Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 134 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
134
Dung lượng
1,47 MB
Nội dung
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Lê Thị Mai XÂY DỰNG CÁC BẢN ĐỒ SỐ VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN ĐẮK MIL, TỈNH ĐẮK NÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội – Năm 2011 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Lê Thị Mai XÂY DỰNG CÁC BẢN ĐỒ SỐ VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN ĐẮK MIL, TỈNH ĐẮK NÔNG Chuyên ngành: Bản đồ, viễn thám và hệ thông tin địa lý Mã số: 60.44.76 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Nhữ Thị Xuân Hà Nội – Năm 2011 MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG MỞ ĐẦU 1 Chương 1:CƠ SỞ KHOA HỌC XÂY DỰNG CÁC BẢN ĐỒ SỐ VỀ KINH TẾ -XÃ HỘI HUYỆN ĐẮK MIL 5 1.1. Các khái niệm cơ bản 5 1.1.1. Bản đồ, bản đồ chuyên đề 5 1.1. 2. Bản đồ số 7 1.1.3. Công nghệ số trong xây dựng bản đồ số về kinh tế - xã hội 10 1.2. Những vấn đề kinh tế - xã hội của một đơn vị lãnh thổ 13 1.2.1. Dân cư 13 1.2.2. Các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội 15 1.2.3. Cơ cấu nền kinh tế 19 1.3 . Đặc điểm xây dựng các bản đồ số về kinh tế - xã hội 22 1.3.1. Bản đồ số kinh tế - xã hội 22 1.3.2. Yêu cầu của các bản đồ số về kinh tế - xã hội 23 1.3.3. Nguyên tắc thành lập bản đồ số về kinh tế - xã hội 24 1.3.4. Xử lý số liệu thống kê, xây dựng và tổng quát hóa các chỉ tiêu định lượng 25 1.3.5. Các phương pháp thể hiện nội dung bản đồ 27 1.4. Khái quát các công trình liên quan đến đề tài 27 1.4.1. Tổng quan, phân tích, đánh giá các công trình xây dựng bản đồ kinh tế - xã hội ở Việt Nam 27 1.4.2. Các công trình nghiên cứu theo hướng đề tài trên địa bàn huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông 38 Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN ĐẮK MIL, TỈNH ĐẮK NÔNG 40 2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên 40 2.1.1. Vị trí địa lý 40 2.1.2 Khí hậu, thời tiết 40 2.1.3 Địa hình – thổ nhưỡng 41 2.1.4. Thủy văn 42 2.1.5. Tài nguyên khoáng sản 42 2.1.6. Tài nguyên rừng, tài nguyên cảnh quan sinh thái 43 2.2. Đặc điểm xã hội và nhân văn 43 2.2.1. Dân số và thành phần dân tộc 43 2.2.2. Lao động - nguồn nhân lực 44 2.2.3. Tài nguyên nhân văn 45 2.2.4. Giáo dục - đào tạo 45 2.2.5.Y tế 46 2.2.6. Văn hóa -Thể dục thể thao 47 2.2.7. Định canh định cư và ổn định dân di cư tự do 48 2.3. Đặc điểm phát triển kinh tế và cơ sở hạ tầng 49 2.3.1. Tình hình phát triển kinh tế 49 2.3.2. Hiện trạng một số ngành chủ yếu 51 Chương 3: XÂY DỰNG MỘT SỐ BẢN ĐỒ SỐ VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN ĐẮK MIL, TỈNH ĐẮK NÔNG 59 3.1. Thiết kế kỹ thuật 59 3.1.1. Đề cươn g thành l ập bản đồ 59 3.1.2.Th i ết kế các tran g bản đồ kinh tế -xã h ộ i hu yệ n Đắk Mi l 65 3.1.3. Th i ết kế các f ile chuẩn 65 3.2. Q u y trình côn g n g h ệ thành l ập 67 3.3. Biên tập nội dung các bản đồ số về kinh tế - xã hội huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông 71 33.1. Thành lập bản đồ nền huyện Đắk Mil 71 3.3.2. Biên tập nội dung các trang bản đồ 74 3.3.3. Phương pháp thể hiện nội dung các trang bản đồ 82 3.4. Thành lập một số trang bản đồ số gốc tác giả về kinh tế - xã hội huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông 85 3.4.1. Trang bản đồ “Dân cư – Lao động” 85 3.4.2. Trang bản đồ “Văn hoá – Du lịch” 92 3.4.3. Trang bản đồ “Kinh tế chung” 97 3.4.4. Trang bản đồ “Nông nghiệp” 105 3.5. Khai thác thông tin từ bản đồ 116 3.5.1.Bản đồ Dân cư – Lao động 116 3.5.2. Bản đồ Văn hoá – Du lịch 117 3.5.3. Bản đồ Kinh tế chung 118 KẾT LUẬN 120 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Danh mục các Bảng biểu STT Nội dung Trang 1 Bảng 3.1.Diện tích, dân số các xã, thị trấn trong huyện 82 2 Bảng 3.2. Tỉ suất sinh, tử, tỉ lệ gia tăng dân số phân theo xã, thị trấn 83 3 Bảng 3.3. Số dân phân theo thành thị, nông thôn và phân theo giới tính huyện Đắk Mil giai đoạn 2000 – 2007 83 4 Bảng 3.4. Nguồn lao động 84 5 Bảng 3.5. Chất lượng lao động 84 6 Bảng 3.6. Trình độ của cán bộ thôn, bon, tổ dân phố năm 2007 89 7 Bảng 3.7. Hoạt động thư viện qua các năm 90 8 Bảng 3.8. Hoạt động văn hoá qua các năm 90 9 Bảng 3.9. Kết quả điểu tra phân loại mức sống năm 2007 94 10 Bảng 3.10. Cơ cấu các ngành kinh tế qua các năm 2000 – 2007 95 11 Bảng 3.11.Thu chi ngân sách 95 12 Bảng 3.12. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện qua các năm phân theo ngành kinh tế 96 13 Bảng 3.13. Lực lượng lao động trong độ tuổi tại thời điểm tháng 7 năm 2007, phân theo các ngành kinh tế 96 14 Bảng 3.14.Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp so với tổng diện tích của từng xã 102 15 Bảng 3.15. Cơ cấu các loại đất nông nghiệp phân theo từng xã 102 16 Bảng 3.16.Giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành kinh tế 103 17 Bảng 3.17. Lực lượng lao động ngành nông nghiệp 103 18 Bảng 3.18. Biến động diện tích đất nông nghiệp trong toàn huyện qua các năm 103 19 Bảng 3.29. Diện tích một số cây lương thực có hạt phân theo từng xã 104 20 Bảng 3.20.Cơ cấu diện tích một số cây lương thực có hạt chính phân theo xã 104 21 Bảng 3.21. Sản lượng một số cây lương thực có hạt chính phân theo xã 105 22 Bảng 3.22. Diện tích đất trồng cây hàng năm trong toàn huyện qua các năm 105 23 Bảng 3.23. Diện tích một số cây lâu năm phân theo từng xã 105 24 Bảng 3.24.Cơ cấu diện tích một số cây lâu năm phân theo xã 106 25 Bảng 3.25. Cơ cấu diện tích một số cây lâu năm phân theo xã 106 26 Bảng 3.26. Diện tích đất trồng cây lâu năm trong toàn huyện qua các năm 107 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Trong tổ chức quản lý lãnh đạo hiện nay ở nước ta Uỷ ban nhân dân huyện quản lý tất cả các phân hệ ngành kinh tế trong huyện. Mỗi phân hệ ngành kinh tế trong huyện chịu sự chỉ đạo quản lý của Ủy ban nhân dân huyện đồng thời chịu sự hướng dẫn, giám sát chuyên môn nghiệp vụ ngành theo các Sở tương ứng. Hoạt động quản lý Nhà nước trong các phân hệ ngành trong huyện có những đặc thù riêng đồng thời có quan hệ hữu cơ mật thiết với nhau. Chẳng hạn như phòng Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Tài nguyên, Thuỷ lợi, Giao thông có nhiều tác nghiệp chuyên môn quan hệ với nhau. Trong hoạt động quản lý xây dựng và phát triển, các quyết định lãnh đạo một phân hệ ngành nào thì không chỉ cần các thông tin của phân hệ ngành đó mà còn cần nhiều các thông tin của các phân hệ liên quan. Vì vậy Ủy ban nhân dân huyện và các phòng chức năng rất cần thông tin vừa mang tính tổng hợp vừa mang tính chuyên ngành giúp cho việc tra cứu, phân tích, báo cáo trợ giúp cho các quyết định của mình. Hiện nay, các tài liệu về tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội trên địa bàn huyện Đắk Mil còn tản mạn chưa tập trung, còn phân tán ở nhiều cơ quan ban ngành và chưa có tính tổng hợp, khái quát, một số vẫn chưa được khảo sát. Về nội dung, phương pháp và thời gian thành lập từng loại tài liệu cũng khác nhau nên hạn chế đến việc tham khảo, nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng và tiềm năng của huyện. Để đáp ứng cho công tác quản lý Nhà nước về các lĩnh vực, phục vụ định hướng chung cho sự phát triển kinh tế - xã hội và trợ giúp cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai, quy hoạch, đô thị, tài nguyên môi trường cùng nhiều lĩnh vực khác như văn hóa, y tế, du lịch, giáo dục cần phải xây dựng một mô hình hệ thống thông tin đầy đủ về kinh tế - xã hội của huyện. Các bản đồ về kinh tế - xã hội huyện Đắk Mil dạng số, được xây dựng theo công nghệ GIS chính là một giải pháp hữu hiệu để khắc phục những hạn chế của hiện tại và đáp ứng những nhu cầu cấp thiết của huyện như đã phân tích ở trên. Vì vậy đề tài “Xây dựng các bản đồ số về kinh tế - xã hội huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông” được lựa chọn để nghiên cứu. 1 Việc xây dựng các bản đồ số về kinh tế - xã hội huyện Đắk Mil sẽ mang lại những tác dụng và ý nghĩa sau: - Là tài liệu tra cứu tổng quát cho các tác nghiệp chuyên môn các phân hệ ngành trong huyện. - Là các tài liệu chuyên môn cho các hoạt động tác nghiệp các phân hệ ngành - Là tài liệu trợ giúp cho công tác quản lý, qui hoạch, hoạch định chính sách phát triển kinh tế. - Là tài liệu cho tra cứu phổ thông, kêu gọi đầu tư trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, du lịch - Là tài liệu tham khảo trong giáo dục, đào tạo tại địa phương và nâng cao nhận thức về quê hương - Là tài liệu giới thiệu với toàn tỉnh, cả nước và thế giới về huyện Đắk Mil con người và các hoạt động kinh tế - xã hội. - Bản đồ được thành lập dưới dạng số cho phép sử dụng và cập nhật thuận tiện dễ dàng. 2. Mục đích nghiên cứu - Luận văn đặt ra mục tiêu nghiên cứu là xác lập cơ sở khoa học xây dựng các bản đồ số về kinh tế - xã hội, có khả năng cập nhật thông tin nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông. 3. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung của luận văn giới hạn trong nghiên cứu xây dựng một số trang bản đồ số gốc tác giả về kinh tế - xã hội huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông. - Lãnh thổ thành lập bản đồ: huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông 4. Nhiệm vụ Để đạt được mục tiêu trên, luận văn đã giải quyết các nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng bản đồ số về kinh tế - xã hội cấp huyện. - Tổng quan các công trình xây dựng bản đồ kinh tế - xã hội ở Việt Nam - Thu thập tư liệu bản đồ, số liệu thống kê phục vụ xây dựng các bản đồ số về kinh tế - xã hội khu vực thành lập bản đồ. - Xây dựng một số bản đồ số về kinh tế - xã hội huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông. - Một số ứng dựng khi sử dụng bản đồ số. 2 5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 5.1. Quan điểm nghiên cứu Quan điểm tổng hợp: Là quan điểm truyền thống để nghiên cứu các vấn đề về khoa học địa lý. Nội dung của các bản đồ số về kinh tế - xã hội huyện cũng được nghiên cứu tổng thể trong các điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội của khu vực. Hệ thống các bản đồ này được xây dựng dựa trên mối quan hệ tổng hợp với các yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội để tìm ra cách khai thác triệt để và có hiệu quả cao nhất. Trong quá trình nghiên cứu xây dựng các bản đồ số về kinh tế - xã hội cần tập hợp tất cả các dữ liệu, các chỉ tiêu, chỉ số riêng lẻ của từng ngành kinh tế, mỗi mặt của đời sống xã hội (dân cư và các thành phần, mối quan hệ của nó). Kết quả là tổng hợp lại thành các chỉ tiêu chung, đặc trưng cho toàn bộ nền kinh tế - xã hội, từ đó rút ra các kết luận cụ thể. Quan điểm hệ thống: Lý thuyết hệ thống đã phát triển mạnh mẽ, thâm nhập hầu hết các lĩnh vực khoa học. Trong khoa học địa lý, lý thuyết hệ thống đã trở thành một trong những cơ sở lý luận cơ bản trong quá trình phát triển nghiên cứu. Quan điểm hệ thống được áp dụng trong phân loại, tổng quát hoá, trình tự xây dựng bản đồ. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện, đề tài đã kết hợp giữa phương pháp truyền thống và phương pháp hiện đại. Những phương pháp chính được sử dụng để thực hiện đề tài là: + Phương pháp thu thập số liệu: Đây là phương pháp truyền thống giúp cho việc đối chiếu thông tin mới thu thập, kiểm tra kết quả nghiên cứu. Để thực hiện đề tài này, tác giả đã tiến hành thu thập tài liệu tại đơn vị sản xuất bản đồ và huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông với các nội dung sau: - Thu thập tất cả các tài liệu bản đồ của lãnh thổ thành lập bản đồ. - Thu thập tất cả các số liệu chuyên môn để xây dựng bản đồ số. + Phương pháp phân tích tổng hợp: Thu thập, nghiên cứu, tìm hiểu về dữ liệu địa lý, thông tin địa lý, phần mềm hỗ trợ cho phát triển các ứng dụng hệ thông tin địa lý, phân tích và lựa chọn công nghệ phù hợp, chuẩn thông tin địa lý (ISO/TC211), một số sản phẩm đã có và trao đổi, học hỏi tham khảo các chuyên gia giúp cho việc phân tích thiết kế nội dung, cấu trúc dữ liệu đảm bảo những nguyên tắc chung và hướng theo các chuẩn cần thiết. 3 [...]... huyện Đắk Mil Chương II Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông Chương III Thành lập một số bản đồ số về kinh tế - xã hội huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC XÂY DỰNG CÁC BẢN ĐỒ SỐ VỀ KINH TẾ -XÃ HỘI HUYỆN ĐẮK MIL 1.1 Các khái niệm cơ bản 1.1.1 Bản đồ, bản đồ chuyên đề Từ trước đến nay đã có nhiều định nghĩa về bản đồ Ở đây có thể đưa ra một số định nghĩa: -. .. dân tộc - Bản đồ kinh tế chung - Các bản đồ nông nghiệp - Các bản đồ công nghiệp – xây dựng - Các bản đồ giao thông vận tải – thông tin liên lạc 22 - Các bản đồ dịch vụ thương mại - Các bản đồ giáo dục – y tế - văn hoá - Các bản đồ du lịch Mỗi hệ chủ đề lại được chia thành các nhóm bản đồ và các bản đồ thành phần, tuỳ theo đặc trưng của từng ngành 1.3.2 Yêu cầu của các bản đồ số về kinh tế - xã hội Để... trang bản đồ số gốc tác giả về kinh tế xã hội để làm sáng tỏ quy trình lý thuyết đề ra 6 Các kết quả đạt được của luận văn Xác lập được cơ sở khoa học thiết kế và thành lập các bản đồ số về kinh tế xã hội Đã thiết kế nội dung cho các bản đồ kinh tế - xã hội trong đó đã xây dựng một số bản đồ số về kinh tế - xã hội cho huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông 7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Ý nghĩa khoa học: Đề tài... bản đồ số về kinh tế - xã hội cấp huyện - Ý nghĩa thực tiễn: Các bản đồ số kinh tế - xã hội huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông là tài liệu trực quan cho các nhà quản lý, các nhà chuyên môn của các phân hệ ngành của địa phương 8 Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo, cấu trúc luận văn gồm 3 chương: Chương I: Cơ sở khoa học xây dựng các bản đồ số về kinh tế - xã hội huyện. .. kinh tế được xác định với vai trò khác nhau: kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tập thể có ý nghĩa quan trọng, kinh tế cá thể tiểu chủ có vai trò quang trọng, lâu dài, kinh tế tư bản tư nhân đang có những đóng góp nhất định, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư của nước ngoài 1.3 Đặc điểm xây dựng các bản đồ số về kinh tế - xã hội 1.3.1 Bản đồ số kinh tế - xã hội Các bản đồ kinh tế. .. kinh tế - xã hội có nhiệm vụ biểu hiện sự phân bố, những đặc điểm sản xuất, đời sống, sự phát triển và hoạt động của từng lĩnh vực kinh tế - xã hội và toàn bộ nền sản xuất xã hội lãnh thổ Những bản đồ kinh tế - xã hội theo nghĩa rộng là những bản đồ nội dung bao gồm những đối tượng đặc trưng kinh tế - xã hội của nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội lãnh thổ Nội dung của các bản đồ kinh tế - xã hội rất... phải căn cứ vào các yêu cầu và nguyên tắc trên tuy nhiên vẫn có thể xử lý một cách linh hoạt và từng bản đồ chuyên đề cụ thể Bản đồ số về kinh tế - xã hội mang đầy đủ tính chất của bản đồ và đảm bảo tính chính xác các thông số về nội dung bản đồ cần thể hiện 1.3.4 Xử lý số liệu thống kê, xây dựng và tổng quát hóa các chỉ tiêu định lượng Trong thành lập bản đồ số về kinh tế - xã hội, số liệu chủ yếu... thuộc đủ các lĩnh vực của sản xuất và đời sống Trong nghiên cứu và thành lập bản đồ, các bản đồ kinh tế - xã hội được chia ra thành nhiều hệ chủ đề khác nhau Mỗi hệ chủ đề bao gồm những bản đồ đặc trưng cho một ngành sản xuất của nền kinh tế quốc dân và một lĩnh vực hoạt động dịch vụ xã hội Theo nội dung, các bản đồ kinh tế - xã hội thường được chia thành những nhóm chủ đề chính sau đây: - Các bản đồ dân... chính của quá trình thành lập bản đồ bằng công nghệ số - Thiết kế bản đồ, thiết kế các chuẩn của bản đồ số - Xử lý dữ liệu trên máy tính - Số hoá, tổng quát hoá bản đồ tài liệu và nhập các dữ liệu vào máy tính - Biên vẽ bản đồ trực tiếp trên máy tính hoặc biên vẽ trên giấy Sau đó số hoá - Vẽ bản đồ trên máy vẽ hoặc cần chế bản để in opset thì biên tập ra phim chế bản - Lưu bản đồ ở nhiều dạng khác nhau:... như nội dung bản đồ, đến nay vẫn tồn tại 2 nhóm bản đồ phổ biến: - Bản đồ địa lý chung (bản đồ địa lý tổng quát, bản đồ địa lý phổ dụng) trong số này kể cả các bản đồ địa hình – bản đồ cơ bản nhà nước – các bản đồ phản ánh địa thế chi tiết hơn và tỉ lệ lớn là chủ yếu Bản đồ chuyên đề là những bản đồ chỉ thể hiện chi tiết và thật đầy đủ một yếu tố (hoặc một số yếu tố) trong nội dung của bản đồ địa lý tổng . bản đồ, số liệu thống kê phục vụ xây dựng các bản đồ số về kinh tế - xã hội khu vực thành lập bản đồ. - Xây dựng một số bản đồ số về kinh tế - xã hội huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông. - Một số. điểm xây dựng các bản đồ số về kinh tế - xã hội 22 1.3.1. Bản đồ số kinh tế - xã hội 22 1.3.2. Yêu cầu của các bản đồ số về kinh tế - xã hội 23 1.3.3. Nguyên tắc thành lập bản đồ số về kinh. học xây dựng các bản đồ số về kinh tế - xã hội huyện Đắk Mil. Chương II. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông Chương III. Thành lập một số bản đồ số về kinh tế - xã