Chủ đề nhánh 1: BÉ VUI TẾT TRUNG THU ( Từ ngày 089 đến ngày 12 092014 ) Người thực hiện: Nguyễn Hồng Chiêm A. MỤC TIÊU 1. Phát triển nhận thức. Trẻ 3 tuổi: Trẻ biết mùa thu có ngày tết trung thu, trẻ được rước đèn, được phá cỗ dưới ánh trăng. Trẻ 4 tuổi: Trẻ nhận biết một số đặc điểm của mùa thu: Bầu trời cao trong xanh, khí hậu mát mẻ, có tết trung thu các cháu được rước đèn dưới ánh trăng, được phá cỗ trung thu với nhiều bánh kẹo, hoa quả. Trẻ 5 tuổi: Trẻ nhận biết một số đặc điểm của mùa thu, bầu trời cao trong xanh, khí hậu mát mẻ, có ngày tết trung thu, các cháu được rước đèn dưới ánh trăng, được phá cỗ, trông trăng và được ăn nhiều bánh, kẹo hoa, quả. Ôn chữ số 1,2 và biết thêm bớt số lượng trong phạm vi 2 Thể hiện được cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu cuả bài hát và bản nhạc (101) Trẻ hay đặt câu hỏi (112). 2. Phát triển thể chất Trẻ 3 tuổi: Trẻ biết phối hợp tay chân và tập được bài tập theo cô Trẻ 4 tuổi: Trẻ biết phối hợp tay chân nhịp nhàng, biết thực hiện được bài tập theo sự hướng dẫn của cô. Trẻ 5 tuổi: Trẻ biết ném xa bằng 1 tay, chạy nhanh 10m. 3. Phát triển ngôn ngữ. Trẻ 3 tuổi: Trẻ nhớ tên bài thơ, biết đọc theo anh chị bài thơ “Trăng sáng” Trẻ 4 tuổi: Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, trẻ đọc theo cô bài thơ, trẻ hiểu nội dung bài thơ, trẻ thuộc bài thơ. Trẻ 5 tuổi:Trẻ nhớ tên bài thơ, hiểu nội dung và thuộc bài thơ “Trăng sáng(CS 64) TCTV: Trẻ hiểu và nói được các từ trong chủ điểm (Quả na, quả bưởi, rước đèn, chị Hằng, chú Cuội, Bánh dẻo, bánh nướng, đèn ông sao.., Nội dung lồng ghép: Học tập và làm theo Bác: Tình cảm của Bác Hồ với các cháu thiếu nhi và tình cảm của các cháu thiếu nhi đối với Bác Hồ. 4. Phát triển thẩm mĩ. Trẻ 3 tuổi: Trẻ biết cách cầm bút và vẽ hình tròn làm mặt trăng. Trẻ 4 tuổi: Trẻ biết vẽ hình tròn đơn giản để tạo thành ông trăng tròn ngày “Rằm trung thu” và trẻ biết tô trăng rằm trung thu. Trẻ 5 tuổi: Trẻ biết sử dụng và cầm bút đúng cách, ngồi đúng tư thế. Trẻ biết vẻ đẹp của trăng, biết sử dụng các kĩ năng cơ bản để vẽ trăng bằng một đường cong khép kín và biết cách tô màu kín ông trăng không để màu chờm ra ngoài.Trẻ thể hiện sự thích thú trước vẻ đẹp của trăng (CS 38)
Chủ đề nhánh 1: BÉ VUI TẾT TRUNG THU ( Từ ngày 08/9 đến ngày 12 /09/2014 ) Người thực hiện: Nguyễn Hồng Chiêm A. MỤC TIÊU 1. Phát triển nhận thức. * Trẻ 3 tuổi: Trẻ biết mùa thu có ngày tết trung thu, trẻ được rước đèn, được phá cỗ dưới ánh trăng. * Trẻ 4 tuổi: Trẻ nhận biết một số đặc điểm của mùa thu: Bầu trời cao trong xanh, khí hậu mát mẻ, có tết trung thu các cháu được rước đèn dưới ánh trăng, được phá cỗ trung thu với nhiều bánh kẹo, hoa quả. * Trẻ 5 tuổi: Trẻ nhận biết một số đặc điểm của mùa thu, bầu trời cao trong xanh, khí hậu mát mẻ, có ngày tết trung thu, các cháu được rước đèn dưới ánh trăng, được phá cỗ, trông trăng và được ăn nhiều bánh, kẹo hoa, quả. - Ôn chữ số 1,2 và biết thêm bớt số lượng trong phạm vi 2 - Thể hiện được cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu cuả bài hát và bản nhạc (101) - Trẻ hay đặt câu hỏi (112). 2. Phát triển thể chất * Trẻ 3 tuổi: Trẻ biết phối hợp tay chân và tập được bài tập theo cô * Trẻ 4 tuổi: Trẻ biết phối hợp tay chân nhịp nhàng, biết thực hiện được bài tập theo sự hướng dẫn của cô. * Trẻ 5 tuổi: Trẻ biết ném xa bằng 1 tay, chạy nhanh 10m. 3. Phát triển ngôn ngữ. * Trẻ 3 tuổi: Trẻ nhớ tên bài thơ, biết đọc theo anh chị bài thơ “Trăng sáng” * Trẻ 4 tuổi: Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, trẻ đọc theo cô bài thơ, trẻ hiểu nội dung bài thơ, trẻ thuộc bài thơ. * Trẻ 5 tuổi:Trẻ nhớ tên bài thơ, hiểu nội dung và thuộc bài thơ “Trăng sáng(CS 64) - TCTV: Trẻ hiểu và nói được các từ trong chủ điểm (Quả na, quả bưởi, rước đèn, chị Hằng, chú Cuội, Bánh dẻo, bánh nướng, đèn ông sao , * Nội dung lồng ghép: - Học tập và làm theo Bác: Tình cảm của Bác Hồ với các cháu thiếu nhi và tình cảm của các cháu thiếu nhi đối với Bác Hồ. 4. Phát triển thẩm mĩ. * Trẻ 3 tuổi: Trẻ biết cách cầm bút và vẽ hình tròn làm mặt trăng. * Trẻ 4 tuổi: Trẻ biết vẽ hình tròn đơn giản để tạo thành ông trăng tròn ngày “Rằm trung thu” và trẻ biết tô trăng rằm trung thu. * Trẻ 5 tuổi: Trẻ biết sử dụng và cầm bút đúng cách, ngồi đúng tư thế. Trẻ biết vẻ đẹp của trăng, biết sử dụng các kĩ năng cơ bản để vẽ trăng bằng một đường cong khép kín và biết cách tô màu kín ông trăng không để màu chờm ra ngoài.Trẻ thể hiện sự thích thú trước vẻ đẹp của trăng (CS 38) 5. Phát triển tình cảm xã hội * Trẻ 3 tuổi: Trẻ biết ngày tết trung thu trẻ được phá cỗ và rước đèn. * Trẻ 4 tuổi:Trẻ cảm nhận được không khí ngày tết trung thu, cảm nhận 1 được tình cảm của mọi người thân xung quanh dành cho bé. * Trẻ 5 tuổi:Trẻ cảm nhận được không khí ngày tết trung thu, cảm nhận được tình cảm của mọi người thân xung quanh dành cho bé. Bé được hoà mình vào không khí ngày tết thật vui vẻ. - Phát triển ở trẻ khả năng hợp tác với cô, với các bạn, vui chơi hoà thuận với các bạn, biết cùng chơi, cùng tham gia vào các hoạt động nhóm với bạn bè. - Lằng nghe ý kiến người khác (48). - Thể hiện sự thân thiện và đoàn kết với bạn bè(50). - Sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đơn giản cùng người khác (52). * Nội dung lồng ghép - Giáo dục kỹ năng sống: + Kỹ năng xã hội ứng xử phù hợp với những người gần gũi xung quanh lễ phép với người trên. B. NỘI DUNG Phần I: ĐÓN TRẺ - Đón trẻ vào lớp, trò chuyện với phụ huynh về tình hình hoạt động trong ngày và tình hình sức khỏe của trẻ. Tuyên truyền cho phụ huynh cần bổ xung thức ăn hàng ngày cho trẻ.Trò chuyện về một số quy định của lớp: Đi học đều, đúng giờ. Đến trường chào cô giáo, chào các bạn. Ra ngoài phải biết xin phép. Khi trả lời biết thưa gửi lễ phép - Trò chuyện về ngày tết trung thu: đèn ông sao, múa sư tử, phá cỗ… - Điểm danh đầu giờ. Phần II: THỂ DỤC SÁNG I.Mục đích, yêu cầu: 1. Kiến thức: Trẻ biết tập các động tác thể dục sáng theo cô 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng khéo léo, nhịp nhàng phối kết hợp bàn tay bàn chân, rèn kỹ năng vận động. 3. Thái độ: Giáo dục trẻ ngoan, có thói quen tập thể dục buổi sáng. II. Chuẩn bị. - Địa điểm: Sân trường rộng, thoáng, sạch sẽ, không có chướng ngại vật. - Cô chuẩn bị các động tác thể dục, - Đầu đĩa, nhạc bài “ Bình minh” - Trang phục của cô và trẻ gọn gàng, sạch sẽ. III. Tổ chức thể hiện: Nội dung Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1 Khởi động Hoạt động 2 Trọng động - Cô cùng trẻ khởi động theo lời bài hát “ Tập thể dục buổi sáng” và kết hợp đi các kiểu chân: Đi thường, đi nhanh, đi kiễng gót, đi bằng mũi bàn chân, chạy chậm chạy nhanh, đi chậm và dừng hẳn, sau đó về xếp thành 3 hàng và tập thể dục sáng. * Trọng động: - Cô cho trẻ tập bài “ bình minh” - Trẻ khởi động cùng cô theo nhạc và theo khẩu lệnh của cô. Trẻ 2 Hoạt động 3 Hồi tĩnh 1. Hô hấp : - Hai tay đưa sang ngang, từ từ đưa lên cao rồi hạ xuống, thở nhẹ nhàng. 2. Tay : - Hai tay đưa ngang, vòng tay xuống ngực đánh nghiêng đầu sang hai bên. 3. chân : - Đánh tay vòng quay trước ngực, đưa chân phải tay phải ra phía trước, sau đó đổi tay, chân. 4. Bụng: - Đưa hai tay gập vào vai sau đó đánh tay chéo 5. Bật: - Hai tay chống hông nhảy co duỗi chân tại chỗ. * Trò chơi: - Cho trẻ chơi trò chơi “ Trời nắng trời mưa” “ Gieo hạt nẩy mầm” * Hồi tĩnh - Cô và trẻ đi lại nhẹ nhàng 1 – 2 vòng theo nhạc, rồi đi vào lớp CB 1.3 2.4 CB 1.3 2.4 CB 1.3 2 s4 CB 1.3 2.4 CB 1.3 2.4 -Trẻ chơi trò chơi 2, 3 lần - Trẻ đi lại nhẹ nhàng 1- 2 vòng rồi vào lớp PHÂN III: TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT a. Quả na; qủa Bưởi; qủa chuối b. Đèn ông sao; bánh nướng; bánh dẻo c. Chú cuội; chị Hằng; múa lân d. Rước đèn; bày cỗ; phá cỗ e. Ôn các từ đã học `` I. Mục đích yêu cầu. 1. Kiến thức: *Trẻ 3 tuổi:Trẻ được làm quen, được mở rộng vốn từ và đọc được các từ theo cô trợ giúp. *Trẻ 4 tuổi:Trẻ được mở rộng vốn từ và đọc được các từ nói về nội dung của trung thu. Nhớ và hiểu được nghĩa khái quát của từ. * Trẻ 5 tuổi: Trẻ được làm quen, được mở rộng vốn từ. Trẻ nghe, hiểu và nói được các từ tăng cường tiếng việt, biết đọc lưu loát và hiểu ý nghĩa của các từ 2. Kỹ năng: *Trẻ 3 tuổi: Rèn kỹ năng đọc tiếng từ theo cô *Trẻ 4 tuổi: Rèn kỹ năng đọc từ rõ ràng cho trẻ. * Trẻ 5 tuổi:Rèn kỹ năng ghi nhớ có chủ định và phát triển ngôn ngữ . 3. Giáo dục: Trẻ biết lợi ích của tiếng Việt từ đó trẻ biết yêu tiếng Việt và có hứng thú với tiếng Việt. II. Chuẩn bị. 3 - Một số bài hát trong chủ điểm. - Tranh ảnh về các hoạt động đón trung thu. - Tranh ảnh, băng hình về một số thói quen trong giao tiếp. III.Tổ chức hoạt động a. Quả na, qủa bưởi, qủa chuối ( Hoạt động ngoài trời “Giải đố về các loại quả mùa thu”) b. Đèn ông sao, bánh nướng; bánh dẻo (HĐ chung LVPTC “Ai khéo hơn”) c. Chú cuội; chị Hằng; múa lân ( HĐC ngày thứ 3 “Đọc thơ Trăng sáng(Cs64) d. Rước đèn; bày cỗ; phá cỗ ( HĐC ngày thứ 4 “Bé chơi với đất nặn) e. Ôn các từ trong tuần ( Hoạt động chiều ngày thứ 5) Phần III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1.Hoạt động có chủ đích. a. Giải đố về các loại quả mùa thu b. Trò chuyện về tết trung thu c. Bé chơi với phấn d. Quan sát thời tiết. e. Bé giữ vệ sinh sân trường (GDBVMT) 2. Trò chơi vận động a. Tung bóng: b. Rồng rồng, rắn rắn c. Mèo và chim sẻ 3. Chơi tự do - Chơi với đồ chơi thiết bị ngoài trời, chơi với bóng. I. Mục đích, yêu cầu: - Trẻ được hít thở không khí trong lành, được giải các câu đố về các loại quả mùa thu, biết mùi vị và ích lợi của các loại quả, - Trẻ biết các hoạt động của ngày trung thu và hiểu ý nghĩa của ngày này. - Trẻ biêt được đặc điểm thời tiết trong ngày, biết được, biết được bầu trời mùa thu cao và trong xanh. - Trẻ chơi hứng thú các trò chơi và đúng luật. - Rèn kỹ năng quan sát, phát triển thẩm mỹ. - Giáo dục trẻ ngoan, yêu thiên nhiên, cỏ cây hoa lá, biết ăn quả phải gọt vỏ bỏ hạt, ăn song bỏ rác đúng nơi quy định - Biết mặc trang phục phù hợp với thời tiết trong ngày, giữ vẻ đẹp chung trong những ngày tết trung thu và giữ gìn vệ sinh sân trường. II. Chuẩn bị: - Một số bài hát trong chủ điểm: , Đi chơi, Vui trung thu…Câu đố về các loại quả mùa thu, Khu vực vườn trường có cây và hoa, Tranh ảnh mùa thu, phấn, bóng - Địa điểm quan sát: rộng, thoáng, sạch sẽ, dễ quan sát. III. Tổ chức hoạt động 1.Hoạt động có chủ đích. a. Giải các câu đố về các loại quả mùa thu Cô gọi trẻ lại gần trò chuyện 4 - Các con có biết mùa này là mùa gì không ? - Mùa thu có ngày gì đặc biệt ? Đúng rồi mùa thu có ngày tết trung thu thật vui đấy các con ạ - Mùa thu có rất nhiều các loại quả ngon để bày mâm ngũ quả chúng mình hãy lắng nghe xem cô đọc câu đố về quả gì nhé ! Quả gì nhiều mắt. Khi chín nứt ra Ruột trắng nõn nà Hạt đen nhanh nhánh. Đố là quả gì ? - Cho trẻ đọc TCTV từ Quả na” nhiều lần - Bạn nào đã được ăn quả na ? - Qủa na có vị như thế nào ? - Trước khi ăn chúng ta phải làm gì ? (Tương tự cô đọc câu đố về quả bưởi; quả chuối) cho trẻ đọc tăng cường tiếng việt nhiều lần. Giáo dục: Trẻ rửa tay rửa quả trước khi ăn, ăn song vứt rác đúng nơi quy định b. Trò chuyện về tết trung thu - Cho trẻ nghe hát: Chiếc đèn ông sao + Bài hát nói về ngày gì? + Trung thu là vào ngày nào? + Con có thích trung thu không? + Tết trung thu chúng mình thường được làm những gì? - Cho trẻ quan sát “Đèn ông sao” - TCTV cho trẻ đọc từ “Đèn ông sao” nhiều lần. - Chúng mình có những loại bánh kẹo hoa quả nào trong ngày trung thu? - Cho trẻ xem một số bức tranh về ngày tết trung thu. c. Bé chơi với phấn - Cô và trẻ đi ra ngoài, vừa đi vừa hát “ Vườn trường mùa thu”, đến địa điểm thích hợp cho trẻ dừng lại. + Cô có món quà tặng chúng mình đây, đấy là phấn và hôm nay các con sẽ được chơi với những viên phấn này, chúng mình có thích không? + Các con hãy dùng viên mà mà chúng mình có được chúng mình hãy vẽ những gì mà chúng mình thích nhé. - Trẻ vẽ, cô đi quan sát, động viên, khuyến khích trẻ vẽ, cô hỏi trẻ: + Các con đang vẽ gì vậy? - Cô nhận xét bài của từng trẻ, cho trẻ đi rửa tay và chơi trò chơi. d. Quan sát thời tiết - Trước khi cho trẻ ra ngoài trời, cô kiểm tra quần áo, trang phục của trẻ xem đã phù hợp với thời tiết bên ngoài, cho trẻ xếp thành 2 hàng. + Các con ơi! Hôm nay cô và các con sẽ cùng dạo quanh sân trường, nhưng trước hết để cuộc dạo chơi được vui vẻ chúng ta hãy cùng quan sát thời tiết hôm nay có thích hợp cho chúng ta dạo chơi không nhé! Nào chúng mình cùng ra sân và quan sát thời tiết thế nào nhé.Vừa đi vừa 5 hát “ Dạo chơi” + Chúng mình thấy thời tiết hôm nay thế nào? + Bầu trời có đẹp không? + Hôm nay thời tiết rất đẹp phải không nào, bầu trời cao và trong xanh, trời hôm nay rất mát mẻ rất thích hợp cho chúng ta đi chơi phải không các con. + Chúng mình còn thấy thời tiết hôm nay có gì nữa không? À, còn có gió nữa phải không nào nên rất là mát. - Giáo dục: Trẻ biết lựa chọn trang phục phù hợp với thời tiết e. Bé giữ vệ sinh sân trường - Cô và trẻ đi ra ngoài, vừa đi vừa hát “ Vườn trường mùa thu”, đến địa điểm thích hợp cho trẻ dừng lại. + Hôm nay thời tiết rất là đẹp, bầu trời nhiều mây, khí hậu mát mẻ, có gió nhẹ nên ngoài sân trường của chúng mình có rất nhiều lá rụng, để cho sân trường chúng mình luôn sạch thì chúng mình cùng nhau nhặt hết lá rụng bỏ vào thùng rác các con nhé. - Cô cho trẻ đi nhặt lá rụng. - Cô nhận xét từng trẻ, cho trẻ đi rửa tay và chơi trò chơi. 2. Trò chơi vận động a. Tung bóng: - Luật chơi: Trẻ phải tung và bắt bóng bằng 2 tay. - Cách chơi: Cho trẻ đứng thành các vòng tròn, trẻ ở trong vòng tròn sẽ tung bóng cho nhau và bắt bóng. Trẻ vừa tung bóng vừa đọc theo lời ca: quả bóng con con, quả bóng tròn tròn, bạn tung em bắt, tung cao cao nữa, bạn bắt rất tài, cô khen cả hai, chúng em đều giỏi. Trẻ nào làm rơi bóng sẽ bị phạt nhảy lò cò. b. Rồng rồng, rắn rắn: - Luật chơi: Trẻ phải đi chui qua cổng. - Cách chơi: Chọn 2 trẻ làm cổng, các trẻ khác nối đuôi nhau làm đoàn rồng rắn. Đoàn rồng rắn sẽ đi chui qua cổng, vừa đi vừa đọc theo lời ca: Rồng rồng rắn rắn, bắt con rắn lên mây, bắt con rồng xuống biển, bắt chú kiến lẻ loi, ơi các bạn ta ơi, chụp lấy thằng bé nhỏ. Đến câu cuối cổng sẽ chụp xuống và bắt trẻ. Trẻ nào bị chụp trúng sẽ mất lượt chơi. c. Mèo và chim sẻ: - Luật chơi: Khi nghe tiếng mèo kêu các chú chim sẻ phải bay ngay về tổ. Mèo chỉ được bắt các chú chim chưa về đến tổ. - Cách chơi: Một trẻ làm mèo, các trẻ khác làm chim sẻ. Mèo giả vờ ngủ, các chú chim sẻ đi kiếm mồi. Khi mèo dậy kêu meo meo và chạy đi bắt các chú chim sẻ. Các chú chim phải nhanh chóng chạy về nhà của mình. Chú chim nào bị mèo bắt sẽ phải thay làm mèo 3. Chơi tự do: - Chơi tự do với bóng Phần IV. HOẠT ĐỘNG GÓC 1. Góc phân vai: Gia đình, bán hàng 2. Góc xây dựng: Xây dựng vườn trường mùa thu(Cs50) 3. Góc học tập: Xem tranh ảnh về ngày tết trung thu 4. Góc nghệ thuật: Bé nặn hoa quả ngày tết trung thu. 6 5. Góc thiên nhiên: Bé chăm sóc cây trong vườn trường mùa thu I. Mục đích – yêu cầu. 1. Góc phân vai: - Trẻ tự chọn nhóm chơi, về nhóm chơi. Biết thể hiện một số hành động chơi phù hợp với vai mình chơi: Thể hiện vai mẹ chăm sóc con cái,cho con ăn, tắm cho con…thể hiện là một người con ngoan,biết vâng lời ông bà, bố mẹ và cô giáo, biết chào hỏi lễ phép - Rèn kỹ năng quan sát, phát triển ngôn ngữ, tư duy phát triển. - Giaó dục trẻ ngoan, lễ phép, vâng lời bố mẹ thầy cô. 2. Góc xây dựng: - Trẻ biết sử dụng các ống nút, gạch, hàng rào, hoa, cây cảnh để xây dựng khuôn viên trường mùa thu thật đẹp. -Thể hiện sự thân thiện và đoàn kết với bạn bè (Cs50) - Rèn kỹ năng quan sát, đoàn kết với bạn trong khi chơi, phát triển tính thẩm mỹ cho trẻ. - Giáo dục trẻ ngoan, đoàn kết với bạn trong khi chơi 3. Góc học tập: - Trẻ biết quan sát được xem tranh ảnh về ngày tết trung thu. - Rèn kỹ năng quan sát , Kỹ năng lắng nghe và chú ý, ghi nhớ có chủ định. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. - Giáo dục trẻ ngoan, chú ý , chơi đoàn kết với bạn 4. Góc nghệ thuật: - Trẻ tự chọn góc chơi, về nhóm chơi. Trẻ hứng thú tham gia góc chơi, Trẻ biết sử dụng đất nặn và kỹ năng nặn đơn giản để trẻ có thể tạo lên được một mâm ngũ quả bầy trong ngày tết trung thu. - Rèn kỹ năng quan sát, kỹ năng nặn đơn giản: xoay tròn, ấn dẹt… - Giáo dục trẻ ngoan, chơi đoàn kết với bạn, biết vệ sinh chân tay sạch sẽ khi sử dụng đất nặn. 5. Góc thiên nhiên: - Trẻ biết cách chăm sóc cây, hoa trong vườn trường, biết lợi ích của cây, hoa đối với đời sống con người. - Rèn kỹ năng quan sát, phát triển ngôn ngữ, kỹ năng so sánh. - Giáo dục trẻ ngoan, có ý thức bảo vệ cây, hoa, biết chăm sóc ,bảo vệ và giữ gìn không bẻ cành,ngắt lá, hái hoa. II. Chuẩn bị: 1.Góc phân vai: - Đồ chơi mẹ - con: Búp bê, nồi, bát đĩa, khăn mặt, đồ chơi đồ dùng trong gia đình - Đồ chơi bán hàng: Các loại hoa quả trong ngày tết trung thu. 2. Góc nghệ thuật: - Đất nặn, bảng con, khăn lau. 3. Góc học tập: - Tranh ảnh, tranh truyện về ngày tết trung thu. 4. Góc xây dựng: - Nhiều ống nút, gạch khối, hàng rào, thảm cỏ, hoa… 7 5. Góc thiên nhiên: - Địa điểm chăm sóc cây trong vườn trường, khăn lau lá cây,nước tưới cho cây, dụng cụ làm cỏ cho vườn hoa. III. Tổ chức hoạt động 1. Thỏa thuận trước khi chơi: - Cô cho trẻ hát ‘Đêm trung thu’ + Chúng mình vừa hát bài gì? + Các con có thích đón tết trung thu không? + Tết trung thu chúng mình được làm gì? - Để chào đón tết trung thu hôm nay ở lớp mình cũng có các góc chơi rất là thú vị cô và các con cùng đi khám phá xem nhé. Nào chúng mình cùng đến góc phân vai nào. Ở góc chơi này các con còn được chơi bán hàng rất là vui nữa đấy, sắp đến ngày tết trung thu rồi chúng mình hãy cùng mua thật nhiều hoa quả về để bày lên mâm ngũ quả nhé. Hôm nay đến với góc nghệ thuật chúng ta sẽ được chơi với đất nặn và nhiệm vụ ở góc chơi này là chúng mình phải nặn được một mâm quả với thật nhiều loại quả theo sở thích của các con nhé! Chúng mình cùng quan sát xem ở đằng xa kia là góc gì vậy? Ở đó sao hôm nay lại có nhiều tranh ảnh vậy nhỉ, chúng mình cùng đến đó và khám phá xem tranh ảnh đó có nội dung gì nhé! Các con ơi! Chúng mình có muốn sống trong một ngôi trường đẹp và khang trang hơn nữa không vậy thì chúng mình hãy cùng nhau xây dựng và tu bổ thêm cho khu vườn trường trong mùa thu này. Nào các con hãy sử dụng những bộ lắp giáp, ống nút và những nguyên vật liệu sẵn có ở góc xây dựng để xây dựng lên một vườn trường mùa thu thật đẹp nhé. Các con ơi để vườn trường luôn xanh – sạch – đẹp, chúng mình cần phải làm gì? Chúng mình phải nhổ cỏ, bắt sâu, tưới nước cho cây, không bẻ cành, ngắt lá phải không nào? Và hôm nay ở góc thiên nhiên chúng mình cùng cô đến vườn trường chăm sóc cho cây hoa và các loại cây khác trong vườn trường nhé. - Cho trẻ nhận góc chơi và về các góc chơi mà trẻ đã chọn. 2. Qúa trình chơi: Trong khi trẻ chơi cô đến từng góc chơi, quan sát và trò chuyện với trẻ: * Góc phân vai: - Chào các bạn, các bạn đang chơi gì mà vui thế? Các bạn đang chơi đóngvai mẹ con phải không? - Vậy bạn nào trong vai mẹ còn bạn nào trong vai người con? - Trong vai người mẹ chúng mình phải làm những gì cho con? - Trong vai người con chúng mình phải như thế nào với mẹ? - Cô còn thấy ở góc này còn có một quầy hàng thật to và nhiều hàng hoá khác nữa ai là chủ của cửa hàng này vậy? - Làm ơn bán cho tôi một chiếc bánh nướng được không ạ? - Các bác bán hàng tiếp nhé, tôi đi đây! * Góc nghệ thuật: - Chào các bạn, các bạn làm gì ở đây vậy, a cô đoán đây là góc nghệ thuật phải không nào và cô đã đoán được chúng mình ở đây làm gì rồi, chúng mình 8 đang nặn cái gì vây ? - Con đang nặn quả gì thế? - Qủa này ăn như thế nào? - Còn con đang nặn quả gì vậy? - Mà sao hôm nay là ngày gì mà các con nặn nhiều quả để làm gì vậy? * Góc học tập: - Chào các bạn, các bạn đang xem tranh ảnh gì mà chăm chú thế, bức tranh này có nội dung gì thế? * Góc xây dựng: - Các bác công nhân ơi! các bác đang xây gì ở đây thế? - Các bác định xây mấy phòng học? - Xung quanh trường các bác định xây gì nữa không? - Khu vực vườn truờng các bác định thiết kế chúng như thế nào? -Vườn hoa các bác định xây ở chỗ nào? - Bác định đặt khu vui chơi ở chỗ nào? * Góc thiên nhiên: - Các bạn ơi! Các bạn đang làm gì thế? Cây đó là cây gì vậy? - Ai sới cỏ cho cây? - Ai tưới nước cho cây? - Ai bắt sâu cho cây? Để vườn trường luôn xanh – xạch – đẹp chúng mình phải làm những gì? Cô đàm thoại với trẻ ở các góc chơi, động viên khuyến khích trẻ chơi, cho trẻ giao lưu giữa các góc chơi. 3. Kết thúc quá trình chơi: - Cô đến từng góc chơi và nhận xét từng góc chơi, tuyên dương tinh thần đoàn kết ở các góc chơi. Cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi ở các góc chơi, sau đó tập trung trẻ về góc xây dựng, cho trẻ đi thăm quan và trò chuyện với trẻ về khu trường mầm non vừa được các bác thợ xây xây dựng lên. - Cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định. Phần V. HOẠT ĐỘNG VỆ SINH – TRẢ TRẺ - NGỦ TRƯA I.Mục đích – yêu cầu 1. Kiến thức : Trẻ được vệ sinh rửa tay, rửa mặt sạch sẽ đúng quy trình, biết vai trò ích lợi của nước và biết tiết kiệm nước trong sinh hoạt hàng ngày - Biết 1 ngày đánh răng 3 lần đều đặn sẽ không bị sâu răng - Trẻ biết ngủ đúng giờ, đủ giấc sẽ luôn khỏe mạnh 2. Kỹ năng : Rèn cho trẻ kỹ năng, thói quen tự phục vụ, kỹ năng vệ sinh rửa tay , rửa mặt đánh răng đúng quy trình, rèn thói quen ngủ đúng giờ và đủ giấc cho trẻ. 3. Thái độ :Trẻ ngoan , có nề nếp vâng lời cô giáo. II. Chuẩn bị : Chậu, Khăn, xà phòng, - Kem đánh răng, bàn chải, cốc. - Phản, chiếu gọn gàng sạch sẽ, gối đủ cho mỗi trẻ. III. Tổ chức hoạt động a. Vệ sinh * Rửa tay 9 + Cô cho trẻ hát bài “ Mời bạn ăn ” + Các con vừa hát bài gì ? + Trước khi ăn chúng mình phải làm gì ? + Hàng ngày chúng mình rửa tay vào những lúc nào? + Để rửa sạch tay phải có gì? + Nước dùng để làm gì? + Chúng mình rửa tay như thế nào? + Khi rửa tay cần có những đồ dùng nào? - Cô khái quát lại các bước rửa tay theo quy trình cho trẻ nghe và quan sát + Bước 1. Làm ướt tay dưới vòi nước chảy và xoa xà phòng vào tay + Bước 2. Trà xà phong vào lòng bàn tay và xoa lên mu bàn tay + Bước 3. Xoa cổ tay và các ngón tay + Bước 4. Rửa kẽ ngón tay + Bước 5. Xoay các đầu ngón tay vào lòng bàn tay + Bước 6. Rửa lại tay dưới vòi nước chảy * Rửa mặt + Hàng ngày chúng mình rửa mặt vào những lúc nào? + Ai rửa mặt cho chúng mình? + Khi rửa mặt cầncó những đồ dùng gì ? - Cô nhắc lại các thao tác rửa mặt cho trẻ nghe và thực hiện cho trẻ quan sát. - Cô cho trẻ thực hiện - Bao quát trẻ và động viên khuyến khích trẻ thực hiện tốt. b. Trả trẻ - Cô trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập buổi sáng của trẻ - Nhắc trẻ về ăn cơm song đến lớp để ngủ trưa c. Ngủ trưa - Cô đón trẻ cho trẻ đi vệ sinh, sau đó cho trẻ xếp gối lên giường ngủ - Nhắc trẻ nằm đúng chỗ của mình. - Trò chuyện với trẻ về ích lợi của ngủ trưa đối với sức khỏe. - Cô cho trẻ đọc thơ “ Giờ đi ngủ” - Trẻ ngủ, cô đắp chăn cho trẻ - Khi trẻ ngủ dậy cô cho trẻ gấp chăn, gối đúng nơi quy định * Đánh răng: - Cô cho trẻ xếp hàng để lấy bàn chải, kem đánh răng và hỏi trẻ - Muốn cho răng không bị sâu chúng mình phải làm gì? - Muốn răng không bị sâu chúng mình phải phải đánh răng 3 lần một ngày đó là buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi trưa sau khi ăn ,buổi tối trước khi đi ngủ. - Cô hướng dẫn trẻ đánh răng đúng quy trình. + Bước 1: lấy kem đánh răng + Bước 2: Súc miệng bôi kem rồi đánh nhẹ từ trên xuống + Bước 3: Đánh xoay tròn mặt ngoài, trong và mặt trên của răng + Bước 4: Súc miệng sạch bọt và rửa sạch bàn chải. Phần VI. HOẠT ĐỘNG CHIỀU a.Trò chuyện về mùa thu b.Bác Hồ với Tết trung thu 10 [...]... Đứng lên; Ngồi xuồng; Vỗ tay ( Hoạt động ngoài trời “ Quan sát quang cảnh lớp học ) c Xin phép ; Giơ tay; Rửa tay( Hoạt động ngoài trời “ Trò chuyện về trường mầm non d Xếp hàng; Vào lớp; Ra lớp( Hoạt động trò chiều “Vẽ chân dung cô giáo) e Ôn các từ trong tuần ( Hoạt động chiều ngày thứ 5) Phần IV HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1.Hoạt động có chủ đích a Quan sát quang cảnh lớp học b Chăm sóc cây xanh (BVMT)... nhân, của trường lớp gọn gàng, sạch sẽ - Biết thể hiện cảm xúc, khả năng sáng tạo trong tô, vẽ tranh, xé dán về trường lớp mầm non - Hào hứng tham gia các nghệ thuật trong trường lớp Thể hiện bài hát về trường mầm non một cách tự nhiên, đúng giai điệu, có cảm xúc - Thể hiện sự thích thú trước cái đẹp (38 ) 5 Phát triển tình cảm – kĩ năng xã hội * Trẻ 3 tuổi: Trẻ biết tên trường, tên lớp mà trẻ đang theo... thể dục sáng 29 2 Kỹ năng: Rèn luyện phát triển thể lực cho trẻ 3 Thái độ: Giáo dục trẻ ngoan, có thói quen tập thể dục buổi sáng II Chuẩn bị - Địa điểm: Sân trường rộng, thoáng, sạch sẽ, không có chướng ngại vật - Cô chuẩn bị các động tác thể dục, - Đầu đĩa, nhạc bài “Bình minh” - Trang phục của cô và trẻ gọn gàng, sạch sẽ III Tổ chức hoạt động: Nội dung Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1... cô 3 Kết thúc: - Cô nhận xét giờ học, tuyên dương, - Lắng nghe động viên, khuyến khích trẻ B HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1 Hoạt động có chủ đích: Giải đố về các loại quả mùa thu 2 Chơi vận động: Tung bóng 3 Chơi tự do : Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời C HOẠT ĐỘNG GÓC 1 Góc phân vai: Gia đình, bán hàng 2 Góc xây dựngXây dựng vườn trường mùa thu 3 Góc nghệ thuật: Bé nặn hoa quả ngày tết trung thu D HOẠT ĐỘNG... trẻ đang theo học, tên cô giáo chủ nhiệm * Trẻ 4 tuổi: Trẻ biết tên trường, tên lớp mà trẻ đang theo học, tên cô giáo chủ nhiệm, biết tên các bạn trong lớp * Trẻ 5 tuổi: Trẻ nhớ tên trường, tên lớp mà trẻ đang theo học, tên cô giáo chủ nhiệm, biết tên các bạn trong lớp, các bạn ở các nhóm lớp khác - Trẻ cảm nhận được tình cảm mà cô giáo dành cho bé và tình đoàn kết bạn bè trong lớp, trong trường - Trẻ... thắng cuộc - Trẻ thi đua Hoạt động 3 * Hồi tĩnh: Bé thư giãn Cho trẻ đi nhẹ nhàng 2 – 3 vòng, dọn đồ - Trẻ đi nhẹ nhàng 1 dùng -2 vòng B HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1 Hoạt động có chủ đích: Trò chuyện vê tết trung thu 2 Chơi vận động: Tung bóng 3 Chơi tự do : Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời C HOẠT ĐỘNG GÓC 1 Góc phân vai: Bán hàng 2 Góc xây dựng: Xây dựng vườn trường mùa thu 3 Góc nghệ thuật: Bé nặn hoa... bài hát về trương mầm non; được tham gia các hoạt động tạo hình (vẽ, nặn, xé, dán ) * Trẻ 4 tuổi: Trẻ biết thể hiện các bài hát về trương mầm non - Thích được tham gia các hoạt động tạo hình (vẽ, nặn, xé, dán ) 28 - Thích múa, hát các bài hát vui tươi, ngộ nghĩnh có nội dung phù hợp với chủ đề trường mầm non và mùa thu - Biết sắp xếp đồ chơi cùng các bạn theo sự hướng dẫn của cô giáo * Trẻ 5 tuổi:Trẻ... chủ điểm: Trường chúng cháu đây là trường mầm non, Đi chơi - Địa điểm quan sát: rộng, thoáng, sạch sẽ, dễ quan sát III Cách tiến hành 1 Hoạt động có chủ đích a Quan sát quang cảnh lớp học Cô cho trẻ vừa đi vừa hát bài ‘Trường chúng cháu là trường mầm non - Chúng mình vừa hát bài gì ? - Trường chúng mình có tên là gì ? - Lớp chúng mình có tên là lớp nào? - Đến lớp còn gọi là gì? - TCTV từ “Đi học” (Mùng... “Rước đèn dưới ánh Trẻ hát và đi ra Kết thúc trăng” và đi ra ngoài ngoài B HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1 Hoạt động có chủ đích: Bé giữ vệ sinh sân trường (GDBVMT) 2 Chơi vận động: Rồng rồng, rắn rắn 3 Chơi tự do: Chơi tự do trên sân trường C HOẠT ĐỘNG GÓC 1 Góc học tập: Xem tranh ảnh về ngày tết trung thu 2 Góc xây dựng: Xây dựng vườn trường mùa thu 3. Góc phân vai: Gia đình, bán hàng D HOẠT ĐỘNG VỆ SINH –... trẻ về các hoạt động ở lớp mẫu giáo và một số quy định của lớp học: Chào hỏi, muốn phát biểu phải giơ tay, xin phép khi vào lớp, đi học đúng giờ Cô hỏi cả lớp “ Hàng ngày khi đến lớp các cháu làm gì?” Cô nhắc trẻ chào cô và cho trẻ nói “ Con chào cô”, và nhắc trẻ chào mẹ khi mẹ ra về “ Con chào mẹ”,, nhắc trẻ chào các bạn trong lớp “ Chào bạn”…… - Điểm danh đầu giờ Phần II: THỂ DỤC SÁNG I.Mục đích, . động 3 Hồi tĩnh 1. Hô hấp : - Hai tay đưa sang ngang, từ từ đưa lên cao rồi hạ xuống, thở nhẹ nhàng. 2. Tay : - Hai tay đưa ngang, vòng tay xuống ngực đánh nghiêng đầu sang hai bên. 3. . nhẹ nhàng 1 – 2 vòng theo nhạc, rồi đi vào lớp CB 1 .3 2.4 CB 1 .3 2.4 CB 1 .3 2 s4 CB 1 .3 2.4 CB 1 .3 2.4 -Trẻ chơi trò chơi 2, 3 lần - Trẻ đi lại nhẹ nhàng 1- 2 vòng rồi vào lớp PHÂN. dương trẻ ngoan, khuyến khích trẻ chưa ngoan - Cho trẻ ngoan lên cắm cờ ( hoa bé ngoan ). Thứ 6 phát phiếu bé ngoan. * Vệ sinh, trả trẻ. - Cô vệ sinh cá nhân trẻ sạch sẽ, chuẩn bị tư trang cho trẻ