CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY XỬ LÝ KHÍ DINH CỐ (GPP) 1. Sơ Lược về nhà máy sử lí khí Dinh Cố 1.1. Giới thiệu về nhà máy Nhà máy xử lý khí Dinh Cố được xây dựng tại Xã An Ngãi, Huyện Long Điền, Tỉnh Bà RịaVũng Tàu. Nhà máy GPP cách tỉnh lộ 44 khoảng 700 m (Bà Rịa Long Hải) và cách Long Hải 6 km về phía bắc. Đây là nhà máy được xây dựng với quy mô to lớn với diện tích 89,600 m2 (dài 320 m, rộng 280 m). Tháng 10 năm 1998, nhà máy xử lý khí Dinh Cố bắt đầu hoạt động, với mục đích xử lý và chế biến khí đồng hành có công suất khoảng 1,5 tỷ m3 khínăm (khoảng 4,3 triệu m3 khíngày). Nguyên liệu của nhà máy là khí đồng hành từ mỏ Bạch Hổ ngoài khơi bờ biển Vũng Tàu, được vận chuyển qua đường ống 16’’(16 inch) tới Long Hải với áp suất khí tới nhà máy là 109barG. Sau khi xử lý thì sản phẩm của nhà máy là LPG và Condensate (Nhà máy có thể tách riêng sản phẩm Propane và Butane cho khách hàng), lượng khí còn lại làm nguyên liệu cho nhà máy điện, đạm Bà Rịa và Phú Mỹ. Từ năm 2002, nhà máy tiếp nhận thêm lượng khí từ mỏ Rạng Đông tăng công suất lên 5,7 triệu m3 khíngày, áp suất đầu vào bị sụt giảm xuống còn 70barG, nên nhà máy đã đặt thêm trạm máy nén đầu vào để nâng áp lên 109barG như thiết kế. Năm 2003, nhà máy lắp đặt thêm cụm máy bơm công suất lớn bên cạnh hệ thống bơm condensate cũ, nhằm vận chuyển toàn bộ lượng Condensate từ nhà máy xử lý khí Nam Côn Sơn tới kho cảng Thị Vải. 1.2. Nguyên lý vận hành Nguồn khí ẩm của nhà máy từ mỏ Bạch Hổ và Rạng Đông phụ thuộc vào việc khai thác dầu thô, do đó có sự chênh lệch giữa nhu cầu tiêu thụ khí khô và lượng khí ẩm cung cấp. Vì vậy, việc vận hành nhà máy tuân thủ một số thứ tự ưu tiên sau: Ưu tiên cao nhất là đáp ứng nhu cầu tiêu thụ khí của các nhà máy điện, đạm. Nếu lượng khí tiêu thụ cao hơn lượng khí cung cấp thì ưu tiên việc cung cấp khí hơn thu hồi phần lỏng. Ưu tiên thu hồi tối đa sản phẩm lỏng. Ưu tiên tiếp nhận toàn bộ lượng khí ẩm từ ngoài khơi cấp vào. Nếu lượng khí tiêu thụ thấp hơn lượng khí cung cấp, lượng khí dư sau khi xử lý sẽ được đốt bỏ. 1.3. Nguồn cung cấp Khí ẩm cung cấp cho nhà máy từ 2 nguồn Bạch Hổ và Rạng Đông phụ thuộc vào khai thác dầu thô. Do đó sự chênh lệch giữa nhu cầu tiêu thụ khí khô và khả năng cung cấp khí ẩm. Vì lẻ đó việc vận hành nhà máy tuân thủ một số thứ tự ưu tiên sau: Ưu tiên cao nhất của nhà máy là tiếp nhận toàn bộ lượng khí ẩm cấp vào từ ngoài khơi. Khi nhu cầu tiêu thụ khí nhỏ hơn lượng khí thu gom được ngoài khơi thì nhà máy vẫn tiếp nhận tối đa, lượng khí dư sau khi đã được xữ lý thu gom phần lỏng sẻ được đốt bỏ. Ưu tiên tiếp theo là đáp ứng nhu cầu thiêu thụ khí của các nhà máy điện: Trong trường hợp nhu cầu tiêu thụ khí khô cao hơn lượng khí cung cấp từ ngoài khơi, việc cung cấp khí được ưu tiên hơn việc thu hồi sản phẩm lỏng. Tăng cường thu hồi sản phẩm lỏng LPG. 2. Các thiết bị trong nhà máy Bàng: Kí hiệu tên thiết bị và chức năng của từng thiết bị.
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY XỬ LÝ KHÍ DINH CỐ (GPP) 1. Sơ Lược về nhà máy sử lí khí Dinh Cố 1.1. Giới thiệu về nhà máy Nhà máy xử lý khí Dinh Cố được xây dựng tại Xã An Ngãi, Huyện Long Điền, Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Nhà máy GPP cách tỉnh lộ 44 khoảng 700 m (Bà Rịa - Long Hải) và cách Long Hải 6 km về phía bắc. Đây là nhà máy được xây dựng với quy mô to lớn với diện tích 89,600 m2 (dài 320 m, rộng 280 m). Tháng 10 năm 1998, nhà máy xử lý khí Dinh Cố bắt đầu hoạt động, với mục đích xử lý và chế biến khí đồng hành có công suất khoảng 1,5 tỷ m3 khí/năm (khoảng 4,3 triệu m3 khí/ngày). Nguyên liệu của nhà máy là khí đồng hành từ mỏ Bạch Hổ ngoài khơi bờ biển Vũng Tàu, được vận chuyển qua đường ống 16’’(16 inch) tới Long Hải với áp suất khí tới nhà máy là 109barG. Sau khi xử lý thì sản phẩm của nhà máy là LPG và Condensate (Nhà máy có thể tách riêng sản phẩm Propane và Butane cho khách hàng), lượng khí còn lại làm nguyên liệu cho nhà máy điện, đạm Bà Rịa và Phú Mỹ. Từ năm 2002, nhà máy tiếp nhận thêm lượng khí từ mỏ Rạng Đông tăng công suất lên 5,7 triệu m3 khí/ngày, áp suất đầu vào bị sụt giảm xuống còn 70barG, nên nhà máy đã đặt thêm trạm máy nén đầu vào để nâng áp lên 109barG như thiết kế. Năm 2003, nhà máy lắp đặt thêm cụm máy bơm công suất lớn bên cạnh hệ thống bơm condensate cũ, nhằm vận chuyển toàn bộ lượng Condensate từ nhà máy xử lý khí Nam Côn Sơn tới kho cảng Thị Vải. 1.2. Nguyên lý vận hành Nguồn khí ẩm của nhà máy từ mỏ Bạch Hổ và Rạng Đông phụ thuộc vào việc khai thác dầu thô, do đó có sự chênh lệch giữa nhu cầu tiêu thụ khí khô và lượng khí ẩm cung cấp. Vì vậy, việc vận hành nhà máy tuân thủ một số thứ tự ưu tiên sau: SVTH : ĐÀO VĂN MINH Page 1 Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp * Ưu tiên cao nhất là đáp ứng nhu cầu tiêu thụ khí của các nhà máy điện, đạm. Nếu lượng khí tiêu thụ cao hơn lượng khí cung cấp thì ưu tiên việc cung cấp khí hơn thu hồi phần lỏng. * Ưu tiên thu hồi tối đa sản phẩm lỏng. * Ưu tiên tiếp nhận toàn bộ lượng khí ẩm từ ngoài khơi cấp vào. Nếu lượng khí tiêu thụ thấp hơn lượng khí cung cấp, lượng khí dư sau khi xử lý sẽ được đốt bỏ. 1.3. Nguồn cung cấp Khí ẩm cung cấp cho nhà máy từ 2 nguồn Bạch Hổ và Rạng Đông phụ thuộc vào khai thác dầu thô. Do đó sự chênh lệch giữa nhu cầu tiêu thụ khí khô và khả năng cung cấp khí ẩm. Vì lẻ đó việc vận hành nhà máy tuân thủ một số thứ tự ưu tiên sau: Ưu tiên cao nhất của nhà máy là tiếp nhận toàn bộ lượng khí ẩm cấp vào từ ngoài khơi. Khi nhu cầu tiêu thụ khí nhỏ hơn lượng khí thu gom được ngoài khơi thì nhà máy vẫn tiếp nhận tối đa, lượng khí dư sau khi đã được xữ lý thu gom phần lỏng sẻ được đốt bỏ. Ưu tiên tiếp theo là đáp ứng nhu cầu thiêu thụ khí của các nhà máy điện: Trong trường hợp nhu cầu tiêu thụ khí khô cao hơn lượng khí cung cấp từ ngoài khơi, việc cung cấp khí được ưu tiên hơn việc thu hồi sản phẩm lỏng. Tăng cường thu hồi sản phẩm lỏng LPG. 2. Các thiết bị trong nhà máy Bàng: Kí hiệu tên thiết bị và chức năng của từng thiết bị. STT Tên thiết bị Chức năng 1 Slug Catcher (SC) Tách thô nguyên liệu đầu vào. 2 V-02 Bình thu hồi sản phẩm đỉnh tháp C-02. 3 V-03 Tách các hydrcacbon nhẹ hấp thụ trong dòng lỏng. 4 V-05 Bình thu hồi sản phẩm đỉnh tháp C-03. 5 V-06 A/B Hấp phụ hơi nước bão hoà tồn tại trong dòng khí (Hai tháp hấp phụ và giải hấp hoạt động luân phiên). 6 V-07 Thiết bị tách lỏng trước khi đi ra thành khí thương phẩm. 7 V-08 Tách các hydrocacbon lỏng còn lại do SC tách không hết. 8 V-12 Bình tách lỏng có trong sản phẩm đỉnh tháp C-01. 9 V-13 Bình tách lỏng trước khi qua máy nén K-02. SVTH : ĐÀO VĂN MINH Page 2 Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp 10 V-14 Bình tách lỏng trước khi qua máy nén K-03. 11 V-15 Bình tách khí lẫn trong sản phẩm đáy của tháp C-01. 12 V-21 A/B Bồn chứa Propane / Butane thương phẩm. 13 V-101 Bình tách lỏng. 14 C-01 Tháp tách Etane. 15 C-02 Tháp thu hồi Bupro. 16 C-03 Tháp tách C 3 và C 4 . 17 C-04 Tách nước và các hydrocacbon nhẹ lẫn trong dòng lỏng. 18 C-05 Tách phần lỏng ngưng tụ do sự giảm áp từ 109 bar xuống 47 bar. 19 CC-01 Giãn nở khí từ 109 bar – 33,5 bar và nén khí sản phẩm lên 47 bar trước khi xuất ra (Turbo Expander). 20 P-01 Bơm dòng hồi lưu về tháp C-02. 21 P-03 Bơm dòng hồi lưu về tháp C-03. 22 PV-106 Van giảm áp xuống 54 bar. 23 K-01 Máy nén khí từ 29 bar – 47 bar. 24 K-02 Máy nén khí từ 47 bar – 75 bar. 25 K-03 Máy nén khí từ 75 bar – 109 bar. 26 K-04 Máy nén dòng khí hồi lưu từ C-05 về V-06 A/B. 27 K-1011 Máy nén dòng khí đầu vào đã qua SC lên 109 bar. 28 EJ-01 Bộ hoà dòng và ổn định áp suất cho tháp C-01. 29 E-01 Thiết bị gia nhiệt cho tháp C-01. 30 E-02 Hệ thống quạt mát bằng không khí cho sản phẩm đỉnh đi ra từ tháp C-02. 31 E-03 Thiết bị gia nhiệt đến 135 o C cho tháp C-02. 32 E-04 Thiết bị trao đổi nhiệt của dòng lỏng ra từ đáy tháp C-02. 33 E-07 Thiết bị gia nhiệt đến 20 o C cho V-03. 34 E-08 Thiết bị trao đổi nhiệt. 35 E-09 Thiết bị làm lạnh bằng không khí cho dòng lỏng đi ra từ tháp C-02. 36 E-10 Thiết bị cấp nhiệt bằng dầu nóng đến 97 o C cho C-03. 37 E-11 Hệ thống quạt mát bằng không khí cho sản phẩm đỉnh đi ra từ tháp C-03. 38 E-12 Hệ thống giảm nhiệt đến 45 o C. 39 E-13 Hệ thống quạt mát bằng không khí. 40 E-14 Thiết bị làm lạnh. 41 E-15 Hệ thống quạt mát bằng không khí. 42 E-17 Hệ thống giảm nhiệt đến 60 o C. 43 E-18 Thiết bị trao đổi nhiệt. 44 E-19 Hệ thống quạt mát bằng không khí. 45 E-20 Thiết bị làm lạnh. 46 E-1011 Hệ thống quạt mát bằng không khí. 47 FV-1001 Van tiết lưu. Van tiết lưu. 48 FV-1201 49 FV-1301 50 FV-1701 51 FV-1802 52 F-01 Thiết bị lọc bụi bẩn có thể sinh ra sau khi qua V-06 A/B. 53 ME-21 Thiết bị đo lường và một số thông số khác. 54 ME-24 55 ME-25 SVTH : ĐÀO VĂN MINH Page 3 Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp 56 ME-26 57 TK-21 Bồn chứa Condensate thương phẩm. 58 P-21 A/B Bơm xuất LPG. 59 P-23 A/B Bơm vận chuyển Condensate. 3.Các chế độ vận hành của nhà máy 3.1. Các chế độ vận hành • Chế độ AMF (Ablolute Minium Facility): Cụm thiết bị tối thiểu tuyệt đối. • Chế độ MF ( Minium Facility): Cụm thiết bị tối thiểu. • Chế độ GPP (Gas Processing Plant): Cụm thiết bị hoàn thiện. • Chế độ MGPP ( Modified Gas Processing Plant): Chế độ GPP sửa đổi Khi bắt đầu xây dựng nhà máy, do đòi hỏi cao về tiến độ trong khi 1 số thiết bị không kịp đáp ứng, việc xây dựng và đưa nhà máy vào hoạt động được chia làm 4 giai đoạn: AMF, MF, GPP va MGPP Giai đoạn AMF bao gồm 2 tháp chưng cất, 3 thiết bị trao đổi nhiệt, 3 bình tách để thu hồi khoảng 340 tấn Condensate/ngày từ lưu lượng khí ẩm khoảng 4,3 triệu m 3 /ngày. Giai đoạn này không có máy nén nào được sử dụng. Giai đoạn tiếp theo là MF bao gồm các thiết bị