“Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ
Trang 1I - PHẦN MỞ ĐẦU
I.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Năm học 2009- 2010 với chủ đề: “Năm học đổi mới quản lý và nâng cao
chất lượng giáo dục” Với nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành là tiếp tục thực
hiện các cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh”; “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”; “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”; “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” Phòng giáo dục và Đào tạo
Huyện Đông Triều cũng phát động phong trào thi đua: “Xây dựng trường học
thân thiện học sinh tích cực trong toàn ngành nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đặc biệt là giáo dục đạo đức, nhân cách và kỹ năng cho học sinh”.
Hơn nữa trong sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng và nhà nước ta cũng đánhgiá cao về giáo dục và đào tạo Nghị quyết trung ương II khóa VIII có nêu quan
điểm: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu” và “Con người” được coi
là mục tiêu, là động lực quan trọng trong sự nghiệp phát triển của toàn xã hội
Sinh thời Hồ Chí Minh cũng đã khẳng định “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa” theo Bác thì việc “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết” Chính vì thế Bác nói “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” Trong lĩch vực giáo dục Bác cũng yêu cầu
phải chú trọng đủ các mặt: Đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, vănhóa kỹ thuật lao động và sản xuất, đào tạo thế hệ trẻ thành người thừa kế xây
dựng xã hội chủ nghĩa vừa “hồng” vừa “chuyên” Như vậy, đạo đức và tài năng
là cả hai nội dung không thể thiếu được đối với nhiệm vụ bồi dưỡng giáo dụctrong đó đạo đức là gốc
Người nói: “Dạy cũng như học phải biết chú trọng cả tài lẫn đức” Điều
23- Luật giáo dục cũng đã nêu rõ:
Trang 2“Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.
Vậy mà thực tế mấy năm trở lại đây tình trạng xuống cấp trong đạo đức, lốisống của một bộ phận học sinh, sinh viên (lớp người đang giữ vai trò là chủnhân tương lai của thế kỷ XXI) lại đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng vàchưa có những dấu hiệu về một sự thay đổi theo hướng tích cực Vấn đề này đãđược cảnh báo từ lâu và gần đây lại được dư luận quan tâm thông qua cácphương tiện thông tin đại chúng Trong văn kiện hội nghị lần thứ IX Ban chấphành TW khóa X cũng đã đánh giá một trong những mặt hạn chế yếu kém
trong lĩnh vực giáo dục như sau: “Trong sự nghiệp giáo dục toàn diện dạy làm người và dạy nghề là yếu kém nhất, giáo dục về lý tưởng sống, phẩm chất đạo đức yếu Học sinh thiếu hiểu biết về truyền thống văn hóa, lịch sử dân tộc của Đảng về quyền lợi nghĩa vụ công dân, chất lượng giáo dục còn buông lỏng, nhất là giáo dục đạo đức lối sống của học sinh, sinh viên có nhiều biểu hiện rất đáng lo ngại”.
Qua đó ta thấy rằng vấn đề xuống cấp trong đạo đức của học sinh, sinh viên
đã đến lúc báo động Nói như tiến sĩ tâm lý học Vũ Kim Thanh: “Nếu không có
sự quan tâm đúng mức chúng ta sẽ mất cả một thế hệ” Như vậy việc giáo dục đạo đức cho học sinh trong giai đoạn hiện nay là một vấn đề “Nóng” không chỉ
của ngành giáo dục mà còn là của toàn xã hội
Bản thân tôi là một giáo viên đang trực tiếp làm công việc “Trồng người”
tôi không thể thờ ơ trước một vấn đề mang tính xã hội như vậy Chính vì thếnăm học 2009- 2010 này tôi tiếp tục đi sâu vào nghiên cứu đề tài:
“Giáo dục tình cảm đạo đức học sinh thông qua bộ môn Ngữ Văn”
Một vấn đề không phải là mới trong mục tiêu, phương pháp giáo dục nhưng
nó cũng không bao giờ cũ đối với mỗi người giáo viên dạy văn
I.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:
Trang 3Nghiên cứu đề tài này là tôi muốn nắm được thực trạng của công tác giáodục tình cảm đạo đức học sinh trong nhà trường nói chung Đề xuất một số biệnpháp phối hợp giáo dục tình cảm đạo đức học sinh trong việc giảng dạy bộ mônNgữ Văn ở cấp THCS một cách có hiệu quả giúp thế hệ trẻ các em trở thànhnhững người công dân có ích trong thế kỷ XXI, đáp ứng được mục tiêu củangành giáo dục nói chung và bộ môn Ngữ văn nói riêng
Nghiên cứu đề tài này là tôi mong muốn sẽ cùng với các bạn đồng nghiệpcùng nhau đưa ra những giải pháp thiết thực góp phần nhỏ bé của mình vàoviệc giáo dục tình cảm đạo đức cho học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhàtrường
I.3 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
- Thời gian: 2 năm (Từ tháng 09/2008 đến tháng 04/2010)
- Đối tượng thực nghiệm là chương trình ngữ văn lớp 8, 9
- Địa điểm thực nghiệm: Học sinh Lớp 8A, 9A- Trường THCS Tràng An.
I.4 ĐÓNG GÓP MỚI VỀ PHẦN LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN:
I.4.1 Về lý luận:
Thông qua nội dung bài viết này tôi muốn đóng góp thêm với các bạn đồngnghiệp dạy bộ môn Ngữ văn lớp 8, 9 nói riêng và bộ môn Ngữ văn cấp THCSnói chung về thực trạng vấn đề giáo dục đạo đức học sinh trong tình trạng hiệnnay Một vấn đề mà toàn xã hội đang quan tâm và đề cập đến rất nhiều nhữngvấn đề về phạm trù đạo đức, vấn đề giáo dục đạo đức trong trường học và giáodục tình cảm đạo đức cho học sinh thông qua bộ môn văn hóa
I.4.2 Về thực tiễn:
Trường THCS Tràng An nằm trên địa bàn vùng nông thôn, là một xã thuầnnông Vì điều kiện cuộc sống nên thường thì gia đình phó mặc việc giáo dụccon em họ cho nhà trường Trong mấy năm gần đây hành vi đạo đức của họcsinh trong trường đã có những biểu hiện không tốt Hiện tượng học sinh vô lễvới thầy cô giáo hoặc gây gổ đánh nhau, phá hoại cơ sở vật chất của nhà trường
có dấu hiệu gia tăng Đi sâu vào chuyên đề giáo dục đạo đức học sinh thông
Trang 4qua giảng dạy bộ môn mình phụ trách là tôi muốn đưa ra một số biện pháp màbản thân tôi đã làm, trường THCS Tràng An đã làm để đóng góp một phần nhỏ
bé của mình vào việc thực hiện mục tiêu của ngành giáo dục là đào tạo các emtrở thành con người toàn diện Qua việc thực hiện đề tài này tôi nhận thấy cónhiều kết quả khả quan, vấn đề đạo đức của học sinh trường THCS Tràng An
có những biến chuyển rõ rệt Tôi thiết nghĩ nếu giáo viên chúng ta ai cũng cónhận thức đúng đắn và kết hợp một cách có hiệu quả trong các môn học củamình và các hoạt động trong nhà trường thì hiệu quả giáo dục đạo đức học sinhcủa trường THCS Tràng An chắc chắn sẽ tốt hơn rất nhiều
II PHẦN NỘI DUNG:
II.1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ:
Chúng ta vẫn biết rằng đạo đức là một hình thái xã hội bao gồm nhữngnguyên tắc và chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vicho phù hợp với lợi ích hạnh phúc của mình, sự tiến bộ của xã hội trong mốiquan hệ con người với con người, con người với tự nhiên Giáo dục đạo đức làquá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến học sinh nhằm giúp nhân cáchmỗi học sinh được phát triển đúng đắn, giúp học sinh có những hành vi ứng xửđúng mực trong các mối quan hệ của cá nhân với xã hội Trong tất cả các mặtgiáo dục thì giáo dục đạo đức giữ một vị trí hết sức quan trọng vì Hồ Chủ Tịch
cũng đã nêu “Dạy cũng như học phải biết chú trọng cả tài lẫn đức, đức là đạo đức cách mạng đó là cái gốc rất quan trọng, nếu không có đạo đức cách mạng thì có tài cũng vô dụng”.
Như vậy vấn đề thứ nhất tôi đặt ra trong đề tài này là: giáo viên phải nhậnthức rõ trong nhà trường THCS giáo dục đạo đức là mặt giáo dục phải đượcđặc biệt coi trọng vì nếu công tác này được coi trọng thì chất lượng toàn diện sẽđược nâng lên vì đạo đức có mối quan hệ mật thiết với các mặt giáo dục khác,
mà để thực hiện những yêu cầu về nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh thìvai trò của tập thể sư phạm lại giữ một vị trí quan trọng và có tính quyết định.Thế nhưng điều quan trọng là giáo dục như thế nào bởi vì giáo dục đạo đứckhông chỉ là việc truyền thụ khái niệm tri thức đạo đức mà quan trọng hơn là
Trang 5kết quả giáo dục phải được thể hiện thành tình cảm, niềm tin, hành động thực tếcủa học sinh Giáo dục đạo đức nó là cả một quá trình lâu dài phức tạp đòi hỏiphải có công phu kiên trì liên tục Muốn làm được điều này người giáo viêndạy văn phải nắm được đặc trưng của bộ môn mình phụ trách Ai cũng biếtrằng môn Ngữ văn có vị trí đặc biệt ngoài việc giúp các em bước đầu có nănglực cảm thụ các giá trị chân, thiện, mỹ trong nghệ thuật, năng lực sử dụngTiếng Việt như một công cụ để tư duy và giao tiếp thì việc bồi dưỡng tâm hồn,tình cảm cho học sinh góp phần hình thành ở học sinh biết thương yêu, quýtrọng gia đình, bạn bè, có lòng yêu quê hương đất nước, lòng nhân ái bao dung,tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác Màđiều này người giáo viên văn lại có cơ hội hơn các bộ môn khoa học khác
Chính vì vậy, trong đề tài này tôi muốn đưa ra một số thực nghiệm về vấn
đề kết hợp giáo dục tình cảm đạo đức cho học sinh thông qua:
- Giờ đọc hiểu văn bản
- Giờ tập làm văn
- Hoạt động ngoại khóa văn học
II.2 CHƯƠNG II: NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
Đạo đức là một hiện tượng xã hội, là sản phẩm quan hệ giữa con người vớicon người, giữa cá nhân con người với tập thể, với cộng đồng xã hội Đạo đức
là yếu tố cơ bản của nhân cách, là nền tảng của bản chất con người Để vươntới sự hoàn thiện trước hết con người phải vươn lên về đạo đức Vậy mà trong
xã hội hiện nay lại còn không ít những hiện tượng tiêu cực, những hành vi xấuthiếu nhân cách đã và đang từng bước làm tổn hại đạo đức truyền thống của thế
hệ trẻ chúng ta Vì vậy việc giáo dục đạo đức học sinh thông qua các môn họctrong nhà trường là hết sức cần thiết và cấp bách Người giáo viên lên lớp ngoàinhiệm vụ là hướng dẫn các em tiếp nhận kiến thức văn hóa mà còn phải hìnhthành cho các em những khái niệm về nhân cách đạo đức Vì xưa nay trongviệc đào tạo con người, văn chương vẫn được sử dụng như một công cụ đắchiệu Không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của văn chương trong việc xâydựng và giữ gìn đạo đức xã hội, đúng như vai trò xã hội- nhân văn của nó Nếu
Trang 6nói người giáo viên là những kỹ sư tâm hồn thì điều đó đúng nhất đối với cácthầy cô giáo dạy văn Vì văn học chính là bộ môn dễ gây xúc động vui buồn,tác động nhiều nhất đến thế giới nội tâm của con người Hơn nữa việc bồi đắptâm hồn dân tộc cho thế hệ trẻ lại càng cần thiết trong xu thế hội nhập thế giớihiện nay để họ không tự đánh mất mình mà phát huy đầy đủ năng lực nội sinhcủa dân tộc trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tuy vậy trên thực tế giảng dạy, nhiều giáo viên còn coi nhẹ điều này mà họcho rằng dạy đạo đức trong nhà trường là việc của giáo viên chủ nhiệm và giáoviên giảng dạy bộ môn giáo dục công dân Trong mục tiêu bài dạy có mục giáodục tình cảm, thái độ cho học sinh thế nhưng khi lên lớp giáo viên lại chỉ lo làmsao truyền thụ được hết được đầy đủ kiến thức sách giáo khoa là tốt lắm rồi, màkhông chú ý đến việc giáo dục tình cảm thái độ cho học sinh Nói về sự xuốngcấp của đạo đức học sinh có nhiều nguyên nhân, gia đình thì chỉ quan tâm đếnviệc con học được mấy điểm chứ đâu có quan tâm đến việc con chơi thế nào? chơi với ai? còn nhà trường thì chú trọng nhiều đến dạy kiến thức hơn là dạyđạo đức Chính vì vậy mới dẫn đến tình trạng học sinh thiếu tinh thần ý thứctrong học tập, lười học các giờ học nói tự do, nói leo cô giáo, về nói dối cha
mẹ Kỹ năng ứng xử trong giao tiếp hạn chế, tình trạng học sinh nói trốngkhông với thầy cô, với bố mẹ không phải là ít Trong cuộc sống thì tỏ ra ích kỷ,không biết quan tâm chia sẻ với những người xung quanh, ham chơi đua đòi Như vậy để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thì người giáo viên phải
có những nhận thức đúng đắn và đưa vấn đề giáo dục đạo đức vào trong giảngdạy của mình Đó là nội dung mà tôi muốn đặt ra trong bài viết này
* Nội dung và biện pháp thực hiện:
Môn Văn là một môn có tầm quan trọng đặc biệt trong nhà trường, thếnhưng dạy văn không giống như bất kỳ môn học nào khác Giáo viên dạy Lịch
sử thì quan tâm đến sự kiện, giáo viên Địa lý quan tâm đến các yếu tố tự nhiên
và xã hội, dạy Toán chú ý đến các con số lạnh lùng Dạy văn không chỉ cần đếnkiến thức là đủ mà thêm vào đó là cảm xúc, tình cảm sự rung động của con tim,cái xuất thần của tâm hồn, cần đến cái không khí văn, chất văn trong lớp học
Trang 7trong mỗi cá nhân thầy và trò Trong bài viết này tôi chỉ xin nêu nội dung vàbiện pháp thực hiện trong ba hoạt động của quá trình dạy học môn Ngữ Văn.
Thứ nhất: Giáo dục tình cảm đạo đức học sinh thông qua giờ đọc- hiểu
văn bản
Theo các nhà tâm lý học thì lứa tuổi học sinh cơ sở là lứa tuổi nằm trongnhững năm tháng mà con người đang mở ra cho mình những cảm xúc và hứngthú mới mẻ Đây là lứa tuổi giàu cảm xúc nhất trong một đời người Thế giớinội tâm và quan hệ xã hội xung quanh của lứa tuổi này rất phức tạp về hành vi.Các em còn mang tính trẻ con nhưng ý thức lại cho mình là người lớn Các emthường mâu thuẫn giữa hành động bên ngoài và nội tâm bên trong Các em đã
có hứng thú và cảm xúc mới mẻ, phương pháp hiếu động, các em ngồi họckhông yên, hay nói chuyện riêng, thiếu tập trung trong giờ học Để ổn định dolàn sóng này là điều rất khó Nhưng chính cái hiếu động cảm xúc ấy bản thân
nó lại bao hàm một năng lực sáng tạo to lớn, cụ thể là năng khiếu sáng tạo biểuhiện rõ trong văn học Các em dễ dàng đồng cảm với nhân vật, nhập cuộc sốngvới tác giả, lứa tuổi các em đã xuất hiện một chuyển biến đáng kể về năng lựccảm thụ văn học Sự đánh giá nhìn nhận của các em đã có ý thức Dựa vào đặcđiểm tâm lý này mà người giáo viên văn phải biết tạo hứng thú học, học sinh cóthích học bộ môn thì mới nói đến chuyện bồi dưỡng cho các em tình cảm, thái
độ sau giờ học được Vì thế trong giờ hiểu văn bản bước đầu tiên tôi muốn tạohứng thú cho giờ học văn bằng cách dẫn dắt vào bài một cách hấp dẫn Vào bàimới là tạo tâm thế ban đầu, tạo không khí cho một giờ học văn, học sinh cócảm giác tò mò muốn khám phá trước khi đến với một tác phẩm văn học Việclàm này có thể có giáo viên còn coi nhẹ, vào giờ văn sau khâu kiểm tra bài cũ,giáo viên bị ức chế do học sinh không học bài, không soạn bài rồi thầy cô quátmắng học sinh Sau đó vào bài mới bằng một nhan đề trên bảng, như vậy thìlàm sao tâm hồn các em có thể rung động với cái hay, cái đẹp của văn chương.Cho nên khâu kiểm tra bài cũ trong môn văn cũng nên nhẹ nhàng, thoải máikhông nên lạm dụng, ôm đồm bắt học sinh phải trả lời những câu hỏi quá khóhoặc quá vụn vặt Lời giới thiệu bài nhẹ nhàng, hấp dẫn của giáo viên ngay từgiây phút đầu tiên đã đưa các em vào không khí văn chương
Trang 8Ví dụ: Dạy bài “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải- Ngữ văn 9 tập II Tôi
vào bài như sau:
“ Mùa xuân- khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp khởi đầu một năm Mùa xuân đã từng là đề tài khơi nguồn cảm xúc biết bao thi nhân, chúng
ta đã từng được chiêm ngưỡng một bức tranh xuân tuyệt đẹp qua ngôn ngữ thơ ca của thi hào Nguyễn Du, xuân của đất trời- xuân của lòng người Mỗi người có một cảm xúc riêng khi mùa xuân về Vậy nhà thơ Thanh Hải
đã cảm nhận như thế nào về mùa xuân qua nhan đề “Mùa xuân nho nhỏ”
ấy Hôm nay cô cùng các em sẽ tìm hiểu ”
Hay khi dạy bài “Mây và sóng” tôi giới thiệu như sau:
“Tình cảm gia đình và đặc biệt là tình mẫu tử có lẽ là một trong những
tình cảm thiêng liêng nhất và đó cũng là nguồn thi cảm không bao giờ cũ, không bao giờ vơi cạn của các nhà thơ, nhà văn, nhạc sĩ Giờ học hôm nay các em sẽ được tìm hiểu nguồn cảm xúc thiêng liêng đó qua một tác phẩm văn học nước ngoài ”.
Không những thế trong giờ đọc hiểu văn bản người giáo viên biết kết hợpkhéo léo với việc giáo dục tình cảm học sinh qua phương pháp đọc sáng tạo.Bởi đọc là một trong những hình thức hoạt động nhận thức của con người Nóphản
ánh năng lực tư duy bằng ngôn ngữ và thông qua ngôn ngữ Riêng đối với vănhọc, đọc phản ánh những tình cảm, những ý chí, những ước vọng, những độnglực của tâm hồn và cùng với tiếng lòng của nhà văn thể hiện trong tác phẩm.Đọc là tiếng đồng vọng của con người trước thời đại và lịch sử Đọc nó giốngnhư một hoạt động tinh thần, một hoạt động nhận thức Đọc cũng giúp conngười có ý thức khám phá những giá trị chân, thiện, mỹ
Chính vì thế dạy văn không thể không hướng dẫn học sinh đọc văn phảihướng dẫn các em đọc chuẩn văn bản có nghĩa là phải đọc đúng, đọc rõ, đọcdiễn cảm, đọc hay, đọc như là một sự tự biểu hiện, như là sự tự cảm nhận nênkhi đọc phải hướng dẫn các em dựa trên đặc điểm thể loại của văn bản, tínhcách của nhân vật, phong cách của tác giả để điều chỉnh giọng đọc cho phùhợp Người giáo viên văn phải coi phương pháp đọc sáng tạo là phương pháp
Trang 9đặc biệt đối với môn văn mà trong đó đọc diễn cảm chỉ là một phần của đọcsáng tạo Giáo viên phải biết vận dụng phương pháp này trong suốt giờ học chođến khi bài học kết thúc, chứ không phải chỉ là đọc gây không khí đầu giờ họcnhư một số người thường nghĩ.
Tóm lại “đọc” là một hoạt động quan trọng hàng đầu cho sự cảm nhận và hiểu biết, trong hoạt động “đọc” thì phần đọc mẫu của giáo viên vô cùng quan
trọng trong một giờ dạy văn Cô giáo có giọng đọc truyền cảm, hấp dẫn tựnhiên sẽ làm cho học sinh chú ý, háo hức theo dõi Vì đối với nghệ thuật củavăn chương, sự tồn tại của âm thanh ngôn từ vô cùng quan trọng Ví dụ khi dạymột bài thơ trữ tình nếu giáo viên luyện cho học sinh đọc ngân vang lên bằng
âm điệu tiết tấu, bằng cái vỏ âm thanh của ngôn từ thì sẽ góp phần tạo nênnhững rung động sâu xa, những cảm xúc thẩm mỹ trong tâm hồn học sinh Nhưvậy là chúng ta đã góp phần giáo dục, giáo dưỡng tâm hồn, tình cảm học sinhqua giờ văn học
Nhìn chung thì việc dạy học văn ở trường phổ thông có hai mục đích chính
+ Thứ nhất: Nhằm giúp học sinh lĩnh hội kiến thức văn chương như tất cả
các môn học khác
+ Thứ hai: Nhằm giúp học sinh cảm thụ tác phẩm văn chương tạo điều kiện
giáo dục những phẩm chất tốt đẹp cho các em Giúp các em hiểu một cách sâu sắc những giá trị phong phú của văn chương quá khứ và hiện tại
Chính vì vậy mà vấn đề thứ ba là phải kết hợp giáo dục tình cảm, thái độcho học sinh thông qua hoạt động tìm hiểu văn bản Nói đến văn chương là nóiđến cái đẹp, cái đẹp của văn chương không chỉ thể hiện ở mặt ngôn từ mà nócòn chìm sâu vào những tầng lớp của văn bản, của thế giới hình tượng Chính
vì vậy người giáo viên dạy văn phải biết gợi mở ra những điều bí ẩn đằng saunhững câu chữ lặng yên trên trang giấy để chúng lên tiếng đối thoại với từnghọc sinh Người giáo viên phải làm sao cho học sinh cảm thụ cái đẹp vănchương và cái chất văn ấy thấm dần, thấm sâu vào cuộc đời học sinh để các emcùng phô diễn cái đẹp ấy trên những bài văn viết và trong lời nói thường ngày.Muốn làm được điều này người giáo viên phải biết thiết kế trong trang giáo án
Trang 10của mình một hệ thống câu hỏi phù hợp Hệ thống câu hỏi trong một bài họcvăn rất đa dạng và phong phú, nhưng có thể quy thành 2 loại như sau:
- Các câu hỏi nhằm tìm hiểu tác phẩm có tính chất nghiên cứu văn học
- Các câu hỏi nhằm khơi ngợi hoạt động tự bộc lộ và đồng sáng tạo của họcsinh
Sử dụng hệ thống câu hỏi phát huy tính tích cực sáng tạo của học trò đểđúng đặc trưng phương pháp bộ môn khiến cho người học văn thật nhẹ nhàngthoải mái làm lay động tâm hồn học trò cũng là góp phần giáo dục đạo đức chocác em Bởi vì đối với bộ môn Ngữ văn thì người thầy không chỉ truyền thụkiến thức, kỹ năng văn học đúng hướng, đúng cách trong suy diễn, phỏng đoánhay áp đặt trong giáo dục tư tưởng, tình cảm mà còn đạt đến mục đích cao cả
nhất là dạy văn để dạy người Tôi lấy ví dụ: Khi dạy bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ-Ngữ văn 7” hay “Phong cách Hồ Chí Minh”- Ngữ văn lớp 9, giáo viên
đâu có phải cung cấp cho học sinh kiến thức thế nào là sống giản dị mà từ hệthống câu hỏi tìm hiểu bằng những từ ngữ câu văn giàu hình ảnh, điểm vài lờinhận xét, so sánh ý nhị, người giáo viên dẫn dắt các em vào thăm nơi ăn, chốn
ở của Người như vào một bảo tàng vừa bình dị vừa thiêng liêng Từ chiếc nhàsàn vẻn vẹn vài phòng với những đồ đạc đơn sơ vừa để ăn ngủ vừa để họp bộchính trị bàn về vấn đề sinh tử của triệu con người Từ những bộ quần áo bà banâu đến đôi dép lốp thô sơ Một vị Chủ tịch nước nhưng chỉ ăn, chỉ hưởng thụnhững món như cá kho, rau luộc, cà ghém, cháo hoa…những sản vật vừa thânquen vừa tinh túy của đất Việt tự ngàn năm chắt lọc, thức ăn giản dị mà thânthương đậm hương sắc quê nhà Từ cuộc sống giản đơn của vị lãnh tụ mà bồidưỡng cho các em
niềm yêu kính tự hào để các em hiểu sâu hơn về những biểu hiện của đức tínhgiản dị và như vậy trong các em sẽ hình thành ý thức tự nguyện học tập theotấm gương Hồ Chí Minh và các em sẽ tin rằng tấm gương về nhân cách ViệtNam sẽ muôn đời tỏa sáng Như vậy người giáo viên văn không chỉ củng cốcho các em kiến thức của bài Giáo dục công dân mà còn bồi dưỡng cho các em
tư tưởng tình cảm, đạo đức của con người
Trang 11Hoặc khi dạy bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt (Ngữ văn 9- tập I) Từ hình
ảnh cái “Bếp lửa” bình thường giản dị và phổ biến trong mọi gia đình Việt
Nam Nhưng nó cũng thật thiêng liêng kỳ diệu vì nó lại luôn gắn liền với Người nhóm lửa, giữ lửa, người tạo nên tuổi ấu thơ của cháu Bếp lửa trở thànhmột mảnh tâm hồn, một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần củangười cháu ở nơi xa Bằng một hệ thống ngôn từ, nghệ thuật ẩn dụ đặc sắc,người giáo viên văn đã phả vào tâm hồn học sinh tình cảm đẹp đẽ và thấm đẫmcủa bà đối với cháu và cháu đối với Bà trong lúc hiện thực xã hội còn có nhữnghiện tượng tiêu cực: Con chửi lại cha, cháu cãi lại bà thì vấn đề gắn với giáodục đạo đức học sinh qua giờ Ngữ văn là rất cần thiết, làm sao để qua một giờhọc văn giáo viên góp phần tích cực thực hiện mục tiêu đào tạo của trường phổthông cơ sở là bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, xây dựng nhân cách con ngườimới cho học sinh, giáo dục cho các em tình yêu quê hương đất nước và tinhthần quốc tế vô sản, tư tưởng làm chủ tập thể, thái độ lao động XHCN vànhững đức tính tốt đẹp khác như lòng nhân ái, tinh thần dũng cảm, ý thức chủđộng sáng tạo trong cuộc sống Bằng giọng thơ hay, bằng câu hỏi gợi sự nhậnxét tinh túy về cách nhìn, cách nghe và sự gợi cảm, làm thế nào để các em cóthể tự hình dung được trong tâm trí mình cả thiên nhiên và cuộc sống có thực
Bà-có mơ, gần hay xa, xưa hay nay để cho tâm hồn được mở rộng hơn, say sưahơn và chính nhờ đó mà biết yêu thích, sống hồn nhiên và rung động hơn Các
em có thể cảm nhận được cả mùi hương ổi chín nồng nàn ở chốn thôn quê, gầngũi và quen thuộc đang phả vào làn gió se se lạnh đầu mùa hay một làn sươngmỏng manh duyên dáng đang giăng mắc nhẹ nhàng nơi đầu thôn ngõ xóm
trong bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh- Văn 9 Từ chỗ các em được chiêm
ngưỡng một khúc giao mùa nhẹ nhàng thơ mộng mà cũng thầm thì triết lý Các
em sẽ thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên thật là hấp dẫn, nếu con người ta biếtrung động trước vẻ đẹp của nó
Có thể nói sau khi học xong một bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” hay “Sang thu” có những em học sinh biết dậy sớm để ngắm một cảnh bình minh đẹp,
quan sát một giọt sương long lanh, một tia nắng hay lắng nghe một tiếng chim
Trang 12hót, biết yêu thương ông bà, cha mẹ, anh chị em, quê hương, làng xóm thìchính những em đó đã tiếp thu bài giảng có hiệu quả.
Tôi lấy ví dụ về một bài giảng cụ thể như sau:
Bài 30: Văn bản- BỐ CỦA XI MÔNG Trích: Guy Đơ- Môpaxăng
- Của thầy: Chân dung của tác giả Môpa xăng, máy chiếu
- Của trò: Đọc và nghiên cứu trước văn bản, trả lời câu hỏi gợi ý SGK
II Kiểm tra bài cũ:
? Nhân vật Rô- Bin- Xơn hiện lên qua lời tự thuật như thế nào? Qua đoạntrích bộ lộ phẩm chất gì của nhân vật?
* Yêu cầu: Rô- Bin- Xơn sống một cuộc sống khác thường thiếu thốn và
khắc nghiệt một mình nơi đảo hoang trong thời gian dài Anh đã tự chế tạo ra
Trang 13những trang phục và trang bị những kỳ cục (dẫn chứng) trông anh giống nhưmột vị chúa đảo-> bộc lộ một con người có nghị lực, sống lạc quan trong mọihoàn cảnh.
III Bài mới:
Tục ngữ Việt Nam có câu: “Con có cha như nhà có nóc” Cái nóc của ngôi
nhà sẽ che chắn cho suốt cuộc đời mỗi đứa con Nhưng nếu vì một lý do nào đó
mà đứa con mất đi “Lá chắn” của mình thì chúng sẽ ra sao? Đoạn trích “Bố của Xi- Mông” mà hôm nay chúng ta học sẽ giúp cho các em hiểu hơn về tình
người, tình đời trong cuộc sống của mỗi con người
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài giảng
Hoạt động 1:
Giáo viên trực quan chân dung tác giả trên
máy chiếu
?Hãy nêu tóm tắt những hiểu biết của em về
tác giả Môpa xăng
Giáo viên giới thiệu thêm: (Môpa xăng là
một nhà văn hiện thực vĩ đại của nước pháp
thế kỷ XIX Ông sinh trong một gia đình quý
tộc sa sút Từ bé đã phải sống trong một bi
kịch gia đình, năm 11 tuổi trở đi chỉ được
sống với mẹ, lớn lên học luật, khi chiến
tranh Pháp- Phổ ông nhập ngũ và làm việc ở
bộ Hải quân, Bộ Giáo dục Trên dưới 30 tuổi
ông mới viết văn nhưng sự nghiệp văn
chương của ông rất đồ sộ với nhiều tác phẩm
nổi tiếng Cuộc đời ông có nhiều bất hạnh
Ông mắc bệnh tâm thần và chết đau đơn
trong nhà thương điên vào ngày 06/7/1893)
? Nêu xuất xứ của đoạn trích học?
Yêu cầu: Đọc giọng kể chuyện phân biệt lời
kể tả, lời đối thoại giữa các nhân vật
I Giới thiệu tác giả- tác phẩm:
1 Tác giả:
- Guy đơ Môpa Xăng (1850- 1893)
Là nhà văn hiện thực pháp, sángtác với số lượng lớn, phản ánhsâu sắc xã hội Pháp cuối thế kỷXIX
2 Tác phẩm:
Trang 14Gọi 2 học sinh đọc=> nhận xét
? Qua việc đọc văn bản kết hợp với lời giới
thiệu trong SGK Một em hãy tóm tắt lại nội
dung đoạn trích?
(Xi- Mông là con trai của chị B lăng sốt, khi
đó nó khoảng 7- 8 tuổi lần đầu tiêu đến
trường bị bạn bè chế giễu là không có bố Nó
rât buồn và đau khổ, nó ra bờ sông định nhảy
xuống sông cho chết đuối Gặp bác Phi- líp,
bác đưa nó về nhà và hứa sẽ cho nó một ông
bố Sáng hôm sau đến trường nó hãnh diện
khoe với bạn bè bố nó tên là Phi- líp)
? Em hiểu thế nào là lầm lỡ?
? Từ ác ý được hiểu như thế nào?
? Văn bản thuộc thể loại nào? đoạn trích
được viết theo phương thức biểu đạt nào?
- Tự sự, miêu tả, biểu cảm
? Truyện được kể theo ngôi kể nào? có tác
dụng gì trong việc biểu đạt nội dung?
- Ngôi kể thứ ba=> người kể dấu mình=> kể
tự do nhìn thấy hết được những gì diễn ra
với nhân vật
? Truyện có những nhân vật nào?
Xi- Mông, B lăng sốt, Phi líp=> nhân vật
chính Vậy sự việc gì đã diễn ra xoay quanh
3 nhân vật này?
? Dựa vào diễn biến của truyện với tiêu đề
SGK hướng dẫn, em phân đoạn như thế nào
Trang 151 Từ đầu-> “khóc hoài”: Nỗi tuyệt vọng của
Giáo viên: Đoạn trích có 3 nhân vật chính
nhưng sự việc lại được bắt đầu từ nhân vật
Giáo viên: Xi- Mông ra bờ sông và sự việc
gì đã diễn ra với em ở bờ sông-> quan sát
kênh chữ SGK
? Qua đoạn 1 em hiểu Xi- Mông ra bờ sông
trong một tâm trạng như thế nào?
- Buồn đau khổ
? Em hiểu vì sao Xi- Mông đau khổ?
2 Phân tích:
a Nhân vật Xi- Mông:
* Tâm trạng của em khi ở bờ
Trang 16- Vì em không có bố
? Nỗi đau ấy đã được nhà văn khắc họa như
thế nào qua ý nghĩ? Tâm trạng và cách nói
năng của em?
? Cảnh tượng ở bờ sông đã tác động như thế
nào đến tâm trạng của Xi- Mông?
- Từ chỗ muốn chết
? Đặc biệt chi tiết Xi- Mông đuổi bắt chú
nhái rồi bật cười một mình nhớ tới trò
chơi… cho ta thấy Xi- Mông là một đứa bé
như thế nào?
- Rất trẻ con, ngây thơ, yêu thiên nhiên yêu
cuộc sống khóc đấy cười đấy hồn nhiên đáng
yêu
? Thế nhưng tại sao khi nghĩ về nhà về mẹ
thì em lại thấy buồn và lại khóc?
Thấy khoan khoái
dễ chịuThèm được ngủ