tài liệu tự soạn về câu hỏi thi trong môn máy xây dựng cảu trường đại học quy nhơn lớp xây dựng k35b tài liệu tự soạn về câu hỏi thi trong môn máy xây dựng cảu trường đại học quy nhơn lớp xây dựng k35b
10.1. Nội dung bảo hộ lao động trong thiết kế kỹ thuật thi công. 10.1.1. Các biện pháp kỹ thuật. 10.1.1.1 Phương pháp tính phải đảm bảo đủ điều kiện về: - Độ bền, độ ổn định của các thiết bị, dụng cụ máy móc khi sử dụng, độ bền của các kết cấu lắp ghép (về mặt tĩnh học). - Phải tính đến tải trọng va chạm và tải trọng động. - Chiếu sáng hợp lý. Tính đến các điều kiện môi trường. - 10.1.1.2 Phương pháp khảo sát thực nghiệm. Tiến hành quan sát các hệ thống an toàn lao động chú ý các vấn đề: - Tình trạng vệ sinh trên công trình, công trường. - Mức trang bị kỹ thuật sản xuất. - Việc vận dụng các quá trình thi công tiên tiến. - Tổ chức chỗ làm việc. - Chế độ lao động và nghỉ ngơi. - Sự liên quan tương hỗ giữa các quá trình sản xuất và thi công. 10.1.2.Biện pháp thi công.Phải nghiên cứu vấn đề về bảo hộ lao động như: - Biện pháp an toàn khi thi công xây lắp, khi thi công công tác đất bằng thủ công hoặc cơ giới hoá phải chú trọng khi đào sâu. - Thi công nhà cao từ 6m trở lên phải thiết kế hệ thống dàn giáo. - Thi công công tác bê tông cốt thép trên các công trình đặc biệt. - Thi công lắp ghép các cấu kiện (thép, gỗ, bê tông cốt thép…) - Thi công công tác bốc dỡ vận chuyển các cấu kiện và vật liệu xây dựng, các máy móc trang thiết bị trên kho bãi. - Biện pháp an toàn khi đi lại, vận chuyển, bố trí hệ thống đường, hệ thống đường dây điện, hệ thống cấp thoát nước. -Biện pháp đề phòng tai nạn điện trên công trình và nơi làm việc. - Thiết kế hệ thống chống sét với công trình cao. - An toàn phòng chống cháy nổ -Mỗi công việc nêu trên đều có đặc điểm riêng về nguyên nhân tai nạn. Để lựa chọn được biện pháp đề phòng có hiệu quả, phải tiến hành phân tích cụ thể các nguyên nhân đó. Sau đó nghiên cứu chi tiết biện pháp tổ chức và kỹ thuật để loại trừ các nguyên nhân gây ra tai nạn và bệnh nghề nghiệp. -Điều quan trọng nhất trong thiết kế thi công là phải dựa vào các quy trình quy phạm. Để lựa chọn một biện pháp thi công tối ưu, phải đảm bảo điều kiện đầu tiên là an toàn lao động. Sau đó mới đảm bảo đến vấn đề kinh tế và các yếu tố khác để so sánh. 10.2. Nội dung bảo hộ lao động trong tiến độ thi công.Dựa vào biện pháp thi công đã chọn, vào khả năng, thời gian cung cấp nhân lực, thiết bị máy móc, nguyên vật liệu… đặc biệt là chú ý đến an toàn lao động. Để thiết kế một tiến độ thi công cho phù hợp với mọi công việc trên công trường.+Trình tự tiến hành. - Trình tự và thời gian thi công các công việc phải xác định trên cơ sở yêu cầu và điều kiện kỹ thuật để đảm bảo sự ổn định của từng bộ phận hay toàn bộ công trình trong bất kỳ điều kiện nào. - Xác định kích thước các đoạn, tuyến công tác hợp lý, sao cho tổ đội công nhân ít phải di chuyển nhất trong một ca, tránh phải sắp xếp lại mỗi lần thay đổi. Khi tổ chức thi công xen kẽ không được bố trí công việc làm ở các tầng khác nhau trên cùng một phương đứng, nếu không có sàn bảo vệ không được bố trí người làm việc dưới tầm hoạt động của cần cẩu. - Nên tổ chức thi công theo lối dây chuyền trên các phân đoạn, đảm bảo sự làm việc nhịp