trong AMF và bổ sung thêm 1 tháp chưng cất, 1 máy nén piton cháy khí 800kw, 3 thiết bị trao đổi nhiệt và 3 bình tách để thu hồi hổn hợp BUPRO ( butan và propane ) khoảng 630 tấn/ngày và Condensate khoảng 380 tấn/ngày. Giai đoạn GPP là với đầy đủ các thiết bị như thiết kế để thu hồi 540 tấn propane/ ngày, 415 tấn butan/ngày và 400 tấn Condensate/ngày. Gpp bao gồm các thiết bị của MF bổ sung thêm 1 turbo-expander 2200 kW, máy nén piton 2 cấp chạy khí 1200 kW, 2 tháp chưng cất, các thiết bị trao đổi nhiệt, quạt làm mát và các thiết bị khác. Giai đoạn cuối cùng là MGPP. chế độ GPP chuyển đổi. Chế độ MGPP có bổ sung thêm trạm máy nén khí đầu vào của nhà máy, nhằm giải quyết việc giảm áp do tăng lưu lượng khí đồng hành tiếp nhận từ mỏ Rạng Đông. Lượng sản phẩm của nhà máy cũng tăng lên, khí khô khoảng 4,8-5,2 triệu sm 3 /ngày, LPG khoảng 1000-1100 tấn/ngày, condensate là 350 tấn/ngày. SVTH : ĐÀO VĂN MINH Page 4 Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Hiện nay, nhà máy vận hành theo chế độ GPP chuyển đổi, chỉ chuyển sang chế độ MF hoặc AMF khi xảy ra sự cố hoặc bảo dưỡng sửa chữa thiết bị. 3.2. Mô tả công nghệ các chế độ vận hành chính của nhà máy 3.2.1. Slug Catcher Hỗn hợp khí và Condensate từ ngoài mỏ vào, được đưa đến Slug- Catcher (SC- 01/02) để phân tách Condensate và nước từ khí, dưới áp suất 65-109bar (tuỳ theo lưu lượng) và nhiệt độ 20-30 0 C (tuỳ theo nhiệt độ môi trường) . Hệ thống Slug Catcher bao gồm hai dãy ống, mỗi dãy có dung tích 1400m 3 . Khí phân tách được góp lại tại đầu góp 30’’ và đưa đến các thiết bị ở chế độ công nghệ tiếp theo. Nước được đưa ra từ thiết bị Slug Catcher được điều chỉnh bởi thiết bị đo mức LIC – 0112 & 0122 dẫn vào bình tách nước V-52 ( nước được giảm áp đến áp suất khí quyển và hydrocacbon bị hấp thụ sẽ được giải phóng, rồi đưa ra hệ thống đuốc), nước sẽ được đưa đến Burnpit (ME-52) để đốt. Ở chế độ hoạt động bình thường, cả 2 hệ thống SC sẽ đều hoạt động để đạt được công suất cao nhất. Trong trường hợp cần bảo dưỡng, sửa chữa một hệ thống, thì hệ thống còn lại được cô lập để hoạt động nhờ các cặp van tay trên đường khí vào và ra của Slug Catcher. 3.2.2. Chế độ hoạt động AMF 3.2.2.1. Thiết bị hoạt động Chế độ AMF theo thiết kế là chế độ vận hành nhà máy ban đầu với các thiết bị tối thiểu, nhằm cung cấp khí cho các hộ tiêu thụ và không chú trọng vào thu hồi sản phẩm lỏng. Gồm: Slug catcher, bình tách 3 pha V -03, bình tách lọc V- 08, thiết bị hòa dòng và ổn định áp suất Ejector ( EJ-01A/B/C ), tháp tách tinh C-05, tháp tách C-01, 1 thiết bị trao đổi nhiệt E-04, thiết bị trao đổi nhiệt bằng không khí E-09, bình tách V-15 và một số thiết bị khác. SVTH : ĐÀO VĂN MINH Page 5 Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp 3.2.2.2. Mô tả công nghệ SVTH : ĐÀO VĂN MINH Page 6 Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Khí đồng hành mỏ Bạch Hổ với lưu lượng khí ẩm khoảng 4,3 triệu m 3 /ngày được đưa tới Slug Catcher của nhà máy bằng đường ống 16’’ với áp suất 109 bar, nhiệt độ 25,6 0 C. Tại đây, Condensate và khí được tách ra theo các đường ống riêng biệt để tiếp tục xử lý, nước có trong Condensate được tách nhờ trọng lực và đưa vào bình tách nước (V- 52) để xử lý. Tại đây, nước được làm giảm tới áp suất khí quyển và hydrocacbon bị hấp thụ sẽ được giải phóng đưa ra đốt ở hệ thống đuốc, nước sau đó được đưa tới hầm đốt (ME- 52). Khí đồng hành mỏ Bạch Hổ với lưu lượng khí ẩm khoảng 4,3 triệu m 3 /ngày được đưa tới Slug Catcher của nhà máy bằng đường ống 16’’ với áp suất 109 bar, nhiệt độ 25,6 0 C. Tại đây, Condensate và khí được tách ra theo các đường ống riêng biệt để tiếp tục xử lý, nước có trong Condensate được tách nhờ trọng lực và đưa vào bình tách nước (V- 52) để xử lý. Tại đây, nước được làm giảm tới áp suất khí quyển và hydrocacbon bị hấp thụ sẽ được giải phóng đưa ra đốt ở hệ thống đuốc, nước sau đó được đưa tới hầm đốt (ME- 52). Khí từ đầu ra của V-08 được đưa vào thiết bị hòa dòng EJ-01 A/B/C để giảm áp suất từ 109 bar xuống 47 bar. Việc giảm áp này có tác dụng hút khí từ đỉnh tháp C-01. Dòng ra là dòng 2 pha có áp suất 47 bar và nhiệt độ 20 0 C cùng với dòng khí từ V-03 (đã giảm áp) được đưa vào tháp C-05. Nhiệm vụ của EJ-01 A/B/C là giữ áp suất làm việc của tháp C-01 ổn định. Tháp C-05 hoạt động ở áp suất 47 bar và nhiệt độ 20 0 C. Ở chế độ AMF phần đỉnh của tháp hoạt động như bình tách khí lỏng thông thường. Tháp C-05 có nhiệm vụ tách phần lỏng ngưng tụ do sự sụt áp của khí từ 109 bar xuống 47 bar, khi qua EJ-01 A/B/C. Dòng khí đi ra từ đỉnh tháp C-05 được đưa ra đường khí thương phẩm để cung cấp cho các nhà máy điện. Lỏng tại đáy C-05 được đưa vào đĩa thứ 1 của tháp C-01. Chế độ AMF tháp C-01 có hai dòng nhập liệu: -Dòng lỏng từ V- 03 vào đĩa thứ 14 của tháp C-01. -Dòng lỏng từ đáy của tháp C-05 vào đĩa trên cùng của tháp C-01. SVTH : ĐÀO VĂN MINH Page 7 Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Áp suất hơi của condensate giảm đi và được điều chỉnh trong tháp C-01 nhằm mục đích: phù hợp cho công việc chứa trong bồn chứa ngoài trời. Với ý nghĩa đó, trong chế độ AMF tháp C-01 hoạt động như là tháp ổn định Condensate. Trong đó, phần lớn hydrocacbon nhẹ hơn Butan được tách ra khỏi Condensate nhờ thiết bị gia nhiệt E-04A/B đến 194 0 C. Khí ra ở đỉnh tháp có nhiệt độ 64 0 C được trộn với khí nguyên liệu nhờ EJ-01 A/B/C. Dòng Condensate ở đáy tháp được trao đổi nhiệt tại E-04A/B và được làm lạnh bằng không khí ở E-09 để giảm nhiệt độ xuống 45 0 C trước khi ra đường ống dẫn Condensate về kho cảng hoặc chứa bồn chứa TK-21. 3.2.2.3. quá trình xử lí condensate Áp suất của bình tách 3 pha V-03 được điều chỉnh ở 75 barG bằng van điều áp PV-1209, được lắp đặt trên đường ống dẫn khí V-03 tới đầu của tháp C-05 (Rectifier). Nhiệt độ đầu ra van điều áp PV-1209 là khoảng 3 o C, thấp hơn nhiệt độ tạo thành hydrate (16,5 o C) nên có khả năng hydrate sẽ được tạo thành khi đi qua van điều áp. Tuy nhiên, nó sẽ bị tự tan do tháp C-05 (Rectifier) trong chế độ hoạt động này có nhiệt độ vận hành lớn hơn 20 o C. Condensate từ V-03 được chuyển đến tháp tách ethane C-01 (Deethanizer), sau khi được gia nhiệt từ 20 o C đến 101 o C trong thiết bị trao đổi nhiệt E-04A/B (condensate Coss Exchanger) với một dòng nóng ở 194 o C đi từ tháp tách ethane C-01. Mục đích chính của thiết bị trao đổi nhiệt này là tận dụng và thu hồi nhiệt từ dòng nóng, tránh hiện tượng tạo hydrate ở đầu ra của FV-1701 (trong quá trình giảm áp từ áp suất vận hành của V-03 xuống 20 barG) bằng cách duy trì nhiệt độ hoạt động ở 72 o C, cao hơn nhiệt độ tạo thành hydrate (11,6 o C) trong điều kiện này. 3.2.2.4. Hệ thống Ejector Đối với quá trình xử lý khí từ Slug Catcher trong chế độ hoạt động AMF, các tháp hấp phụ loại nước V-06A/B (Dehyration Adsorber) sẽ không vận hành. Khí từ SC sẽ được đưa tới hệ thống Ejector EJ-01A/B/C (Jet Compressor). Qua thiết bị này áp suất giảm từ áp suất vận hành của SC xuống 45 BarA. Mục đích SVTH : ĐÀO VĂN MINH Page 8 Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp của hệ thống Ejector là nén khí đi ra từ đỉnh tháp tách ethane C-01 từ 20 BarA đến 45 BarA, vì vậy áp suất của tháp tách C-01 được giữ ở 20 BarA. Hệ thống Ejector bao gồm 03 Ejector, công suất của mỗi Ejector lần lượt là 50%, 30% và 20% lưu lượng dòng đi qua Ejector. Van điều áp (PV-0805) trên đường Ejector bypass có công suất khoảng 30% tổng thể tích dòng ra, có thể điều chỉnh áp suất của tháp tách ethane C-01 ở 20 BarA bằng cách cho bypass 1 phần dòng khí qua Ejector khi công suất của hệ thống Ejector đủ để duy trì áp suất C-01. Khi công suất của hệ thống Ejector nhỏ hơn cần thiết, lượng khí dư từ tháp tách ethane sẽ được xả ra hệ thống đuốc qua van điều áp (PV-1303B). Vì vậy, hệ thống tách ethane được bảo vệ không có hiện tượng quá áp. 3.2.2.5. Tháp tách C-05 Rectifier Dòng khí từ hệ thống Ejector và dòng khí từ bình tách V-03 được chuyển đến đĩa thứ nhất của tháp C-05 (Rectifier), để tách lỏng ra khỏi khí ở nhiệt độ 20,7 o C và áp suất 45 barA đươc điều chỉnh bởi thiết bị điều chỉnh áp suất (PIC- 1114A) lắp đặt trên đường ống dẫn khí thương phẩm. Phần đỉnh của tháp C-05 lúc này có tác dụng như một bình tách lỏng hơi (Gas-Liquid Seperator). Trong chế độ hoạt động AMF, Turbo-Expander (CC-01) và thiết bị trao đổi nhiệt khí lạnh/khí (E-14) không được đưa vào hoạt động. Do vậy, dòng khí từ đỉnh tháp tách C-05 được chuyển đến đường ống dẫn khí thương phẩm thông qua van PV-1114A được lắp đặt trên đường ống, để điều chỉnh áp suất đầu ra của nhà máy khoảng 45 barA. Dòng lỏng từ đáy tháp C-05 được điều khiển thông qua thiết bị điều chỉnh dòng (FIC-1201) cùng với thiết bị điều chỉnh mức chất lỏng (LIC-1201A), đưa vào đĩa đầu tiên của tháp tách Ethane (C-01). 3.2.2.6. Tháp tách Ethane Trong chế động hoạt động AMF, tháp tách ethane (C-01, Deethanizer) có hai dòng nguyên liệu đầu vào, đó là dòng lỏng đi ra từ bình tách V-03 và dòng lỏng đi ra từ đáy tháp tách tinh C-05 (Rectifier). Dòng lỏng đi ra từ tháp tách SVTH : ĐÀO VĂN MINH Page 9 Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp tinh C-05 được đưa vào đĩa đầu tiên của tháp tách ethane C-01 bao gồm 80% phần mol chất lỏng và đóng vai trò như dòng hồi lưu ngoài cho quá trình chưng cất. Dòng lỏng đi từ bình tách V-03 được đưa vào đĩa thứ 14 của tháp tách ethane C-01, (đối với chế độ hoạt động MF và GPP thì đưa vào đĩa thứ 20). Áp suất hơi của condensate được điều chỉnh trong tháp C-01 xuống thấp hơn áp suất khí quyển để lưu trữ trong các bồn chứa thông thường. Trong trường hợp này, tháp tách ethane có tác dụng như một tháp ổn định condesate, tại tháp này hầu hết các hydrocacbon nhẹ hơn butan được tách ra khỏi Condesate thông qua việc cung cấp nhiệt cho các reboiler E-01A/B lên tới 194 o C. Dòng khí đi ra từ đỉnh có nhiệt độ là 64 o C được trộn với dòng khí thương phẩm bằng hệ thống Ejector. 