Có thể nói tài năng kịch của Lưu Quang Vũ được thể hiện rõ nhất trong việc xây dựng lời thoại. Lời thoại có vai trò vô cùng quan trọng đối với việc khắc họa hình tượng nhân vật, thể hiện quan điểm xã hội đồng thời thể hiện quan điểm triết lí của tác giả: Đối với nhân vật:+ Lời thoại kịch góp phân xây dựng được những nét cơ bản về ngoại hình, tính cách của nhân vật. Lẽ dĩ nhiên ngôn ngữ của Trương Ba, của Đế Thích, của cái Gái, của con dâu,…khác nhau, do đó tính cách của những nhân vật này cũng sẽ khác nhau+ Lời thoại kịch góp phần định hướng cách thức để nhân vật thể hiện vai diễn của mình trên sân khấu. Chẳng hạn, khi hồn Trương Ba đang đau khổ, vò đầu bứt tai….đòi hỏi người diễn viên cần thể hiện được nét mặt u sầu, buồn bã thể hiện sự giằng xé trong nội tâm của nhân vật. Lời thoại kịch góp phần thể hiện quan điểm xã hội. Trong vở kịch , quan điểm ấy được nói lên thông qua những nhân vật như người con dâu, vợ, lí trưởng, Trưởng Hoạt… Người sống thực dụng như lí trưởng, hai tên lái lợn, thậm chí là người con trai của Trương Ba thì lại đề cao phần xác, sống để thỏa mãn mọi thứ bản năng của phần xác: ăn, tính dục, tiền tài, danh lợi.... Người biết lí lẽ như vợ Trương Ba, con dâu, Trưởng Hoạt thì không thể chấp nhận phần xác lệch lạc mà đề cao và hướng tới cái phần cao khiết của tâm hồn. Đó chính là cách sống của những con người trong xã hội đương thời, là bộ mặt xã hội Việt Nam trước thời kì đổi mới mắc nhiều sai lầm, có những cái sai mà không thể sửa hoặc sửa thì cũng chỉ là sự chắp vá... Bên cạnh đó lời thoại kịch góp phần đắc lực cho việc thể hiện tư tưởng của tác giả. Đặt tác phẩm trong bối cảnh ra đời của nó ta càng thấy rõ giá trị tư tưởng mà Lưu Quang Vũ gửi gắm. Khi tất cả mọi người đều coi trọng phần hồn, lí tưởng hóa cái bên trong thì Lưu Quang Vũ lại khác, kịch gia khẳng định con người không thể sống thiếu phần xác cũng như hai mặt của một tờ giấy chỉ có thể có ý nghĩa khi thống nhất được với nhau. Con người phải có sự hòa hợp giữa linh hồn và thể xác, giữa suy nghĩ và hành động. Có thể nói triết lí này đã trở thành một lẽ sống cao đẹp mà con người thời đại nào cũng cần hướng tới.Với việc xây dựng lời thoại, Lưu Quang Vũ đã góp phần làm nên thành công cho vở kịch, đưa vở kịch trở thành một trong những tác phẩm kịch lớn và có giá trị của thời đại.
Trang 1Nhóm 11:
Bài tập nhóm: PHÂN TÍCH YẾU TỐ LỜI THOẠI TRONG TÁC PHẨM KỊCH “HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT” CỦA LƯU QUANG VŨ
I Khái niệm
1 Khái quát chung về văn học kịch
- Khái niệm “văn học kịch” được sử dụng nhằm xác định bản chất, chức năng, đặc trưng tạo thành đời sống văn học của kịch bản Kịch bản là bản kịch gốc mà người
ta dựa vào để dựng thành vở diễn trên sân khấu
- Kịch bản văn học vừa thuộc nghệ thuật sân khấu vừa thuộc nghệ thuật ngôn từ
Nó giống như có hai cuộc sống:
+ Là vở diễn sân khấu, nó sống với công chúng khán giả
+ Là tác phẩm văn học, nó sống với công chúng độc giả
Trải qua hàng nghìn năm, sàn diễn lộ thiên ngoài trời chuyển vào nhà hát bài trí theo kiểu nội thất, nhờ đó “lời” vượt lên trước “trò” và kịch bản ngôn từ dần dần thoát khỏi sự ràng buộc chặt chẽ của sân khấu để nhập vào đại gia đình chung của văn học nghệ thuật Khi đó kịch bản không chỉ được xem là bản gốc biểu diễn trên sân khấu mà còn được xem là tác phẩm văn học có thể dùng để đọc
- Không nên đồng nhất kịch và kịch bản văn học Nói đến kịch là nói đến một loại hình của nghệ thuật sân khấu mang tính chất tổng hợp bao gồm nhiều hoạt động của diễn viên, đạo diễn, hóa trang, ánh sáng, âm thanh Kịch bản văn học chỉ là một yếu tố, dù đó có thể là một trong những yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất của kịch
Trang 2Là một trong 3 loại chính của văn học, kịch bản trước hết tự nó phải là một tác phẩm hoàn chỉnh và độc lập, thể hiện đầy đủ những đặc điểm của một tác phẩm văn học Tuy nhiên, kịch bản văn học được viết ra chủ yếu là để diễn trên sân khấu trước một tập thể khán giả trong một thời gian nhất định nên nghệ thuật sân khấu quy định hết sức chặt chẽ quá trình sáng tác kịch bản văn học của nhà văn Sự quy định đó có thể được thể hiện ở nhiều mặt Trước hết là về dung lượng phản ánh của kịch bản văn học Nhà văn không thể xây dựng kịch bản với một thời gian quá dài với nhiều nhân vật qua những không gian rộng lớn như trong tiểu thuyết Ngoài ra, nhân vật còn phải "sân khấu hóa" tất cả những gì được miêu tả Những sự kiện, diễn biến của cốt truyện phải được xây dựng thế nào cho phù hợp với việc thể hiện một cách trực tiếp trên sân khấu thông qua hành động, ngôn ngữ của diễn viên Như vậy, có thể nói, kịch bản là một tác phẩm văn học hoàn chỉnh nhưng đồng thời gắn bó chặt chẽ với nghệ thuật sân khấu Chính nghệ thuật này đã quy định những đặc điểm của kịch bản văn học
2 Đặc trưng thể loại của văn học kịch
Các đặc trưng cơ bản của văn học kịch:
- Kịch tính là đặc trưng nổi bật nhất của kịch
- Cốt truyện kịch tập trung cao độ
- Tính chất xác định của tính cách là đặc điểm cơ bản của nhân vật kịch
- Lời thoại là hành động và là phương tiện biểu hiện tính cách
Trong bài này chúng tôi chỉ tập trung phân tích yếu tố lời thoại trong văn bản kịch:
Trang 3- Trong kịch không có nhân vật người kể chuyện và vì thế, kịch bản văn học không
có ngôn ngữ người kể chuyện Cho nên về cơ bản, kịch bản văn học chỉ có một thành phần lời nói Đó là lời các nhân vật được truyền đạt bởi những diễn viên đống vai các nhân vật ấy Lời của các nhân vật gọi là “thoại”, gồm ba dạng: Đối thoại, độc thoại và bàng thoại
+ Đối thoại: Là lời các nhân vật nói với nhau Vì văn bản kịch chủ yếu là sự liên kết một chuỗi các đối thoại nên đây là thành phần lời văn quan trọng nhất, giữ vị trí then chốt tạo nên cấu trúc của kịch bản văn học
+ Độc thoại: Là lời nhân vật nói với chính mình Trong kịch, lời độc thoại mang tính ước lệ bởi lời độc thoại là lời nội tâm Trong kịch lời độc thoại thường rất mạch lạc
+ Bàng thoại: Là lời nhân vật nói riêng với khán giả Đang đối thoại với nhau bỗng một nhân vật tiến lên phía trước hướng về khán giả nói vài câu để giải thích một cảnh ngộ, một tâm trạng hay điều bí mật nào đó Và nói như thế, nó mặc nhiên xem như những nhân vật khác không nghe thấy lời nói đó Cho nên lời bàng thoại thể hiện rõ nhất tính chất trò diễn đầy ước lệ của ngôn ngữ kịch
- Đặc điểm của lời thoại kịch: Ngoài tính hình tượng, tính chính xác, tính hàm súc, tính hệ thống…như ngôn ngữ văn học nói chung, lời thoại của kịch còn có đặc điểm – thoại cũng là hành động đầy kịch tính Trong kịch không chỉ riêng lời đối thoại, mà ngay cả lời độc thoại cũng có những đặc điểm của hành động Chẳng hạn sau những đoạn độc thoại trong các vở kịch nổi tiếng như: Vua Ơdip, Vua Lia, Hamlet, Lơ Xit,…bộ mặt tâm lí của nhân vật lại có sự thay đổi hoặc tiến triển
Trang 4II Yếu tố lời thoại trong vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ
1 Giới thiệu vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”
Trong làng kịch nói Việt Nam, có lẽ ai cũng biết đến Lưu Quang Vũ - một hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch trường những năm 80 của thế kỉ XX Tuy có tài ở nhiều lĩnh vực như viết truyện ngắn, soạn kịch, làm thơ, vẽ tranh nhưng ông được xem là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại Trong các vở kịch của Lưu Quang Vũ, đáng chú ý nhất là
vở "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" Bằng nghệ thuật xây dựng nội tâm độc đáo, vở kịch đem đến cho người đọc nhiều vấn đề tư tưởng sâu sắc qua nhân vật Trương
Ba trong thân xác anh hàng thịt
“Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là vở kịch được Lưu Quang Vũ viết năm 1981, công diễn lần đầu tiên năm 1984, sau đó được diễn lại nhiều lần trong và ngoài nước Từ cốt truyện dân gian, Lưu Quang Vũ đã xây dựng lại thành một vở kịch nói hiện đại và lồng vào đó nhiều triết lí nhân văn về cuộc đời và con người Trong tác phẩm, Trương Ba là một ông lão gần sáu mươi, thích trồng vườn, yêu cái đẹp, tâm hồn thanh nhã, giỏi đánh cờ Chỉ vì sự tắc trách của Nam Tào gạch nhầm tên
mà Trương Ba chết oan Theo lời khuyên của "tiên cờ" Đế Thích, Nam Tào, Bắc Đẩu "sửa sai" bằng cách cho hồn Trương Ba được tiếp tục sống trong thân xác của anh hàng thịt mới chết gần nhà Nhưng điều đó lại đưa Trương Ba và một nghịch cảnh khi linh hồn mình phải trú nhờ vào người khác Do phải sống tạm bợ, lệ thuộc, Trương Ba dần bị xác hàng thịt làm mất đi bản chất trong sạch, ngay thẳng của mình Ý thức được điều đó, Trương Ba dằn vặt, đau khổ và quyết định chống lại bằng cách tách ra khỏi xác hàng thịt Cuối cùng Trương Ba trả lại xác hàng thịt
Trang 5và chấp nhận cái chết Qua các cuộc đối thoại của Trương Ba, tác giả dần tạo nên một mạch truyện dẫn dắt người xem hiểu sâu hơn về Trương Ba
2 Yếu tố lời thoại trong “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”
Trong một vở kịch yếu tố lời thoại là chiếc chìa khóa vàng để đi sâu khám phá tính cách, nội tâm nhân vật Từ đó chúng ta hiểu được tư tưởng mà nhà viết kịch muốn gửi gắm Do vậy, khi phân tích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” không thể không nhắc đến yếu tố lời thoại Xét trên góc độ văn bản kịch, yếu tố lời thoại ở đây được thể hiện chủ yếu qua đối thoại và độc thoại Riêng về bàng thoại – lời của nhân vật giao tiếp với khán giả - thì không xuất hiện trong văn bản kịch này Vậy nên trong bài phân tích này chúng tôi đề cập đến yếu tố đối thoại và độc thoại để từ đó có thể hiểu sâu sắc giá trị tư tưởng cũng như nghệ thuật của tác phẩm
2.1 Yếu tố lời đối thoại
Đối thoại là lời của các nhân vật nói với nhau Kịch bản chủ yếu là sự liên kết một chuỗi các đối thoại nên đây là thành phần lời văn quan trọng nhất, giữ vị trí then chốt tạo nên cấu trúc của kịch bản văn học
Trong bài viết này chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu lời đối thoại giữa hồn Trương Ba với các nhân vật trong vở kịch theo các mối quan hệ: hồn Trương Ba xác hàng thịt, hồn Trương Ba những thành viên trong gia đình, hồn Trương Ba -những người dân trong làng, hồn Trương Ba - các nhân vật trên thiên giới Đây là các thành phần lời chủ yếu tạo nên các xung đột kịch: xung đột cá nhân, xung đột gia đình, xung đột xã hội
2.1.1 Lời đối thoại giữa hồn Trương Ba - xác hàng thịt
Trang 6Sau một thời gian hồn Trương Ba sống trong xác hàng thịt, rất nhiều mâu thuẫn đã nảy sinh Dường như trong xác hàng thịt, Trương Ba đã trở thành một con người khác Hồi VII của vở kịch là quá trình hồn Trương Ba muốn tách ra khỏi xác hàng thịt và là lúc mâu thuẫn được đẩy lên đỉnh điểm
Đầu tiên, hồn Trương Ba và xác hàng thịt tranh luận về sức mạnh của thể xác (tư tưởng hồn - xác đối lập) Hồn Trương Ba tức tối, phẫn nộ và khinh bỉ thể xác, phủ nhận sức mạnh của thể xác “không có tiếng nói, mày chỉ là xác thịt âm u, đui mù”,
“không có tư tưởng, không có cảm xúc”, cho rằng những nhu cầu của xác thịt là thấp hèn Hồn Trương Ba khẳng định một cách đầy tin tưởng và tự hào về sự
“trong sạch” trong tâm hồn mình Trái lại, xác hàng thịt mỉa mai, giễu cợt, gọi hồn Trương Ba là cái “linh hồn mờ nhạt khốn khổ” Xác hàng thịt tự tin trước sức mạnh ghê gớm của mình, át cả linh hồn cao khiết của Trương Ba, đưa ra dẫn chứng cụ thể, giàu sức thuyết phục để khẳng định sức mạnh của mình, khiến Trương Ba bối rối: “Có đấy! Xác thịt có tiếng nói đấy! Ông đã biết tiếng nói của tôi rồi, đã luôn luôn bị tiếng nói ấy sai khiến Chính vì âm u, đui mù mà tôi có sức mạnh ghê gớm, lắm khi át cả cái linh hồn cao khiết của ông đấy!”
Tiếp đến hồn Trương Ba và xác hàng thịt tranh luận về vai trò của thể xác (tư tưởng hồn – xác là một, xác chi phối hồn) Xác hàng thịt khẳng định mình là “cái bình để chứa đựng linh hồn”, tự hào về vai trò của thể xác trong việc thoả mãn những nhu cầu của linh hồn, phê phán, chế giễu sự coi thường của linh hồn trước những nhu cầu của thể xác và đấu tranh cho những nhu cầu chính đáng của mình rồi lại ve vuốt, đề nghị hồn Trương Ba trở về sống hoà hợp với mình Xác hàng thịt chủ động đặt nhiều câu hỏi phản biện, lí lẽ giảo hoạt; trở thành kẻ thắng thế, xác hàng thịt buộc Trương Ba phải quy phục mình Hồn Trương Ba yếu thế, một mặt tức tối trước những lí lẽ ti tiện của xác hàng thịt; mặt khác bối rối, lúng túng, không thể phản bác những ý kiến đó cuối cùng chấp nhận trở lại xác hàng thịt
Trang 7trong nỗi đau khổ, tuyệt vọng Hồn Trương Ba bị động, kháng cự yếu ớt, đuối lí, tuyệt vọng và trở thành người thua cuộc
Như vậy cuộc đối thoại giữa hồn và xác đã thể hiện mâu thuẫn trong chính bản thân nhân vật Trương Ba từ khi “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”, đẩy xung đột kịch lên đỉnh điểm: Trương Ba thấy mình bị tha hóa: hồn trong sạch ngay thẳng đang bị cái thể xác thô lỗ, ranh mãnh, ve vãn, chế nhạo, cám dỗ Có lúc hồn phải thỏa hiệp với những đòi hỏi bản năng của xác Bây giờ không còn thích đánh
cờ - một thú vui trí tuệ, thanh cao Những nước cờ không còn phóng khoáng mà tủn mủn vô hồn Không còn là người có bàn tay khéo léo nữa mà là một kẻ vụng
về Bên trong một đường, bên ngoài một nẻo Ý thức được điều đó nên hồn càng thêm đau khổ Đây là sự đau khổ vì không làm chủ được bản thân Đây cũng là nỗi đau khổ của con người khi phải sống trong hoàn cảnh không phù hợp với mong ước của mình, không phải là chính mình
Ở đây, Lưu Quang Vũ đã tạo ra một tình huống nghệ thuật đặc sắc, giàu tính biểu tượng Đó là xung đột giữa cái phàm tục với cái thanh cao, giữa nội dung và hình thức, giữa linh hồn và thể xác Đây cũng là xung đột dai dẳng giữa hai mặt tồn tại trong một con người Tác giả xây dựng những nhân vật có tính cách đa diện, phức tạp và sống động qua lời thoại giàu tính cá thể và hành động kịch logic, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa hành động bên ngoài và hành động bên trong Lời thoại trong hồi VII gồm 13 lời của hồn, 13 lời của xác, ngôn ngữ kịch vừa có màu sắc mỉa mai, dí dỏm, vừa mang tính chất triết lí nghiêm trang, phù hợp với tính cách nhân vật Qua đó triết lí nhân sinh từ cuộc đối thoại hiện lên rõ nét: linh hồn và thể xác
là hai mặt tồn tại không thể thiếu trong một con người, cả hai đều đáng trân trọng Một cuộc sống đích thực chân chính phải có sự hài hoà giữa linh hồn và thể xác Tác giả một mặt phê phán những dục vọng tầm thường, sự dung tục của con người, mặt khác ông vạch ra quan niệm phiến diện, xa rời thực tế khi coi thường giá trị
Trang 8vật chất và những nhu cầu của thể xác Con người cần có sự ý thức chiến thắng bản thân, chống lại những nghịch cảnh số phận, chống lại sự giả tạo để bảo vệ quyền sống đích thực và khát vọng hoàn thiện nhân cách
2.1.2 Lời đối thoại giữa Trương Ba với những thành viên trong gia đình
Từ khi sống nhờ xác hàng thịt, hồn Trương Ba bị tha hóa nhiều: tát con trai tóe máu mồm máu mũi bằng bàn tay, bằng sức mạnh và sự tàn bạo của xác hàng thịt Hồn Trương Ba khác hẳn ngày xưa, làm vườn thì thô vụng, làm “gãy tiệt cái mầm non” của cây cam, đã “giẫm lên nát cả cây sâm quý mới ươm”, đã “làm gãy cả nan, rách cả giấy, hỏng mất cả cái diều đẹp” của cu Tị
Từ ngày mang xác hàng thịt, hồn Trương Ba sống trong bi kịch, trải qua nhiều dằn vặt, đau khổ Vợ Trương Ba muốn bỏ đi để ông được thảnh thơi với cô vợ người hàng thịt: “ông đâu còn là ông, đâu còn là Trương Ba làm vườn ngày xưa” Người
vợ vị tha, nhẫn nhịn, hết mực yêu thương chồng nay mang tâm trạng đau khổ tột cùng vì chứng kiến sự đổi thay của chồng Nỗi đau hiện tại còn kinh khủng hơn giây phút bà tiễn thân xác chồng khỏi thế gian Hồn Trương Ba ngơ ngác, thảng thốt và rơi vào trạng thái thẫn thờ, tê xót qua một loạt lời thoại ngắn, toàn câu hỏi:
“Sao bà lại nói thế?”, “Đi đâu?”, “Sao lại đến nông nỗi này?”, “Thật sao?”,
“Không được.”
Với cái Gái - người luôn yêu thương gắn bó với ông hết mực, đêm nào cũng khóc, nâng niu từng chút kỉ niệm của ông nên phản ứng dữ dội khi xác hàng thịt sống trong nhà mình và nhận là ông nó Nó nói những lời lẽ tàn nhẫn, phũ phàng chối
bỏ, xua đuổi Hồn Trương Ba: “Tôi không phải cháu của ông”, “Ông nội tôi chết rồi Nếu ông nội tôi hiện về được, hồn ông nội tôi sẽ bóp cổ ông.” Tâm hồn trẻ thơ vốn trong trẻo, chỉ có hai màu sáng tối, kiên quyết không chấp nhận cái xấu, cái ác
Trang 9Hồn Trương Ba run rẩy trước những lời nói của cháu nhỏ, thêm một lần nữa chúng xoáy khoét vào nỗi đau thăm thẳm của ông, để ông cảm nhận thấm thía bi kịch bị chính những người thân yêu chối bỏ
Con dâu luôn thấu hiểu và cảm thông với hồn Trương Ba “thầy khổ hơn xưa nhiều lắm”, “thương hơn” nay nhận thức một sự thật đau đớn: “làm sao để giữ thầy ở lại, hiền hậu, vui vẻ, tốt lành như thầy của chúng con xưa kia” Trước những lời lẽ chân thực của con dâu, hồn Trương Ba “lạnh ngắt như tảng đá”, hoàn toàn tuyệt vọng
Người con trai vốn tính thực dụng, trước kia đã mâu thuẫn với bố nay Trương Ba trong cảnh hồn xác bất nhất thì xung đột lại càng gay gắt hơn Anh con trai muốn lợi dụng thân xác bố mình đang mang hòng kiếm chác, lừa đảo: “Hôm qua thầy là thầy, hôm nay thầy ở trong thân Anh hàng thịt, tôi đối với thầy vẫn thế thôi…Mà tôi nghĩ thầy đổi thân xác thế càng hay! Thậm chí tôi còn mong được như thầy Thử hình dung mà xem: Bọn lái buôn trên tỉnh, bọn quan nha lính tráng chúng đã nhẵn mặt tôi rồi, khó giở trò gì với chúng được, bỗng dưng một hôm nào đó từ mặt mũi tới người ngợm tôi thay đổi hoàn toàn, tôi ra bộ một anh lái buôn ngờ nghệch mới mang hàng quý từ phương xa đến, thể nào chúng cũng mắc lỡm với tôi, tôi sẽ vét túi được cả những thằng keo kiệt nhất!” Thế nhưng hồn Trương Ba “mượn thân anh hàng thịt, nhất quyết không phải để làm những việc như anh nói” là lừa lọc, gian trá mà là “để sống, để được sống.” Đó là suy nghĩ trái ngược nhau về quan niệm sống của hai cha con: một người chạy theo vật chất bất chấp thủ đoạn, một người sống với sự thanh cao của tâm hồn và kiên quyết bảo vệ nó đến cùng Nhưng trước những lời lẽ xúc phạm của con mình, hồn Trương Ba đã không kiềm chế được bản thân và tát con trai tóe máu mồm máu mũi bằng bàn tay, bằng sức mạnh
và sự tàn bạo của xác hàng thịt Chính hồn Trương Ba cũng không bảo vệ được sự thanh cao của tâm hồn
Trang 10Bốn lượt đối thoại đi qua đẩy bi kịch của Hồn Trương Ba lên tới chót đỉnh Những người thân thiết nhất cũng không chấp nhận nổi tình trạng hồn xác bất nhất của chồng, cha, ông mình Con người Phương Đông vốn coi mái nhà và quan hệ ruột thịt là nền tảng tinh thần Mất nó, con người gần như mất tất cả, rơi vào trạng thái đơn độc, chống chếnh Đối thoại với những người thân mới cho nhân vật nhận cảm thấm thía tình trạng của bản thân, để đi đến hành động giải thoát quyết liệt Nhà văn không đưa đối thoại với người con trai (lúc này đã bị đồng tiền cám dỗ, sinh ra thói con buôn vụ lợi) vào hồi VII mà để Hồn đối thoại với vợ, cháu gái, con dâu – những người yêu thương, gắn bó với Trương Ba nhất để dẫn dắt Trương Ba đến nhận thức sâu sắc về tình trạng tuyệt vọng không lối thoát của bản thân mình
2.1.3 Lời đối thoại giữa hồn Trương Ba với những người dân trong làng
Khi rơi vào nghịch cảnh trớ trêu hồn mình nhập vào xác hàng thịt, hồn Trương Ba phải phân bua với dân làng mà cụ thể là vợ hàng thịt, hai người lái lợn, lý trưởng
và Trưởng Hoạt Dựa vào lời đối thoại giữa hồn Trương Ba với các nhân vật này,
có thể thấy sự phản ứng của dân làng - xã hội thu nhỏ: người thì tin trong xác hàng thịt là Trương Ba thật, người thì dửng dưng không quan tâm
Hai người lái lợn ban đầu hoảng sợ, nửa tin nửa ngờ nhưng sau một thời gian thì cũng phải chấp nhận đó thực sự là hồn Trương Ba trong xác hàng thịt Tên lý trưởng tỏ ra không quan tâm là hồn ai, xác ai, hắn cho rằng “Vui thật, hôm nay vui thật! Có thế chứ: Phải biết dựa vào nhau ăn ở cho biết điều là thông đồng bén giọt cả! Ông núp vào thân một anh hàng thịt chứ mười anh hàng thịt ta cũng che chở được! Phải, thế mà hay! Có độ dăm bảy kẻ đội lốt người khác như ông Trương Ba đây thì thầy Lý tha hồ uống rượu Ờ giá mà cả làng cả tổng cả thiên hạ này đều hồn
nọ lốt kia nhỉ?”