nhàng giữa các đội, tránh chồng chéo lên nhau gây ra tai nạn. 10.3. Nội dung bảo hộ lao động trong thiết kế mặt bằng thi công xây dựng. Khi thiết kế mặt bằng thi công xây dựng phải đảm bảo tính sản xuất dây chuyền, thi công thuận tiện và đặc biệt là chú ý đến vấn đề vệ sinh và an toàn lao động. - Thiết kế các phòng phục vụ sinh hoạt cho người lao động (nhà ăn, nhà nghỉ…) phải đảm bảo theo đúng quy trình quy phạm. Khu vệ sinh bố trí cuối hướng gió cách xa nơi làm việc ít nhất 100m. - Tổ chức hợp lý đường đi lại trên công trường, đường vận chuyển 1 chiều rộng 4m, đường vận chuyển 2 chiều rộng 7m, tránh bố trí giao nhau trên đường vận chuyển (đường sắt, đường ôtô) phải đảm bảo nhìn thấy từ xa 50m về mọi phía. - Thiết kế hệ thống chiếu sáng tại công trình khi làm việc ban đêm phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn, quy phạm. - Thiết kế hệ thống rào che chắn vùng nguy hiểm, kho vật liệu. - Thiết kế các biện pháp chống ồn ở nơi có mức ồn lớn hơn mức ồn quy định. - Phải thiết kế hệ thống đường cho xe cứu hoả đi tới nguồn nước tự nhiên. -Bố trí hợp lý hệ thống kho bãi trên công trường, những nơi đó phải bằng phẳng, thoát nước tốt, nền ổn định thuận tiện trong việc bốc dỡ vận chuyển, các kho bãi phải được trang bị cơ giới như cần trục bánh xích, bánh lốp, máy xếp dỡ…. - Các loại vật liệu khác nhau phải được xếp dỡ theo đúng tiêu chuẩn qui định về an toàn lao động. Ví dụ đá hộc, ngói để đống có chiều cao không lớn hơn 1,5m, bêtông đúc sẵn tấm panen sàn có chiều dày từ 10-12 lớp chiều cao không quá 2,5m. Giữa các đống vật liệu phải để chừa khoảng cách đi lại. - Làm hệ thống chống sét cho dàn giáo kim loại và các công trình cao (ống khói, trụ đèn pha ). Khi thi công vôi tôi, nấu nhựa đường phải thiết kế hệ thống phòng cháy và bố trí nơi phục vụ công việc đó. .1. Ảnh hưởng của chiếu sáng đến vệ sinh và an toàn lao động. Việc chiếu sáng hợp lý tại nơi làm việc, công xưởng, công trường là vấn đề quan trọng để cải thiện điều kiện vệ sinh bảo đảm an toàn lao động và nâng cao năng suất lao động. -Khi ánh sáng không đủ người lao động phải nhìn căng mắt, tăng sự mệt mỏi, chậm sự phản xạ thần kinh, lâu ngày làm giảm thị lực và có thể là nguyên nhân gián tiếp gây ra chấn thương và tai nạn lao động. -Khi ánh sáng chói loà cũng dẫn tới giảm sự thụ cảm của mắt dẫn đến hậu quả như trên. -Việc chọn đèn chiếu sáng không đúng dễ gây ra cháy nổ nguy hiểm.Vì vậy việc chiếu sáng tại nơi làm việc, các công trường xây dựng phải được tính toán theo quy phạm của nhà nước. -Các hình thức chiếu sáng: +Chiếu sáng tự nhiên: là sự chiếu sáng bởi ánh sáng mặt trời, có tác động sinh học tốt với cơ thể. +Chiếu sáng nhân tạo là chiếu sáng do ánh đèn. Đặc điểm của ánh sáng này là thay đổi theo thời gian trong ngày, theo mùa, theo thời tiết. -Biện pháp.Ngoài công trường thi công cần phải chiếu sáng trên diện tích lớn nên phải sử dụng hệ thống đèn pha.Đèn pha rải ra chùm ánh sáng có bộ phận phản chiếu bằng bạc hình parabol (dùng chiếu sáng trên công trường xây dựng).Đèn pha để chiếu sáng mặt đường, đèn pha được đặt trên các trụ đèn, khoảng cách từ 400-500m. Khi diện tích chiếu sáng không lớn hơn 40005000m2 có bề rộng nhỏ hơn 100m thường sử dụng đèn dây tóc có công suất 300,500W đặt trên trụ cao 15m. -lắp đặt do thợ có chuyên môn đảm trách. -báo cáo khi có hiện tượng hư hỏng. -đảm bảo an toàn điện. -không tự ý thay đèn. -cần có thời gian thích nghi khi chuyển từ vùng tối đến vùng sáng. Bước 1: Khoanh vùng diện tích công trình đơn vị sẽ xây dựng và các công trình tạm đã thiết kế trong phạm vi đủ để thể hiện sự độc lập của công trình và mối liên hệ với các công trình xung quanh, bước này phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Diện tích khoanh vùng để thiết kế tổng mặt bằng công trình phải phải bao gồm các đường vận chuyển gần nhất bao quanh công trình hoặc đi đến công trình. - Diện tích khoanh vùng phải thể hiện được các công trình xung quanh đã xây dựng hoặc sẽ xây dựng. Bước 2: Vẽ mặt bằng công trình và diện tích đã khoanh vùng với tỷ lệ 1:100 hoặc 1:200. Trong đó xác định chính xác vị trívà kích thước công trình, đường và các công trình xung quanh có liên quan. - Vị trí cần trục có đầy đủ các thông số về kích thước, đường di chuyển. - Vị trí vận thăng, giàn giáo bên ngoài công trình. - Vị trí các máy trộn kèm theo các bãi vật liệu (cát, đá, sỏi…). Bước 4: Thiết kế các xưởng sản xuất và phụ trợ: - Xưởng thép: gồm kho chứa và mặt bằng gia công. - Xưởng gỗ: gồm kho chứa gỗ, kho chứa bán thành phẩm, mặt bằng gia công chế tạo ván khuôn, giàn giáo … Bước 5: Thiết kế các loại nhà tạm: - Nhà làm việc cho ban chỉ huy công trình và các phòng chức năng. - Nhà phục vụ cho y tế cấp cứu. - Nhà ăn, nhà nghỉ trưa. - Nhà tắm, nhà vệ sinh. Bước 6: Thiết kế mạng lưới cấp thoát nước: - Nguồn cung cấp nước được lấy từ hệ thống được thiết kế phục vụ cho công trường, phải có bể chứa, máy bơm và hệ thống đường ống phục vụ cho công trình. - Mạng lưới thoát nước: nước mưa, nước thải phải đưa vào hệ thống thoát nước chung của công trường. Bước 7: Thiết kế mạng lưới cấp điện: Mạng lưới điện phục vụ công trình được thiết kế và nối với bảng điện đã được thiết kế hoặc từ trạm biến áp, từ máy phát của công trường. Bước 8: Hệ thống an toàn bảo vệ và vệ sinh môi trường: - Hàng rào bảo vệ, cổng thường trực, nhà ở. - Bảng giới thiệu công trình (chỉ vẽ mặt đứng chính hoặc phối cảnh với các ghi chú cần thiết). Tên công trình, chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng, kỹ sư chủ nhiệm công trình, thời gian khởi công và thời gian hoàn thành. - Phòng chống cháy nổ: nội quy, bảng hiệu hướng dẫn. - Các lưới chắn rác, chắn bụi, chống ồn.==>> -Bãi tập kết, phương tiện chứa và vận chuyển rác. Với các bước thiết kế trên, người thiết kế có thể gộp một hai bước lại, hoặc thay đổi trình tự miễn là thiết kế được một tổng mặt bằng công trình hợp lý, phục vụ tốt cho quá trình thi công. . tai nạn. 10.3. Nội dung bảo hộ lao động trong thiết kế mặt bằng thi công xây dựng. Khi thiết kế mặt bằng thi công xây dựng phải đảm bảo tính sản xuất dây chuyền, thi công thuận tiện và đặc biệt. công trình. - Diện tích khoanh vùng phải thể hiện được các công trình xung quanh đã xây dựng hoặc sẽ xây dựng. Bước 2: Vẽ mặt bằng công trình và diện tích đã khoanh vùng với tỷ lệ 1:100 hoặc. (thép, gỗ, bê tông cốt thép…) - Thi công công tác bốc dỡ vận chuyển các cấu kiện và vật liệu xây dựng, các máy móc trang thiết bị trên kho bãi. - Biện pháp an toàn khi đi lại, vận chuyển, bố trí