3.2.2.7. Thiết bị chỉnh áp suất khí Trong chế độ hoạt động AMF, tại đầu vào của nhà máy không lắp đặt thiết bị điều chỉnh dòng hoặc áp suất tự động. Áp suất tại đầu ra nhà máy được điều chỉnh bằng van điều áp (PV-1114A) lắp đặt tại đầu ra của nhà máy trong trường hợp lượng khí tiêu thụ lớn hơn lượng khí cung cấp. Khi lượng khí tiêu thụ nhỏ hơn lượng khí cung cấp, thì một lượng khí sẽ được đem đốt qua van điều áp (PV-1114B). Vì vậy, trong cả hai trường hợp trên áp suất đầu ra của nhà máy được duy trì ổn định. Thông thường khí đầu vào nhà máy có áp suất 109 barA được đưa vào hệ thống Ejector, áp suất đầu ra khỏi hệ thống Ejector vào khoảng 45 BarA, bằng áp suất đầu ra của nhà máy. Khi áp suất khí đầu vào nhà máy thấp hơn 109 BarA, hoặc khí cung cấp từ giàn khoan ít hơn so với công suất của nhà máy thì hệ thống Ejector có thể không hoạt động hết công suất, vì vậy áp suất của tháp tách ethane có thể trở nên cao hơn 20 BarA. Trong trường hợp này, một trong ba Ejector của hệ thống Ejector có công suất phù hợp nhất sẽ được lựa chọn, sau đó áp suất đầu vào nhà máy từ từ tăng lên và đạt gần 109 BarA và đồng thời áp suất của tháp tách ethane cũng được điều chỉnh ở 20 BarA. Nếu trong sự lựa chọn trên, hệ thống Ejector vẫn không thể hoạt động hết công suất, thì một lượng khí SVTH : ĐÀO VĂN MINH Page 10 [...]... hoạt động tạo lửa - Tuân theo chỉ dẫn của cán bộ chỉ dẫn - Quan sát lối thoát hiểm và điểm tập kết - Thoát ra khỏi nhà máy và đến điểm tập kết khi có còi báo động SVTH : ĐÀO VĂN MINH Page 33 Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Kết luận SVTH : ĐÀO VĂN MINH Page 34 Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Nhà máy chế biến khí Dinh Cố có vị thế kinh tế quan trọng Góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và khu vực được... chữa cháy Mở van xả nước, CO2 hoặc bọt vào vùng có cháy nổ Báo động bằng còi, đèn chớp ở vùng có cháy nổ và phòng điều khiển 3 Khi vào nhà máy cần lưu ý tới những biển báo cấm và chỉ dẫn 3.1 Khi có sự cố xảy ra a Còi báo động vang lên - Còi khẩn cấp - Còi báo lửa - Còi báo khí - Còi báo những tình trạng khác - Còi báo yên b Phòng điều khiển thông báo loa đề nghị những người không có nhiệm vụ ứng cứu rời... tăng SVTH : ĐÀO VĂN MINH Page 29 Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp độ tinh cất của tháp, một phần khác được bơm tới V-21A/B/C, kho cảng Thị Vải Sản phẩm lỏng ra khỏi đáy tháp được hóa hơi một phần để quay trở lại tháp, phần lỏng còn lại được dẫn tới E-17 để gia nhiệt cho nguyên liệu, tiếp tục được làm mát bởi quạt E-12A/B đi ra V-21A/B/C SVTH : ĐÀO VĂN MINH Page 30 Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp CHƯƠNG III : AN... đưa đến kho cảng Thị Vải sau khi được giảm nhiệt độ đến 60 oC bằng thiết bị trao đổi nhiệt E-17 và đến 45oC nhờ thiết bị trao đổi nhiệt E-12 SVTH : ĐÀO VĂN MINH Page 18 Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp SVTH : ĐÀO VĂN MINH Page 19 Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp 3.2.4.3 Loại nước và tái sinh Trong chế độ hoạt động này, dòng khí từ Slug Catcher được chuyển đến bình tách V-08, và sau đó được đưa vào một trong hai... m3/ngày vào hệ thống Slug Catcher trong điều kiện áp suất 65 – 80 bar, nhiệt độ 20 đến 300C Sau đó, dòng khí ra từ SC được chia làm hai dòng: SVTH : ĐÀO VĂN MINH Page 24 Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp SVTH : ĐÀO VĂN MINH Page 25 Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Dòng thứ nhất có lưu lượng khoảng 1 triệu /ngày được đưa qua van giảm áp PV-106, để giảm áp suất từ 65 bar-80 bar xuống 54 bar và đi vào thiết bị tách... đề nghị những người không có nhiệm vụ ứng cứu rời khỏi nhà máy c Thoát khỏi khu vực làm việc bằng các cổng thoát hiểm gần nhất d Tập trung tại điểm tập kết (cổng chính khu điều hành) 3.2 Quy định an toàn của nhà máy - Nội quy ra vào SVTH : ĐÀO VĂN MINH Page 32 Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp - Nội quy xe ra vào - Nội quy phòng cháy chữa cháy - Nội quy làm việc - Quy định an toàn chung 3.3 Những quy định... : ĐÀO VĂN MINH Page 31 Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp kiểm soát cụ thể và trực tiếp giám sát nguy cơ cháy nổ trong vùng đó Các tín hiệu thu được từ các đầu cảm biến được truyền về và phát hiện trên panel điều khiển của hệ thống phòng chống cháy nổ của phòng điều khiển trung tâm Panel điều khiển tự động xử lý các tín hiệu cảm biến này để xác định vùng có nguy cơ cháy nổ đồng thời thực hiện các lệnh: • •... sự chênh áp suất làm việc của tháp C-02 (11bar) và tháp C-03 (16 bar) Phần Bupro còn lại được gia nhiệt đến 60oC trong thiết bị gia nhiệt E-17, trước khi cung cấp cho SVTH : ĐÀO VĂN MINH Page 17 Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp tháp C-03 bằng chất lỏng nóng từ đáy tháp C-03 Sản phẩm đáy của tháp C-02 chính là condensate thương phẩm được đưa ra bồn chứa hoặc dẫn về kho cảng Thị Vải Sản phẩm ra từ đỉnh tháp.. .Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp dư có thể tự động được đưa ra đốt qua van điều áp (PV-1303B), được lắp đặt trên đường dẫn ống khí đi ra từ tháp tách ethane Sau quá trình xử lý trên, khí thương phẩm và condensate... C-04 hoạt động ở áp suất hoạt động là 47,5 BarA được điều chỉnh bởi thiết bị điều chỉnh PICA-1801, PICA-1801 được lắp đặt để xả khí ra đuốc đốt, tránh hiện tượng quá áp SVTH : ĐÀO VĂN MINH Page 20 Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Dòng lỏng từ đáy của tháp C-04 thông qua van điều chỉnh dòng FV-1701 (kết hợp với thiết bị điều chỉnh mức LICA-1821, cascaded control) đưa vào đĩa thứ 14 hoặc 20 của tháp tách ethane, . Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY XỬ LÝ KHÍ DINH CỐ (GPP) 1. Sơ Lược về nhà máy sử lí khí Dinh Cố 1.1. Giới thiệu về nhà máy Nhà máy xử lý khí Dinh Cố được xây. một số thiết bị khác. SVTH : ĐÀO VĂN MINH Page 5 Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp 3.2.2.2. Mô tả công nghệ SVTH : ĐÀO VĂN MINH Page 6 Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Khí đồng hành mỏ Bạch Hổ với lưu. nhờ thiết bị trao đổi nhiệt E-12. SVTH : ĐÀO VĂN MINH Page 18 Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp SVTH : ĐÀO VĂN MINH Page 19 Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp 3.2.4.3. Loại nước và tái sinh Trong chế độ hoạt