pháp luật về dịch vụ quảng cáo trên truyền hình ở việt nam

8 588 2
pháp luật về dịch vụ quảng cáo trên truyền hình ở việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Pháp luật về dịch vụ quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam Nguyễn Thị Thùy Dung Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn ThS. Luật: 60 38 50 Người hướng dẫn : PGS.TS. Nguyễn Viết Tý Năm bảo vệ: 2013 100 tr . Abstract. Tìm hiểu về hoạt động quảng cáo trên truyền hình (QCTTH) và pháp luật về QCTTH của một số quốc gia trên thế giới và tại Việt Nam để có sự so sánh, đánh giá tổng quát về hoạt động này. Phân tích bản chất pháp lý của dịch vụ QCTTH. Nghiên cứu thực trạng pháp luật điều chỉnh dịch vụ QCTTH ở Việt Nam. Đề xuất một số giải pháp cụ thể để hoàn thiện pháp luật về QCTTH ở Việt Nam. Keywords. Luật kinh tế; Pháp luật Việt Nam; Luật quảng cáo; Truyền hình Content. 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế mạnh mẽ. Sự phát triển của nền kinh tế thị trường, kéo theo sự gia tăng của các loại hình xúc tiến thương mại cả về số lượng và chất lượng. Một trong những hoạt động xúc tiến thương mại đang được cả xã hội quan tâm hiện nay là Quảng cáo. Hoạt động quảng cáo đến với người dân qua nhiều phương tiện. Trong đó, truyền hình được coi là phương tiện quảng cáo dễ tiếp cận nhất. Nhà nước đã có những quy định pháp luật về hoạt động quảng cáo trên truyền hình nhằm tạo cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động này diễn ra hiệu quả, thúc đẩy hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động xúc tiến thương mại nói riêng. Tuy nhiên, những quy định pháp luật của Việt Nam hiện nay chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu đó. Hoạt động quảng cáo trên truyền hình đang có sự "biến tướng" mà pháp luật chưa thể điều chỉnh. Chính vì thế, pháp luật không theo kịp sự phát triển của hoạt động này, đồng thời, tạo ra nhiều kẽ hở để thương nhân "lách luật". Thực tế cho thấy, hoạt động quảng cáo trên truyền hình đang đối mặt với đầy rẫy sự "bức xúc" của người dân. Từ quảng cáo gian dối, quảng cáo không đúng thời lượng, thời điểm đến quảng cáo phản cảm…Người dân chỉ biết “than vãn” nhưng không tìm ra phương án để bảo vệ quyền lợi của mình. Các nhà đài cũng có nhiều lý do để biện minh, hay cùng lắm là xin lỗi công khai nhưng vẫn tiếp diễn ngay khi có lợi nhuận. Sự thiếu sót, bất cập của pháp luật là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng này chưa có hướng giải quyết thích đáng. Luật quảng cáo 2012 đã được Quốc hội khóa XIII thông qua và vừa có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013. Liệu Luật quảng cáo và các văn bản hướng dẫn có đáp ứng được nhu cầu điều chỉnh hoạt động quảng cáo nói chung và quảng cáo trên truyền hình nói riêng ? Đó cũng là vấn đề mà các luật gia cần tìm hiểu và sớm có ý kiến với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để tiếp tục hoàn thiện pháp luật. Xuất phát từ hoạt động thực tiễn như vậy, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Pháp luật về dịch vụ quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam” với mong muốn bước đầu tìm hiểu, trình bày các quan điểm, ý kiến, góp phần xây dựng cơ sở pháp lý cho hoạt động quảng cáo truyền hình còn nhiều mới mẻ và khá phức tạp hiện nay. 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài Trong bối cảnh các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động quảng cáo truyền hình còn nhiều thiếu sót, tản mát, thiếu quy định đặc thù, mục đích của luận văn là tập trung nghiên cứu vấn đề lý luận, thực trạng pháp luật về quảng cáo trên truyền hình, từ đó đề xuất các phương hướng hoàn thiện. Để đạt được mục tiêu tổng quát trên, luận văn sẽ đi vào nghiên cứu những vấn đề cơ bản sau: - Tìm hiểu về hoạt động QCTTH và pháp luật về QCTTH của một số quốc gia trên thế giới và tại Việt Nam để có sự so sánh, đánh giá tổng quát về hoạt động này; - Phân tích bản chất pháp lý của dịch vụ QCTTH; - Nghiên cứu thực trạng pháp luật điều chỉnh dịch vụ QCTTH ở Việt Nam; - Đề xuất một số giải pháp cụ thể để hoàn thiện pháp luật về QCTTH ở Việt Nam. 3. Tình hình nghiên cứu đề tài QCTTH đã được nhiều người tìm hiểu dưới góc độ là một lĩnh vực thương mại, cụ thể là một hoạt động xúc tiến thương mại. Ngoài nhiều đề tài khóa luận, luận văn viết về QCTTH ở các trường chuyên ngành kinh tế, chúng ta còn có thể nghiên cứu hoạt động này qua cuốn sách “Quảng cáo truyền hình trong nền kinh tế thị trường, phân tích và đánh giá” của tác giả Đào Hữu Dũng thuộc Viện Đại học Quốc tế Josai, Tokyo. Mặt khác, pháp luật về quảng cáo nói chung cũng được nhiều người quan tâm nghiên cứu, như luận văn “Pháp luật quảng cáo ở Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn” của Ths. Hà Thu Trang; hay bài viết “Khái niệm quảng cáo trong pháp luật Việt Nam và ảnh hưởng của nó đến việc hoàn thiện pháp luật về quảng cáo” của TS. Nguyễn Thị Dung trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật…Tuy nhiên, pháp luật về DVQCTTH là một lĩnh vực chuyên sâu, có tính khoa học cao của chuyên ngành luật kinh tế. Do đó, lựa chọn nghiên cứu đề tài này đáp ứng được tính mới của khoa học pháp lý. Khi giải quyết những mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra, luận văn sẽ giúp các tổ chức, cá nhân hiểu được những quy định pháp luật về lĩnh vực này. Ngoài ra, những phương hướng và biện pháp mà luận văn nêu ra, sẽ góp phần đồng bộ, hoàn thiện pháp luật quảng cáo nói riêng và hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung. 4. Phạm vi nghiên cứu Hiện nay, ở Việt Nam, quảng cáo vẫn được hiểu là một hoạt động vừa có mục đích sinh lợi và vừa không có mục đích sinh lợi. Nói cách khác, hoạt động quảng cáo có thể là “hoạt động thương mại” hoặc “hoạt động phi thương mại”. QCTTH là một loại hình của quảng cáo nên cũng có tính chất như vậy. Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả sẽ chỉ xét đến những QCTTH mang tính thương mại, qua đó làm rõ bản chất pháp lý của dịch vụ QCTTH với tư cách là một dịch vụ thương mại. Tiếp theo, tác giả sẽ phân tích làm rõ thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành đối với quan hệ cung ứng dịch vụ đặc thù này. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu dựa trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, căn cứ theo quan điểm của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Bên cạnh đó, tác giả kết hợp sử dụng các phương pháp khoa học để tiếp cận vấn đề như: phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê, logic và một số phương pháp khác. Ngoài ra, tác giả cũng chú trọng việc đánh giá thực tiễn để có cơ sở phù hợp cho các quan điểm, luận cứ. 6. Cơ cấu luận văn Luận văn bao gồm các phần sau: danh mục chữ viết tắt, lời nói đầu, phần nội dung, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Trong đó, phần nội dung luận văn có kết cấu 3 chương, cụ thể: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về quảng cáo trên truyền hình và pháp luật điều chỉnh dịch vụ quảng cáo trên truyền hình; Chương 2: Thực trạng pháp luật về dịch vụ quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam; Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về dịch vụ quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 1. Bộ Công thương - Cục Quản lý cạnh tranh (2008), Quảng cáo dưới góc độ cạnh tranh, NXB Lao động xã hội. 2. Bộ Văn hóa thông tin, Cục Văn hóa- thông tin cơ sở (2005), Các quy định của Pháp luật về hoạt động quảng cáo, Hà Nội. 3. Bùi Ngọc Cường (2004), Một số vấn đề về quyền tự do kinh doanh theo pháp luật kinh tế hiện hành ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 4. Nguyễn Thị Dung (2005), Khái niệm quảng cáo trong pháp luật Việt Nam và ảnh hưởng của nó đến việc hoàn thiện pháp luật về quảng cáo,tr.33-37, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Viện Nhà nước và pháp luật, số 12/2005. 5. Nguyễn Thị Dung (2006), Pháp luật về xúc tiến thương mại trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam – lý luận, thực tiễn và giải pháp hoàn thiện, Luận án tiến sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội. 6. Đào Hữu Dũng, Viện Đại học Quốc tế Josai (J.I.U), Tokyo, Quảng cáo truyền hình trong kinh tế thị trường – Phân tích và đánh giá, Nxb.Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh 7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội. 8. Hà Thu Trang (2004), Pháp luật quảng cáo ở Việt Nam – những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ Luật học. 9. Lê Danh Vĩnh (chủ biên) (2009), Hoàn thiện thể chế về môi trường kinh doanh của Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 10. Viện nghiên cứu lập pháp (2011), Thẩm quyền quản lý Nhà nước đối với hoạt động quảng cáo – Thực trạng và hướng hoàn thiện. II. TÀI LIỆU TIẾNG NƯỚC NGOÀI 11. Antycybersquating Consumer Protection Act of 1999, Pub. L. No 106-113, 113 Stat. 1501 (Nov.29,1999), codified at 15 U.S.C 1125 12. Broadcast Code of the Philippines 2007 13. BCAP rules on the scheduling of television advertisements. 14. Comunications Decency Act (CDA) of 1996, Pub. L. No 104-104, 110 Stat. 56 (Feb. 8, 1996), codified at various code sections ( § 501 et seq.of the telecommunicattión Act ò 1996) 15. Decree 2001-1331 of December 28, 2001 on Television advertising, sponsorship and tele-shopping. 16. Directive 97/7/EC of European Parliament and of the Council of 20 May 1997 on the protection of consumers in respect of distance contracts. 17. ITC Rules on Amount and Scheduling of Advertising. 18. ICC Guidelines on Advertising and Marketing on the Internet. 19. Singapore Code of Advertising Practice 2008. 20. Telecommunications Act of 1996. 21. The BCAP Television Advertising Code 22. The Federal Trade Commission Act of 1914, 38 Stat. 717 (Sept.26, 1914), Codified at 15 U. S. C. 41 et seq. III. TÀI LIỆU TỪ NGUỒN INTERNET 23. Đa dạng dịch vụ truyền hình- trang web của Tạp chí thế giới vi tính, Sở Khoa học và công nghệ TPHCM, www.pcworldcom.vn/articles/tin-tuc/tin-tro nuoc/2011/04/1224654/da-dang- dich-vu-truyen-hinh/ 24. Phạt VTC, VCTV 2 vi phạm quảng cáo bán hàng qua truyền hình, http://giaoduc.net.vn/NTD-thong-thai/Phat-VTC-VCTV2-vi-pham-quang-cao- ban-hang-qua-truyen-hinh/59669.gd 25. Các hình thức quảng cáo trên truyền hình, http://trangtin.vctv.vn/home/20081024045923921p180c206/cac-hinh-thuc- quang-cao-tren-paytv.htm 26. Những vụ scandal giá trăm tỷ trên truyền hình, http://vtc.vn/13-375367/giai-tri/nhung-vu-scandal-gia-tram-ty-tren-truyen- hinh.htm 27. Xu hướng quảng cáo thế giới và những định hướng phát triển tại Việt Nam, http://mait.vn/tin-tuc/tin-kinh-te/243-xu-huong-quang-cao-the-gioi-va-nhung- dinh-huong-phat-trien-tai-viet-nam 28. Từ điển Hán Việt trực tuyến , http://annonymous.online.fr/HVDic/ onldic.php 29. Trang web chính thức của Đài truyền hình Việt Nam: http://vtv.vn/ 30. Trang web chính thức của Công ty TNHH Truyền hình Cáp Saigon tourist: http://www.sctv.com.vn/vn/ 31. Trang web chính thức của Tổng công ty truyền thông đa phương tiện Việt Nam: http://www1.vtc.com.vn/ 32. Quảng cáo mập mờ, http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Co-cam-duoc-nhung-kieu-quang-cao-map- mo/40116519/218/ 33. Siết chi phí quảng cáo trói tay doanh nghiệp nội, http://tuoitre.vn/kinh-te/548568/siet-chi-phi-quang-cao-troi-tay-doanh-nghiep- noi.html 34. Đề nghị cho quảng cáo “thả phanh”, http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/vi- mo/de-nghi-cho-quang-cao-tha-phanh-2758084.html 35. TVC online hiệu quả hơn quảng cáo trên TV kênh nhỏ, http://dantri.com.vn/suc-manh-so/tvc-online-hieu-qua-hon-quang-cao-tren-tv- kenh-nho-733658.htm 36. Văn hóa quảng cáo trên giờ vàng của truyền hình thế giới, http://dantri.com.vn/van-hoa/van-hoa-quang-cao-tren-gio-vang-cua-truyen- hinh-the-gioi-635209.htm 37. Nghi án quảng cáo hạt nêm sai sự thật, http://adcentral.vn/Tin-tuc/Nghi-an-quang-cao-hat-nem-sai-su-that.aspx Niềm tin bị đánh cắp sau lời quảng cáo hạt nêm Knorr, http://tv.vtc.vn/594- 343923/truyen-hinh/niem-tin-bi-danh-cap-sau-loi-quang-cao-hat-nem-knorr.htm . đề lý luận về quảng cáo trên truyền hình và pháp luật điều chỉnh dịch vụ quảng cáo trên truyền hình; Chương 2: Thực trạng pháp luật về dịch vụ quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam; Chương. niệm quảng cáo trong pháp luật Việt Nam và ảnh hưởng của nó đến việc hoàn thiện pháp luật về quảng cáo của TS. Nguyễn Thị Dung trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật Tuy nhiên, pháp luật về DVQCTTH. chất pháp lý của dịch vụ QCTTH. Nghiên cứu thực trạng pháp luật điều chỉnh dịch vụ QCTTH ở Việt Nam. Đề xuất một số giải pháp cụ thể để hoàn thiện pháp luật về QCTTH ở Việt Nam. Keywords. Luật

Ngày đăng: 13/01/2015, 10:08

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan