Chương 2 PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH CÁC CATION NHÓ M
2.2. Một số phản ứng đặc trưng của ion Ag+
Phản ứng với HCl và KCl
HCl loãng và cả những clorua tan tác dụng với các dung dịch muối bạc đều tạo ra kết tủa AgCl trắng :
AgCl bị ánh sáng phân huỷ giải phóng ra bạc kim loại, kết tủa có màu tím, sau đó sẽ hoá đen. Kết tủa AgCl không tan trong HNO3 nhưng dễ tan trong HCl đặc và trong các dung dịch KCl, NaCl đặc do tạo thành những phức [AgCl3]2- và [AgCl4]3- tan.
AgCl + 2HCl → H2[AgCl3] AgCl + 3HCl → H3[AgCl4]
Các phức này không bền nên khi pha loãng với nước, kết tủa AgCl sẽ lại được tạo thành và tách ra khỏi dung dịch.
H2[AgCl3] → AgCl + 2HCl
AgCl tan trong amoniac, trong các muối amoni, xianua và trong natri thiosunfat tạo thành các ion phức.
AgCl + 2NH4OH → [Ag(NH3)2]Cl + 2H2O AgCl + 2KCl → K[Ag(CN)2] + KCl
Khi thêm HNO3 vào dung dịch [Ag(NH3)2]Cl đến phản ứng axit thì dung dịch sẽ hoá đục rồi tiếp đó kết tủa trắng AgCl lại được tách ra:
[Ag(NH3)2]Cl + 2HNO3 → AgCl + 2NH4NO3
Người ta sử dụng tính tan của AgCl trong NH4OH để tách Ag+ ra khỏi Hg2
2+
.
Phản ứng với KBr và KI
Các bromua và iođua đểu đẩy được Ag+ ra khỏi các dung dịch muối bạc tạo ra các kết tủa khó tan AgBr màu vàng nhạt, AgI màu vàng.
Ag+ + Br- → AgBr↓ Ag+ + I- → AgI↓
kết tủa AgBr tan được trong KCN, Na2S2O3 và NH4OH; kết tủa AgI tan trong KCN và Na2S2O3, nhưng không tan trong NH4OH.
Phản ứng với kiềm và amoniac
NaOH và KOH đều đẩy bạc ra khỏi dung dịch muối bạc dưới dạng kết tủa bạc oxit màu đen:
AgNO3 + NaOH → AgOH + NaNO3
2AgOH → Ag2O↓ + H2O
Ag2O không tan trong thuốc thử dư nhưng tan trong HNO3 loãng và trong NH4OH.
Tác dụng với NH4OH: khi thêm cẩn thẩn NH4OH vào các dung dịch muối bạc không loãng quá ta thu được kết tủa bạc oxit dễ tan trong thuốc thử dư:
2Ag+ + 2NH4OH → Ag2O↓ + 2NH4 +
+ H2O Ag2O + 4NH4OH → 2[Ag(NH3)2]OH + 3H2O
Phản ứng với kali cromat K2CrO4
K2CrO4 tác dụng với ion Ag+ cho ta kết tủa bạc cromat màu nâu đỏ. 2Ag+ + K2CrO4 → Ag2CrO4↓ + 2K+
kết tủa Ag2CrO4 tan trong amoniac, tan trong HNO3 nhưng không tan trong axit axetíc.
Phản ứng với Na2HPO4
Natri hiđrophotphat tác dụng với Ag+ có trong dung dịch cho kết tủa Ag3PO4 màu vàng, tan được trong NH4OH, trong các dung dịch muối amoni và trong axit: 3Ag+ + HPO4 2+ → Ag3PO4↓ + H+ Ag3PO4↓ + 6NH4OH → [Ag(NH3)2]3PO4 + 6H2O Phản ứng với K4[Fe(CN)6] và K3[Fe(CN)6]
4Ag+ + [Fe(CN)6]4- → Ag4[Fe(CN)6]↓ Kết tủa này bị phá huỷ khi đun sôi trong NH4OH:
Ag4[Fe(CN)6] + 3NH4OH → 3AgCN + 3NH4CN + Ag + Fe(OH)3
Kali ferixianua tác dụng với Ag+ trong dung dịch cho kết tủa Ag3[Fe(CN)-
6] màu đỏ gạch.
3Ag+ + [Fe(CN)6]3- → Ag3[Fe(CN)6]↓
Phản ứng với KSCN
Các thioxianat kim loại kiềm đều đẩy bạc ra khỏi muối cho ra kết tủa AgSCN màu trắng, tan trong thuốc thử dư:
Ag+ + SCN- → AgSCN↓ AgSCN↓ + SCN- → [Ag(SCN)2]-
Vì HSCN là một axit mạnh nên AgSCN không tan trong HNO3 loãng nhưng dễ tan trong NH4OH do tạo phức.
AgSCN↓ + 2NH4OH → [Ag(NH3)2]SCN + 2H2O
Phản ứng với CH2O + NH4OH
Nhỏ CH2O vào dung dịch amoniac của muối bạc [Ag(NH3)2]NO3 rồi đun nóng, ở thành ống nghiệm sẽ có một lớp bạc kim loại sáng như gương, phản ứng này còn gọi là phản ứng tráng gương
2[Ag(NH3)2]+ + CH2O + 2H2O → 2Ag + HCOONH4 + NH4OH + 2NH4 +
Phản ứng với H2S
Khi cho H2S tác dụng với các dung dịch muối bạc ta sẽ thu được bạc sunfua kết tủa màu đen.
2Ag+ + H2S → Ag2S↓ + 2H+
kết tủa này không tan trong HCl và NH4OH loãng nhưng tan trong HNO3