Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 13 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
13
Dung lượng
706,86 KB
Nội dung
Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trong dạy học Thơ mới ở trung học phổ thông Lê Mỹ Linh Trường Đại học Giáo Dục. Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn ThS. Giáo dục học: 60 14 10 Người hướng dẫn : TS. Nguyễn Trọng Hoàn Năm bảo vệ: 2013 118 tr . Abstract. Tìm hiểu những cơ sở lí luận và thực tiễn của Phương pháp dạy học tích cực (PPDHTC) khi dạy học Thơ mới ở chương trình lớp 11 cho học sinh (HS) theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của HS. Khảo sát việc dạy và học Thơ mới ở lớp 11 để nắm được thực trạng việc dạy và học một cách chính xác. Đề xuất các biện pháp trong dạy học Thơ mới ở lớp 11 theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của người học. Xây dựng thiết kế các bài học phần Thơ mới nhằm cụ thể hóa các phương pháp dạy học đã nghiên cứu. Tổ chức thực nghiệm để kiểm tra khả năng thực thi của những vấn đề lí thuyết trên cơ sở đó đề xuất một số ý kiến về việc vận dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của HS nhằm nâng cao hiệu quả của giờ học Thơ mới. Keywords.Ngữ văn; Phương pháp giảng dạy; Trường trung học phổ thông; Văn học Content. 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của đất nước thời mở cửa, ngành giáo dục phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Dạy và học trong nhà trường đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện từ phương hướng, mục tiêu đến nội dung và phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học trong đó có sự đổi mới căn bản về nội dung và phương pháp dạy, học. Trong thời đại hiện nay, giáo dục không chỉ được xem là chuyển tải những kiến thức về lịch sử, xã hội một cách đơn thuần mà quan trọng là phải trang bị cho người học phương pháp học tập, phát triển tư duy độc lập, sáng tạo, rèn luyện cho người học khả năng tự học, tự phát triển để bắt kịp với xu hướng phát triển của thế giới. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, sự thách thức của quá trình hội nhập hóa toàn cầu đòi hỏi phải có nguồn nhân lực, nguồn lao động có đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của xã hội trong giai đoạn mới. Người lao động phải có khả năng thích ứng, khả năng thu nhận và vận dụng linh hoạt, sáng tạo tri thức của nhân loại vào hoàn cảnh thực tế, tạo ra những sản phẩm đáp ứng yêu cầu của xã hội, đào tạo ra những con người đáp ứng được những đòi hỏi của thị trường lao động và nghề nghiệp cũng như cuộc sống. Có khả năng hòa nhập và cạnh tranh quốc tế, đặc biệt là có năng lực hành động, tính sáng tạo, năng động, tính tự lực và trách nhiệm, năng lực cộng tác làm việc, năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp và khả năng học tập suốt đời. Để có nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu thời đại nhiệm vụ đặt ra là phải đổi mới giáo dục. Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII (1-1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12- 1996) và được thể chế hóa trong Luật Giáo dục sửa đổi ban hành ngày 27/6/2005, điều 2.4, đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học; môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã phân tích và nhận định sâu sắc thực trạng phương pháp giảng dạy ở nước ta thời gian qua còn chậm đổi mới, chưa phát huy được khả năng sáng tạo của người học và yêu cầu đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành lối tư duy sáng tạo ở người học. Cốt lõi của đổi mới dạy và học được Hội nghị đưa ra là hướng tới học tập chủ động, tích cực, sáng tạo, chống lại thói quen học tập thụ động, một chiều. Như chúng ta đã biết, trong thực tế, đất