Thời gian nghiên cứu

Một phần của tài liệu Hiệu quả can thiệp tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ nguời nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng ở 5 huyện của nghệ an, 2008 - 2012 (full text) (Trang 46 - 147)

Thời gian nghiên cứu từ tháng 7/2008 đến tháng 10/2012. - Điều tra lần 1: 7/2008 - 10/2008 (đánh giá trước can thiệp) - Tiến hành các hoạt động can thiệp cộng đồng: 10/2008 - 6/2012 - Điều tra lần 2: 7/2012 - 10/2012 (đánh giá sau can thiệp cộng đồng) 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu

Để hoàn thành các mục tiêu mà đề tài đưa ra, nghiên cứu sử dụng Phương pháp nghiên cứu can thiệp cộng đồng ((so sánh trước - sau thông qua hai cuộc điều tra cắt ngang trước và sau can thiệp).

- Sử dụng phương pháp nghiên cứu điều tra cắt ngang (Cross Sectional study), kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp.

- Tiến hành thu thập số liệu thông qua bộ câu hỏi phỏng vấn được nhóm nghiên cứu xây dựng.

Kết quả của điều tra trước can thiệp sẽ cung cấp các thông tin làm cơ sở cho việc xây dựng và hoàn thiện các nội dung can thiệp phù hợp.

2.2.2. Điều tra cắt ngang lần 1

- Mô tả hoạt động TVCSHT người nhiễm HIV/AIDS trước can thiệp, bao gồm: một số đặc điểm của người nhiễm HIV/AIDS, hiểu biết của người nhiễm HIV/AIDS về tình trạng bệnh và các biện pháp nâng cao sức khoẻ; các biểu hiện NTCH; hoạt động tư vấn xét nghiệm HIV; chăm sóc, hỗ trợ và tiếp cận dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS.

- Mô tả về hành vi nguy cơ lây truyền HIV của người nhiễm HIV/AIDS bao gồm: hành vi TCMT không an toàn; QHTD không an toàn; sinh con sau nhiễm HIV và ảnh hưởng của một số yếu tố tới hành vi nguy cơ lây truyền HIV của người nhiễm HIV/AIDS.

2.2.3. Điều tra cắt ngang lần 2

Sau 4 năm can thiệp, nghiên cứu định lượng lần 2 được tiến hành để đánh giá hiệu quả các hoạt động. Bộ phiếu phỏng vấn cũ được sử dụng lại để phục vụ cho việc thu thập thông tin cho đánh giá lần này.

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ triển khai nghiên cứu

2.2.4. Xây dựng nội dung biện pháp can thiệp

Dựa vào khung lý thuyết các nội dung cơ bản của chăm sóc, hỗ trợ đối với người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng [7], [52], kết quả đánh giá trước can thiệp và tham khảo các tài liệu [34], [35], [87], xây dựng nội dung biện pháp can thiệp. Nội dung biện pháp can thiệp dựa chủ yếu trên hoạt động của 3 nhóm: nhóm tư vấn viên, nhóm giáo dục đồng đẳng và nhóm CTV xã/phường.

QUẦN THỂ NGHIÊN CỨU

Người nhiễm HIV/AIDS đang được quản lý tại cộng đồng ở 5 địa bàn: TP. Vinh, Hưng Nguyên, Đô Lương, Nghi Lộc và TX Thái Hòa

Điều tra cắt ngang trước can thiệp (Đánh giá nhu cầu can thiệp)

Triển khai các biện pháp can thiệp cộng đồng

Điều tra cắt ngang sau can thiệp. (Đánh giá hiệu quả can thiệp)

2.2.4.1. Nguyên tắc xây dựng nội dung biện pháp can thiệp

- Áp dụng và triển khai mô hình TVCSHT dựa vào cộng đồng mà WHO khuyến cáo đối với các nước có mạng lưới y tế cơ sở nhưng nguồn lực dành cho các hoạt động phòng chống AIDS còn hạn chế.

- Không lập các hoạt động riêng mà bám sát vào hệ thống y tế, hỗ trợ hệ thống y tế theo Chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS. Điều này đảm bảo các nội dung được tiến hành với kinh phí tối thiểu, sẽ tiếp tục hoạt động khi nghiên cứu kết thúc và do vậy có tính bền vững cao.

- Được triển khai chủ yếu tại tuyến huyện và tuyến xã với sự hỗ trợ, chỉ đạo của tuyến tỉnh và trung ương.

- Về cơ bản, nội dung can thiệp được sử dụng thống nhất tại cộng đồng của 5 huyện triển khai. Tuy nhiên, do những đặc điểm khác nhau trong hành vi nguy cơ của đối tượng cũng như thực trạng công tác TVCSHT tại mỗi huyện, các hoạt động can thiệp đã được điều chỉnh linh hoạt trong triển khai từng nội dung cụ thể: ngoài các nội dung cơ bản của công tác TVCSHT, hoạt động tại Đô Lương, Thái Hòa, Nghi Lộc tập trung nhiều hơn cho việc tư vấn giảm hành vi nguy cơ và chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm là đối tượng TCMT. Trong khi đó, tại thành phố Vinh, Hưng Nguyên nội dung can thiệp chú trọng cả cho việc tư vấn và chăm sóc, hỗ trợ giảm hành vi nguy cơ lây nhiễm qua TCMT và cả qua QHTD. Riêng thị xã Thái Hòa, lưu ý đặc thù có người dân tộc thiểu số để có biện pháp can thiệp hiệu quả, nhất là loại hình và tài liệu truyền thông.

Sơ đồ 2.2. Sơ đồ biện pháp can thiệp tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm tại cộng đồng

2.2.4.2. Thiết lập mạng lưới

* Thành lập Ban điều phối:

- Mỗi huyện thành lập một Ban điều phối với 5-6 thành viên theo các tiêu chuẩn: là cán bộ chương trình phòng chống HIV/AIDS; có kinh nghiệm truyền thông và TVCSHT người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng; có khả năng dành thời gian cho các hoạt động.

- Thành phần và cơ cấu của ban gồm: 1 lãnh đạo trung tâm Y tế là trưởng ban. 1 lãnh đạo BVĐK là phó ban, 1 cán bộ chuyên trách phòng chống HIV/AIDS, 1 cán bộ phụ trách PKNT, 1 cán bộ chuyên trách Lao và 1 đại diện ban ngành đoàn thể ( Mặt trận, phụ nữ, hội chữ thập đỏ…).

- Nhiệm vụ của Ban điều phối: làm đầu mối tổ chức các hoạt động tại tuyến huyện; phối hợp, tổ chức và thực hiện các hoạt động theo nội dung chuyên môn; giám sát và hỗ trợ hoạt động các nhóm Tư vấn viên, nhóm Giáo dục đồng đẳng và nhóm Cộng tác viên xã phường. * Thành lập nhóm tư vấn viên:

BAN ĐIỀU PHỐI CÁC HOẠT ĐỘNG CAN THIỆP TẠI CỘNG ĐỒNG (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhóm Tư vấn viên

Nhóm Giáo dục đồng đẳng

Người nhiễm HIV/AIDS nhận được:

- Tư vấn và xét nghiệm HIV - Chăm sóc lâm sàng

- Dự phòng lây nhiễm HIV

- Hỗ trợ tâm lý và kinh tế - xã hội - Các dịch vụ sức khỏe và sự hỗ trợ của ban ngành, tổ chức, đoàn thể.

 TĂNG TIẾP CẬN DỊCH VỤ, KÉO DÀI CUỘC

SỐNG CỦA NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS

 TĂNG HIỆU QUẢ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV

Nhóm CTV xã/phường

- Mỗi huyện thành lập một nhóm Tư vấn viên gồm 4 người (trong đó có 1 cán bộ xét nghiện) làm việc bán thời gian tại “ Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng”, đặt tại Trung tâm y tế các huyện.

- Tư vấn viên có nhiệm vụ: tư vấn và xét nghiệm đối tượng có nguy cơ cao, phụ nữ mang thai, người nhiễm HIV/AIDS và các đối tượng khác; gửi mẫu huyết thanh dương tính về trung tâm phòng chống HIV/AIDS để khẳng định; tư vấn sau xét nghiệm và giới thiệu dịch vụ chuyển gửi….

* Thành lập nhóm Giáo dục đồng đẳng:

- Mỗi huyện thành lập nhóm Giáo dục đồng dẳng với 5-6 thành viên, là người nhiễm HIV/AIDS và người phụ trách nhóm là 1 cán bộ Trung tâm y tế huyện. Các thành viên là những người tình nguyện, nhiệt tình, có kỹ năng, có khả năng tiếp thu và được đào tạo các nội dung theo yêu cầu nhiệm vụ.

- Nhiệm vụ giáo dục viên đồng đẳng:

Triển khai các hoạt động TVCSHT người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng, bao gồm: tham gia các hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông; phân phát tờ rơi, BKT, BCS dự phòng lây nhiễm HIV; hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS và gia đình họ về tinh thần, hỗ trợ tuân thủ điều trị ARV, kỹ năng chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS tại gia đình; trực tiếp chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS không có người thân chăm sóc...

* Thành lập nhóm Cộng tác viên xã/phường:

- Mỗi huyện thành lập một nhóm CTV xã/phường (mỗi xã triển khai hoạt động chọn 1 người, là trưởng trạm hoặc cán bộ trạm y tế) với các tiêu chuẩn: là người có kinh nghiệm trong công tác truyền thông, TVCSHT người nhiễm HIV/AIDS; năng động, biết cách vận động quàn chùng; làm việc bán thời gian cho các hoạt động TVCSHT người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng.

- Nhiệm vụ của CTV xã/phường: là đầu mối triển khai các hoạt động tại tuyến xã/phường; phối hợp các hoạt độngTVCSHT với chương trình phòng chống AIDS quốc gia; trực tiếp triển khai các hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông và TVCSHT người nhiễm HIV/AIDS tại các xã/phường [12], [13], [14].

Ngoài ra, tùy theo điều kiện cụ thể của địa phương và nguồn kinh phí hỗ trợ. Các câu lạc bộ người nhiễm được thành lập, với trưởng nhóm là một cán bộ trung tâm y tế, các thành viên là người nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn huyện. Câu lạc bộ sinh hoạt định kỳ 1 lần/tháng, là nơi chia sẻ tâm tư, khó khăn vướng mắc trong cuộc sống của người nhiễm, giới

thiệu việc làm, trao đổi thông tin phòng lây nhiễm và chăm sóc điều trị, hỗ trợ tuân thủ điều trị…

2.2.4.3. Triển khai đào tạo tập huấn cán bộ

Sau khi thiết lập mạng lưới, các cán bộ hoạt động trong mạng lưới được tập huấn về các nội dung:

- Các khái niệm về quản lý, chăm sóc, hỗ trợ và tư vấn HIV/AIDS.

- Các bước triển khai hoạt động tư vấn, chăm sóc và hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng.

- Các kiến thức và kỹ năng về tư vấn, bao gồm tư vấn cho người bệnh, gia đình người bệnh và cộng đồng xung quanh.

- Các kiến thức và kỹ năng thực hành chăm sóc, hỗ trợ và điều trị NTCH, theo dõi việc sử dụng thuốc điều trị đặc hiệu.

- Các kỹ năng thông tin - giáo dục - truyền thông về HIV/AIDS. - Công tác quản lý và báo cáo số liệu.

2.2.4.4. Triển khai các nội dung can thiệp

- Cán bộ chuyên trách tuyến tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, chỉ đạo tuyến huyện, xã thực hiện các bước triển khai nội dung can thiệp. Đồng thời hướng dẫn cách giải quyết những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện công tác này. Hàng quý, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh có trách nhiệm tổ chức các buổi giao ban định kỳ để đánh giá kết quả đạt được, những khó khăn vướng mắc và từ đó đề ra các biện pháp khắc phục. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tại tuyến huyện: hoạt động TVCSHT được triển khai chủ yếu tại các “Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng” và các phòng khám ngoại trú, dưới sự chỉ đạo và điều phối của Ban điều phối huyện. Tiến hành cung cấp các dịch vụ cho người nhiễm HIV/AIDS bao gồm: tư vấn trước và sau xét nghiệm, tư vấn hỗ trợ thường xuyên; quản lý hồ sơ và theo dõi sức khỏe; chăm sóc điều trị và dự phòng nhiễm trùng cơ hội; phối hợp chuyển, khám và điều trị Lao, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, điều trị dự phòng mẹ - con; theo dõi điều trị ARV và chuyển tuyến trên khi cần thiết.

- Tại tuyến xã: các hoạt động TVCSHT cho người nhiễm HIV chủ yếu được tiến hành tại nhà và trạm y tế, bao gồm: theo dõi tuân thủ điều trị ARV, điều trị triệu chứng, chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng tại nhà, tư vấn an ủi động viên trực tiếp, cấp phát BKT, BCS, tờ rơi… và chuyển tuyến khi cần thiết.

- Đối tượng nhiễm HIV/AIDS được quản lý trên địa bàn - Được tư vấn bởi đồng đẳng viên, cộng tác viên.

- Được chăm sóc, hỗ trợ tại nhà.

- Được truyền thông trực tiếp (nói chuyện, tư vấn nhóm). - Được cấp phát tờ rơi.

- Được nhận thuốc nhiễm trùng cơ hội, gói chăm sóc toàn diện tại nhà. - Được tư vấn để chuyển tuyến, chuyển tiếp kịp thời.

- Được sinh hoạt câu lạc bộ người nhiễm. - Được cấp phát BCS miễn phí.

- Được cấp phát BKT miễn phí.

- Tập huấn định kỳ và nâng cao về tư vấn, chăm sóc và điều trị cho đồng đẳng viên, cộng tác viên, người nhà chăm sóc…

- Truyền thông qua hệ thống truyền thanh xã/phường.

2.2.4.5. Các hoạt động chính được thực hiện trong 4 năm can thiệp

Bảng 2.1. Liệt kê các hoạt động đào tạo tập huấn cho mạng lưới tham gia

TT Nội dung tập huấn Từ 10/2008

đến 12/2009 2010 2011 2012 Số cuộc Số người Số cuộc Số người Số cuộc Số người Số cuộc Số người

1 TVXNTN cho tư vấn viên 5 40 1 38 1 32 1 30

2 Chăm sóc, hỗ trợ cho nhân

viên y tế, chuyên trách xã 5 141 1 42 1 36 1 30 3 Chăm sóc, hỗ trợ cho cộng tác viên 2 70 1 32 1 30 1 31 4 Chăm sóc, hỗ trợ cho đồng đẳng viên 2 60 1 35 1 32 1 30

5 Chăm sóc, hỗ trợ cho người nhà chăm sóc

5 150 2 62 1 40 0 0

6

Quản lý và điều trị và điều trị người nhiễm HIV/AIDS cho chuyên trách huyện, cán bộ PKNT

3 65 1 20 1 22 1 18

7

Dự phòng phổ cập, kiểm soát và dự phòng lây nhiễm Lao cho chuyên trách huyện, xã và CTV

Sau 4 năm can thiệp đã tổ chức được 8 lớp tập huấn về TVXNTN cho 140 tư vấn viên; 26 lớp về chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS cho 821 nhân viên y tế, chuyên trách phòng chống HIV/AIDS xã/phường, tư vấn viên, cộng tác viên, giáo dục viên đồng đẳng và người nhà chăm sóc; tổ chức 6 lớp về quản lý và điều trị người nhiễm HIV/AIDS cho 125 chuyên trách phòng chống HIV/AIDS tuyến huyện và cán bộ PKNT; 7 lớp về dự phòng phổ cập, kiểm soát nhiễm khuẩn và dự phòng lây nhiễm Lao cho 205 nhân viên y tế huyện, chuyên trách và cộng tác viên xã/phường.

Bảng 2.2. Liệt kê các hoạt động tư vấn, xét nghiệm tại các phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng Kết quả Từ 10/2008 đến 12/2009 2010 2011 2012 Cộng 4 năm Số lượt người đến phòng TVXNTN 3.736 3.723 3.575 3.202 14.236

Số người được xét nghiệm HIV 3.316 3.351 3.178 2.834 12.679

Số người có kết quả HIV (+) 144 130 112 109 495

Tỷ lệ (+)/Số xét nghiệm 4,4 % 3,9% 3,5% 3,8% 3,9%

Số khách hàng trung (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

bình/tháng/phòng TVXNTN

49,8 62,0 59,6 53,4 55,8

Tại 5 phòng TVXNTN: tư vấn cho 14.236 lượt thuộc đối tượng nguy cơ cao, xét nghiệm HIV cho 12.679 đối tượng, trong đó có 495 trường hợp dương tính (chiếm 3,9%). Các trường hợp dương tính này được chuyển đến các cơ sở điều trị để được theo dõi quản lý, điều trị nhiễm trùng cơ hội và điều trị ARV. Hàng tháng trung bình mỗi cơ sở TVXNTN đã tư vấn, xét nghiệm cho khoảng 50 - 60 khách hàng.

Bảng 2.3. Liệt kê các hoạt động tư vấn, hỗ trợ tại cộng đồng và dự phòng lây truyền mẹ - con

Kết quả

Từ 10/2008

đến 12/2009 2010 2011 2012

Số lượt người nhiễm HIV/AIDS được tư vấn, hỗ trợ

1.522 1.320 1.398 1.332 5.572

Số lượt người nhiễm HIV/AIDS được thăm viếng, chăm sóc tại nhà

681 638 642 625 2.586

Số phụ nữ mang thai được tư vấn, xét nghiệm HIV

2.156 1.989 2.015 2.090 8.250

Số phụ nữ mang thai có kết quả xét nghiệm HIV dương tính

3 2 3 3 11

Số phụ nữ mang thai nhiễm HIV/AIDS được điều trị DPLTMC

3 2 3 3 11

Tại cộng đồng, các đồng đẳng viên, cộng tác viên, chuyên trách xã/phường đã tiếp cận và tiến hành các hoạt động TVCSHT cho 5.572 lượt người nhiễm HIV/AIDS; thăm viếng, chăm sóc tại nhà cho 2.586 lượt người nhiễm HIV/AIDS; tư vấn và xét nghiệm HIV cho 8.250 phụ nữ mang thai; phát hiện 11 phụ nữ mang thai dương tính HIV và điều trị dự phòng lây truyền mẹ - con cho 11/11 số trường hợp phụ nữ mang thai có xét nghiệm HIV dương tính.

Bảng 2.4. Liệt kê các hoạt động truyền thông và can thiệp giảm hại

Kết quả Từ 10/2008

đến 12/2009

2010 2011 2012 Cộng 4 năm

Số phóng sự, tin bài được phát trên PTTH tỉnh, huyện

62 51 52 50 215

Số phóng sự, tin bài được phát trên loa truyền thanh xã/phường

206 187 184 173 750

Số buổi nói chuyện truyền thông nhóm trực tiếp

Số tờ rơi được phân phát 5.200 5.000 5.000 4.800 20.000

Một phần của tài liệu Hiệu quả can thiệp tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ nguời nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng ở 5 huyện của nghệ an, 2008 - 2012 (full text) (Trang 46 - 147)