mỏ đá đủ sức khai thác hàng năm từ 1,5 đến 2 triệu tấn đá vôi sạch ít tạp chất [13;52]
- Cụm nguyên liệu gồm nơi nghiền và phân loại nguyên liệu Lắp đặt hai hệ thống máy nghiền lu có kích thước 4x13,5m công suất 160 tấn/giờ.[13;53] Hai hệ thống máy nghiền sấy than làm việc theo chu trình khép kín, với công suất 26,5 tấn/giờ, cùng hệ thống vận chuyển đá phiến sét, đất bùn, xỉ pi-rit
- Cụm thành phần bao gồm hệ thống xi lô chứa xi măng rời, hệ thống đóng bao xi măng và xuất xi măng rời
- Cụm năng lượng gồm hai trạm biến thế cỡ lớn 110/63kw, mỗi máy có cơng suất 40.000KVA Ngồi ra có các trạm phân phối, hệ thống cáp ngầm Điện dùng cho Nhà máy xi măng Bim Sơn được lấy từ đường dây tải điện quốc gia 110KV từ Ninh Bình đi Thanh Hoá
Bên cạnh đó còn có các cụm công trình vận chuyển, cụm công trình phụ
trợ
Đầu năm 1977, theo kế hoạch đã định, Liên Xô cử các chuyên gia đến công trường trực tiếp giúp đỡ thi công và xây dựng nhà máy Lúc đầu đoàn
chuyên gia Liên Xô có hơn 100 người, sau đó có 263 người do đồng chí Tahu làm trưởng đoàn Đoàn chuyên gia Liên Xô bao gồm những người có ngành
nghề khác nhau trong lĩnh vực xây dựng, đây là những chuyên gia lành nghề, có trình độ kỹ thuật cao
Trang 24Cũng trong thời gian này, giữa năm 1977, quá trình xây dung Nha may xi mang Bim Sơn cũng gặp một số khó khăn như: Trong khi công trường thi công đào móng lò nung số 1 và bể bùn thì gặp phải hang động Cacxtơ, một hiện tượng địa chất phức tạp Đây là những khó khăn bước đầu của ta trong quá trình xây dựng, khi kinh phí thì ít, kinh nghiệm xử lý chưa có Song với
khẩu hiệu ” Bắt hang động phải cúi đầu cho nhà máy mọc lên", [13;54]vượt qua nắng lửa gay gắt, mưa bão luôn xảy ra, các cán bộ, công nhân, kỹ sư của
các đoàn địa chất 306, xí nghiệp khảo sát xây dựng số 2, xí nghiệp khai thác nước đã khắc phục được sự cố đó Với sự hợp tác chặt chẽ giữa hai nhà nước Liên Xô và Việt Nam, đầu năm 1978 một đoàn chuyên gia Liên Xô do giáo sư, viện sỹ Viện Hàn Lâm khoa học Liên Xô A.Bramốp dẫn đầu sang Việt
Nam Bằng phương pháp "Đào móng đến đá gỗi và sử lý bằng bê tông đòn",
hiện tượng Cáctơ ngầm đã được xử lý
Sang năm 1979, hơn 13.000 cán bộ, công nhân, bộ đội và tập thể chuyên gia Liên Xô trên công trường tập trung thi công phần ngầm và xây lắp xen ké
phần nổi của dây chuyền công nghệ số 1.[13;58§] các đơn vị xây dựng và lắp
máy hoàn thành lắp ráp lò nung số 1 và phần xây cụm công trình cáp điện Bước sang năm 1980, tuy gặp nhiều khó khăn về vật tư thiết bị, lại bị các
cơn bão số 3, 4 gây nhiều thiệt hại, nhưng cơng trường vẫn hồn thành nhiều
hạng mục công trình, cơ bản hoàn thành 90 % khối lượng công việc xây dựng
của dây chuyền số 1
Trang 25công việc được thi công nối tiếp nhau hoàn thành Cuối tháng 10, dây chuyền số 1 đã được thi công lắp ráp hoàn chỉnh với khối lượng 10.830 tấn
Ngày 22/12/1981, kỷ niệm 37 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, lò nung số 1 chính thức đi vào hoạt động sản xuất Mẻ Clanhke đầu tiên
cua Nha may xi mang Bim Son da ra lò vào hồi 10 giờ sáng
Tiếp đó, ngày 28/12/81, những bao xi măng Bim Sơn đầu tiên mác P400, nhãn hiệu “Con voi" của nhà máy xi mang Bim Son đã chính thức xuất xưởng.[13;62]
Việc dây chuyền số 1 của Nhà máy xi măng Bim Sơn đi vào hoạt động và cho những tấn xi măng đầu tiên tạo điều thuận lợi cơ bản cho việc xây dựng dây chuyền số 2 và tiếp tục hiệu chỉnh máy móc sau này Từ tháng 2/1982, toàn công trường tập trung thi công xây lắp dây chuyền sản xuất số 2 Cùng với những kinh nghiệm đã có trong quá trình xây lắp dây chuyền số 1,việc xây
lắp, hiệu chỉnh dây chuyền số 2 có những điều kiện thuận lợi, tốc độ hồn
chỉnh các cơng đoạn của dây chuyền càng nhanh chóng hơn
Ngày 6/11/1983, kỷ niệm lần thứ 66 Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại, dây chuyền sản xuất số 2 chính thức đi vào hoạt động Có thể nói đây là thành tích tuyệt vời của hàng vạn cán bộ, công nhân, kỹ sư và các chuyên gia Liên Xô Đó là những thành quả to lớn của họ sau những năm tháng lao động quên
mình trên công trường xây dựng Nhà máy xi măng Bỉm Sơn, để đáp ứng nhu
cầu xi măng quan trọng cho việc xây dựng kinh tế, củng cố quốc phòng Những thành tích đó ngày càng tô đậm thêm tình hữu nghị và sự hợp tác giữa Việt Nam - Liên Xơ
2.3 Hồn thành xây dựng nhà máy và đi vào sẵn xuất, phát triển (1982 - 2000)
2.3.1 Hoàn thành xây dựng nhà máy:
Trang 26ngày 22/12/1981, lò nung số 1 đi vào sản xuất, vào 10 giờ sáng cùng ngày, mẻ
Clanhke đầu tiên đã ra lò trước sự cảm động và vui mừng của hàng nghìn cán
bộ, công nhân viên Việt Nam và Liên Xô
Ngày 28/12/1981, những bao xI măng P400 mang nhãn hiệu "Con voi” của Nhà máy xi măng Bim Sơn đã ra xưởng Sự kiện này đánh dấu quá trình hoàn thành xây dựng của nhà máy Những bao xi măng Bim Sơn da toa đi khắp mọi miền của đất nước góp phần xây dựng những công trình mới của Tổ Quốc và nhân dân
Trên cơ sở những thành quả của dây chuyền số 1, tháng 2/1982, cán bộ, cơng nhân tồn cơng trường tập trung thi công xây lắp dây chuyền sản xuất số 2 Đến đầu tháng 11/1983, dây chuyền sản xuất số 2 đã hoàn thành và chính thức đi vào sản xuất
Song song với việc hai dây chuyền đi vào sản xuất, từ năm 1983 đến năm 1985, các đơn vị trên công trường tiếp tục xây lắp các phần còn lại hoàn chỉnh nhà máy Đến hết tháng 1 năm 1985, nhà máy chính thức được xây dựng hoàn chỉnh
Ngày 3/2/1985, Đảng, Nhà nước đã tiến hành tổ chức trọng thể lễ khánh thành nhà máy Đồng chí Đỗ Mười, Uy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và đồng chí V.N
Sapơrin, đại sứ Liên Xô tại Việt Nam đã cắt băng khánh thành nhà máy trước sự chứng kiến của hàng vạn cán bộ, công nhân, bộ đội, những người lao động Việt Nam và cán bộ, chuyên gia Liên Xơ cùng tồn thể phóng viên báo chí,
tuyên truyền trong và ngoài nước
2.3.2 Bước đầu nhà máy di vào tổ chức sản xuất:
Trang 27một phần tự động hoá, cùng với trang thiết bị máy móc hiện đại Ngay sau khi có quyết định thành lập nhà máy, bộ máy quản lý nhanh chóng hình thành, Ban Giám đốc đầu tiên gồm giám đốc, phó giám đốc giúp việc cho ban giám đốc gồm có 4 phòng
Trước khi nhà máy đi vào sản xuất, một trong những công việc chuẩn bị hàng đầu được đặt ra đó là đào tạo đội ngũ công nhân Vì vậy, song song với quá trình xây dựng nhà máy, một lớp công nhân được đào tạo gấp rút trong thời gian ngắn Vì vậy, ngay sau khi bước vào sản xuất những bao xi măng đầu tiên, nhà máy đã có một đội ngũ cán bộ công nhân viên đáp ứng yêu cầu sản xuất và không ngừng tăng lên về số lượng và trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Năm1980, nhà máy có 907 cán bộ, công nhân viên, bao gồm 1 Phó tiến sỹ, 58 người có trình độ đại học, 68 người có trình độ trung học và 757 người là công nhân kỹ thuat[13;78] Nam 1982 có 1.583 công nhân Năm 1985 có 2.771 người, trong đó nữ công nhân viên có 547 người Hiện nay,số công nhân đã lên đến 3.000 người.[14;54] Đội ngũ công nhân nhà máy về cơ bản là lực lượng thanh niên ham hiểu biết, dễ tiếp thu những thành tựu khoa học kỹ thuật Số công nhân này chủ yếu là con em Bim Sơn và các địa phương của tinh Thanh Hoda, Ninh Binh
Ngay sau khi thành lập và bước đầu sản xuất, do gặp nhiều khó khăn do cơ chế quản lý hành chính tập trung quan liêu bao cấp cộng với những khó khăn về điện, than, công nhân viên đã làm cho nhà máy lâm vào tình trạng tiêu
thụ sản phẩm xi măng không kịp thời Nhưng được sự quan tâm chỉ đạo của
Trang 28tấn/g1ờ/1983( tăng 20 tấn), riêng tháng 11 năm 1983 đạt 143 tấn/giờ Lò nung năm 1982 đạt 58 tấn/giờ - tăng 12% Sau 10 tháng vận hành, nhà máy đã đưa lò nung số 1 đạt gần với công suất thiết kế Năm 1982, sản xuất và tiêu thụ 131.438 tấn xI măng rời và bao, đến năm 1983 đã đạt 292.485 tấn xi măng (
tăng 93% so với năm 1982).[13;97]
Qua hai năm sản xuất, đến năm 1984, bộ máy cán bộ, quản lý đã từng
bước đi vào nề nếp Đội ngũ công nhân trưởng thành cả về số lượng và chất
lượng Công suất máy móc, thiết bị sản xuất và năng suất lao động được nâng lên Đây là năm mà nhà máy đã hoàn thành vượt mức kế hoạch Kết quả sản xuất và tiêu thụ 459.022 tấn xi măng đảm bảo chất lượng và trọng lượng đạt
101,1% kế hoạch, tăng 55% kế hoach so với năm 1983.[13;97]
Năm 1985, nhà máy sản xuất và tiêu thụ được 426.828 tấn xi măng bao và rời, đạt 103,7% kế hoạch Đặc biệt năm 1985, nhà máy đã khánh thành toàn bộ dây chuyền và sản xuất được tấn xi măng thứ l triệu
Nhìn lại thành quả 4 năm, với một chặng đường không dài, nhà máy đã vượt qua nhiều thử thách, trong cơ chế hành chính quan liêu bao cấp, sản xuất được 1.329.773 tấn xi măng rời và bao đạt tiêu chuẩn chất lượng cao Đây là thành quả lao động của hàng vạn lao động, hàng vạn cán bộ, công nhân, bộ đội Việt Nam và các chuyên gia Liên Xô trong nhiều năm xây dựng và bước đầu thực hiện sản xuất Kết quả đó dã đánh dấu sự trưởng thành trong giai
đoạn đầu tiên của Nhà máy xi măng Bỉm Sơn Nó thể hiện sự lớn mạnh của giai cấp công nhân Việt Nam trong tiến trình phát triển, xây dựng và bảo vệ tổ
quốc trong thời bình Đồng thời, nó cũng thể hiện tình cảm đoàn kết, hữu
nghị, gắn bó giữa nhân dân Liên Xô và nhân dân Việt Nam
2.3.3 Nhà máy xi măng Bửm Sơn trong thời kỳ đổi mới(1986 - 2003)
Trang 29kinh tế xã hội chủ nghĩa Dưới ánh sáng nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI mà tỉnh thần cơ bản là đổi mới tư duy, nhất là tư duy kinh tế, xi măng Bỉm Sơn đã có bước phát triển mới Được sự giúp đỡ của chuyên gia Liên Xô, cán bộ công nhân viên chức đã hoàn toàn làm chủ được thiết bị và khai thác năng lực thiết bị ngày càng có hiệu quả cao Sản lượng năm sau cao hơn năm trước, năm 1990 đã sản xuất được hơn 1 triệu tấn xI măng cho đất nước
Từ năm 1988 đến năm 1992, Nhà máy xi măng Bim Sơn đã sản xuất được 4,7 triệu tấn xi măng tăng gấp 2 lần so với 5 năm trước Lợi nhuận hàng năm tăng cao, thu nhập hàng tháng của cán bộ công nhân viên chức ngày càng được nâng cao, đời sống ngày càng ổn định
Trang 30năng cạnh tranh sản phẩm xi măng Bỉm Sơn nhưng không để người lao động mất việc làm đảm bảo đời sống cho người lao động
Từ định hướng ấy và thực hiện chủ trương cổ phần hoá các doanh nghiệp của Đảng và Chính phủ, Công ty đã tiến hành cổ phần hoá phân xưởng sản xuất vỏ bao thành công ty cổ phần bao bì Bỉm Sơn công suất 20 triệu vỏ bao/năm Công ty cổ phần bao bì Bỉm Sơn đã thu hút gần 300 lao động sản
xuất kinh doanh phát triển tốt
Năm 2003, Công ty cổ phần bao bì Bỉm Sơn đã xây dựng thêm một dây chuyền sản xuất mới nâng công suất nhà máy lên 40 triêu vỏ bao/năm, bằng vốn tự có của công ty.[7;3]
Vừa ổn định vừa tiến hành cải tiến quản lý, tổ chức lại sản xuất, nâng cao
năng lực sản xuất kinh doanh bằng đầu tư chiều sâu, hiện đại hoá dây chuyền
công nghệ trong tiến trình cơng nghiệp hố - hiện đại hố đất nước, Cơng ty đã hoạch định chương trình hiện đại hoá nâng cao công suất nhà máy với gial đoạn: Cải tạo hiện đại hố nâng cơng suất lò nung số 2 lên 1,2 triệu tấn xi măng/năm, sản xuất bằng phương pháp khô hiện đại và xây dựng dây chuyền mới 2 triệu tấn xi măng/năm ngay trong nhà máy để giảm suất đầu tư xây dựng
Ngày 17/2/2003, ngọn lử lò nung Clanhkes bằng phương pháp khô đã rực
cháy cho những tấn sản phẩm đầu tiên đạt chất lượng rất cao Đây là dự án cải
tạo hiện đại hoá có suất đầu tư thấp, chất lượng cao, tiết kiệm và đảm bảo an toàn Năm 2003, năm đầu sản xuất theo chế độ chạy bảo hành cơ điện nhưng đã sản xuất vượt công suất thiết kế góp phần đạt sản lượng hơn 2 triệu tấn xI
măng bằng 120% kế hoạch năm
Được sự đồng ý của Chính phủ cho phép tiếp tục lộ trình hiện đại hoá nhà máy, ngày 9/3/2004, Công ty xi măng Bim Sơn thực hiện dự án xây dựng
Trang 31Ngày 3/6/2004, Tổng công ty xi măng Việt Nam đã ký quyết định đầu tu dự án xây dựng dây chuyền mới xi măng Bim Sơn 2 triệu tấn/năm
Những thành tựu trong sản xuất và kinh doanh của nhà máy từ 1982- 2003 được thể hiện rõ nét trong bảng thống kê (phụ lục 1)
Với những thành tích xuất sắc đạt được trong suốt thời kỳ đổi mới, tập thể
cán bộ công nhân viên chức, Công ty xi măng Bim Sơn đã được Nhà nước trao tặng danh hiệu cao quý “Anh hùng lao động"
Kể từ ngày thành lập đến năm 2003, Công ty xi mang Bim Son df sản xuất va tiéu thu dat 11.463ty VND lợi nhuận đạt 830 tỷ đồng VN, nộp ngân sách 1.721 tỷ VNĐ[7;2] Xi măng Bim Sơn mang nhãn hiệu "Con voi" đã xây dựng nhiều công trình trọng điểm quốc gia như thuỷ điện Hoà Bình, cầu Thăng Long, cầu Bến Thuỷ, đường dây tải điện 500KV và nhiều cơ sở hạ tầng quan trọng khác của đất nước, góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Vừa phát triển sản xuất, Công ty vừa chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên chức thu nhập bình quân hàng tháng mỗi người hơn 2 triệu VNĐ, đảm bảo chế độ khác cho người lao động, quan tâm đến các hoạt động xã hội, từ thiện Công ty đã nhận phụng dưỡng suốt đời 136 mẹ Việt Nam Anh hùng và gia đình thương binh liệt sỹ khó khăn; đóng góp vào quỹ đền ơn đáp nghĩa; quỹ xoá đói giảm nghèo; các quỹ từ thiện khác mỗi năm hơn 1 tỷ VNĐ; ủng hộ địa phương xây dựng nhiều cơ sở hạ tang như trường học, bệnh viện, đường giao thông, hệ thống thuỷ lợi và xây dựng nhà ở cho người nghèo Riêng năm 2004, Công ty đã đóng góp 1,5 tỷ VNĐ để xây dựng 300 ngôi nhà cho người nghèo tỉnh Thanh Hoá.[3;3]
Kết quả sản xuất, kinh doanh của Công ty xi măng Bim Sơn đã góp phần to lớn cùng toàn Đảng, toàn dân thực hiện mục tiêu vì: Dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng dân chủ, văn minh
Trang 32mặt ở thị trường nhiều nước, góp phần vào việc thực hiện một trong 3 Chương
trình Kinh tế lớn mà nghị quyết Đại hội lần thứ VI của Đảng đã vạch ra
Từ khi ra đời đến nay Nhà máy xi mang Bim Son ma nay 1a Cong ty xi mang Bim Sơn đã được cấp các chứng chỉ về chất lượng như:
- Được cấp chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9000 - 2000
- Từ năm 1988 đươc cấp dấu chất lượng nhà nước
- Từ năm 1994 được cấp chứng nhận sản phẩm hợp chuẩn
- Được tặng giải thưởng Vàng Chất lượng Việt Nam năm 2000 - Được tặng giải thưởng Quả Cầu Vàng năm 2003
- Được cấp chứng nhận: Hàng Việt Nam chất lượng cao từ năm 1997 đến
nay
- Được tặng giải thưởng Quốc Gia: Cúp vàng vì sự nghiệp Xanh Việt Nam Đặc biệt, năm 2002, Công ty xi măng Bim Sơn đã được phong tặng:"Anh hùng Lao động”
Hệ thống kinh doanh có trọng tâm giao dịch tiêu thu đặt tại trụ sở công ty
va 8 chi nhánh đặt tại các tỉnh khắp cả nước như: Chi nhánh Thanh Hoá Chi nhánh Nghệ An Chi nhánh Huế Chi nhánh Đà Nắng Chi nhánh Ninh Bình Chi nhánh Nam Định Chi nhánh Thái Bình Chi nhánh Hà Tây
Văn phòng đại diện tại Lào
Trang 33Từ năm 1980 đến năm 2004, chặng đường phấn đấu xây dựng và trưởng thành, là niềm tự hào to lớn của cán bộ, công nhân Nhà máy xi măng Bim
Sơn Hơn 20 năm, tuổi đời không dài, nhưng trong hơn 20 năm đó cán bộ,
công nhân viên chức nhà máy đã phải trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, có
lúc sôi sục khí thế đi lên, nhưng cũng có những thời điểm đầy cam go, thử
thách Thực tiễn của quá trình hoạt động của Nhà máy xi măng Bim Sơn hơn 20 năm qua đã viết nên những trang sử vẻ vang về truyền thống lao động, sáng tạo với biết bao thành tích to lớn của nhà máytrong những năm tháng đầy khó khăn nhưng cũng rất hào hùng của đất nước.Đó chính là truyền thống cần cù,
sáng tạo trong lao động, kiên trì học tập để nắm bắt và làm chủ khoa học kỹ thuật, nhằm đưa năng suất, chất lượng và hiệu quả của nhà máy ngày một lên
cao đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng đất nước
Qua truyền thống hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành của Nhà máy xi
măng Bim Son, nha may lớn nhất hiện nay của ngành xi măng Việt Nam, càng thấy rõ sự lớn mạnh của giai cấp công nhân Việt Nam và nền công nghiệp Việt Nam
Sau khi có cơ chế sản xuất mới, Công ty thực sự được định hình vững chắc, sẽ đóng góp lớn về cơ sở vật chất cho sự nghiệp xây dựng công nghiệp hoá và
bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam XHCN
Trang 34về kinh tế - xã hội mà Công ty đạt được đã và đang là tiền dé cho sự hội nhập
kinh tế Việt Nam trong khu vực ASEAN - Đông Nam Á và trên thế giới
Với truyền thống tốt đẹp trong 20 năm qua, chắc chắn bước vào thế kỷ
mới, thế kỷ XXI, Công ty xi măng Bỉm Sơn sẽ vững vàng hơn để giành những thắng lợi mới trong sản xuất kinh doanh, trong sự hội nhập với nền kinh tế khu vực và kinh tế toàn cầu
Ngày nay, trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá, công cuộc xây dựng đất nước được đẩy mạnh trên khắp mọi miền, từ thành thị đến nông thôn,
nên mỗi sản phẩm của nhà máy còn là một biểu hiện cụ thể, rõ nét tô đẹp cho
bộ mặt quê hương đất nước, thắt chặt thêm mối tình đồn kết cơng nông vững
chắc Vùng đồi núi hoang vu, heo hút của Bim Sơn xưa được đổi khác và đang
từng giờ từng ngày vươn lên sánh vai cùng các thị xã có bề dày truyền thống của cả nước, là sự gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của nhà máy xi mang
Từ khi đất nước thực hiện công cuộc đổi mới cho đến nay, Công ty xi mang Bim Sơn đã có những bước đi vững mạnh và ngày càng khẳng định vai trò, vị thế của mình với tư thế là một doanh nghiệp nhà nước Chính sự phát triển đó đã có tác dụng to lớn đối với công cuộc đổi mới của đất nước, nó chứng minh đường lối đổi mới của Đảng ta đã vạch ra tại Đại Hội VI (tháng 12/1986) là đúng đắn, sáng suốt, đường lối đó đã đi vào thực tiễn đất nước Chính đường lối đổi mới đó, sự thành công của công ty nó có tác dụng quan trọng đối với sự ra đời và phát triển của thị xã Bim Sơn, góp phần giải quyết số lao động dư thừa trong nông nghiệp, thúc đẩy tăng cường chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, đồng thời đóng góp cho sự Cơng nghiệp hố - Hiện đại hố ở nơng thơn
Trang 35tộc ta, đất nước ta thoát khỏi tình trạng đói nghèo, lạc hậu Tiến hành xây dựng Nhà máy xi măng Bim Sơn, Đảng - nhà nước đã chủ trương từng bước xây dựng một nền công nghiệp và thực hiện cơng nghiệp hố ở Việt Nam,
nhằm đáp ứng vật liệu xây dựng, kiến thiết đất nước
Nhà máy xi mang Bim Son được xây dựng và đi vào sản xuất trong bối cảnh đất nước vừa thoát khỏi chiến tranh, lại nằm trong thời kỳ bao cấp, nhất
là từ năm 1982 đến năm 1990 khi mà nền kinh tế đất nước đang trải qua nhiều
khó khăn thử thách với một cơ chế tập trung hoá sản xuất, quan liêu bao cấp, với sự khủng hoảng kinh tế như mức lương, đời sống xã hội gặp nhiều khó khăn, trong bối cảnh của lịch sử xã hội giai đoạn đó, nhà máy xi măng Bỉm Sơn với một đội ngũ cán bộ công nhân trẻ trung đầy nhiệt huyết; với sự lãnh đạo của Đảng, chính phủ cùng sự quan tâm của các cấp, các nghành và sự giúp đỡ hợp tác nhiệt tình của Đảng - nhân dân Liên Xô, nhà máy đã vượt qua muôn ngàn khó khăn, hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch sản xuất xi măng, cung cấp cho đất nước một khối lượng vật liêu xây dựng khổng lồ góp phần tái kiến thiết đất nước, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các hạng mục công trình trọng điểm như: Thuỷ điện Sông Đà, cầu Thăng Long, Bảo tàng Hồ Chí Minh cùng nhiều công trình khác của đất nước, Có thể thấy trong giai đoạn lịch sử này, nhà máy xi măng Bim Sơn thực sự là một khu công nghiệp vật liệu đầu tiên trong ngành xây dựng ở Việt Nam và nhà máy đã hoàn thành xứ mệnh lịch sử của mình ở thời kỳ chế độ bao cấp
Bước sang thời kỳ mới, thời kỳ chuyển đổi từ cơ chế quan liêu bao cấp sang
hạch toán kinh doanh từ năm 1991 đến năm 2000 nhà máy, công ty xi măng Bim Sơn lại một lần nữa đi tiên phong trong cuộc thử nghiệm hạch toán sản xuất kinh doanh Những năm 1991 - 1992, khi hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu tan rã, các chuyên gia Liên Xô rút về nước, nhà máy gặp muôn vàn
khó khăn về trang thiết bị, chuyên gia kỹ thuật, đang là giai đoạn đầy thử
Trang 36khó khăn, vượt qua những thử thách trong sản xuất, đưa công ty tiến vào thời kỳ cơng nghiệp hố - hiện đại hoá đất nước
Hơn 20 năm, nhà máy - công ty xi măng Bim Sơn với những thành tựu đạt được, đã được Đảng , Nhà nước tặng thưởng:
- Huân chương lao động hạng 3 năm 1983
- Cờ thưởng luân lưu của Hội đồng Bộ trưởng năm 1984
- Huân chương lao động hạng 3 cho Cơng đồn năm1985 - Huân chương lao động hạng 2 năm 1989
- Bộ Lao động - Thương binh- xã hội tặng cờ về thành tích lao động và xã hội 5 năm liền từ năm 1991 đến năm1995
- Thủ tướng chính phủ tặng bằng khen năm 1995
- Huân chương lao động hạng 3 về thành tích chăm sóc gia đình thương binh liệt sỹ và Bà mẹ Việt Nam Anh hùng năm 1997
- Bộ Nội vụ tặng cờ về phong trào bảo vệ Tổ Quốc 4 năm liền
- Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh tặng cờ mang chân
dung Bác Hồ cho Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của nhà máy 9 năm liền từ 1991 đến 1999,
- Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam tặng cờ thi đua xuất sắc 5 năm liền cho Hội Cựu chiến binh xuất sắc của công ty, từ năm 1995 đến năm 1999,
- Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá tặng bằng khen cho Hội Cựu chiến binh của công ty, năm 1999
- Bộ Xây dựng tặng cờ đơn vị xuất sắc năm 1999
- Đạt giải vàng chất lượng Việt Nam năm 2000
- Được phong tặng danh hiệu "Đơn vị anh hùng lao động" trong thời kỳ đổi mới
- Được tặng giải thưởng Quốc Gia "Cúp vàng vì sự nghiệp xanh Việt Nam -
Trang 38CHƯƠNG 3 VAI TRÒ CỦA NHÀ MÁY XI MĂNG BỈM SƠN ĐỐI VỚI SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THỊ XÃ
3.1 Bim Son - Bước phát triển từ thị trấn lên thị xã
Trước Cách mạng Tháng Tám 1945, Bim Sơn là một vùng quê dân cư thưa thớt, đói nghèo, ngành kinh tế chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước mang tính tự cấp, tự túc Sau Cách mạng Tháng Tám, cùng với cả nước, nhân dân Bim Sơn tiến hành hai cuộc kháng chiến Pháp và chống Mỹ giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Tuy nhiên, do điều kiện chiến tranh, nên nền kinh té Bim Sơn vẫn còn là một nền kinh tế nông nghiệp đơn thuần, sản xuất chưa phát triển, đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn Từ sau ngày thống nhất đất nước, kinh tế Bỉm Sơn đã có sự chuyển biến mang tính cách mạng với sự ra đời của nhiều ngành kinh tế trong đó công nghiệp đóng vai trò nổi trội
Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã làm bùng nổ một nền kinh tế nhiều thành phần, nhiều loại hình kinh tế năng động 6 Bim
Sơn.Hiện nay, nền kinh tế của thị xã bao gồm kinh tế công nhgiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, nông lâm nghiệp, trong đó, công nghiệp đóng vai trò quan trọng hàng đầu
Là vùng đất giàu tiềm năng chứa đựng nhiều tài nguyên phong phú mà nhất
là tài nguyên phục vụ cho công nghiệp xây dựng, Bỉm Sơn đã và đang là điểm dừng chân của các nhà máy xí nghiệp, doanh nghiệp Để đáp ứng nhu cầu xi măng cho công cuộc xây dựng đất nước, dựa trên nguồn nguyên liệu phong phú như đá vôi, đá phiến sét,với chất lượng tốt, Đảng và Nhà nước ta đã tiến hành xây dựng một nhà máy xi măng ở Biỉm Sơn nhằm khơi dậy và phát huy tiềm năng sắn có, đưa nơi đây thoát khỏi cảnh đói nghèo
Việc xây dựng Nhà máy sản xuất xi mang tại Bim Sơn, không chỉ đem lại
Trang 39Cùng với công cuộc hồi sinh của cả nước, hiện thực xây dựng nhà máy xi
măng đã đẩy tốc độ đơ thị hố khu vực Bỉm Sơn ngày càng nhanh tạo tiên đề
cho sự phát triển Trên cơ sở đó, ngày 16/8/1975, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá có tờ trình Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập thị trấn Bỉm Sơn trực thuộc tỉnh
Ngày 22/12/1975, Thủ tưởng Chính phủ ra quyết định số 338 'TG cấp cho
Bộ Xây dựng đất để xây dựng Nhà máy xi măng Bỉm Sơn tại xã Hà Lan ( khu
vực Bim Sơn) huyện Hà Trung Quyết định này như một luồng sinh khí thổi vào vùng đất Bim Sơn làm thức dậy cả một vùng đất giàu tài nguyên nhưng đang nằm trong dang tiém nang Nó làm thay đổi căn bản bộ mặt khu vuc Bim Sơn trong thời kỳ cả nước bước vào kỷ nguyên độc lập, thống nhất và chủ
nghĩa xã hội Việc xây dựng nhà máy xi măng ở khu vực này đặt ra vấn đề về tổ chức, quản lý xã hội khu công nghiệp Bỉm Sơn để đáp ứng những nhu cầu
thiết yếu cho sự phát triển Ngày 29/6/1977, theo quyết định 140 BT Bộ
trưởng Phủ Thủ tướng phê chuẩn về việc thành lập thị trấn Bim Sơn trực thuộc
tỉnh Thanh Hoá
Thị trấn Bim Sơn được thành lập, vừa mới ra đời, nên nhìn chung các mặt
tư tưởng tổ chức, đời sống sinh hoạt của nhân dân chưa ổn định, cả thị trấn
như một công trường lớn, bề bộn, ngốn ngang, đội ngũ cán bộ, đảng viên còn ít i Trong khi đó công trường nhà máy xi măng đang trong tiến trình lắp đặt, xây dựng nên đòi hỏi phải đảm bảo an toàn đời sống của các chuyên gia, cán bộ, công nhân viên, g1ữ gìn an ninh, trật tự, chính trị Tuy nhiên, sau những năm tháng làm việc, lao động vất vả của tồn thể cơng nhân viên, các chuyên gia Liên Xô, ngày 4/3/1980, nhà máy xi măng Bim Sơn trực thuộc Liên hiệp các xí nghiệp xi măng được thành lập và đi vào sản xuất, hoạt động Trước yêu cầu của xã hội, cùng với quá trình hoạt động, sản xuất của nhà máy xi măng, nhiệm vụ của thị trấn Bỉm Sơn càng thêm nặng nề gấp bội Thực tế đó đặt ra
Trang 40ứng nhu cầu, quá trình phát triển của nhà máy, như vấn đề lương thực, thực phẩm, an ninh, trật tự xã hội, nhân lực lao động Trong khi đó thị trấn Bỉm Sơn tuy có cố gắng, nhưng bộ máy hành chính chưa hoàn thiện, do quá trình xây dựng Đảng nói riêng và xây dựng địa phương nói chung còn gặp nhiều
khó khăn Vì vậy, để đầy nhanh nhịp độ phát triển của nhà máy xi măng, phát
huy lợi thế của vùng trước yêu cầu của sự phát triển, ngày 18/12/1981, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định 157/HĐBT thành lập thi x4 Bim Son.[1;96] Su kiện này đánh dấu bước phát triển mới của Bim Son trên con đường hướng tới tương lai gắn liền với công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước
Khi mới ra đời, thị xã Bim Sơn gồm thị tran Bim Sơn, thị trấn nông trường Hà Trung, hai xã Hà Lan, Quang Trung Diện tích tự nhiên toàn thị xã là 6.681ha Ngày 29/9/1983, theo Quyết định số 111/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng, 3 phường là Ba Đình, Lam Son, Ngoc Trao được thành lập Tháng
2/1991, thị trấn nông trường Hà Trung đổi thành phường Bắc Sơn
Sự thay đổi về hành chính đã phản ánh quá trình biến đổi không ngừng của
vùng đất Bỉm Sơn Sự thay đổi đó xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn của công tác
quản lý nhà nước, đồng thời, nhằm đáp ứng yêu cầu khai thác tiềm năng và lợi
thế của vùng đất giàu khoáng sản này, nhằm phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước
Từ thị trấn lên thị xã là bước phát triển mang tích chất bước ngoặt đối với Bim Sơn, một vùng đất mà trước kia chỉ là một vùng đồi núi hoang sơ, nghèo nàn, lạc hậu, những tiểm năng chưa được khai phá Rõ ràng, gắn liền với sự ra đời thành lập của thị xã là quá trình xây dựng trưởng thành của nhà máy,và
mỗi bước đi của nhà máy phản ánh những bước phát triển của thị xã
Ngay từ khi được thành lập, dưới sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền, thị
xã đã đẩy nhanh thi đua lao động sản xuất, phat triển các phong trào quần