nước nào có nền giáo dục phát triển thì đất nước đó sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, xã hội. Trong hệ thống các môn học trong nhà trường, Ngữ văn được coi là một trong số các môn học quan trọng nhất. Đó là tiếng mẹ đẻ, là công cụ để tư duy và là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất. Nó góp phần trong việc hình thành nhận thức và giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy và học ở tất cả các môn học khác, đến chiến lược phát triển nguồn lực con người phục vụ cho các mục tiêu kinh tế, chính trị, xã hội… Chính vì vậy, việc dạy học Ngữ văn nói chung và việc dạy học Thơ mới nói riêng theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của HS là một vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu về dạy học văn và các GV giảng dạy Ngữ văn rất quan tâm. Thế nhưng cho đến nay sự chuyển biến về phương pháp dạy học tác phẩm văn chương (trong đó có Thơ mới) ở nhà trường phổ thông chưa cao. Những giờ dạy phát huy tính tích cực của học sinh thường chỉ xuất hiện ở những tiết dạy tốt của GV giỏi. Qua thực tế giảng dạy Thơ mới ở trường phổ thông, bản thân tôi nói riêng và các GV dạy Ngữ văn khác đều nhận thấy rằng đây là một mảng kiến thức tương đối khó. Thơ mới lãng mạn 1932 - 1945 là một hiện tượng văn học tiêu biểu, một cuộc cách mạng thơ ca, đánh dấu bước tiến mạnh mẽ trong lịch sử phát triển của văn học dân tộc. Nó nằm trong “văn mạch dân tộc”, văn hóa dân tộc. Ở nhà trường phổ thông, việc tiếp cận với Thơ mới mới chỉ dừng ở mức định hướng đọc hiểu văn bản theo thể loại chưa chú ý đến bình diện xã hội gắn với hoàn cảnh ra đời của nó. Thơ mới có một phong cách riêng, có tư tưởng và những đặc trưng thi pháp nổi bật, vì thế nó cần có một cách đọc, một cách giải mã phù hợp. Dạy đọc hiểu văn bản Thơ mới trong nhà trường chính là giúp HS biết cách giải mã, biết cách đọc đúng Thơ mới qua một số bài thơ cụ thể, tiêu biểu, để từ đó người học biết tự đọc, tự khám phá những bài Thơ mới khác. Thơ mới ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt, là sản phẩm của một tầng lớp dân trí đặc biệt, lại cách thế hệ HS hôm nay cả một thế kỉ. Việc giảng dạy Thơ mới thế nào để HS say mê, hứng thú, tự lực chiếm lĩnh tri thức mới, từ một số bài thơ cụ thể có thể hiểu được cả một thời kì văn học không phải là điều dễ dàng. Vì vậy, việc nghiên cứu phương pháp dạy học phần Thơ mới trong chương trình Ngữ văn lớp 11 theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của HS là một trong những vấn đề đã, đang đặt ra và yêu cầu được tiếp tục giải quyết cả về lí luận và thực tiễn để góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Thơ mới nói riêng, dạy học Ngữ văn nói chung trong nhà trường phổ thông. Từ những lí do trên, chúng tôi đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “Tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh trong dạy học Thơ mới ở trung học phổ thông” nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy, học Ngữ văn ở trường phổ thông. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Tình hình nghiên cứu tính tích cực học tập của người học Về phương diện lí luận, phát huy tính tích cực chủ động của HS không phải là vấn đề mới. Tư tưởng nhấn mạnh vai trò tích cực chủ động của người học, xem người học là chủ thể của quá trình học tập đã có từ lâu. Các nhà sư phạm từ thời cổ đại như Xocrat, Khổng Tử, Aristot… đã quan tâm. Nhà triết học Xocrat đã đề ra phương pháp phát kiến Ơristic với nội dung cơ bản: thầy giáo dẫn dắt, gợi mở để HS tìm chân lí, hình thành tính tự lực và phát huy trí lực. Người thầy vĩ đại của Hi Lạp cổ đại đã dạy học trò bằng cách luôn đặt ra các câu hỏi gợi mở nhằm giúp người học dần phát hiện ra chân lí. Khổng Tử - một người thầy giáo tiêu biểu của phương Đông cổ đại - cũng rất coi trọng đến mặt suy nghĩ của HS. Khổng Tử luôn đòi hỏi người ta phải học và tìm tòi, đào sâu suy nghĩ trong quá trình học. Đến các nhà sư phạm phương Tây thời cận đại như Vial, Kharlamôp, V.Ô.Kôn…cũng đã bàn nhiều về vấn đề tìm kiếm con đường tích cực hóa trong hoạt động dạy học. Ở thế kỉ XVII, A.Kômenski - nhà giáo dục nổi tiếng Tiệp Khắc - trong tác phẩm “Lí luận dạy học vĩ đại” đã viết: “Giáo dục có mục đích đánh thức năng lực nhạy cảm, phán đoán, phát triển nhân cách… hãy tìm ra phương pháp cho phép GV dạy ít hơn, HS học nhiều hơn”. Đầu thế kỉ XIX, nhà giáo dục học người Nga Usinxki đã nhiều lần khẳng định tầm quan trọng của TTC với tư cách là một trong những nguyên tắc dạy học cơ bản và quan trọng nhất. Kharlamôp trong cuốn “Phát huy tính tích cực của học sinh như thế nào” [26, tr.7] viết: Việc nghiên cứu khoa học giáo dục làm sáng tỏ những vấn đề có liên quan tới việc cải tiến hoạt động nhận thức và nâng cao TTC trí tuệ của HS là trung tâm chú ý của các nhà nghiên cứu giáo dục và GV. Ngoài ra, việc nghiên cứu PPDHTC còn gắn liền với tên tuổi của các nhà tâm lý học và nhà giáo dục học như Aristova, M.A Danhinop, B.P Exipop, I. Ia Lecne, V.Ô kôn, Alex Xeepm… Căn cứ vào những tác giả vừa nêu ở trên, ta có thể thấy việc nghiên cứu PPDHTC trên thế giới đã đi trước Việt Nam hơn 100 năm. Ở Pháp, Mĩ, Liên Xô cũ, người ta đã thấy rõ vai trò to lớn của PPDHTC đối với sự nghiệp giáo dục nói riêng và đối với sự phát triển con người, xã hội nói chung. Ở Việt Nam, mầm mống của tư tưởng DHTC đã có từ lâu. Chúng ta có thể thấy được điều này qua các câu ngạn ngữ “Học thầy không tày học bạn”, “Học một biết mười”… Sau cách mạng tháng Tám 1945, ở nước ta đã có các phong trào học tập dân chủ, học tổ, học nhóm, có chủ trương biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, phát huy tính độc lập sáng tạo của HS. Nhưng vấn đề phát huy TTC chủ động học tập của HS chỉ thực sự được chú ý từ những năm năm 1960. Ở thời điểm này các trường sư phạm đã có khẩu hiệu: “Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo”. Trong cuộc cải cách giáo dục lần thứ hai, năm 1980, phát huy TTC đã là một trong các phương hướng cải cách, nhằm đào tạo những người lao động sáng tạo, làm chủ đất nước. Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong bài “Một phương pháp cực kì quí báu” đăng trên báo Nhân dân ngày 18/11/1994 đã viết: Phương pháp dạy học mà các đồng chí nêu ra, nói gọn lại là lấy người học làm trung tâm. Người ta phải đặt ra những câu hỏi, đưa ra những câu chuyện có tính hấp dẫn, khêu gợi, đòi hỏi người nghe, người đọc, dẫu là người suy nghĩ kém cỏi cũng phải chịu khó suy nghĩ, tìm tòi… PPDHTC này có khả năng phát triển được những năng lực đang ngủ yên ở mỗi con người… Phương pháp này giúp người ta phương pháp tự học và ham học. Đó là cái quí báu nhất. Nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Trần Hồng Quân trong bài “Cách mạng về phương pháp sẽ đem lại bộ mặt mới, sức sống mới cho giáo dục ở thời đại mới” đăng trên tạp chí NCGD số 1/1995 viết: Muốn đào tạo con người khi bước vào đời là con người tự chủ, năng động và sáng tạo thì phương pháp giáo dục cũng phải hướng vào việc khơi dậy, rèn luyện và phát triển khả năng nghĩ và làm một cách tự chủ, năng động và sáng tạo. Người học tích cực học bằng hành động của mình. Người học tự tìm hiểu, phân tích, tập xử lí tình huống và giải quyết vấn đề, khám phá ra cái chưa biết. Nhiệm vụ của người thầy là chuẩn bị cho HS thật nhiều tình huống chứ không phải nhồi nhét thật nhiều kiến thức vào đầu óc. Nhà giáo Trần Bá Hoành đã viết một loạt bài về dạy học lấy HS làm trung tâm, về phương pháp tích cực và phương pháp hợp tác đăng trên tạp chí NCGD. Đó là các bài: “Dạy học lấy HS làm trung tâm” (số 1/1994), “Phương pháp tích cực” (số 3/1996), “Phát triển trí sáng tạo của HS và vai trò của GV” (số 9/1999). Tác giả đã chỉ rõ đặc trưng của phương pháp tích cực là dạy học lấy HS làm trung tâm, dạy học thông qua việc tổ chức các hoạt động của HS, chú trọng rèn luyện phương pháp tự học, dạy học các thể và hợp tác, dạy đánh giá và tự đánh giá. Người GV trong quá trình dạy học phải phát huy được năng lực tư duy, sáng tạo cho người học. GV phải thay đổi quan niệm về kiểm tra, đánh giá để khuyến khích cách học thông minh, sáng tạo bằng cách tăng cường các bài tập thử thách. TS. Nguyễn Trọng Hoàn trong cuốn “Rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn chương” đã đưa ra một số biện pháp rèn luyện tư duy cho HS: xác định tâm thế “nhập cuộc” cho HS bằng lời dẫn, lời kể sáng tạo, khơi dậy liên tưởng, tưởng tượng tích cực cho HS bằng những câu hỏi sáng tạo, đa dạng hóa các hình thức rèn luyện sáng tạo cho HS… Ngoài các tác giả kể trên còn có các công trình nghiên cứu của các nhà lí luận dạy học Việt Nam về vấn đề tích cực nhận thức của HS như GS Hà Thế Ngữ, GS Nguyễn Ngọc Quang, GS Phan Trọng Luận, GS.TS Nguyễn Thanh Hùng, GS.TS Nguyễn Cảnh Toàn, PGS.TS Đặng Thành Hưng…và hàng loạt các công trình luận án tiến sĩ của các nhà khoa học khác đã được giới thiệu trên các báo, tạp chí chuyên ngành, trong các tài liệu bồi dưỡng GV. Như trên đã nói, việc nghiên cứu, tìm hiểu PPDHTC ở nước ta còn chậm hơn nhiều so với thế giới nhưng quan trọng là các tác giả cũng đã ý thức được vai trò quan trọng của PPDHTC đối với sự nghiệp rèn luyện và phát triển HS một cách toàn diện ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường nhằm phát huy mọi khả năng và tiềm năng của mỗi người nhằm cung cấp một lực lượng lao động đáp ứng được những yêu cầu mới của xã hội trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 2.2. Tình hình nghiên cứu dạy học Thơ mới Những năm đầu thế kỷ XX, cùng với chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, văn hóa, văn học phương Tây như ngọn gió lạ mang sinh khí mới thổi vào văn đàn nước ta. Dòng văn học trung đại dẫu nở rộ nhiều thành tựu nhưng sự gò bó khuôn thước, tính quy phạm, ước lệ đã trở nên không còn phù hợp với nhu cầu đời sống, với xã hội và tư duy của con người mới. Vì vậy, mở đầu bằng Tình già của Phan Khôi cho đến sự phát triển đỉnh cao ở thơ Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Huy Cận,…Thơ Mới đã thực sự làm “một cuộc cách mạng trong thi ca”, góp phần hiện đại hóa nền thơ ca nước nhà. Giá trị của Thơ mới không thể ai phủ nhận. Nhưng để hiểu hết về cái hay, cái đẹp, cái lạ của Thơ mới không phải dễ. Chính vì vậy việc dạy học Thơ mới làm sao cho hiệu quả, kích thích được hứng thú học tập của HS là mục tiêu phấn đấu của tất cả các GV giảng dạy môn Ngữ văn ở nhà trường phổ thông. Đã có nhiều công trình, tài liệu nghiên cứu về vấn đề dạy học Thơ mới. Có thể kể đến một vài công trình, tài liệu của các tác giả sau: Trước năm 1945, có công trình nghiên cứu quy mô về Thơ mới là Thi nhân Việt Nam (1941) của Hoài Thanh - Hoài Chân và hai công trình có bàn nhiều về Thơ mới là Nhà văn hiện đại (1942) của Vũ Ngọc Phan và Việt Nam văn học sử yếu (1943) của Dương Quảng Hàm. Nhà phê bình văn học Hoài Thanh, Hoài Chân trong cuốn Thi nhân Việt Nam cho rằng phong trào Thơ mới là cả một cuộc cách mạng về thể loại: “Phong trào Thơ mới đã vứt đi nhiều khuôn phép xưa, song cũng nhiều khuôn phép nhân đó mà thêm bền vững” [36, tr.43]. Nhà phê bình đã ghi nhận lại tên tuổi những nhà thơ và những bài thơ có giá trị trong khoảng 1932 - 1941. Hai nhà phê bình đã làm nhiệm vụ tổng kết cho cả một giai đoạn văn học tiêu biểu của thơ ca Việt Nam. Trong cuốn sách, Hoài Thanh đã hiểu rất đúng, cảm nhận rất chính xác hồn thơ của từng tác giả trong phong trào Thơ mới. Với ai ông cũng chỉ ra đúng nét riêng của họ. Bốn mươi lăm gương mặt thi nhân trong Thi nhân Việt Nam không một ai lẫn vào ai, dù họ là người đã nổi tiếng hay chỉ mới dăm ba bài hay thậm chí mới chỉ có một vài câu đọc được. Từ năm 1945 đến năm 1986 có các công trình tiêu biểu: Việt Nam văn học sử giản ước tân biên (tái bản 1998) của Phạm Thế Ngũ, Văn học sử Việt Nam (1967) của Bùi Đức Tịnh, Từ Thơ mới đến thơ tự do (1967) của Bằng Giang, Khuynh hướng thi ca tiền chiến (1968) của Nguyễn Tấn Long, Phan Canh… khảo sát ý thức tự do, ý thức cá nhân trong Thơ mới. Ngoài ra còn có các tác phẩm phê bình đáng chú ý: Phê bình văn học thế hệ 1932 (1972) của Thanh Lãng, Phong trào Thơ mới 1932 - 1945 (1966) của Phan Cự Đệ, Thơ ca Việt Nam hình thức và thể loại (1971) của Bùi Văn Nguyên - Hà Minh Đức ít nhiều đều có đề cập đến thể loại Thơ mới. Bùi Văn Nguyên và Hà Minh Đức đã giành hẳn một chương (chương II) viết về sự phát triển của hình thức thơ ca Việt Nam. Nhận xét về hình thức nghệ thuật của Thơ mới, các tác giả khẳng định: “Phong trào Thơ mới đã đem lại cho bộ mặt thơ ca nhiều đổi mới đáng kể, như về các thể thơ về sự biểu hiện phong phú của các trạng thái cảm xúc hay về những yếu tố mới trong ngôn ngữ thơ ca” [33, tr.113]. Từ năm 1986 đến nay, các công trình chuyên luận riêng về Thơ mới liên tiếp ra đời. Đó là các công trình Thơ mới, những bước thăng trầm của Lê Đình Kị, Một thời đại trong thơ ca của Hà Minh Đức, Thơ mới nhìn từ góc độ cái tôi của Đỗ Lai Thúy, Ba đỉnh cao Thơ mới Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử của Chu Văn Sơn… Ngoài ra còn có các bài nghiên cứu về cuộc đời các tác giả, về Thơ mới được tập hợp khá đầy đủ trong các tuyển tập, tạp chí, báo, một số luận án nghiên cứu về Thơ mới trong hơn mười năm trở lại đây: Thơ tình Xuân Diệu (1994) của Lưu Khánh Thơ, Quan niệm nghệ thuật trong các tác phẩm của các nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới 1932 - 1945 (1999) của Nguyễn Thị Hồng Nam… Việc dạy học tác phẩm văn chương nói chung và dạy học Thơ mới nói riêng đã được các nhà nghiên cứu và nhiều GV quan tâm. Các tác giả trong các công trình nghiên cứu đã có những đóng góp bổ ích về mặt kiến thức giúp người GV trong quá trình dạy học có thể vận dụng, cảm thụ, giảng dạy Thơ mới một cách hiệu quả hơn. Vì nhiều lí do khác nhau, các nhà nghiên cứu vẫn chưa có điều kiện bàn kĩ đến việc làm thế nào phát huy tính tích cực của HS trong quá trình dạy học Thơ mới. Nghiên cứu đề tài này chúng tôi muốn đi sâu vào việc dạy học Thơ mới cho HS lớp 11 theo quan điểm tích cực hóa hoạt động học tập của người học. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu những khả năng vận dụng PPDHTC vào giảng dạy Thơ mới trong nhà trường phổ thông nhằm phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của HS, góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng giờ học Thơ mới trong trường phổ thông. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài triển khai các nhiệm vụ sau đây: - Tìm hiểu những cơ sở lí luận và thực tiễn của PPDHTC khi dạy học Thơ mới ở chương trình lớp 11 cho HS theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của HS. - Khảo sát việc dạy và học Thơ mới ở lớp 11 để nắm được thực trạng việc dạy và học một cách chính xác. - Đề xuất các biện pháp trong dạy học Thơ mới ở lớp 11 theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của người học. - Xây dựng thiết kế các bài học phần Thơ mới nhằm cụ thể hóa các phương pháp dạy học đã nghiên cứu. - Tổ chức thực nghiệm để kiểm tra khả năng thực thi của những vấn đề lí thuyết trên cơ sở đó đề xuất một số ý kiến về việc vận dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của HS nhằm nâng cao hiệu quả của giờ học Thơ mới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lí luận về phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của HS và sự vận dụng các phương pháp dạy học ấy vào thực tế dạy học phần Thơ mới trong SGK Ngữ văn 11. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài chỉ nghiên cứu các vấn đề lí luận về dạy học tích cực ở phương diện phương pháp dạy học và những khả năng vận dụng PPDHTC vào quá trình giảng dạy Thơ mới trong SGK Ngữ văn 11. 5. Giả thuyết khoa học Nếu dạy học Thơ mới theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của HS thành công thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng các giờ dạy học phần Thơ mới trong SGK Ngữ văn 11, phát huy được TTC, năng động, sáng tạo của HS, hình thành năng lực tự học, tự nghiên cứu và liên hệ thực tế của HS. 6. Phương pháp nghiên cứu Triển khai đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây: * Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu các tài liệu lý luận, tham khảo các bài viết trên các sách, báo, tạp chí, các báo cáo khoa học, các văn bản, nghị quyết có liên quan đến cơ sở lý luận của đề tài. * Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Tìm hiểu thực trạng việc sử dụng phương pháp dạy học Thơ mới trong nhà trường phổ thông hiện nay; quan sát những biểu hiện tích cực của HS trong quá trình tham gia thể nghiệm. * Phương pháp điều tra khảo sát: Lập phiếu điều tra khảo sát, phân tích kết quả khảo sát để đánh giá sơ bộ tình hình dạy học Thơ mới cho HS lớp 11. * Phương pháp xin ý kiến chuyên gia: Xin ý kiến các GV đang tham gia giảng dạy Thơ mới trong nhà trường phổ thông và các nhà khoa học chuyên ngành văn học và phương pháp dạy học văn. * Phương pháp thống kê: Sử dụng phương pháp toán thống kê vào xử lí các số liệu thu được. * Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành giảng dạy thí điểm ở một lớp ngẫu nhiên theo phương án đã soạn thảo nhằm khẳng định tính khả thi của việc lựa chọn phương pháp dạy học. So sánh, phân tích kết quả học tập và hoạt động học tập giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng (Lớp không giảng dạy theo phương án đã soạn) để đánh giá thực nghiệm sư phạm, từ đó rút ra kết luận của đề tài. 7. Cấu trúc luận văn Gồm 3 phần: - Phần mở đầu - Phần nội dung - Phần kết luận Phần nội dung gồm: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài. [...]...Chương 2: Những biện pháp tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh trong dạy học Thơ mới ở trung học phổ thông Chương 3: Thực nghiệm sư phạm TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Vũ Quốc Anh và nhiều tác giả khác (2010), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn lớp 11 Nxb Giáo dục Việt Nam 2 Hoàng Hữu Bội, Nguyễn Huy Quát (2001), Một số vấn đề về phương pháp dạy học văn trong nhà trường Nxb Giáo... 11, tập 2 Nxb Hà Nội 4 Nguyễn Viết Chữ (2009), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường Nxb Giáo dục Việt Nam 5 Nguyễn Cương (1997), Những phương pháp dạy học hiện đại, Đại học sư phạm Hà Nội 6 Nguyễn Cương (2007), Phương pháp dạy học ở trường phổ thông và đại học Những vấn đề cơ bản, Nxb Giáo dục 7 Dự án Việt Bỉ (2012), Dạy và học tích cực - Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học, ... (1994), Dạy học lấy học sinh làm trung tâm”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục (1) 18 Trần Bá Hoành (1996), “Phương pháp tích cực , Tạp chí Nghiên cứu giáo dục (3) 19 Trần Bá Hoành (1999), “Phát triển trí sáng tạo của học sinh và vai trò của giáo viên”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục (9) 20 Trần Bá Hoành (2002), “Những đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực , Tạp chí Nghiên cứu giáo dục (32) 21 Nguyễn Ái Học. .. Phương pháp tư duy hệ thống trong dạy học văn Nxb Giáo dục Việt Nam 22 Nguyễn Thúy Hồng (2008), Đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của học sinh THCS, THPT Nxb Giáo dục 23 Nguyễn Thanh Hùng (2002), Đọc và tiếp nhận văn chương Nxb Giáo dục 24 Nguyễn Thanh Hùng (2001), Hiểu văn, dạy văn Nxb Giáo dục 25 Nguyễn Thị Thanh Hương (2001), Dạy học văn ở trường phổ thông Nxb Đại học quốc gia Hà Nội 26 Kharlamop... kế dạy học văn - tiếng Việt trung học phổ thông Nxb Đại học sư phạm 14 Nguyễn Trọng Hoàn (2002), Rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn chương Nxb Giáo dục, Hà Nội 15 Nguyễn Trọng Hoàn (2010), Đọc - hiểu văn bản Ngữ văn 11, NXB Giáo dục Việt Nam 16 Đặng Vũ Hoạt (1991), “Những quan điểm phương pháp luận của việc nghiên cứu và sử dụng các phương pháp dạy học , Tạp chí Nghiên cứu giáo dục... thông Nxb Đại học quốc gia Hà Nội 26 Kharlamop (1978), Phát huy tính tích cực của học sinh như thế nào (tập 1) Nxb Giáo dục 27 Phan Trọng Luận (1995), “Về khái niệm Học sinh là trung tâm”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục (2) 28 Phan Trọng Luận (chủ biên), Ngữ văn 11 (tập 2) Nxb Giáo dục 2006 29 Phan Trọng Luận (chủ biên), Ngữ văn 11 (tập 2), sách giáo viên Nxb Giáo dục 2006 30 Phan Trọng Luận (chủ biên),... khoa học Nxb Giáo dục Việt Nam 9 Hồ Ngọc Đại (1983), Tâm lý học dạy học Nxb Giáo dục 10 Phan Cự Đệ (2002), Văn học Việt Nam 1900 - 1945 Nxb Giáo dục 11 Phạm Văn Đồng (1994), “Một phương pháp cực kì quí báu”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục (12), tr 1 12 Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2006), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục 13 Nguyễn Trọng Hoàn (2003), Thiết kế dạy học văn - tiếng Việt trung. .. về phương pháp sẽ đem lại bộ mặt mới, sức sống mới cho giáo dục ở thời đại mới , Tạp chí Nghiên cứu giáo dục (1) 36 Hoài Thanh, Hoài Chân (1999), Thi nhân Việt Nam Nxb Văn học, Hà Nội 37 Chu Văn Sơn (2007), Ba đỉnh cao Thơ mới Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử Nxb Giáo dục 38 Chu Văn Sơn (1999), Tinh hoa Thơ mới, thẩm bình và suy ngẫm Nxb Giáo dục 39 Viện ngôn ngữ học (2004), Từ điển tiếng Việt, Nxb... Giáo dục 31 Phan Trọng Luận (2011), Văn học nhà trường nhận diện - tiếp cận - đổi mới Nxb Đại học sư phạm 32 Phan Trọng Luận, Nguyễn Thanh Hùng, Trần Thế Phiệt, Trương Dĩnh (2001), Phương pháp dạy học văn Nxb Giáo dục 33 Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức (1971), Thơ ca Việt Nam hình thức và thể loại Nxb Giáo dục 34 Nhà xuất bản Văn học (2011), Huy Cận, tác gia, tác phẩm trong nhà trường 35 Trần Hồng Quân (1995),... mới, thẩm bình và suy ngẫm Nxb Giáo dục 39 Viện ngôn ngữ học (2004), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng 40 Phạm Viết Vượng (1995), “Bàn về phương pháp giáo dục tích cực , Tạp chí Nghiên cứu giáo dục (10), tr 5 41 V.Ôkôn (1983), Những cơ sở của dạy học nêu vấn đề, Nxb Giáo dục, Hà Nội . Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trong dạy học Thơ mới ở trung học phổ thông Lê Mỹ Linh Trường Đại học Giáo Dục. Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn ThS. Giáo dục học: . hiểu những cơ sở lí luận và thực tiễn của Phương pháp dạy học tích cực (PPDHTC) khi dạy học Thơ mới ở chương trình lớp 11 cho học sinh (HS) theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của HS. Khảo. việc dạy và học Thơ mới ở lớp 11 để nắm được thực trạng việc dạy và học một cách chính xác. Đề xuất các biện pháp trong dạy học Thơ mới ở lớp 11 theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của