Đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Hiệu quả can thiệp tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ nguời nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng ở 5 huyện của nghệ an, 2008 - 2012 (full text) (Trang 43 - 147)

Đối tượng nghiên cứu là người nhiễm HIV/AIDS đang được quản lý tại gia đình với các tiêu chuẩn:

- Đã được xét nghiệm khẳng định HIV dương tính. - Đã biết về tình trạng nhiễm HIV/AIDS của bản thân.

- Hiện đang sống tại gia đình, có danh sách hồ sơ quản lý, được thông báo và đồng ý tham gia nghiên cứu.

 Không chọn người nhiễm HIV/AIDS sau vào nghiên cứu: - Người đang ở trong các trung tâm 05, 06.

- Người không đủ khả năng minh mẫn để trả lời phỏng vấn. 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu:

Nghiên cứu được thực hiện tại 5 huyện, thành phố, thị xã của tỉnh Nghệ An, gồm: thành phố Vinh, các huyện Đô Lương, Hưng Nguyên, Nghi Lộc và thị xã Thái Hòa.

Tiêu chuẩn lựa chọn địa bàn nghiên cứu: - Có số người nhiễm HIV/AIDS cao.

- Là khu vực trọng điểm về tệ nạn ma tuý và mại dâm của tỉnh.

- Đội ngũ chuyên trách phòng chống AIDS hoạt động tích cực và có khả năng tiếp nhận, triển khai các dự án can thiệp cộng đồng.

- Cam kết tham gia và tổ chức triển khai các nội dung hoạt động trên địa bàn, lồng ghép với chương trình phòng chống AIDS quốc gia.

Cụ thể về tình hình kinh tế - xã hội của 5 địa bàn nghiên cứu như sau:

Thành phố Vinh:

Thành phố Vinh là đô thị loại I trực thuộc tỉnh, là trung tâm của tỉnh Nghệ An về chính trị, văn hoá và xã hội, có diện tích 104,9 km2, dân số 273.834 người (năm 2008), với 25 xã/phường. Thành phố Vinh nằm trong hành lang kinh tế Đông Tây, nối liền Myanma - Thái Lan - Lào - Việt Nam - Biển Đông. Nằm trên các tuyến du lịch quốc gia và quốc tế. Với vị trí đó, thành phố Vinh đóng vai trò quan trọng trong giao lưu kinh tế, thương mại, du lịch, vận chuyển hàng hoá với cả nước và các nước khác trong khu vực. Nhờ những đặc điểm địa lý thuận lợi, kinh tế phát triển nhanh, thu hút nhiều dự án đầu tư, khách du lịch trong, ngoài nước [90], [91].

Tuy nhiên, do thành phố Vinh nằm dọc theo Quốc lộ 1A, là điểm trung chuyển ma tuý từ Lào sang thông qua quốc lộ 7, 8 và từ Bắc vào Nam nên tình hình nghiện chích ma túy rất phức tạp. Theo thống kê của Sở Công an và Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội, tính đến tháng 6/2008, trên địa bàn thành phố Vinh có 850 người sử dụng ma túy có hồ sơ quản lý. Đa số là sử dụng ma túy dạng tiêm chích. Thành phố Vinh có nhiều nhà hàng, khách sạn, quán karaoke, quán cắt tóc, gội đầu trá hình… làm gia tăng số người hoạt động mại dâm. Ước tính có trên 200 người hoạt động mại dâm. TCMT và mại dâm là hai nguyên nhân chính làm lây nhiễm HIV tại thành phố Vinh [90], [91].

Tính đến 30/6/2008, lũy tích số người nhiễm HIV/AIDS ở thành phố Vinh là 1.610 người, trong đó có 1.014 chuyển sang AIDS và 656 người đã chết do AIDS. Thành phố Vinh là địa bàn có số người nhiễm HIV cao nhất tỉnh (chiếm 37,2% toàn tỉnh) với 954 người nhiễm còn sống [82], [83].

Huyện Đô Lương:

Đô Lương là một huyện miền núi, nằm cách thành phố Vinh 80 km về phía Tây theo Quốc lộ 46, có diện tích 350,7 km2, dân số 197.710 người (năm 2008), với 32 xã và 1 thị trấn. Trung tâm huyện là điểm giao giữa Quốc lộ 46 và Quốc lộ 7. Quốc lộ 7 là tuyến đường trọng yếu vận chuyển ma tuý từ Lào và các huyện miền Tây Nghệ An về thành phố Vinh rồi phân phối đi các nơi. Cơ cấu kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, một bộ phận nhỏ cư dân ở thị trấn sống bằng nghề dịch vụ thương mại. Những năm gần đây Đô Lương đang phát triển mạnh công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, nhiều nhà máy, xí nghiệp được triển khai như may mặc, xi măng… Đời sống của dân cư ở mức trung bình [90], [91].

Tính đến tháng 6/2008, trên địa bàn huyện Đô Lương có 239 người sử dụng ma túy có hồ sơ quản lý. Lũy tích số người nhiễm HIV/AIDS ở huyện Đô Lương tính đến 30/6/2008 là 249 người, trong đó có 151 người chuyển sang AIDS và 108 người đã chết do AIDS [82], [83].

Huyện Hưng Nguyên:.

Hưng Nguyên là huyện đồng bằng nằm ở tả ngạn sông Lam, giáp thành phố Vinh về phía tây, với diện tích 159,2 km2, dân số 111.688 người (năm 2008), có 23 xã và 1 thị trấn. Hưng Nguyên là vùng đệm của thành phố Vinh, cơ cấu kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, một số xã phát triển mạnh nghề sản xuất rau xanh phục vụ cho thành phố Vinh. Trên địa bàn của huyện có dòng sông Lam chảy qua. Tại những xã ven sông này là nơi diễn ra

nhiều hoạt động buôn bán và một bộ phận dân cư sống bằng nghề chài luới, trẻ em thất học nhiều. Đặc biệt, xã Hưng Long là tụ điểm buôn bán ma tuý lớn nhất tỉnh và là nơi trung chuyển ma tuý đi Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và nhiều địa phương khác trên cả nước. Đời sống dân cư của huyện ở mức trung bình [90], [91].

Theo thống kê, tính đến 6/2008 huyện Hưng Nguyên có 147 người sử dụng ma túy và 25 phụ nữ hành nghề mại dâm. Về tình hình nhiễm HIV/AIDS, tính đến cuối tháng 6 năm 2008, lũy tích số người nhiễm HIV/AIDS là 96 người, trong đó 62 người chuyển sang AIDS và có 33 người đã chết do AIDS [82], [83].

Huyện Nghi Lộc:

Nghi Lộc là một huyện ven biển nằm giáp thành phố Vinh về phía Bắc trên Quốc lộ 1A, có diện tích 347,8 km2, dân số 195.647 người, với 29 xã và 1 thị trấn. Nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, ngoài ra còn có ngư nghiệp và dịch vụ thương mại. Trên địa bàn huyện có khu resort Bãi Lữ, các bãi tắm nhỏ ven biển thu hút khách du lịch chủ yếu là vào mùa hè. Khu công nghiệp Nam Cấm với nhiều dự án đầu tư như: nhà máy bia Hà Nội, nhà máy chế tác đá… thu hút nhiều lao động trong và ngoài tỉnh [90], [91].

Theo thống kê của Sở Công an và Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội, đến 6/2008 trên địa bàn huyện Nghi Lộc có 95 người sử dụng ma túy. Tính đến 30/6/2008, lũy tích số người nhiễm HIV/AIDS ở huyện Nghi Lộc là 93 người, trong đó có 49 người chuyển sang AIDS và 26 người đã chết do AIDS [82], [83].

Thị xã Thái Hòa:

Thái Hòa là một thị xã miền núi, cách thành phố Vinh 100 km về phía Tây Bắc theo quốc lộ 48, có diện tích 135,2 Km2, dân số 65.478 (năm 2008) người, với 10 phường/xã. Thị xã Thái Hòa có 5.751 người là dân tộc thiểu số, gồm: Thanh, Thái, Thổ chiếm tỷ lệ 8,8% so với tổng dân số. Thái Hòa xưa kia là thủ phủ của Phủ Quỳ, là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng Tây Bắc tỉnh Nghệ An. Thái Hòa là địa phương nổi tiếng về tài nguyên thiên nhiên phong phú, có vùng đất đỏ bazan rộng lớn, lâu nay được biết đến bởi nhiều sản phẩm từ cây công nghiệp như chè, cao su, cà phê Phủ Quỳ, cam Thái Hòa... Hiện nay, thị xã Thái Hòa có 2 nhà máy chế biến nông sản hiện đại đó là Công ty sữa TH-True Milk và nhà máy đường Tat & Line với vùng sản xuất nguyên liệu rộng lớn thu hút nhiều lao động [90], [91].

Thị xã Thái Hoà một thời là điểm tập trung của những người đi tìm đá đỏ ở Quỳ Châu, từ đó kéo theo các tệ nạn xã hội như mại dâm, ma tuý. Theo thống kê của Sở Công an và Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội, trên địa bàn thị xã Thái Hòa có 172 người sử dụng ma túy (tháng 6/2008). Tính đến 30/6/2008, lũy tích số người nhiễm HIV/AIDS ở thị xã Thái Hòa là 216 người, trong đó có 106 người chuyển sang AIDS và 64 người đã chết do AIDS [82], [83].

2.1.3. Thời gian nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu từ tháng 7/2008 đến tháng 10/2012. - Điều tra lần 1: 7/2008 - 10/2008 (đánh giá trước can thiệp) - Tiến hành các hoạt động can thiệp cộng đồng: 10/2008 - 6/2012 - Điều tra lần 2: 7/2012 - 10/2012 (đánh giá sau can thiệp cộng đồng) 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu

Để hoàn thành các mục tiêu mà đề tài đưa ra, nghiên cứu sử dụng Phương pháp nghiên cứu can thiệp cộng đồng ((so sánh trước - sau thông qua hai cuộc điều tra cắt ngang trước và sau can thiệp).

- Sử dụng phương pháp nghiên cứu điều tra cắt ngang (Cross Sectional study), kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp.

- Tiến hành thu thập số liệu thông qua bộ câu hỏi phỏng vấn được nhóm nghiên cứu xây dựng.

Kết quả của điều tra trước can thiệp sẽ cung cấp các thông tin làm cơ sở cho việc xây dựng và hoàn thiện các nội dung can thiệp phù hợp.

2.2.2. Điều tra cắt ngang lần 1

- Mô tả hoạt động TVCSHT người nhiễm HIV/AIDS trước can thiệp, bao gồm: một số đặc điểm của người nhiễm HIV/AIDS, hiểu biết của người nhiễm HIV/AIDS về tình trạng bệnh và các biện pháp nâng cao sức khoẻ; các biểu hiện NTCH; hoạt động tư vấn xét nghiệm HIV; chăm sóc, hỗ trợ và tiếp cận dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS.

- Mô tả về hành vi nguy cơ lây truyền HIV của người nhiễm HIV/AIDS bao gồm: hành vi TCMT không an toàn; QHTD không an toàn; sinh con sau nhiễm HIV và ảnh hưởng của một số yếu tố tới hành vi nguy cơ lây truyền HIV của người nhiễm HIV/AIDS.

2.2.3. Điều tra cắt ngang lần 2

Sau 4 năm can thiệp, nghiên cứu định lượng lần 2 được tiến hành để đánh giá hiệu quả các hoạt động. Bộ phiếu phỏng vấn cũ được sử dụng lại để phục vụ cho việc thu thập thông tin cho đánh giá lần này.

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ triển khai nghiên cứu

2.2.4. Xây dựng nội dung biện pháp can thiệp

Dựa vào khung lý thuyết các nội dung cơ bản của chăm sóc, hỗ trợ đối với người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng [7], [52], kết quả đánh giá trước can thiệp và tham khảo các tài liệu [34], [35], [87], xây dựng nội dung biện pháp can thiệp. Nội dung biện pháp can thiệp dựa chủ yếu trên hoạt động của 3 nhóm: nhóm tư vấn viên, nhóm giáo dục đồng đẳng và nhóm CTV xã/phường.

QUẦN THỂ NGHIÊN CỨU

Người nhiễm HIV/AIDS đang được quản lý tại cộng đồng ở 5 địa bàn: TP. Vinh, Hưng Nguyên, Đô Lương, Nghi Lộc và TX Thái Hòa

Điều tra cắt ngang trước can thiệp (Đánh giá nhu cầu can thiệp)

Triển khai các biện pháp can thiệp cộng đồng

Điều tra cắt ngang sau can thiệp. (Đánh giá hiệu quả can thiệp)

2.2.4.1. Nguyên tắc xây dựng nội dung biện pháp can thiệp

- Áp dụng và triển khai mô hình TVCSHT dựa vào cộng đồng mà WHO khuyến cáo đối với các nước có mạng lưới y tế cơ sở nhưng nguồn lực dành cho các hoạt động phòng chống AIDS còn hạn chế.

- Không lập các hoạt động riêng mà bám sát vào hệ thống y tế, hỗ trợ hệ thống y tế theo Chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS. Điều này đảm bảo các nội dung được tiến hành với kinh phí tối thiểu, sẽ tiếp tục hoạt động khi nghiên cứu kết thúc và do vậy có tính bền vững cao.

- Được triển khai chủ yếu tại tuyến huyện và tuyến xã với sự hỗ trợ, chỉ đạo của tuyến tỉnh và trung ương.

- Về cơ bản, nội dung can thiệp được sử dụng thống nhất tại cộng đồng của 5 huyện triển khai. Tuy nhiên, do những đặc điểm khác nhau trong hành vi nguy cơ của đối tượng cũng như thực trạng công tác TVCSHT tại mỗi huyện, các hoạt động can thiệp đã được điều chỉnh linh hoạt trong triển khai từng nội dung cụ thể: ngoài các nội dung cơ bản của công tác TVCSHT, hoạt động tại Đô Lương, Thái Hòa, Nghi Lộc tập trung nhiều hơn cho việc tư vấn giảm hành vi nguy cơ và chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm là đối tượng TCMT. Trong khi đó, tại thành phố Vinh, Hưng Nguyên nội dung can thiệp chú trọng cả cho việc tư vấn và chăm sóc, hỗ trợ giảm hành vi nguy cơ lây nhiễm qua TCMT và cả qua QHTD. Riêng thị xã Thái Hòa, lưu ý đặc thù có người dân tộc thiểu số để có biện pháp can thiệp hiệu quả, nhất là loại hình và tài liệu truyền thông.

Sơ đồ 2.2. Sơ đồ biện pháp can thiệp tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm tại cộng đồng

2.2.4.2. Thiết lập mạng lưới

* Thành lập Ban điều phối:

- Mỗi huyện thành lập một Ban điều phối với 5-6 thành viên theo các tiêu chuẩn: là cán bộ chương trình phòng chống HIV/AIDS; có kinh nghiệm truyền thông và TVCSHT người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng; có khả năng dành thời gian cho các hoạt động.

- Thành phần và cơ cấu của ban gồm: 1 lãnh đạo trung tâm Y tế là trưởng ban. 1 lãnh đạo BVĐK là phó ban, 1 cán bộ chuyên trách phòng chống HIV/AIDS, 1 cán bộ phụ trách PKNT, 1 cán bộ chuyên trách Lao và 1 đại diện ban ngành đoàn thể ( Mặt trận, phụ nữ, hội chữ thập đỏ…).

- Nhiệm vụ của Ban điều phối: làm đầu mối tổ chức các hoạt động tại tuyến huyện; phối hợp, tổ chức và thực hiện các hoạt động theo nội dung chuyên môn; giám sát và hỗ trợ hoạt động các nhóm Tư vấn viên, nhóm Giáo dục đồng đẳng và nhóm Cộng tác viên xã phường. * Thành lập nhóm tư vấn viên:

BAN ĐIỀU PHỐI CÁC HOẠT ĐỘNG CAN THIỆP TẠI CỘNG ĐỒNG

Nhóm Tư vấn viên

Nhóm Giáo dục đồng đẳng

Người nhiễm HIV/AIDS nhận được:

- Tư vấn và xét nghiệm HIV - Chăm sóc lâm sàng

- Dự phòng lây nhiễm HIV

- Hỗ trợ tâm lý và kinh tế - xã hội - Các dịch vụ sức khỏe và sự hỗ trợ của ban ngành, tổ chức, đoàn thể.

 TĂNG TIẾP CẬN DỊCH VỤ, KÉO DÀI CUỘC

SỐNG CỦA NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS

 TĂNG HIỆU QUẢ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV

Nhóm CTV xã/phường

- Mỗi huyện thành lập một nhóm Tư vấn viên gồm 4 người (trong đó có 1 cán bộ xét nghiện) làm việc bán thời gian tại “ Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng”, đặt tại Trung tâm y tế các huyện.

- Tư vấn viên có nhiệm vụ: tư vấn và xét nghiệm đối tượng có nguy cơ cao, phụ nữ mang thai, người nhiễm HIV/AIDS và các đối tượng khác; gửi mẫu huyết thanh dương tính về trung tâm phòng chống HIV/AIDS để khẳng định; tư vấn sau xét nghiệm và giới thiệu dịch vụ chuyển gửi….

* Thành lập nhóm Giáo dục đồng đẳng:

- Mỗi huyện thành lập nhóm Giáo dục đồng dẳng với 5-6 thành viên, là người nhiễm HIV/AIDS và người phụ trách nhóm là 1 cán bộ Trung tâm y tế huyện. Các thành viên là những người tình nguyện, nhiệt tình, có kỹ năng, có khả năng tiếp thu và được đào tạo các nội dung theo yêu cầu nhiệm vụ.

- Nhiệm vụ giáo dục viên đồng đẳng:

Triển khai các hoạt động TVCSHT người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng, bao gồm: tham gia các hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông; phân phát tờ rơi, BKT, BCS dự phòng lây nhiễm HIV; hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS và gia đình họ về tinh thần, hỗ trợ tuân thủ điều trị ARV, kỹ năng chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS tại gia đình; trực tiếp chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS không có người thân chăm sóc...

* Thành lập nhóm Cộng tác viên xã/phường:

- Mỗi huyện thành lập một nhóm CTV xã/phường (mỗi xã triển khai hoạt động chọn 1 người, là trưởng trạm hoặc cán bộ trạm y tế) với các tiêu chuẩn: là người có kinh nghiệm trong công tác truyền thông, TVCSHT người nhiễm HIV/AIDS; năng động, biết cách vận động quàn chùng; làm việc bán thời gian cho các hoạt động TVCSHT người nhiễm

Một phần của tài liệu Hiệu quả can thiệp tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ nguời nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng ở 5 huyện của nghệ an, 2008 - 2012 (full text) (Trang 43 - 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)