phơnưg, nói về sản vật, di tích, thắng cảnh, danh nhân, sự tích, từ ngữ địaphương ..." SGK Ngữ văn 7 - Tập II.Mục tiêu của tiết học này "Giúp học sinh sưu tầm ca dao tục ngữ theochủ đề v
Trang 1SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài :
GIÚP HỌC SINH LỚP 7 SƯU TẦM VÀ LƯU GIỮ
CA DAO, TỤC NGỮ LƯU HÀNH Ở ĐỊA PHƯƠNG CỔ LOA
THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ
Giáo viên : Đỗ Thị Kim Hoà
Đơn vị : Trường THCS Cổ Loa
Năm học 2003 - 2004
Trang 2DÀN Ý
A Đặt vấn đề:
I Lý do chọn đề tài:
II Cơ sở thực tiễn và lý luận:
1 Xuất phát từ mục tiêu của tiết học, mục đích của dạng bài "Chươngtrình địa phương"
2 Dựa trên đặc điểm tâm sinh lý và hoàn cảnh học trò
3 Căn cứ vào thực tế giảng dạy của giáo viên
III Phạm vi đề tài và đối tượng khảo sát:
- Sưu tầm từ các tạp chí văn học, sách báo của xã.
- Sưu tầm từ các tác phẩm văn học bị lãng quên.,
b Giáo viên kiểm tra kết quả sưu tầm
- Kiểm tra thường xuyên định kỳ.
- Xác minh, kiểm nghiệm tính đúng đắn của nguồn tư liệu.
2 Hướng dẫn học sinh lưu giữ ca dao, tục ngữ lưu hành ở địa phương
a Chọn lọc, sắp xếp biên tập lại các câu ca dao tục ngữ theo chủ đề vàthứ tự chữ cái ABC
b Tìm hiểu ý nghĩa, chọn bình giảng một số câu hay:
c Ghi chép vào sổ tư liệu
d Bổ sung vào Tập san Văn học của nhà trường.
e Tổ chức các hoạt động ngoại khoá xoay quanh chủ đề: Sưu tầm vàlưu giữ ca dao, tục ngữ ở địa phương
g Kết hợp với chính quyền, đoàn thể ở thôn xóm, làng xã cùng giữ gìn,trân trọng
III Kết quả thực hiện
IV Bài học kinh nghiệm rút ra
C Lời kết
Trang 3TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Sách giáo khoa Ngữ văn 7 - Tập II
2 Sách giáo viên Ngữ văn 7 - Tập II
3 Phân tích tác phẩm văn học dân gian - Bộ Giáo dục Đào tạo
(Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 1992 - 1996)
4 Tục ngữ, ca dao Việt Nam
(Mã Giang Lân - Nhà xuất bản giáo dục 1998)
5 Tục ngữ, ca dao Hà Nội
6 Bình luận văn chương
(Hoài Thanh - Nhà xuất bản giáo dục - 1998)
Trang 4A ĐẶT VẤN ĐỀ
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Nhà thơ Xuân Diệu nói về ca dao "Trong những câu ca dao tự nghìn đời
tổ tiên để lại như có đất có nước, như có cát, có biển, như có mồ hôi người " Khi ta sống với cao dào thì một tên đất, tên làng, tên một thổ nghi
(đặc sản), một nét cảnh vật, một thoáng lịch sử, một điệu tâm hồn người đọcgợi lên trong đó cũng làm động đến niềm yêu thương gắn bó với quê hương,
xứ sở, đồng bào Cho nên khi ta sống với ca dao thì điều nó gợi lên trong lòng
ta nhiều khi lại đáng nói hơn bản thân điều nó diễn tả Bởi vì ca dao, tục ngữchính là đời sống tâm tư tình cảm của nhân dân lao động các miền, các vùng,các địa phương được đúc kết từ nghìn đời nay Đặc biệt, những địa phươngnhư Cổ Loa (Đông Anh - Hà Nội) là một mảnh đất ngàn năm văn hiến có bềdày lịch sử thì ắt hẳn vốn ca dao tục ngữ vô cùng phong phú Nhiệm vụ củathế hệ chúng ta, những người con sinh ra và lớn lên trên đất Loa Thành lịch
sử phải gìn giữ, trân trọng kho tàng văn hoá quý báu ấy Bổn phận của ngườigiáo viên làm thế nào giúp học sinh sống với nó, quý tọng nó, hiểu nó và tìmcách lưu giữ nó Thế nhưng, đây là một công việc khó khăn, gian nan và lâudài Bởi vì theo lời ông Chu Trinh (Trưởng Ban văn hoá xã Cổ Loa) thì nhữngsách báo viết về cao dao tục ngữ ở địa phương không có nhiều Những câu cadao, dân ca, tục ngữ lưu hành trên địa phương, liên quan (nói về) địa phương
đa số chỉ được lưu truyền trong nhân dân bằng lối truyền miệng Cổ Loa làmảnh đất Thánh, các tích truyện, các nguồn gốc dấu ấn lịch sử hầu như mangđậm sắc thái huyền thoại truyền thuyết, in dấu phong cách dân gian, ngay cả
ca dao tục ngữ cũng vậy, chỉ đơn thuần là truyền miệng Vậy thì giáo viên vàhọc sinh cũng như tất cả mọi người chúng ta phải gom góp, nhặt nhạnh tíchthành "kho tàng" của địa phương
II CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ.
1 Xuất phát từ mục tiêu tiết dạy và mục đích của dạng bài "Chương trình địa phương"
Rất may mắn, theo chương trình đổi mới, SGK lớp 7 được Bộ giáo dụcsắp xếp một số tiết ngoại khoá "Chương trình địa phương" (Tiết 74, 133,134) nhằm cung cấp vốn sống: "Sưu tầm ca dao tục ngữ lưu hành ở địaphương, nhất là những câu đặc sức mang tính địa phương (mang tên địa
Trang 5phơnưg, nói về sản vật, di tích, thắng cảnh, danh nhân, sự tích, từ ngữ địaphương )" (SGK Ngữ văn 7 - Tập II).
Mục tiêu của tiết học này "Giúp học sinh sưu tầm ca dao tục ngữ theochủ đề và bước đầu biết chọn lọc, sắp xếp, tìm hiểu ý nghĩa của chúng Họcsinh tăng thêm sự hiểu biết và tỉnh cảm gắn bó với địa phương, với quê hươngmình" (SGK Ngữ văn 7 - Tập II)
Một số tiết học "Chương trình địa phương" theo giáo viên nhận xét, đánhgiá là những tiết học hay và bổ ích, có tác dụng giáo dục học sinh vô cùng sâusắc: vừa rèn cho học sinh có đức tính kiên trì (học hỏi, ghi chép, thu lượm),vừa rèn ý thức khoa học (lựa chọn, sắp xếp các câu ca dao, tục ngữ theo thứ
tự ABC và tìm cách giải thích nội dung những câu ca dao tục ngữ đã sưu tầmđược) Qua bài học này, học sinh lại có thêm những tri thức về địa phương
2 Dựa trên đặc điểm tâm sinh lý, hoàn cảnh học trò.
Nhưng làm thế nào để giúp học sinh lớp 7 sưu tầm và lưu giữ ca dao tụcngữ lưu hành ở địa phương trong khi học sinh lứa tuổi này đa số còn hiếuđộng, chưa chăm, mau nhớ, chóng quên
Mục tiêu của các tiết Ngoại khoá yêu cầu mỗi học sinh sưu tầm ít nhất
20 câu ca dao, tục ngữ lưu hành ở địa phương Yêu cầu này đối với học sinhlớp 7 quả là khó Vì các em chưa có vốn sống phong phú, dụng cụ học tậpnghèo nàn, hoàn cảnh gia đình nhiều em còn khó khăn; không có tiền muasách báo tham khảo Dụng cụ học tập của các em chủ yếu là sách giáo khoa
Một số học sinh có điều kiện tốt lắm cũng chỉ thêm được vài cuốn sách: Bài tập
trắc nghiệm, Bài tập Ngữ văn, đa số học sinh chưa yêu thích môn văn học.
