Bệnh nấm hạt Dermocystidiosis

4 413 1
Bệnh nấm hạt  Dermocystidiosis

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1. NGUYÊN NHÂN Tác nhân gây bệnh là nấm hạt Dermocystidium spp. Dermocystidium koi (ký sinh cá chép) bào tử hình cầu, đường kính 812 μm, bên trong có thể hình cầu sáng lệch về một bên. Dermocystidium kwangtungensis (ký sinh cá quả Ophiocephalus maculates) bào nang dạng hình sợi mảnh rất dài cuộn không đều, kích thước thay đổi chiều dài từ 6,584,0mm, nhưng chiều rộng hẹp (0,10,2mm). Cắt ngang bào nang hình tròn, thành bào nang mỏng, chiều dầy 1,21,5μm. Bào tử hình cầu, đường kính 8,5 μm (6,510,3μm), bên trong có thể hình cầu sáng lệch về một bên đường kính 5,8 μm (2,97,4μm).

Tên đề tài: Bệnh nấm hạt Dermocystidiosis 1. NGUYÊN NHÂN - Tác nhân gây bệnh là nấm hạt Dermocystidium spp. Dermocystidium koi (ký sinh cá chép) bào tử hình cầu, đường kính 8-12 μm, bên trong có thể hình cầu sáng lệch về một bên. A B Dermocystidium koi (ký sinh cá chép) A - Các bào tử thấy rõ thể hồng cầu sáng, nhân và không bảo (mẫu tươi); B - Bào tử của nấm D. koi thấy rõ không bào và nhân lệch tâm. x1000 (nhuộm H&E). 1 - Dermocystidium kwangtungensis (ký sinh cá quả- Ophiocephalus maculates) bào nang dạng hình sợi mảnh rất dài cuộn không đều, kích thước thay đổi chiều dài từ 6,5-84,0mm, nhưng chiều rộng hẹp (0,1- 0,2mm). Cắt ngang bào nang hình tròn, thành bào nang mỏng, chiều dầy 1,2-1,5μm. Bào tử hình cầu, đường kính 8,5 μm (6,5-10,3μm), bên trong có thể hình cầu sáng lệch về một bên đường kính 5,8 μm (2,9- 7,4μm). Mẫu mô cắt ngang sợi nấm chứa các bào tử. Các tế bào máu (hồng cầu) ở giữa sợi nấm. x400 (nhuộm H&E) - Dermocystidium sinensis (ký sinh ở cá trắm cỏ) thể dinh dưỡng (trưởng thành) hình cầu, đường kính 9-17μm, trong tế bào chất có nhiều hạt nhỏ. Bào tử hình cầu, đường kính 13,8 μm (11,6-16,2μm), bên trong có thể hình cầu sáng lệch về một bên, đường kính 9,5 μm (8,0-11,0 μm). Dermocystidium sinensis Xiao Chongxue and Chen Chih-Leu, 1993 (1-3- thể dinh 2 dưỡng; 4-5- bào tử mẫu tươi; 6- bào tử nhuộm H&E; 7- bào tử nhuộm giemsa) 2. TRIỆU CHỨNG - Nấm hạt Dermocystidium spp. Thường ký sinh trên vây, cơ thể, mang cá, những chỗ bị bệnh sưng tấy màu hồng, hình dạng khác nhau (tròn, ôvan hoặc hình dài), kích thước khác nhau từ 1-2cm có khi lớn tới 10cm. Xung quanh chỗ sưng tấy có các đốm viêm nhỏ, chứa các bào tử. Các cục u của nấm hạt (Dermocystidium) đục vẩn chuẩn bị vỡ trên thân cá chép 3. PHÂN BỐ - Nấm hạt Dermocystidium spp. Ký sinh ở nhiều loài động vật thủy sản nước ngọt và nước mặn (xem bảng). Bệnh không gây cho động vật thủy sản chết hàng loạt. Nhưng khi bị nhiễm nấm hạt sẽ tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh khác dễ xâm nhập. Bệnh thường xuất hiện vào mùa xuân. Việt Nam ít quan tâm nghiên cứu bệnh này. 4. PHÒNG TRỊ - Phòng bệnh: Dùng thuốc tím (KMnO4) hoặc Formalin tắm cho cá giống phòng bệnh trước khi nuôi. - Trị bệnh: Tắm cho ĐVTS bằng Formalin nồng độ 200-300 ppm thời gian 30-60 phút hoặc phun xuống ao, bể nuôi 2 lần/ tuần thuốc Formalin nồng độ 10-20 ppm. Hoặc thay thế Formalin bằng thuốc tím (KMnO4). Dùng Bronopol tắm cho cá 30ppm (30mg/l) thời gian 15 phút. Dùng 50ppm Bronopol để xử lý trứng cá trong thời gian 30 phút. 3 Tên nấm Loài thủy sản Tác giả Tên Latin Tên Tiếng Việt Dermocystidium pusula Triturus marmoratus PÐrez, 1907 Dermocystidium banchialis Trutta faris LÐger, 1914 Dermocystidium ranae Rana temperasia Ếch Guyenot- Naville, 1922 Dermocystidium vejdovskyi Esox lucius Cá chó Jirovec, 1930 Dermocystidium salmonis Oncorhynchus tshawytscha Cá hồi Davis, 1947 Dermocystidium koi Cyprinus carpio Cá chép Hoshina- Sahara,1950 Dermocystidium daphinae Daphina magna Chân chèo Ruhberg, 1933 Dermocystidium marinum Hâu Mackin, et al, 1950 Dermocystidium guyenoi Nhóm cá vược Thélin, 1955 Dermocystidium percae Nhóm cá vược Richenbach- Klinke, 1950 Dermocystidium percae Mylopharyngodon idellus Cá trắm đen Chen Chih-Leu, 1956 Dermocystidium kwangtunggensis Ophiocephalus maculatus Cá chuối hoa Chen Chih-Leu, et al, 1960 Dermocystidium sinensis Ctenopharyngodon idellus Cá trắm cỏ Ctenopharyngodon idellus 5. ĐỐI TƯỢNG NHIỄM 6. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Quang Tề, 2009. Bệnh Học Thủy Sản. Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản I 4

Ngày đăng: 31/12/2014, 09:29

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan