Hiệu quả can thiệp tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ nguời nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng ở 5 huyện của nghệ an, 2008 - 2012 (full text)

147 525 2
Hiệu quả can thiệp tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ nguời nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng ở 5 huyện của nghệ an, 2008 - 2012 (full text)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ Năm 1996 trường hợp nhiễm HIV đầu tiên tại Nghệ An được phát hiện và từ đó cho tới nay con số người nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn liên tục tăng. Tính đến 31/12/2013, số người nhiễm HIV/AIDS được phát hiện tại Nghệ An đã lên tới 7.294 người, trong đó 4.323 người biểu hiện AIDS và 2.571 người đã chết do AIDS. Hiện tại, Nghệ An là tỉnh xếp thứ 6 của cả nước về số người nhiễm HIV/AIDS còn sống với khoảng 5.545 người [82], [83]. Nhận thức được mối hiểm hoạ to lớn của đại dịch HIV/AIDS, nhằm ngăn chặn sự lan truyền của HIV. Trong những năm qua, nhiều hoạt động phòng chống HIV/AIDS đã được triển khai thực hiện. Đặc biệt, từ năm 2007, sau khi Nghệ An được đưa vào một trong 7 tỉnh trọng điểm của chương trình PEPFAR Hoa Kỳ thì các hoạt động phòng chống HIV/AIDS thực sự chuyển biến mạnh mẽ và thu được những kết quả bước đầu đáng khích lệ [82]. Về hoạt động tư vấn, chăm sóc và điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS tại Nghệ An. Tính đến 31/12/2013, có 9 PKNT được triển khai ngoài cộng đồng (trong đó có 1 PKNT trẻ em), 2 cơ sở điều trị trong trung tâm 05 - 06 và 2 cơ sở điều trị trong trại giam. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có 11 phòng tư vấn, 12 nhóm GDVĐĐ, 5 câu lạc bộ người nhiễm và nhiều dịch vụ khác như dự phòng lây truyền mẹ - con, khám và điều trị BLTQĐTD, khám và điều trị Lao/HIV... Có thể nói với sự hỗ trợ tích cực của các chương trình, dự án, sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp ủy đảng, chính quyền, trong thời gian qua hoạt động tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS đã có sự chuyển biển mạnh mẽ với hàng ngàn người được TVXNTN, người nhiễm HIV/AIDS đã chủ động công khai danh tính để hưởng thụ các dịch vụ và tham gia vào các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, được quản lý và được tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ tại nhà, tham gia sinh hoạt tại các câu lạc bộ và nhiều hoạt động hỗ trợ khác từ các tổ chức, ban ngành, đoàn thể trên địa bàn. Tính đến cuối 2013, số người nhiễm HIV/AIDS đang được điều trị ARV tại các phòng khám ngoại trú là 2.223 người, trong đó có 105 là trẻ em [82]. Tuy nhiên, hoạt động phòng chống HIV/AIDS tại Nghệ An vẫn còn một số tồn tại, như: độ bao phủ của các dịch vụ chưa cao, nhiều huyện vùng xa, miền núi cao việc tiếp cận với các dịch vụ của người nhiễm HIV/AIDS còn nhiều khó khăn, hoạt động tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS còn nhiều bất cập; lây nhiễm HIV vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm, số người nhiễm HIV tiến triển thành AIDS và nhu cầu chăm sóc, điều trị ngày càng nhiều [82]. Thực trạng hành vi nguy cơ lây truyền HIV và tư vấn, chăm sóc, điều trị người nhiễm HIV/AIDS đã được một số nghiên cứu đề cập, nhưng chưa đầy đủ, chưa có tính đại diện để làm cơ sở cho việc chăm sóc người nhiễm và khống chế sự lan truyền HIV. Mặt khác, hoạt động phòng chống HIV/AIDS tại cộng đồng và hiệu quả của nó tại Nghệ An chưa có nghiên cứu nào phân tích, đánh giá. Từ thực tế trên, chúng tôi đề xuất nghiên cứu: "Hiệu quả can thiệp tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng ở 5 huyện của Nghệ An, 2008 - 2012" với các mục tiêu sau: 1. Mô tả hoạt động tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng và hành vi nguy cơ trước can thiệp tại 5 huyện của Nghệ An năm 2008. 