3 Thực tế giảng dạy của giáo viên (Thuận lợi, khó khăn)
Giáo viên chúng tôi ở vùng ngoại thành cũng gặp rất nhiều thuận lợitrong công tác giảng dạy như được cấp trên đầu tư cho nhiều đồ dùng dạyhọc, được giảng dạy tại một địa phương có bề dày về vốn văn học dân gian,nằm giữa vùng văn hoá dân gian lâu đời Song chúng tôi còn gặp nhiều khókhăn về phương tiện dạy học Trình độ sử dụng còn hạn chế, chất lượng bănghình chưa tốt (không rõ tiếng, hình ảnh chưa nét ) Có những bài chúng tôicần băng hình nhưng đi tìm không có Ví như băng hình lễ hội đền Cổ Loa,Hội Gióng, Hội Chèm nhưng không sưu tầm được cho nên chúng tôi giảiquyết những khó khăn ấy bằng cách thay thế vào đó là những bức tranh, ảnh,biểu bảng để dùng trong giờ dạy
Trang 6Từ những xuất phát điểm trên, tôi trăn trở và băn khoăn trước một vấn
đề: "Làm thế nào giúp học sinh lớp 7 sưu tầm và lưu giữ ca dao tục ngữ
lưu hành ở địa phương, nói về địa phương xã Cổ Loa" trong khi vốn sống
của các em còn non nớt, nghèo nàn, điều kiện dạy học của giáo viên còn khókhăn
Qua một năm thử nghiệm những biện pháp "Giúp học sinh lớp 7 sưu
tầm và lưu giữ ca dao, tục ngữ lưu hành ở địa phương Cổ Loa" đã có kết
quả, tôi mạo muội để xuất trong đề tài này một vài biện pháp hữu hiệu
III PHẠM VI ĐỀ TÀI VÀ ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT:
Đối tượng thử nghiệm của chúng tôi là học sinh lớp 7 vùng ngoại thànhcác em được sinh ra và lớn lên trên đất Loa Thành lịch sử, có truyền thốngvăn hoá lâu đời, cái nôi của văn hoá dân gian với những tích truyện hấp dẫn,với những làn điệu dân ca ngọt ngào Để đề tài được sâu sắc, phong phú, tôi
xin dừng ở phạm vi: "Sưu tầm và lưu giữ ca dao, tục ngữ lưu hành ở xã
Cổ Loa" Dựa trên kết quả đạt được, tôi đã và đang bổ sung hoàn thiện cho
đề tài được hoàn chỉnh
Trang 7B NỘI DUNG CHÍNH
I NHẬN XÉT SƠ BỘ VỀ THỰC TRẠNG SOẠN BÀI CỦA HỌC SINH.
Từ trước đến nay, người giáo viên muốn giờ dạy đạt kết quả cao thìkhông thể bỏ qua khâu "Hướng dẫn về nhà" Trong việc hướng dẫn về nhà,chúng tôi yêu cầu học sinh học bài cũ và chuẩn bị bài mới Như thường lệ saubài "Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất", tôi dành 2 phút hướng dẫnhọc sinh chuẩn bị cho tiết 74 "Chương trình địa phương": Hãy sưu tầm ca daotục ngữ lưu hành ở địa phương Mỗi em tìm ít nhất 20 câu Tôi còn nhắc sâu:các em chỉ sưu tầm những câu ca dao tục ngữ lưu hành ở địa phương, nói vềđịa phương hoặc có liên quan đến địa phương mình
Đến tiết 74, tôi kiểm tra đồng loạt 38 em thì cả 38 em không tìm nổi 5câu Điều đó chứng minh rằng các em chưa phát huy tính chủ động, chưa chịuhọc hỏi những người xung quanh Cho nên để khích lệ học sinh tư duy, chủđộng làm việc, tôi đã thiết lập một vài biện pháp hữu hiệu, sát thực, phù hợpvới đối tượng
II NHỮNG BIỆN PHÁP CỤ THỂ:
Trước thực trạng ấy, chúng tôi băn khoăn tìm hướng đi cho giờ dạy
"Chương trình địa phương": Sưu tầm và lưu giữ ca dao, tục ngữ lưu hành ởđịa phương Cổ Loa (Tiết 74, 133, 134) Vậy thì sưu tầm và lưu giữ bằng cáchnào?
Tiết 74, chúng tôi hướng dẫn học sinh sưu tầm, mách cho học sinhnguồn sưu tầm: Hỏi người lớn, nghệ nhân, nhà văn, người già cả , tìm trongcác tạp chí văn học, sách báo của xã (Ban văn hoá xã), từ những tác phẩm vănhọc viết về địa phương
1 Hướng dẫn học sinh sưu tầm ca dao, tục ngữ lưu hành ở địa phương.
a Xác định nguồn sưu tầm cho học sinh:
Như trên tôi đã hướng dẫn học sinh tìm nguồn sưu tầm, những nguồnsưu tầm ấy có tác dụng phụ trợ, bổ sung cho nhau thêm hoàn thiện hơn
* Sưu tầm từ người lớn tuổi, nghệ nhân, nhà văn, người già cả đang sinh sống ở địa phương.
Trang 8Thế hệ những người này có sự am hiểu dày dạn về địa phương mình cưtrú Họ hay tham gia các hoạt động cộng đồng, giao lưu văn hoá, có nhữngngười đã giữ những chức vụ chủ chốt trong lĩnh vực văn hoá xã (Trưởng banvăn hoá xã) Họ có vốn hiểu biết phong phú về cội nguồn ca dao, tục ngữ.Tôi đã khuyến khích các em phải biết "tận dụng" trí tuệ của họ: hãy về địaphương tìm cách hỏi người lớn trong xã mình và tôi mách cho các em một sốđịa chỉ: Ông Chu Trinh (xóm Nhồi), ông Nguyễn Văn Viển (xóm Mít), ôngLại Duy Lực (xóm Lan Trì), bà Nguyễn Thị Ngâm (xóm Mít) Đây là nhữngđịa chỉ các em có thể tìm đến để học hỏi.
* Sưu tầm từ các Tạp chí văn học, sách báo của xã:
Xã Cổ Loa là một xã có truyền thống văn hoá, có nhiều di tích lịch sử,cách mạng, văn hoá đã được Nhà nước xếp hạng Nối nghiệp truyền thốngcha anh, nhân dân Cổ Loa cũng như các cán bộ xã Cổ Loa thời nay đã vàđang gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp ấy Đảng uỷ, UBND xã, cáccấp lãnh đạo đã kết hợp với Bưu điện huyện Đông Anh đặt một trụ sở: Phòngvăn hoá xã chợ Sa - Cổ Loa Nơi này Đảng uỷ đã lập phòng đọc để nhân dânđến đây đọc sách báo, Tạp chí Từ trẻ em đến người già đều có quyền đếnđây học hỏi, giao lưu văn hoá và cũng tại nơi đây có rất nhiều tư liệu quý giá
mà tôi và các em học sinh đang cần đến Chỉ có điều từ xưa đến nay, các emthích tìm đến đây với mục đích đọc "Đôrêmon", "Bảy viên ngọc rồng" Song giáo viên có biện pháp động viên khích lệ đúng đắn, đưa ra chỉ tiêuphấn đấu để các tổ thi đua nhau, thì với lứa tuổi hiếu thắng, học sinh lớp 7 sẽđến đây với mục đích lục tìm tư liệu để sưu tầm ca dao, tục ngữ
* Sưu tầm từ các tác phẩm văn học cổ xưa hầu như ít ai biết đến.
Cổ Loa là mảnh đất địa linh nhân kiệt, Cổ Loa không chỉ được Nhà nướcxếp hạng di tích lịch sử mà nơi này còn được mệnh danh là đất thiêng "Đấtthiêng tất xuất người tài" Cái nôi đào tạo cán bộ cao cấp của Đảng như ôngĐào Duy Tùng (Uỷ viên Bộ chính trị), Trần Trung (Thứ trưởng Bộ vật tư -những năm 80), Ông Nguyễn Quốc Thái (Thứ trưởng Bộ nông nghiệp nhữngnăm 1980), không những thế Cổ Loa sản sinh ra nhiều người con ưu tú là nhàvăn, nhà thơ như ông Chu Trinh (xóm Nhồi), Trương Quang Hoằng (xómHương) Họ có một kho tàng tri thức phong phú về địa phương Cổ Loa vớinhững tập "Dấu xưa" (Nhà xuất bản Hội nhà văn); "Cổ Loa thánh tích" (Nhàxuất bản Hà Nội - 1968) Trong những tác phẩm ấy họ viết về phong tục, tậpquán, truyền thống lịch sử, văn hoá của xã nhà Họ đã sử dụng một số câu ca
Trang 9dao, dân ca, tục ngữ lưu truyền trong nhân dân Nhưng những cuốn sách này
ít ai biết đến Chỉ khi nào ta để ý đến nó, quý trọng nó thì ta mới biết đếnnhững con người này Tôi biết được điều này nhân tình cờ vào phòng văn hoá
- xã hội của xã mượn sách và lục tìm được 2 quyển sách cũ kỹ, sờn mép, ráchbìa, mất góc Tôi mách học sinh đến đó để tìm đọc
b Giáo viên kiểm tra kết quả sưu tầm của học sinh.
Tôi nghĩ rằng cung cấp cho học sinh nguồn sưu tầm giống như việc tungcho học sinh cái phao khi tập bơi Còn học sinh có chịu tập hay không và cóbơi tốt hay không thì người giáo viên cần phải sát sao đôn đốc, nhắc nhở,kiểm tra Việc sưu tầm ca dao, tục ngữ cũng vậy, nếu giáo viên không có biệnpháp kiểm tra, đôn đốc thường xuyên thì có khác gì đánh trống bỏ dùi
* Kiểm tra thường xuyên định kỳ.
Công việc sưu tầm được thực hiện trong 10 tuần đầu của học kỳ II.Trong 10 tuần này, tôi yêu cầu học sinh cứ mỗi tuần cô sẽ kiểm tra 1 lần vàongày thứ 2 đầu tuần Tổ nào sưu tầm chăm chỉ, tích cực hơn, sưu tầm đượcnhiều hơn, cô sẽ thưởng Các em rất hiếu thắng, ai cũng muốn tổ mình hơnnên các em thi đua nhau rất quyết liệt Và kết quả không ngờ, chỉ sau 5 tuầncác tổ đã đạt chỉ tiêu tối thiểu: 20 câu, có tổ các em còn sưu tầm được trên 20câu (tổ 3 và 4)
* Xác minh, kiểm nghiệm tính đúng đắn, xác thực của nguồn tư liệu.
Để đảm bảo tính xác thực của những tư liệu, tôi tìm đến gặp gỡ và tiếpcận với các nguồn sưu tầm Theo báo cáo của học sinh, tôi tìm đến nhà ôngChu Trinh, năm nay ông 78 tuổi, địa chỉ: Xóm Nhồi - xã Cổ Loa Ông làthương binh 1/4 Ông làm Trưởng ban văn hoá xã Cổ Loa từ năm 1953, suốt
30 năm giữ chức vụ này ông rất tâm huyết với sự nghiệp văn hoá xã nhà Tôimuốn kiểm nghiệm lại nguồn tư liệu và thấy rằng học sinh đã thu lượm họchỏi được rất nhiều nguồn ca dao, tục ngữ quý giá nói về địa phương Cổ Loa
từ ông
Như trên đã nói, tôi tìm thấy hai cuốn sách cũ kỹ xuất bản từ những năm
1968 có ghi chép những tư liệu rất quý Trên trang đầu tập sách "Loa Thànhthánh tích" có in câu đối bằng phiên âm chữ Hán, nguyên văn như sau:
"Lạc quốc thuỷ kinh doanh ngũ thập niên, tiền thần chính tích.
Loa Thành vô kim cổ ức thiên tải hậu thánh phong thanh"
Trang 10Tôi tìm đến ông Chu Trinh (một trong các tác giả của cuốn sách đó) nhờông giảng nghĩa dùm Đôi câu đối kia diễn Nôm như sau:
"Năm mươi năm chiến tích còn đây, khi khởi thuỷ sửa sang nước Lạc Ngàn vạn thuở tiếng tăm để lại, khắp xưa nay duy mỗi thành Loa"
Ý nghĩa của hai câu này muốn ca ngợi An Dương Vương và giá trị củaLoa Thành Kể từ ngày lên ngôi cho đến lúc nước Âu Lạc bị rơi vào tay Triệu
Đà, An Dương Vương toạ ngôi được 50 năm Trong 50 năm ấy, đức vua cócông sửa sang xây dựng đất nước Âu Lạc vững mạnh, xây thành đắp luỹ, chế
nỏ thần để lại biết bao chiến tích tiếng tăm để lại muôn đời Tên tuổi AnDương Vương gắn liền với Loa Thành, một toà thành kiên cố, vĩ đại, cổ xưanhất đất nước
Đôi câu đối trên mở đầu cho cuốn sách "Loa Thành thánh tích" (Xuấtbản năm 1968) Nội dung cuốn sách: các tác giả viết về quá trình hình thành
và phát triển của nước Âu Lạc cùng phong tục tập quán, vị trí địa lý, lề lốisinh hoạt của nhân dân Cổ Loa xưa trong đó có dùng một vài câu ca dao Đốichiếu với kết quả học sinh sưu tầm, tôi thấy học sinh cóp nhặt được nhữngcâu ca dao có trong tập sách đó
Như vậy, bằng một vài biện pháp tôi đã khích lệ, động viên học sinhhoàn thành văn bản sưu tầm của mình trong 5 đến 7 tuần sau khi hướng dẫn.Nhưng để học sinh trân trọng lưu giữ nó, tôi đã tiến hành một vài biện pháphữu hiệu (thực hiện trong tiết 133, 134)
2 Hướng dẫn học sinh lưu giữ ca dao, tục ngữ lưu hành ở địa phương.
Trong ca dao, tục ngữ mỗi một tên đất, tên làng, tên một thổ nghi (đặcsản) đều gợi lên một dấu ấn nào đó trong đời sống tinh thần, truyền thốngvăn hoá, phong tục tập quán của nhân dân ta xưa Bổn phận của thế hệchúng ta phải lưu giữ nó
a Chọn lọc, sắp xếp, biên tập lại các câu ca da, tục ngữ theo chủ đề.
Để giúp học sinh lưu giữ thuận lợi hơn, tôi cùng các em chọn lọc, sắpxếp, biên tập lại các câu ca dao, tục ngữ theo những chủ đề nhất định
Thứ nhất, các tổ báo cáo kết quả, giáo viên là người tổng hợp loại bỏnhững câu trùng lặp của tổ Giáo viên nhận xét, đánh giá công việc sưu tầm,bình điểm cho các tổ
Trang 11Thứ hai, tôi hướng dẫn học sinh sắp xếp biên tập lại thứ tự ABC các câu
ca dao, tục ngữ (dựa vào chữ cái đầu câu) theo từng chủ đề Sau khi sàng lọc,sắp xếp, các em được một văn bản sưu tầm:
Câu 4:
Ai về thăm huyện Đông Ngàn Ghé xem thành ốc Rùa Vàng tiên xây Căm hờn giếng Ngọc tràn đầy Máu pha thành luỹ ngàn cây bóng tà.
Câu 5:
Chết thì bỏ con bỏ cháu
Trang 12Sống không bỏ hội mồng sáu tháng giêng.
Câu 10:
Loa Thành di chỉ rất giầu Kho tàng cổ vật nằm sâu địa bàn
Câu 15:
Thánh đế, Thường Đỏ thánh hiền