Một số phản ứng đặc trưng của ion Hg2 2+

Một phần của tài liệu giáo trình hóa học phan tích (Trang 60)

Chương 2 PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH CÁC CATION NHÓ M

2.3. Một số phản ứng đặc trưng của ion Hg2 2+

Ag2S↓ + 4CN- → 2[Ag(CN)2]- + S2-

2.3. Một số phản ứng đặc trưng của ion Hg22+ 2+

Phn ng vi HCl

HCl loãng làm kết tủa từ các dung dịch muối của ion Hg2 2+

kết tủa bột Hg2Cl2 màu trắng, không tan trong thuốc thử dư nhưng tan trong HNO3 (đây là điểm khác với kết tủa AgCl).

Hg2(NO3)2 + 2HCl → Hg2Cl2↓ + 2HNO3

3Hg2Cl2↓ + 8HNO3 → 3HgCl2 + 3Hg(NO3)2 + 2NO + 4H2O Hg2Cl2 bị phân huỷ một phần theo:

Hg2Cl2↓ → HgCl2 + Hg

Vì axit HNO3 hoà tan được Hg kim loại nên đã làm cân bằng chuyển dịch hoàn toàn sang phải, do đó hoà tan được kết tủa Hg2Cl2.

Khi cho NH4OH tác dụng với kết tủa Hg2Cl2 ta sẽ được NH2HgCl màu trắng và Hg kim loại màu đen tách ra dưới dạng bột:

Hg2Cl2↓ + 2NH3 → NH2HgCl↓ + Hg + NH4Cl

kết tủa tan được trong HNO3 đặc, nóng và cả trong nước cường thuỷ: 3NH2HgCl + 3Hg + 14 HNO3 → 6Hg(NO3)2 + 2NO + 3NH4Cl + 4H2O

Phn ng vi KI

Hg2I2 rất khó tan, được điều chế bằng cách cho KI tác dụng với dung dịch muối Hg(I).

Hg2 2+

+ 2I- → Hg2I2↓ (màu vàng lục) Nếu dư nhiều thuốc thử, Hg2I2 sẽ bị phân huỷ.

Hg2I2↓ → HgI2 + Hg

Phn ng vi H2S

H2S đẩy được từ các dung dịch muối thuỷ ngân (I) ra một kết tủa đen HgS lẫn Hg kim loại:

Hg2 2+

+ H2S → HgS + Hg + 2H+

Ở đây không có kết tủa Hg2S vì thuỷ ngân (II) sunfua HgS khó tan hơn nhiều.

Phn ng vi NaOH và KOH

Kiềm đẩy được từ các dung dịch muối thuỷ ngân (I) ra một kết tủa đen Hg2O theo phản ứng:

Hg2 2+

+ 2OH- → Hg2O + H2O

Hg2O tan được trong HNO3 và CH3COOH đặc tạo thành những muối tương ứng.

Phn ng vi NH4OH

Amoniac làm kết tủa Hg2 2+

từ dung dịch dưới dạng muối mercuramoni và Hg kim loại màu đen:

2HgNO3 + 4NH3 + H2O → NO3 + 3NH4NO3 + 3Hg

Phn ng vi K2CrO4

Kali cromat làm kết tủa Hg2 2+

từ dung dịch dưới dạng Hg2CrO4 màu đỏ, khó tan trong HNO3:

Hg2 2+ + CrO4 2- → Hg2CrO4 Phn ng vi K4[Fe(CN)6] và K3[Fe(CN)6] Hg Hg O NH2

Hg2 2+

tạo với kali feroxianua kết tủa keo Hg4[Fe(CN)6] màu vàng nhạt, còn với kali ferixianua tạo kết tủa Hg3[Fe(CN)6] màu vàng lục.

S kh Hg22+đến thu ngân kim loi

Những kim loại hoạt động mạnh hơn đẩy thuỷ ngân ra khỏi hợp chất của nó:

Cu + Hg2(NO3)2 → 2Hg + Cu(NO3)2

Ion Hg2 2+

cũng được khử đến thuỷ ngân kim loại khi cho muối thuỷ ngân (I) tác dụng với thiếc (II) clorua:

SnCl2 + Hg2(NO3)2 → Hg2Cl2↓ + Sn(NO3)2

Sau đó:

Hg2Cl2↓ + SnCl2 → 2Hg + SnCl4

Một phần của tài liệu giáo trình hóa học phan tích (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)