2. Đánh giá hiệu quả can thiệp tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng, 2008 - 2012.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG 0 NGUYỄN VĂN ĐỊNH HIỆU QUẢ CAN THIỆP TƯ VẤN, CHĂM SÓC, HỖ TRỢ NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS TẠI CỘNG ĐỒNG Ở 5 HUYỆN CỦA NGHỆ AN, 2008 - 2012 LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG HÀ NỘI - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Nguyễn Văn Định LỜI CẢM ƠN Hoàn thành luận này, trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Giáo sư - Tiến sỹ Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế và Phó giáo sư - Tiến sỹ Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh, là những người thầy trực tiếp hướng dẫn, truyền thụ kiến thức cho tôi, dẫn dắt tôi trên con đường nghiên cứu khoa học. Tôi xin trân trọng cảm ơn Giáo sư - Tiến sỹ Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương và Lãnh đạo Viện, Phòng Đào tạo sau đại học đã luôn quan tâm giúp đỡ, chỉ bảo tận tình trong quá trình thực hiện luận án và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho quá trình học tập của tôi. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến tập thể Khoa HIV - Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã trực tiếp giúp đỡ tôi tổ chức thực hiện nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc - Sở Y tế Nghệ An, Ban Giám đốc và tập thể cán bộ, nhân viên Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS Nghệ An đã động viên, cổ vũ và hỗ trợ nhiệt tình cho tôi trong suốt quá trình học tập. Xin trân trọng cảm ơn Ban giám đốc và các cán bộ Trung tâm Y tế 5 huyện/thành/thị, cán bộ các phòng khám ngoại trú đã hỗ trợ tôi trong triển khai nghiên cứu, thu thập số liệu cho luận án. Xin trân trọng cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của bạn bè và đồng nghiệp, những người luôn chia sẻ cùng tôi những khó khăn trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án này. Sau cùng, tôi xin cảm ơn những người thân trong gia đình, những người đã luôn động viên, chia sẻ và hết lòng ủng hộ tôi trong thời gian qua. Nguyễn Văn Định MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa i Lời cam đoan ii Lời cảm ơn iii Mục lục iv Danh mục các chữ viết tắt viii Danh mục các bảng x Danh mục các biểu đồ xii Danh mục các hình, sơ đồ xiii ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1: TỔNG QUAN 3 1.1. Một số thông tin cơ bản về HIV/AIDS 3 1.1.1. Khái niệm nhiễm HIV/AIDS 3 1.1.2. Tác nhân gây bệnh 3 1.1.3. Nhiễm HIV là nhiễm suốt đời 4 1.1.4. Dịch HIV là một dịch ẩn 4 1.2. Tình hình nhiễm HIV trên Thế giới và Việt Nam 5 1.2.1. Trên Thế giới 5 1.2.2. Tại Việt Nam 7 1.2.3 Tại Nghệ An 8 1.3. Hành vi nguy cơ lây truyền HIV của người nhiễm HIV/AIDS 11 1.3.1. Tiêm chích ma túy không an toàn 11 1.3.2. Quan hệ tình dục không an toàn 12 1.3.3. Nguy cơ phối hợp 13 1.4. Thực trạng tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS 14 1.4.1. Trên Thế giới 14 1.4.2. Tại Việt Nam 19 1.4.3. Tại Nghệ An 23 1.5. Hoạt động tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS dựa vào cộng đồng 29 1.5.1. Khái niệm tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS dựa vào cộng đồng 29 1.5.2. Cơ sở hình thành chiến lược tư vấn, chăm sóc và hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS dựa vào cộng đồng 31 1.5.3. Nguyên tắc tư vấn, chăm sóc và hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS dựa vào cộng đồng 34 1.5.4. Nội dung tư vấn, chăm sóc và hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS dựa vào cộng đồng 34 1.5.5. Một số yếu tố bảo đảm sự thành công của hoạt động tư vấn, chăm sóc và hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS dựa vào cộng đồng 36 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………… 38 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 38 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………… 38 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu……………………………………………………… 38 2.1.3. Thời gian nghiên cứu……………………………………………………… 42 2.2. Phương pháp nghiên cứu………………………… 42 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu…………………………………………………………. 42 2.2.2. Điều tra cắt ngang lần 1……………… 42 2.2.3. Điều tra cắt ngang lần 2…………………………………………………… 43 2.2.4. Xây dựng nội dung biện pháp can thiệp ………………………………… 44 2.2.5. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu…………………………………………. 53 2.2.6. Kỹ thuật thu thập thông tin và chỉ số nghiên cứu………………………… 54 2.3. Phương pháp xử lý số liệu………………… 57 2.4. Các biện pháp khống chế sai số………………………………………………. 58 2.5. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu…………………………………………. 58 2.6. Lực lượng tham gia và tổ chức thực hiện…………………………………… 59 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 61 3.1. Thực trạng tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS và hành vi nguy cơ tại thời điểm trước can thiệp (2008)………………………………………. 61 3.1.1. Một số đặc điểm người nhiễm HIV/AIDS………………………………… 61 3.1.2. Tư vấn xét nghiệm HIV…………………………………………………… 64 3.1.3. Chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS…………………………………. 67 3.1.4. Biểu hiện lâm sàng và tiếp cận dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ của người nhiễm HIV/AIDS………………………………………………………………… 71 3.1.5. Hành vi nguy cơ lây truyền HIV của người nhiễm HIV/AIDS 74 3.2. Hiệu quả can thiệp tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng sau 4 năm triển khai (2008 - 2012)……………………………… 84 3.2.1. Hiệu quả hoạt động tư vấn xét nghiệm HIV ……………………………… 84 3.2.2. Hiệu quả chăm sóc và hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS…………………… 85 3.2.3. Hiệu quả về tiếp cận dịch vụ của người nhiễm HIV/AIDS…………………. 86 3.2.4. Thay đổi về hành vi nguy cơ lây truyền HIV của người nhiễm HIV/AIDS 88 Chương 4: BÀN LUẬN 91 4.1. Thực trạng tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS và hành vi nguy cơ tại thời điểm trước can thiệp …………… 91 4.1.1. Một số đặc điểm của người nhiễm HIV/AIDS 91 4.1.2. Tư vấn xét nghiệm HIV 93 4.1.3. Chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS 97 4.1.4. Tiếp cận dịch vụ của người nhiễm HIV/AIDS 105 4.1.5. Hành vi nguy cơ lây truyền HIV của người nhiễm HIV/AIDS 109 4.2. Hiệu quả can thiệp tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng sau 4 năm can thiệp……………………………………………… 117 4.2.1. Hiệu quả về tư vấn, xét nghiệm HIV 117 4.2.2. Chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS từ gia đình và cộng đồng 119 4.2.3. Tiếp cận dịch vụ của người nhiễm HIV/AIDS 120 4.2.4. Hành vi nguy cơ lây truyền HIV của người nhiễm HIV/AIDS 121 4.2.5. Ưu điểm, hạn chế và khả năng áp dụng mô hình tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng 124 KẾT LUẬN…………………………………………… 128 KHUYẾN NGHỊ………………………………………………………………… 130 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ……………… 131 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AIDS Acquired Immunodeficiency Syndrome Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ARV Anti Retro Virus Thuốc điều trị kháng retro vi rút BCS Bao cao su BKT Bơm kim tiêm BLTQĐTD Bệnh lây truyền qua đường tình dục. BTBC Bạn tình bất chợt BTTX Bạn tình thường xuyên CSHQ Chỉ số hiệu quả DPLTMC Dự phòng lây truyền mẹ con QHTD Quan hệ tình dục ESTHER Network for Therapeutic Solidarity in Hospitals Tổ chức liên đới mạng điều trị FHI Family Health International Tổ chức Sức khỏe Gia đình Quốc tế GDVĐĐ Giáo dục viên đồng đẳng GMD Gái mại dâm HIV Human Immunodeficiency Virus Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người Life - GAP Vietnam-USA Collaboration Project on HIV/AIDS Prevention and Care in Vietnam Dự án “Dự phòng và chăm sóc HIV/AIDS tại Việt Nam” MSM Men who have sex with men Quan hệ tình dục đồng giới nam NCMT Nghiện chích ma túy NTCH Nhiễm trùng cơ hội OR Odds Ratio - Tỷ suất chênh PEPFAR The United States President’s Emergency Plan for AIDS Relief Chương trình hỗ trợ khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ PKNT Phòng khám ngoại trú PNBD Phụ nữ bán dâm QTC Dự án "Quỹ Toàn cầu phòng chống HIV/AIDS" TCMT Tiêm chích ma túy TVCSHT Tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ TVXNTN Tư vấn xét nghiệm tự nguyện UNAIDS The Joint United Nations Programme on AIDS Chương trình phối hợp của Liên hiệp quốc về AIDS WHO World Health Organization Tổ chức Y tế Thế giới DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Phân bố lũy tích nhiễm HIV/AIDS tại Nghệ An tính đến 31/12/2013… 8 Bảng 1.2. Phân bố bệnh nhân điều trị ARV tại các cơ sở điều trị tỉnh Nghệ An 25 Bảng 1.3. Ưu điểm và hạn chế của tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS dựa vào cộng đồng so với dựa vào cơ sở y tế 33 Bảng 2.1. Liệt kê các hoạt động đào tạo tập huấn cho mạng lưới tham gia 49 Bảng 2.2. Liệt kê các hoạt động tư vấn, xét nghiệm tại các phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng 50 Bảng 2.3. Liệt kê các hoạt động tư vấn, hỗ trợ tại cộng đồng và dự phòng lây truyền mẹ - con 51 Bảng 2.4. Liệt kê các hoạt động truyền thông và can thiệp giảm hại 52 Bảng 2.5. Phân bố đối tượng được chọn vào nghiên cứu tại các địa bàn………… 54 Bảng 3.1. Phân bố người nhiễm HIV theo tuổi, giới tính và dân tộc…… 61 Bảng 3.2. Phân bố theo tình trạng hôn nhân và người sống cùng…………………. 63 Bảng 3.3. Thời gian nhiễm HIV và nhận biết lý do nhiễm HIV………………… 64 Bảng 3.4. Nội dung, chất lượng và loại hình tư vấn xét nghiệm HIV…………… 65 Bảng 3.5. Tần suất, nội dung tư vấn hỗ trợ sau nhiễm HIV và xét nghiệm HIV của bạn tình…………… ………………………………………………… 66 Bảng 3.6. Chăm sóc, hỗ trợ của gia đình đối với người nhiễm HIV/AIDS……… 68 Bảng 3.7. Các tổ chức, đơn vị chăm sóc tại nhà cho người nhiễm HIV/AIDS…… 70 Bảng 3.8. Tiếp cận chăm sóc, điều trị trong vòng 6 tháng trước điều tra……… 72 Bảng 3.9. Biểu hiện triệu chứng lâm sàng của người nhiễm HIV/AIDS………… 73 Bảng 3.10. Tiếp cận dịch vụ giảm tác hại và thông tin phòng chống AIDS 6 tháng trước điều tra………………………………………………………… 73 Bảng 3.11. Hành vi tiêm chích ma túy không an toàn của người nhiễm HIV/AIDS. 74 Bảng 3.12. Quan hệ tình dục và loại bạn tình của nam nhiễm HIV……………… 75 [...]... chống HIV/AIDS tại cộng đồng và hiệu quả của nó tại Nghệ An chưa có nghiên cứu nào phân tích, đánh giá Từ thực tế trên, chúng tôi đề xuất nghiên cứu: "Hiệu quả can thiệp tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng ở 5 huyện của Nghệ An, 2008 - 2012" với các mục tiêu sau: 1 Mô tả hoạt động tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng và hành vi nguy cơ trước can thiệp tại 5. .. CỘNG ĐỒNG 1 .5. 1 Khái niệm tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS dựa vào cộng đồng Hoạt động TVCSHT người nhiễm HIV/AIDS dựa vào cộng đồng là biện pháp chăm sóc, hỗ trợ, điều trị và dự phòng toàn diện dựa vào cộng đồng mới được tiến hành tại Việt Nam trong những năm gần đây TVCSHT người nhiễm HIV/AIDS dựa vào cộng đồng được phát triển từ chương trình quản lý, chăm sóc, tư vấn người nhiễm HIV/AIDS. .. HIV/AIDS, mà còn có ý nghĩa thiết thực trong việc thực hiện các chính sách xã hội đối với các vùng, miền và đối tư ng khó khăn mà Đảng, Nhà nước và Chính phủ ta đề ra Hơn nữa, từ trước đến nay chưa có nghiên cứu nào được thực hiện về đánh giá hiệu quả can thiệp tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng ở Nghệ An 1 .5 HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN, CHĂM SÓC, HỖ TRỢ NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS DỰA VÀO CỘNG... hành vi nguy cơ trước can thiệp tại 5 huyện của Nghệ An năm 2008 2 Đánh giá hiệu quả can thiệp tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng, 2008 - 2012 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1 MỘT SỐ THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ HIV/AIDS 1.1.1 Khái niệm nhiễm HIV/AIDS HIV là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh " Human Immunodeficiency Virus", là vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người, làm cho cơ thể suy giảm khả... bàn có đối tư ng cần sự quan tâm về các chính sách xã hội đó là người dân tộc thiểu số Như vậy, việc triển khai can thiệp tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng ở các huyện can thiệp đáp ứng được đòi hỏi về tính mới, tính cấp thiết của nghiên cứu đó là: các hoạt động của can thiệp chỉ triển khai tại các huyện này mà không có huyện nào khác được triển khai hoạt động tư ng tự; hoạt... HIV/AIDS toàn cầu đến cuối năm 2012 6 Sơ đồ 1.1 Khung lý thuyết các nội dung cơ bản của chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS tại cộng 35 đồng …………………………………………… Sơ đồ 2.1 Sơ đồ triển khai nghiên cứu…………………………………………… 43 Sơ đồ 2.2 Sơ đồ biện pháp can thiệp tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm tại cộng đồng ……………………………………………………………………… 45 ĐẶT VẤN ĐỀ Năm 1996 trường hợp nhiễm HIV đầu tiên tại Nghệ An được phát hiện và... điều trị, tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS được quản lý, chăm sóc, hỗ trợ thấp cùng sự sợ hãi dẫn đến kỳ thị, phân biệt đối xử đã làm hiệu quả của mô hình không cao Tại Đà Nẵng, 71,1% người nhiễm HIV/AIDS và 45, 0% thân nhân của họ không muốn người khác biết tình trạng nhiễm HIV của mình hoặc người thân [58 ] Tại Việt Nam, người nhiễm HIV/AIDS chủ yếu đang sống ở 2 khu vực: tại cộng đồng và trong các trại... động chăm sóc, hỗ trợ cho người nhiễm tại tuyến tỉnh, còn thiết lập hệ thống tư vấn, xét nghiệm và chăm sóc hỗ trợ tại 100 quận /huyện thuộc 20 tỉnh/thành phố Mục tiêu của dự án nhằm tăng cường năng lực cho hệ thống y tế sẵn có tuyến quận /huyện để người nhiễm HIV/AIDS có thể dễ dàng tiếp cận các dịch vụ TVCSHT tại nơi họ sinh sống, bảo đảm việc hỗ trợ tuân thủ điều trị ARV và chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm. .. chính: tư vấn và chăm sóc, hỗ trợ Ngoài ra, nó còn gắn kết nhiều chương trình khác sẵn có Những nội dung này được thực hiện tại cộng đồng và dựa vào cộng đồng TVCSHT người nhiễm HIV/AIDS dựa vào cộng đồng được quy định là các hoạt động từ tuyến quận /huyện tới xã/phường, là việc tiếp cận tại chính cộng đồng nơi người nhiễm đang sinh sống, sử dụng lực lượng và sức mạnh của chính cộng đồng đó nhằm tư vấn, chăm. .. cường chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS là biện pháp tốt nhất để khống chế, đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS do giảm sự sợ hãi, kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS, làm tăng số người đến xét nghiệm và tư vấn HIV/AIDS [7], [136] Nhận thức tầm quan trọng của điều trị, chăm sóc và hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS, chính sách của UNAIDS về vấn đề này nêu rõ: điều trị, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS . " ;Hiệu quả can thiệp tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/ AIDS tại cộng đồng ở 5 huyện của Nghệ An, 2008 - 2012& quot; với các mục tiêu sau: 1. Mô tả hoạt động tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người. người nhiễm HIV/ AIDS tại cộng đồng và hành vi nguy cơ trước can thiệp tại 5 huyện của Nghệ An năm 2008. 2. Đánh giá hiệu quả can thiệp tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/ AIDS tại cộng đồng, . HIỆU QUẢ CAN THIỆP TƯ VẤN, CHĂM SÓC, HỖ TRỢ NGƯỜI NHIỄM HIV/ AIDS TẠI CỘNG ĐỒNG Ở 5 HUYỆN CỦA NGHỆ AN, 2008 - 2012 LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG HÀ NỘI - 20 15 LỜI

Ngày đăng: 13/01/2015, 15:32

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.1. MỘT SỐ THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ HIV/AIDS

  • 1.1.1. Khái niệm nhiễm HIV/AIDS

  • 1.1.2. Tác nhân gây bệnh

  • 1.1.3. Nhiễm HIV là nhiễm suốt đời

  • Đối với các nhiễm trùng thông thường, mầm bệnh chỉ tồn tại một thời gian ngắn trong cơ thể. Riêng HIV, một khi đã tích hợp vào bộ gen của tế bào chủ, sẽ tồn tại cùng với vật chủ suốt đời, vì vậy người nhiễm HIV/AIDS có thể truyền bệnh cho người khác suốt cả đời mình [45], [55], [106], [114].

  • 1.1.4. Dịch HIV/AIDS là một dịch ẩn

  • Thời gian từ khi một người nhiễm HIV đến khi diễn biến thành AIDS trung bình khoảng 5 - 7 năm. Trong thời gian này, mặc dù không có triệu chứng gì trên lâm sàng, nhưng người nhiễm HIV vẫn luôn có khả năng lây nhiễm cho người khác. Đến khi có biểu hiện của AIDS thì người nhiễm đã có thể gây bệnh cho nhiều người. Do vậy, dịch HIV/AIDS là một dịch ẩn rất khó phòng, chống [7], [42].

  • 1.2.3. Tại Nghệ An.

  • 1.3.1. Tiêm chích ma túy không an toàn.

  • Hiện nay, Việt Nam và một số nước ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương lây nhiễm HIV trong nhóm những người TCMT đã, đang và tiếp tục có xu hướng gia tăng. Tại Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Trần Hiển và cộng sự trong 1.519 người TCMT tại TP. Hồ Chí Minh về yếu tố nguy cơ nhiễm HIV và dùng chung BKT của họ. Kết quả cho thấy, tỷ lệ nhiễm HIV tăng từ 27,0% năm 1997 lên 38,0% vào năm 1998 ở các cơ sở cai nghiện, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm TCMT tại cộng đồng cũng tăng cao hơn [46].

  • Năm 1997, trong một nghiên cứu ở các đối tượng TCMT nhiễm HIV tại 5 tỉnh miền Bắc, Nguyễn Chí Phi và cộng sự đã nhận thấy: 96,0% các đối tượng TCMT, HIV dương tính đã từng dùng BKT, chỉ có 5,0% trong số đối tượng nghiên cứu biết cách và đã làm sạch BKT đúng cách và 18,9% người nhiễm HIV/AIDS dùng BKT sạch [65].

  • Năm 2002, điều tra của ngân hàng Phát triển châu Á, cho thấy: tỷ lệ dùng BKT của nhóm người nhiễm HIV/AIDS đã từng TCMT rất cao (Đồng Tháp: 61,5%, Kiên Giang: 55,2% Lai Châu: 54,8% và An Giang: 25,0%) [21]. Cũng trong năm 2002, điều tra lượng giá nguy cơ nhiễm HIV/AIDS của ngân hàng Thế giới cũng cho thấy: tỷ lệ đối tượng còn TCMT trong tháng trước điều tra cao (Thanh Hoá: 93,0%, Nghệ An 81,7%, Hà Tĩnh: 77,8%, Bình Dương: 88,9%, Long An: 86,8%). Tỷ lệ đối tượng dùng lại BKT trong tháng trước điều tra cũng cao (Thanh Hoá 97,5%, Nghệ An: 47,6%, Hà Tĩnh: 55,6% , Bình Dương: 67,5%, Long An: 32,9% [17].

  • Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Hà (2004) về hành vi TCMT trong nhóm người nhiễm HIV/AIDS tại tỉnh Phú Thọ cho kết quả: Hầu hết đối tượng đã từng TCMT (97,8%), tỷ lệ TCMT trong tháng trước điều tra cao (79,8%) và gần một nửa (47,9%) người nhiễm HIV/AIDS đưa BKT đã qua sử dụng cho người khác dùng [41]. Nghiên cứu của Lê Trường Sơn tại Thanh Hóa cũng cho thấy: 89,4% đối tượng đã từng TCMT và 48,2% trong số đó vẫn tiếp tục dùng BKT sau khi nhiễm HIV [72].

  • Các số liệu trên cho thấy mức độ nguy hiểm của đại dịch HIV/AIDS không chỉ thể hiện ở tình trạng lây lan HIV từ người nhiễm ra cộng đồng, mà còn ở tình trạng tái nhiễm vi rút đối với người đã nhiễm HIV.

  • 1.3.2. Quan hệ tình dục không an toàn

  • Quan hệ tình dục không an toàn cũng có nguy cơ lây nhiễm HIV cao tại Việt Nam nhất là nhóm người nhiễm HIV/AIDS vì họ vẫn tiếp tục quan hệ tình dục không an toàn với các loại bạn tình sau khi biết đã nhiễm HIV.

  • Khi nghiên cứu hành vi quan hệ tình dục của 396 người TCMT có HIV dương tính tại 5 tỉnh miền Bắc Việt Nam, Nguyễn Chí Phi và cộng sự đã cho nhận xét: tỷ lệ có quan hệ tình dục ở nhóm đối tượng này rất cao, hầu hết có quan hệ tình dục trước hôn nhân, quan hệ tình dục lần đầu thường với gái mại dâm và có liên quan đến việc sử dụng ma tuý, có 48,6% sử dụng BCS trong quan hệ tình dục, nhưng chỉ có 71,7% trong số này sử dụng BCS đúng cách [65].

  • Kết quả điều tra của ngân hàng Phát triển châu Á năm 2002 trên các đối tượng nhiễm HIV/AIDS cho thấy: tỷ lệ dùng BCS trong lần quan hệ tình dục gần nhất của đối tượng tại Lai Châu: 50,0%, An Giang: 50,0%, Kiên Giang: 34,7%, Đồng Tháp: 23,0%. Mặt khác, phần lớn người nhiễm HIV/AIDS có quan hệ tình dục với gái mại dâm trong 12 tháng trước điều tra, nhưng tỷ lệ luôn sử dụng BKT khá thấp (Lai Châu: 42,3%, An Giang: 34,6%, Kiên Giang: 22,4%, Đồng tháp: 19,6%) [21].

  • Kết quả điều tra của ngân hàng Thế giới năm 2002 cũng nhận xét: người nhiễm HIV/AIDS không thường xuyên sử dụng BCS khi QHTD với các loại bạn tình, nhất là với gái mại dâm [17].

  • 1.3.3. Nguy cơ phối hợp

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan