BỆNH NẤM MANG Ở CÁ THỦY SẢN

13 1.7K 39
BỆNH NẤM MANG Ở CÁ THỦY SẢN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nghề nuôi trồng thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia có ưu thế về mặt nước, Việt Nam là một trong số các nước đó. Không chỉ mang lại nhiều ngoại tệ cho đất nước mà còn góp phần đáng kể vào sự thành công trong công tác xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực, làm thay đổi đời sống dân cư các vùng miền núi và ven biển. Tuy nhiên trong những năm gần đây, dịch bệnh và ô nhiễm môi trường đang trở thành những thách thức lớn đối với ngành Nuôi trồng thủy sản. Có thể là một nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế xã hội của ngành này.Trong số những tác nhân gây bệnh trên động vật thủy sản như: virus, vi khuẩn,… thì nấm cũng là một trong những tác nhân gây ảnh hưởng đến ngành thủy sản nước ta. Bệnh nấm mang ở cá là một trong những bệnh nấm nguy hiểm gây chết hàng loạt trên cá giống

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ KHOA THỦY SẢN MÔN: BỆNH NẤM VÀ KÝ SINH TRÙNG ĐỀ TÀI: BỆNH NẤM MANG Ở CÁ GVHD: Ths.Trương Thị Hoa SV Thực hiện: Nguyễn Thị Hiền I.ĐẶT VẤN ĐỀ.  Nghề nuôi trồng thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia có ưu thế về mặt nước, Việt Nam là một trong số các nước đó. Không chỉ mang lại nhiều ngoại tệ cho đất nước mà còn góp phần đáng kể vào sự thành công trong công tác xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực, làm thay đổi đời sống dân cư các vùng miền núi và ven biển.  Tuy nhiên trong những năm gần đây, dịch bệnh và ô nhiễm môi trường đang trở thành những thách thức lớn đối với ngành Nuôi trồng thủy sản. Có thể là một nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế - xã hội của ngành này.Trong số những tác nhân gây bệnh trên động vật thủy sản như: virus, vi khuẩn,… thì nấm cũng là một trong những tác nhân gây ảnh hưởng đến ngành thủy sản nước ta. Bệnh nấm mang ở cá là một trong những bệnh nấm nguy hiểm gây chết hàng loạt trên cá giống II. NỘI DUNG. 1.Tác nhân gây bệnh.  Gây bệnh nấm mang ở cá là một số loài thuộc giống Branchiomyces  Cá nuôi trong khu vực châu Á thường gặp 2 loài: B. sanguinis Plehn, 1921 và B. demigrans Wundseh, 1930. Hình 1: A. Hình dạng khuẩn ty của nấm Branchiomyces sanguinis. B. Sợi nấm ký sinh và phát tán trong tơ mang của cá. C. Sợi nấm phát triển dày đặc trên các tơ mang. D, E. Mang cá bị hoại tử. Hình 2: Nấm mang Branchiomyces ký sinh ở mang của cá. o Branchiomyces sanguinis • Sợi nấm thô 20-25 µm, ít phân nhánh khi ăn sâu vào các mô huyết quản • Bào tử tương đối lớn 8 µm • Loài này thường ký sinh ở cá Trắm cỏ. o Banchiomyces demigrans • Sợi nấm mảnh 6,6-21,6 µm phân nhánh nhiều, các nhánh men theo các mao huyết quản của tơ mang phát triển khắp tơ mang. • Bào tử tương đối nhỏ: 6,6 µm • Loài này thường ký sinh ở cá trắm đen, cá mè, cá trôi. 2. Dấu hiệu bệnh lý.  Các bào tử nấm bám vào mang phát triển thành các sợi nấm, sau đó sợi nấm xuyên sâu vào các tổ chức của mang và phân nhánh luồn vào các mao huyết quản, phá hoại các tổ chức mang, lấp kín các mao huyết quản làm mất tác dụng hô hấp của mang.  Mang chuyển màu hồng nhạt, hoặc trắng bạc .  Tơ mang sưng to, tiết dịch dính bết chúng lại với nhau.  Hoạt động của mang bị cản trở, hô hấp khó khăn, cá thường nổi đầu, hay tập trung ở dòng nước chảy, bỏ ăn.  Khi bệnh nặng các khuẩn ty và bào tử nấm theo mạch máu, di chuyển đến tim và một số bộ phận khác.  Bệnh thường xảy ra ở dạng cấp tính, bệnh lý phát triển rất nhanh, làm cá giống có thể chết hàng loạt. Hình 3: Một số hình ảnh mang của cá bị bệnh. 3. Phân bố và lan truyền bệnh  Bệnh thường gặp ở cá giống, cá thịt của các loài cá nước ngọt như: cá trắm cỏ, cá trắm đen, mè hoa, cá trôi, cá diếc, cá mè trắng.  Bệnh xuất hiện ở các ao nước bẩn, nhất là các ao có hàm lương chất hữu cơ cao, đặt biệt hay phát triển trong các ao có nước thải từ các trại nuôi gia cầm hay những ao dùng phân gà vịt để gây màu nước.  Bệnh nấm mang lưu hành và phát triển ở nhiều nước trên thế giới và thường gây ra tỷ lệ chết cao.  Bệnh phát triển mạnh vào mùa có nhiệt độ cao, nên ở Việt Nam thường xuất hiện vào mùa hè ở miền Bắc, mùa khô ở miền Nam và miền Trung. 4. Chuẩn đoán bệnh.  Có thể dựa vào dấu hiệu bệnh lý đã mô tả.  Kiểm tra các bệnh phẩm lấy từ mang cá bệnh dưới kính hiển vi, có thể phát hiện các sợi nấm và bào tử phát triển trong các tơ mang.  Phương pháp mô bệnh học với thuốc nhuộm H và E, để phát hiện ra các thể sợi và bào tử của nấm và quan sát sự biến đổi bệnh lý trong tổ chức mang cá bệnh.  Phương pháp phân lập cũng có thể được áp dụng để xác định chính xác giống loài tác nhân gây bệnh. Click to edit Master text styles Second level Third level Fourth level Fih level Hình 4: Một số hình ảnh mô của mang cá bị bệnh nấm mang. 5. Phòng và trị bệnh.  a, Phòng bệnh:  Ðối với các ao thường xảy ra bệnh, sau khi thu hoạch phải tháo cạn nước, dùng vôi diệt trùng ao (7-10kg/100m 2 ao) và phơi đáy ao khoảng một tuần trước khi cho nước mới vào.  Bổ sung các loại thuốc, khoáng, vitamin để tăng cường sức đề kháng cho cá.  Cứ khoảng 2 tuần nên dùng một đợt thuốc kháng sinh như: KANA- Ampicol, Bioflum,…trộn vào thức ăn, cho ăn liên tục trong 3 ngày. b, Ðiều trị:  Cần bón thêm vôi nung ( Ca(OH) 2 ) để nâng PH của nước ao lên 8,5-9,0.  Khi bón vôi cần lưu ý: không được để PH nước ao vượt quá giá trị 9,0. Thông thường, giá trị PH= 8,5-9,0 sẽ đạt được khi ta bón vôi nung vào ao với liều 2kg/100m 2 .  Cho cá ăn vừa phải để tránh làm dơ ao.  Hoà tan đồng Sulfat (CuSO 4 ) vào nước rồi tạt đều khắp ao với liều 0,5-0,7 ppm, với phương pháp điều trị trên, thường sau một tuần cá sẽ khỏi bệnh. Hình 5: Một số loại thuốc kháng sinh dùng trong phòng bệnh nấm mang ở cá. [...]... Thị Muội, 2004; Bệnh học thủy sản NXB Nông Nghiệp TP Hồ Chí Minh 2 Trương Thị Hoa; Bài giảng Bệnh nấm trên động vật thủy sản, 9/2008 3 Trần Thị Hà, Nguyễn Chiến Văn; Giáo trình Bệnh động vật thủy sản 4 Từ Thanh Dung; Trường ĐH Cần Thơ, Giáo trình Bệnh học thủy sản 5 Nguyễn Ngọc Phước; Giáo trình Bệnh học thủy sản 6 Trương Đình Hoài; Bài giảng Bệnh học thủy sản CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG... LUẬN  Bệnh nấm mang ở cá là một bệnh nguy hiểm gây chết hàng loạt ở cá giống và gây tổn thương ở cá thịt  Đây là bệnh vẫn chưa có thuốc chữa trị hữu hiệu, chủ yếu áp dụng các biện pháp phòng bệnh  Cần sớm nghiên cứu tìm ra phương pháp chữa trị bệnh kịp thời để giảm thiểu tổn thất trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt  Cần phải có một biện pháp phòng trị hợp lý nhằm giảm thiểu tối đa tác hại của bệnh. .. nuôi trồng thủy sản nước ngọt  Để đạt được một lợi nhuận cao nhất và tránh các bệnh về nấm trên các đối tượng thủy sản thì người dân trước mỗi vụ nuôi phải xử lý ao hồ chặt chẽ  Trong quá trinh nuôi phải giữ gìn vệ sinh ao nuôi, thường xuyên vệ sinh đáy ao, tránh nguồn nước trong ao bị bẩn, tránh hàm lương chất hữu cơ trong ao quá cao, cá thả nuôi mật độ vừa phải, giảm thiểu stress cho cá IV TÀI . thuốc kháng sinh dùng trong phòng bệnh nấm mang ở cá. II. KẾT LUẬN.  Bệnh nấm mang ở cá là một bệnh nguy hiểm gây chết hàng loạt ở cá giống và gây tổn thương ở cá thịt.  Đây là bệnh vẫn chưa có. khuẩn ty của nấm Branchiomyces sanguinis. B. Sợi nấm ký sinh và phát tán trong tơ mang của cá. C. Sợi nấm phát triển dày đặc trên các tơ mang. D, E. Mang cá bị hoại tử. Hình 2: Nấm mang Branchiomyces. Bệnh nấm mang ở cá là một trong những bệnh nấm nguy hiểm gây chết hàng loạt trên cá giống II. NỘI DUNG. 1.Tác nhân gây bệnh.  Gây bệnh nấm mang ở cá là một số loài thuộc giống Branchiomyces  Cá

Ngày đăng: 31/12/2014, 09:49

Mục lục

  • Slide 1

  • I.ĐẶT VẤN ĐỀ.

  • II. NỘI DUNG. 1.Tác nhân gây bệnh.

  • Slide 4

  • 2. Dấu hiệu bệnh lý.

  • Slide 6

  • 3. Phân bố và lan truyền bệnh

  • 4. Chuẩn đoán bệnh.

  • Slide 9

  • 5. Phòng và trị bệnh.  a, Phòng bệnh:

  • II. KẾT LUẬN.

  • IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO.

  • Slide 13

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan