nghiên cứu năng lực cạnh tranh của du lịch thành phố cần thơ

9 846 12
nghiên cứu năng lực cạnh tranh của du lịch thành phố cần thơ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của du lịch thành phố Cần Thơ Huỳnh Thị Bảo Trâm Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn ThS. Du lịch (Chương trình đào tạo thí điểm) Người hướng dẫn : PGS.TS. Trần Thị Minh Hòa Năm bảo vệ: 2014 108 tr . Abstract. Khái quát một số vấn đề lí luận cơ bản về năng lực cạnh tranh điểm đến và phương pháp đo lường năng lực cạnh tranh điểm đến của Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới, Diễn đàn kinh tế Thế giới và các tác giả: Metin Kozak, Dwyer và Kim.Đánh giá năng lực cạnh tranh của du lịch thành phố Cần Thơ theo hệ thống chỉ số của tác giả Dwyer và Kim.Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch thành phố Cần Thơ. Keywords.Năng lực cạnh tranh; Du lịch; Cần Thơ Content. 1. Lý do chọn đề tài Thành phố Cần Thơ là một thành phố trẻ trực thuộc Trung ương, nằm ở vị trí trung tâm đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), có vai trò đầu mối giao thông vận tải của vùng ĐBSCL đến thành phố Hồ Chí Minh và cả quốc tế; là vùng đất mới giàu tiềm năng du lịch so với các tỉnh thành trong khu vực. Từ khi thành lập đến nay, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Cần Thơ nói chung và du lịch nói riêng đã phát triển khá nhanh và đạt thành tựu quan trọng, đặc biệt du lịch đã góp phần tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế địa phương và tác động mạnh mẽ đối với các ngành kinh tế khác. Bên cạnh đó, chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 xác định thành phố Cần Thơ là trung tâm du lịch của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, là hạt nhân và sức hút cho toàn vùng, nên Cần Thơ có vai trò và vị trí quan trọng đối với cả vùng. Thời gian qua, số lượng khách du lịch nội địa cũng như khách du lịch quốc tế đến Cần Thơ ngày càng nhiều, đóng góp đáng kể cho sự phát triển chung trong cơ cấu kinh tế của Thành phố. Tuy nhiên, mức độ phát triển của du lịch thành phố Cần Thơ thời gian qua chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của một đô thị vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Thời gian gần đây, vị trí dẫn đầu trong vùng của Cần Thơ về tỷ trọng các chỉ tiêu du lịch so với toàn vùng có dấu hiệu giảm dần. Thực trạng trên có nhiều nguyên nhân, tựu chung là các địa phương trong vùng đang nỗ lực đầu tư, xúc tiến quảng bá phát triển du lịch. Trong khi đó, Cần Thơ có vị trí trung tâm thế nhưng hạn chế về giá trị tài nguyên du lịch so với một số tỉnh, thành trong vùng. Hơn nữa, trong xu thế phát triển chung của du lịch cả nước và ĐBSCL thì du lịch thành phố Cần Thơ còn phải cạnh tranh với du lịch của các địa phương khác. Trước thực tế đó, để nâng cao vai trò vị trí trung tâm, sức lan tỏa của cả vùng thì việc nghiên cứu năng lực cạnh tranh của du lịch thành phố Cần Thơ là một tất yếu khách quan và hết sức cần thiết đối với sự phát triển chung của Thành phố, để qua đó góp phần định hướng các sản phẩm và dịch vụ đặc trưng dựa trên các điểm mạnh của thành phố. Chính vì những lý do đó nên tác giả đã chọn đề tài “Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của du lịch thành phố Cần Thơ” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở khảo sát và đánh giá NLCT ĐĐ của du lịch Thành phố Cần Thơ, từ đó đề xuất giải pháp và khuyến nghị để nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Thành phố Cần Thơ. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Thứ nhất, trình bày những vấn đề cơ bản về du lịch, năng lực cạnh tranh điểm đến, các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT điểm đến và phương pháp đánh giá NLCT điểm đến của Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới, Diễn đàn kinh tế Thế giới và các tác giả: Metin Kozak, Dwyer và Kim. - Thứ hai, khảo sát và đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Cần Thơ theo các phương pháp phù hợp. - Thứ ba, đề xuất một số giải pháp và đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch thành phố Cần Thơ. 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Ở nước ngoài, năm 2004 Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC), Diễn đàn kinh tế (Thế giới WEF) đã công bố kế quả nghiên cứu đánh giá về NLCT điểm đến thông qua 8 chỉ số đánh giá NLCT điểm đến của 212 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Kết quả đánh giá này đã thúc đẩy nhiều quốc gia quan tâm phát triển du lịch tìm giải pháp nâng cao NLCT điểm đến. Tuy nhiên, nhận thấy những mặt hạn chế của các chỉ số đánh giá NLCT trên nên Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC) tham gia với Diễn đàn kinh tế Thế giới để xây dựng các chỉ số NLCT điểm đến mới. Do đó, năm 2007, năm 2008 và năm 2009, WTTC đã công bố công trình nghiên cứu NLCT điểm đến của các nước trên thế giới, trong đó xếp hạng NLCT điểm đến của 124 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Kết quả nghiên cứu này đã thu hút được sự quan tâm của nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định kinh tế trên thế giới. Tuy nhiên, WTTC chưa nghiên cứu, đánh giá về NLCT của Việt Nam, mà chỉ đưa ra xếp hạng [6, 21- 23]. Ngoài ra, có hai công trình nghiên cứu của các tác giả Crouch & Ritchie và Dwyer & Kim. Tác giả Crouch & Ritchie đã nghiên cứu sự thịnh vượng của nền kinh tế trong dài hạn, xem đó là tiêu chuẩn đánh giá NLCT điểm đến và cho rằng trong điều kiện tuyệt đối, điểm đến cạnh tranh nhất là điểm đến mang lại thành công lớn nhất, có nghĩa là mang lại sự thịnh vượng nhất cho người dân bản địa trên cơ sở bền vững, qua tác phẩm “Điểm đến cạnh tranh - triển vọng du lịch bền vững” từ 1993 -1995 và từ 1999 – 2003). Dwyer và Kim đã kế thừa những công trình nghiên cứu trước đây và của tác giả Crouch & Ritchie đã đưa ra mô hình kết hợp về năng lực cạnh tranh điểm đến [6, tr.12]. Hiện nay tại Việt Nam, có một số nghiên cứu về vấn đề năng lực cạnh tranh điểm đến trong ngành du lịch. Cụ thể các nghiên cứu có giá trị thực tiễn của các nhà nghiên cứu như: PGS.TS.Bùi Xuân Nhàn về “Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Việt Nam”, hay Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Anh Tuấn (2010) nghiên cứu về “Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam”, ngoài ra còn nhiều đề tài luận văn thạc sĩ khác như: “Các giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa đến năm 2015” của tác giả Dương Xuân Thắng, “Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng sau khi gia nhậpWTO” của tác giả Nguyễn Thu Hiền, “Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm gốm của làng nghề Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh” của tác giả Nguyễn Văn Điệp, “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Cà Mau – Thực trạng và giải pháp” của tác giả Nguyễn Văn Tuất,……Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu năng lực cạnh tranh của du lịch thành phố Cần Thơ đến thời điểm hiện tại thì chưa thấy tác giả nào nghiên cứu. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Đề tài nghiên cứu năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch thành phố Cần Thơ gồm 3 vần đề, thứ nhất là cơ sở lí luận về năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch, thứ hai là đánh giá năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch thành phố Cần Thơ theo hệ thống chỉ số của Dwyer và Kim, thứ ba là giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch thành phố Cần Thơ. Về không gian: Đề tài nghiên cứu tại thành phố Cần Thơ. Về thời gian: Khoảng thời gian phân tích các tư liệu, số liệu, đánh giá NLCT điểm đến của du lịch thành phố Cần Thơ chủ yếu tập trung vào giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2020. Trong đó, các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch thành phố Cần Thơ tập trung cho giai đoạn từ 2013 đến 2020. 5. Những đóng góp của đề tài 5.1. Về mặt khoa học Đề tài nghiên cứu năng lực cạnh tranh của du lịch thành phố Cần Thơ nhằm cung cấp thêm nguồn tư liệu về năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch thành phố Cần Thơ nói riêng và các tỉnh thành khác nói chung. 5.2. Về mặt thực tiễn Trên cơ sở đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến theo hệ thống chỉ số của tác giả Dwyer và Kim, luận văn đã đưa ra 3 nhóm giải pháp cơ bản để du lịch thành phố Cần Thơ phát huy hơn nữa những ưu điểm sẵn có cũng như khắc phục những điểm yếu còn tồn tại. Từ đó, giúp cho ngành du lịch ở Cần Thơ nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch ở Cần Thơ nói riêng đánh giá đầy đủ hơn về năng lực cạnh tranh của du lịch thành phố Cần Thơ. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết Đối với phương pháp này, tác giả đã sử dụng các phương pháp cụ thể sau đây: + Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: Dựa trên các nguồn tài liệu thu thập được từ sách, báo, báo cáo khoa học, tài liệu lưu trữ thông tin đại chúng, website,… cũng như tổng hợp, lựa chọn các tài liệu quan trọng cần thiết liên quan đến đề tài, đồng thời phân tích các tác giả trong và ngoài nước có liên quan đề tài nhằm xây dựng luận cứ cho chương tiếp theo. + Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết: Tác giả đã phân loại sắp xếp các tài liệu khoa học và thông tin thu thập được thành hệ thống logic chặt chẽ cho từng mặt, từng vấn đề khoa học có liên quan có cùng dấu hiệu bản chất, qua đó giúp cho vấn đề nghiên cứu được tiếp cận hợp lý và chuẩn xác hơn. Phương pháp này giúp cho việc phân loại và hệ thống tốt hơn về cơ sở lý luận của đề tài. Do đó, sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết nhằm giúp việc phân tích, hệ thống hóa và khái quát hóa các tài liệu như: giáo trình, sách, báo, tạp chí, luận văn, luận án, các trang website có liên quan…. mang tính hệ thống hóa và khoa học hơn để làm nền tảng và cơ sở cho chương tiếp theo. 6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp thống kê số liệu: Sử dụng phương pháp này để tổng hợp những số liệu thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Viện nghiên cứu phát triển du lịch,… Sau đó, phân loại lựa chọn khái quát những thông tin, số liệu và rút ra những thông tin, số liệu phù hợp với từng phạm vi nghiên cứu của đề tài. Phương pháp này, giúp cho những đề tài được nghiên cứu mang tính khoa học và logic hơn . - Phương pháp điều tra: Điều tra là sử dụng những câu hỏi cho một hay nhiều nhóm đối tượng, qua đó thu được các ý kiến chủ quan của họ về vấn đề có liên quan đến đề tài. Đây là phương pháp dùng những câu hỏi, nhằm phát hiện những đặc điểm về mặt định tính, định lượng của đối tượng cần nghiên cứu. Qua đó, giúp cho việc đánh giá chính xác và có căn cứ quan trọng để đề xuất những giải pháp thực tiễn theo mục đích nghiên cứu của đề tài. Cụ thể, qua phương pháp này tác giả điều tra quan điểm, thái độ của đại diện phía Cung và Cầu bằng phiếu điều tra với hệ thống câu hỏi ankét (đóng, mở). Để đề tài nghiên cứu mang tính khách quan và khoa học, tác giả đã thực hiện phương pháp điều tra với các bước cụ thể như sau: + Xác định mẫu điều tra + Thiết kế mẫu điều tra, lập thang điểm + Phát phiếu điều tra + Thu thập phiếu và cho điểm + Xử lí số liệu + Kết luận - Phương pháp chuyên gia: Phương pháp này thực chất là phương pháp sử dụng trí tuệ, khai thác những ý kiến của chuyên gia có trình độ cao, giàu kinh nghiệm có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến đề tài nghiên cứu, qua đó tìm ra giải pháp tối ưu cho đề tài trong quá trình xây dựng cơ sở lý luận, cũng như các đề xuất, định hướng và củng cố luận cứ… giúp cho đề tài nghiên cứu một cách có hiệu quả nhất. 7. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, danh mục các chữ viết tắt, danh mục bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục thì nội dung chính của đề tài gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Chương 2. Đánh giá năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch thành phố Cần Thơ Chương 3. Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm du lịch thành phố Cần Thơ TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. TS. Đào Ngọc Cảnh (2004), Tổng quan về du lịch, trường Đại học Cần Thơ. 2. Cục thống kê thành phố Cần Thơ (2005), Niên giám thống kê năm 2006 - Cần Thơ. 3. PGS.TS Trần Thị Minh Hòa (2011), tập giảng Marketing điểm đến. 4. Đào Hiếu (2002), Từ điển du lịch Anh - Việt, Nhà xuất bản trẻ. 5. Chu Viết Luận (chủ biên) (2005), Tổng Giám đốc Cty Cổ phần Thông tin kinh tế Đối ngoại, Cần Thơ thế và lực mới trong thế kỷ XXI, Nhà xuất bản Chính trị quốc trị quốc gia. 6. Nguyễn Anh Tuấn (2010), Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam, luận án tiến sĩ kinh tế chính trị. 7. PGS. Nguyễn Minh Tuệ, PGS.PTS. Vũ Tuấn Cảnh, PGS.PTS. Lê Thông, PTS. Phạm Xuân Hậu, PGS.Nguyễn Kim Hồng (1996), Địa lý du lịch, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh. 8. Nguyễn Trung Vinh, Huỳnh Thương, Nguyễn Lương Bằng - ban chủ nhiệm (2002), Địa chí Cần Thơ, Tỉnh ủy - Ủy ban nhân dân tỉnh Cần Thơ. 9. Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ (2005), 30 năm xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ (1975 – 2005). Các trang Website: 10. http://angiang.gov.vn 11. http://cantho.gov.vn 12. http://kiengiang.gov.vn 13. http://tiengiang.gov.vn 14. http://www.vista.net.vn 15. http://tapchidulichviet.com 16. http://www.vietnamtourism.com 17.http://sovhttdltpct.vn 18. http://www.dankinhte.vn 19. http://www.vietnamtourism.gov.vn 20. http://www.itdr.org.vn 21. http://bsm.vn 22. http://www.baocantho.com.vn 23.http://nangluongvietnam.vn 24. http://www.eluat.com/05000583.htm Tiếng Anh 25. World Economic Forum (2007), The Travel and Tourism Competitiveness Report 2007 26. World Economic Forum (2008), The Travel and Tourism Competitiveness Report 2008 27. World Economic Forum (2009), The Travel and Tourism Competitiveness Report 2009 28. Websites: www.tourism.gov.my, www.my.com 29. Websites: www.unwto.org, www.wttc.org . năng lực cạnh tranh của du lịch thành phố Cần Thơ theo hệ thống chỉ số của tác giả Dwyer và Kim.Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch thành phố Cần Thơ. Keywords .Năng. của đề tài 5.1. Về mặt khoa học Đề tài nghiên cứu năng lực cạnh tranh của du lịch thành phố Cần Thơ nhằm cung cấp thêm nguồn tư liệu về năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch thành phố Cần. trung nghiên cứu năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Đề tài nghiên cứu năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch thành phố Cần Thơ gồm 3 vần đề, thứ

Ngày đăng: 13/01/2015, 12:53

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan