Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 25 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
25
Dung lượng
1,4 MB
Nội dung
Chuyên đề Quản Trị Thương Mại ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH BÀI TIỂU LUẬN Đề tài: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ THỰC PHẨM Á CHÂU GIAI ĐOẠN 2010 - 2012 Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: TS. Bùi Văn Chiêm Nguyễn Thị Thanh Hà Thanh Hóa, Ngày 10 tháng 01 ăm 2014 Chuyên đề Quản Trị Thương Mại 2 2 Chuyên đề Quản Trị Thương Mại Phần 1: Mở Đầu 1. Mục tiêu nghiên cứu. Nghiên cứu đề tài nhằm mục tiêu: - Nghiên cứu hoạt động bán hàng, tiêu thụ sản phẩm, cách tổ chức kênh phân phối của công ty. - Tìm ra những thuận lợi và khó khăn từ đó đưa ra các giải pháp để khắc phục. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Phạm vi nghiên cứu: thời gian từ ngày 22/9/2013 đến ngày 20/10/2013, địa điểm nghiên cứu: tại Công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Á Châu (61 Nguyễn Khoa Chiêm_TP Huế). - Đối tượng nghiên cứu: Các hàng hóa chiếm tỷ trọng doanh thu cao có trong danh mục kinh doanh của công ty bao gồm: kem, trái cây khô, nắp chai,… 3. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp thu thập số liệu: + Dữ liệu sơ cấp: tiến hành phỏng vấn sơ bộ các bộ phận, cá nhân có chức trách trong công ty, nhân viên bán hàng. Ngoài ra tiến hành quan sát thực nghiệm tại các địa điểm bán hàng của công ty. + Dữ liệu thứ cấp: thu thập từ phòng tài chính kế toán, phòng kinh doanh của công ty qua hai năm 2011-2012 - Phương pháp phân tích số liệu: + Phương pháp so sánh: so sánh số liệu thực hiện so với kế hoạch, kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc. + Phương pháp phân tích tỷ trọng số tuyệt đối, số tương đối. + Phương pháp thống kê tổng hợp số liệu qua các năm thông qua vẽ biểu đồ. PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Khái niệm tiêu thụ sản phẩm ở doanh nghiệp: Tiêu thụ sản phẩm là bộ phận quan trọng nhất của hoạt động thương mại 3 3 Chuyên đề Quản Trị Thương Mại doanh nghiệp. Theo nghĩa rộng, tiêu thụ sản phẩm là một quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu từ việc nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu khách hàng, đặt hàng và tổ chức sản xuất, thực hiện các nghiệp vụ tiêu thụ, xúc tiến bán hàng nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị của hàng hóa, quá trình chuyển hóa hình thái giá trị của hàng hóa từ hàng sang tiền; nhằm thực hiện mục đích của sản xuất hàng hóa là đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Qua tiêu thụ, hàng hóa được chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái giá trị và đồng thời vòng chu chuyển vốn kinh doanh của doanh nghiệp được hoàn thành. Tiêu thụ giúp cho quá trình tái sản xuất được giữ vững và có điều kiện phát triển. 1.2. Nội dung hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp: Theo quan điểm kinh doanh hiện đại, quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm những nội dung chủ yếu sau: - Nghiên cứu thị trường. - Lập kế hoạch tiêu thụ. - Quảng cáo và khuyến khích bán hàng. - Chất lượng và mẫu mã sản phẩm. - Quyết định giá. - Tổ chức bán hàng. Chương II. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY 2.1Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Công ty Cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Á Châu tiền thân là Nhà máy Bia Liên Hoa - một doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo quyết định số 902/QĐ/UB ngày 10/10/1990 của UBND Tỉnh Thanh Hóa. Ngày 06/04/1994 Ủy ban nhà nước về hợp tác và đầu tư đã cấp giấy phép đầu tư số 885/QĐ/UB cho phép các bên liên doanh: - Nhà máy Bia Liên Hoa góp 50% số vốn pháp định ( 9.845.000 USD ) - Đối tác của Đan Mạch là TOBRG INTERNATIONAL ATITAS góp 35% số vốn pháp định thành lập Công ty liên doanh. Nhà máy bia Liên Hoa là pháp nhân đại diện cho bên Việt Nam tham gia liên doanh. • Tên công ty:CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ THỰC PHẨM Á CHÂU • Công ty có vốn điều lệ 17 tỷ đồng, có 72 cổ đông trong đó Cổ phần Nhà nước 4 4 Chuyên đề Quản Trị Thương Mại chiếm 79,2% vốn điều lệ. Ngày 11/01/2011, Công ty Cổ Phần Kỹ Nghệ Á Châu đã họp Đại Hội Đồng Cổ đông lần đầu tiên và chính thức đi vào hoạt động theo mô hình mới vào ngày 01/03/2011 với chức năng, nhiệm vụ như Nhà máy Bia Liên Hoa trước đây. 2.2Chức năng, lĩnh vực hoạt động 2.2.1 Chức năng - Sản xuất, kinh doanh những mặt hàng thực phẩm và giải khát thiết yếu với nhu cầu thị trường cho thị trường. - Công ty phải đảm bảo sản phẩm sản xuất có chất lượng tốt, giá thành hợp lý, mang lại hiệu quả kinh tế cao và đặc biệt giảm thiểu đến mức thấp nhất ảnh hưởng tới môi trường. 2.2.2 . Lĩnh vực hoạt động - Sản xuất kem các loại: kem ốc quế, kem que, kem vỏ trắng… - Sản xuất sữa chua - Sản xuất nút chai - Sản xuất mít sấy, thạch rau câu… 2.3Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty 2.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Bộ máy quản lý là một trong những yếu tố cơ bản nhất của một doanh nghiệp, đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả và đạt được những mục tiêu đã đề ra. Căn cứ vào đặc điểm, điều kiện cụ thể của mình công ty Cổ phần Kỹ nghệ thực phẩm Á Châu đã tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình hỗn hợp chỉ đạo – chức năng và đã phát huy được những ưu điểm vốn có của mô hình này: 5 Hội đồng quản trị Ban giám đốc Bộ phận sản xuất Bộ phận hành chính Xưởng cơ điện Xưởng sản xuất nút chai Xưởng sản xuất chíp Xưởng sản xuất sữa chua 5 Chuyên đề Quản Trị Thương Mại Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 2.3.2 Chức năng, nhiệm vụ - Hội đồng quản trị: Là cấp quản lý cao nhất của công ty, do cổ đông bầu ra để điều hành công ty, giải quyết các vấn đề sản xuất kinh doanh của công ty. Hội đồng quản trị đề ra quy chế hình thức hoạt động và giao nhiệm vụ cho giám đốc thực hiện. - Ban giám đốc: Có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty như chiến lược phát triển, phương án đầu tư, cơ cấu tổ chức… - Bộ phận sản xuất: là nơi trực tiếp phụ trách sản xuất các mặt hàng mà công ty kinh doanh như kem, sữa chua, nắp ken… - Phòng tổ chức – hành chính: Tham mưu, giúp giám đốc trong công tác tổ chức cán bộ, lao động, tiền lương, công tác đào tạo, thanh tra, pháp chế, công tác bảo vệ, hành chính, quản trị. - Phòng kế hoạch – thị trường: + Tổ chức thực hiện kế hoạch cung ứng quản lý toàn bộ nguyên liệu, vật tư kỹ thuật, thiết bị, phụ tùng đặt mua trong nước và nhập khẩu. + Nghiên cứu nhu cầu khách hàng, hỗ trợ cho việc bán hàng, nghiên cứu thị trường… - Phòng kế toán: + Tham mưu, giúp giám đốc trong công tác tài chính kế toán, thống kê. + Thu thập, xử lý thông tin kế toán, thực hiện các nghiệp vụ kế toán. + Phân tích thông tin, số liệu kế toán nhằm tính giá thành sản phẩm, giải pháp đầu tư nhằm tham mưu cho giám đốc chiến lược sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn. + Kê khai thuế và quyết toán thuế với cơ quan thuế. 2.4Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2010 – 2012: Bảng 2.1: TÌNH HÌNH TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY 6 Phòng kế toán Phòng kế hoạch thị trường Phòng tổ chức hành chính Tổ bảo vệ 6 Chuyên đề Quản Trị Thương Mại QUA 3 NĂM 2010-2012 (Nguồn: Phòng Kế toán) Biểu đồ tài sảncủa công ty qua 3 năm 2010 – 2012 Biểu đồ nguồn vốncủa công ty qua 3 năm 2010 – 2012 Nhận xét:Nhìn vào bảng 1 và 2 biểu đồ tài sản và nguồn vốn ta thấy qua 3 năm tổng số vốn kinh doanh của doanh nghiệp đều giảm nhưng không đáng kể. Cụ thể năm 2011 tổng số vốn kinh doanh giảm 258.319.358 đồng tương đương với 0.73%, năm 2012 giảm 19.877.702 đồng tương đương 0.06%, nguyên nhân: Phân theo hình thức luân chuyển: - TSNH của công ty tăng đều qua các năm, năm 2011 tăng 8.257.933.058 đồng tương đương 37,41%, năm 2012 tăng 3.148.107 tương đương 10,51%. Sự tăng lên của tài sản ngắn hạn chủ yếu là do trong năm nay khách hàng mua hàng thanh 7 7 Chuyên đề Quản Trị Thương Mại toán nhanh cho công ty nên khoản mục tiền của công ty tăng mạnh, các khoản phải thu của khách hàng giảm một cách đáng kể. Giá trị hàng tồn kho của công ty tăng qua 3 năm do công ty đã dự trữ một lượng hàng tồn kho ở mức cho phép để phục vụ nhu cầu người tiêu dùng trong dịp tết. - TSDH năm 2011 so với năm 2010 giảm 8.821.731.510 đồng tương đương với 65,14%, năm 2012 so với năm 2011 giảm 2.901.549.840 đồng tương đương 61,46%. Do trong năm 2011 công ty làm ăn có hiệu quả nên đã khấu hao nhanh TSDH trong mức cho phép dẫn đến TSDH giảm mạnh. Mặc dù qua 3 năm TSNH đều tăng mạnh nhưng do tốc độ giảm của TSDH lớn hơn tốc độ tăng của TSNH nên tổng số vốn kinh doanh qua 2 năm đều giảm. Phân theo nguồn vốn hình thành: - Nợ phải trả của công ty năm 2011 tăng 2.249.349.648 đồng so với năm 2011 do công ty mở rộng thị trường, thuê thêm nhân công nên khoản mục phải trả cho người lao động tăng. Năm 2012 giảm 961.755.801 đồng so với năm 2011 tương đương 6,11% do công ty đã thanh toán sớm các khoản nợ cho người bán để hưởng chiết khấu nên khoản mục này giảm mạnh. - Do năm 2011 công ty chuyển đổi thành công ty cổ phần nên bước đầu nguồn vốn có giảm 2.357.669.113 so với năm 2010, nhưng qua năm 2012 công ty làm ăn có hiệu quả nên có thêm nhà đầu tư đầu tư vào công ty làm cho nguồn vốn chủ sở hữu cả công ty tăng nhanh. 2.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm 2010 – 2012 Bảng2. 2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm2010-2012 ĐVT: VND 8 8 Chuyên đề Quản Trị Thương Mại (Nguồn:Phòng kế toán) Biểu đồ: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2010 – 2012 Nhận xét: Nhìn vào bảng 2, lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2011 tăng 1.082.337.360 đồng tương đương 70,68%. Năm 2012 tăng 403.923.391 đông tương đương 15,45%. Điều này làm cho lãi cơ bản trên cổ phiếu của công ty năm 2012so với năm 2011 tăng 0.238 đồng tương ứng với 15,48%, qua đó ta thấy công ty làm ăn tương đối có hiệu quả nhưng mức tăng trong năm 2012 vân không cao so với năm 2011. Lợ nhuận sau thuế tăng ảnh hưởng bởi các yếu tố: - Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2011 tăn 1.221.933.246 đồng tương ứng 59,71%, năm 2012 tăng 118.359.240 đồng tương ứng với mức tăng 6,62% chủ yếu là do: 9 9 Chuyên đề Quản Trị Thương Mại + Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2011 tăng 1.078.755.951 đồng tương ứng với mức tăng 2,18%, năm 2012 tăng 2.343.676.059 đồng tương ứng với mức tăng 31,39%, nguyên nhân: - Sản lượng tiêu thụ của công ty tăng do: + Thời tiết ngày càng nóng mà công ty lại chuyên sản xuất các mặt hàng giải khát sản phẩm tiêu thụ được nhiều, người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng những sản phẩm của công ty trong đó chủ yếu các loại kem, sữa chua, giải khát + Công ty đã mở rộng thị trường tiêu thụ: Mặc dù doanh thu bán hàng năm 2012 tăng nhiều hơn so với năm 2011 nhưng lợi nhuận thuần của năm 2012 vẫn thấp hơn so với năm 2011. Nguyên nhân là năm 2012 giá cả nguyễn vật liệu đầu vào như dầu oliu, màng kem tăng nên giá vốn hàng bán của năm 2012 so với năm 2011 tăng 21.463.362.078 tương ứng 50,74%, trong khi đó giá vốn hàng bán của năm 2011 so với năm 2010 giảm 569.256.839 đồng. Doanh thu từ hoạt động tài chính tăng mạnh đặc biệt năm 2011 tăng 396.060.171 đồng tương ứng 202,94% nhưng năm 2012 chỉ tăng 274.749.501 đồng tương ứng 46,67%. Nguyên nhân là do qua 3 năm công ty làm ăn có hiệu quả nên doanh thu bán hàng của công ty tăng nhanh, công ty có các chính sách bán hàng thu tiền nhanh từ khách hàng nên đã gửi tiền vào ngân hàng để thu tiền lãi, đây cũng chính là nguyên nhân làm cho doanh thu tài chính tăng. Lúc này công ty mở rộng thị trường mua hàng hóa về sản xuất nhiều nên được hưởng chiết khấu thanh toán nhiều - Cùng với sự tăng lên của doanh thu bán hàng cũng chính là sự tăng lên của chi phí bán hàng. Trong 3 năm công ty đã thuê thêm nhân viên marketing để đi giới thiệu sản phẩm mới đến người tiêu dùng, quảng cáo trên thông tin đại chúng nên chi phí bán hàng năm 2011 tăng 58.057.763 đồng tương đương 2,96%, năm 2012 tăng 403.091.474 đồng tương đương 20,13%. - Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2011 tăng so với năm 2010 chỉ 449.772.304 đồng trong khi đó năm 2012 so với năm 2011 lại tăng 1.588.209.593 đồng do trong năm 2012 công ty đã đầu tư thêm trang thiết bị dùng trong các văn phòng như máy 10 10 [...]... không phải thay đổi nhiều Chương III PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY 3.1 .Phân tích sự biến động tình hình tiêu thụ sản phẩm của công giai đoạn2 01 0-2 012 3.1.1 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm theo sản lượng và doanh thu Số lượng sản phẩm tiêu thụ qua các năm thể hiện được tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty cũng như hoạt động của Công ty diễn biến ra sao để kịp thời có kế... là bán hàng mà nó là cả một quá trình xuyên suốt Kết quả của hoạt động tiêu thụ là nhân tố quyết định tới kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh Nhận thức được điều đó, công ty đã tổ chức các hoạt động hỗ trợ công tác tiêu thụ, đó là: 3.2.1 Chính sách sản phẩm: a Nâng cao chất lượng sản phẩm: Với mỗi một sản phẩm trước khi đem ra thị trường tiêu thụ đều được kiểm tra chất lượng kỹ lưỡng Các sản phẩm. .. hình tiêu thụ trong thời gian triển khai các chiến dịch khuyến mại sẽ làm nổi lên những tác động tích cực của hoạt động khuyến mại tới tình hình tiêu thụ 3.3 ĐÁNG GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM: 3.3.1 Những thành tựu mà công ty đạt được a Về mặt sản xuất kinh doanh: Qua việc xem xét tình hình tiêu thụ của Công ty qua các năm ta thấy : sản phẩm của Công ty được thị trường chấp nhận,chất lượng sản. .. tiêu dùng hoạt động giữa công ty và các đại lý là khi nào thanh toán hết lô hàng trước thì mới nhận lô hàng sau 3.3.4 Chính sách khuếch trương sản phẩm Hoạt động kích thích tiêu thụ bao gồm các chương trình được công ty quản lý, sử dụng các phương pháp, phương tiện về thông tin để giới thiệu đến người tiêu dùng và khách hàng về hình ảnh của công ty .Hoạt động tiêu thụ được công ty triển khai bằng các... năng của công ty theo kênh phân phối cấp 3 đối với Kem, Trái cây, Thạc rau câu,…và kênh 14 14 Chuyên đề Quản Trị Thương Mại phân phối cấp 1 đối với mặt hàng Nắp chai.Quá trình hình thành và hoàn thiện kênh tiêu thụ sản phẩm của Công ty đã ổn định, bao gồm các giai đoạn: Sơ đồ Kênh phân phối: Công Ty Cổ Phần Kỹ Nghệ Thực Phẩm Á Châu Đại Lý Đại Lý Người bán buôn, bán lẻ Đại Lý Người bán buôn, bán lẻ Người... Phòng tiêu thu-thị trường) 3.1.2 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm theo thị trường phân phối Với Công ty cổ phần Kỹ Nghệ Thực Phẩm Á Châu việc xác định thị trường tiêu thụ nhằm có biện pháp khai thác tốt thị trường hiện có và mở rộng thị trường mới là vấn đề luôn được quan tâm Công ty luôn chú trọng xây dựng cho mình một thị trường tiêu thụ rộng lớn trên tất cả các miền của đất nước trong khả năng của. .. bán buôn, bán lẻ Người bán buôn, bán lẻ Người tiêu dùng cuối cùng Sơ đồ 3.1: Kênh phân phối của công ty • Giai đoạn 1: Sản phẩm được chuyển từ công ty đến các đại lý Đó là các cá nhân có tư cách pháp nhân được Công ty lựa chọn kết hợp đồng đại lý Đại lý cấp được Công ty cung cấp sản phẩm theo hợp đồng và có nhiệm vụ cung ứng sản phẩm đó trong một địa bàn nhất định Đại lý của công ty tập trung ở khu vực... phẩm Giá bán của công ty bao gồm tất cả các loại phí để sản xuất ra sản phẩm cộng với một khoản lãi như công ty mong muốn Đây là một phương pháp đơn giản, dễ áp dụng công ty dựa trên những giá thành kế họach, giá bán thực tế của kỳ trước, dựa vào những khoản chi phí mà công ty đã bỏ ra để hoàn thành một sản phẩm, dựa trên những thay đổi nhanh chóng của thị trường, nhu cầu của thị trường về sản phẩm đó,... giảm giá chính thức 3.3.3 Chính sách phân phối của công ty: Trong gia đoạn đầu tung ra sản phẩm Kem, Trái cây khô, Nắp chai… công ty Á châu’foods vấp phải khó khăn rất lớn là chưa có hệ thống kênh phân phối của mình Mặc dù công suất lúc đó của công ty còn nhỏ, sản phẩm suất xưởng ít nên việc thiếu một kênh tiêu thụ không làm cho sản lượng tiêu thụ thấp hơn dự kiến.Tuy nhiên, khó khăn ở chỗ, công ty không... kiểm soát được giá bán sau khi ra khỏi nhà máy Với thế đứng là công ty sản xuất, Á châu’foods đã và đang tổ chức tiêu thụ au kênh phân phối gián tiếp Sơ đồ: Kênh Phân Phối của Á Châu’Foods 20 20 Công ty Đại lý Bán buôn, Bán lẻ Chuyên đề Quản Trị Thương Mại Các đại lý được Công ty ưu đãi trong việc trợ giá vận chuyển, thanh toán tiền Người mặt chậm nhất từ 2 0-2 5 ngày, hưởng phần trăm trên doanh số bán… . TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY 3.1 .Phân tích sự biến động tình hình tiêu thụ sản phẩm của công giai đoạn2010-2012 3.1.1 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm theo sản lượng và doanh. BÀI TIỂU LUẬN Đề tài: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ THỰC PHẨM Á CHÂU GIAI ĐOẠN 2010 - 2012 Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: TS. Bùi Văn Chiêm. 69,221,868,000 (Nguồn: Phòng tiêu thu-thị trường) 3.1.2 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm theo thị trường phân phối Với Công ty cổ phần Kỹ Nghệ Thực Phẩm Á Châu việc xác định thị trường tiêu thụ nhằm có