1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thanh lí tài sản thế chấp

22 341 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 236,5 KB

Nội dung

Thanh lí tài sản thế chấp

ĐỀ TÀI: THANHTÀI SẢN THẾ CHẤP MỤC LỤC: 1. THANH LÝ, THANH LÝ TÍN DỤNG VÀ THANHTÀI SẢN THẾ CHẤP: 3 1.1. Thanh lý: 3 1.2. Thanh lý tín dụng: 3 1.3. Thanhtài sản thế chấp: 3 2. PHÂN LOẠI TÀI SẢN THẾ CHẤP: 4 2.1 Điều kiện đối với tài sản thế chấp: 4 2.2 Tài sản dùng làm thế chấp nợ vay Ngân hàng gồm: .4 2.3 Các tài sản thường bị cấm dùng làm tài sản thế chấp bao gồm: .4 3. CÁC MẪU ĐƠN VAY TIỀN - LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN TÀI SẢN THẾ CHẤP: .5 CÔNG CHỨNG VIÊN 10 4. QUY TRÌNH VÀ CÁC PHƯƠNG THỨC XỬ LÝ TÀI SẢN THẾ CHẤP: .11 PHẦN II: THANHTÀI SẢN THẾ CHẤP Ở VIỆT NAM .13 1. THỰC TIỄN XỬ LÝ NỢ QUÁ HẠN: 13 2. KHÓ KHĂN TRONG THANHTÀI SẢN THẾ CHẤP: 15 2.1. Pháp luật chồng chéo: .15 2.2. Công tác thi hành án còn chậm: 16 2.3. Thủ tục phát mại tài sản phức tạp đang là nỗi lo lớn của ngân hàng: .16 2.4. Khó khăn trong quá trình chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước: .17 2.5. Giá trị tài sản thế chấp quá lớn : .18 2.6. Việc xử lý nợ trong các trường hợp liên quan đến các DN địa phương rất khó khăn .18 2.7. Những khó khăn khác: 18 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT: .20 3.1 Sự cần thiết thành lập công ty quản lý nợ .20 BÀN VỀ THANHTÀI SẢN THẾ CHẤP PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ THANHTÀI SẢN THẾ CHẤP 1. THANH LÝ, THANH LÝ TÍN DỤNG VÀ THANHTÀI SẢN THẾ CHẤP: 1.1. Thanh lý: Là một hành vi hoặc một quá trình nhằm kềt thúc sự tồn tại của một công ty hay của một giao dich nào đó trên cơ sở bán các tài sản để thực hiện các nghĩa vụ. 1.2. Thanh lý tín dụng: Trong hoạt động ngân hàng thường xuyên có các khoản vay không hoàn trả đúng han, các khoản vay chưa quá hạn nhưng đã có dấu hiệu khó thu hồi và có thể dẫn đến tổn thất tài chính. Những khoản nợ khê đọng, mất khả năng thanh toán liên quan đến rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất và tất yếu làm tăng chi phí quản trị tài sản nợ, chi phí giám sát và xử lý tín dụng. Các biện pháp giải quyết những khoản tín dụng này nhằm cải thiện chất lượng các khoản tín dụng nội bảng gọi là nghiệp vụ thanh lý tín dụng. Thanh lý tín dụng là hành vi hoặc quá trình giải trừ các nghĩa vụ và quyền lợi của các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng tín dụng. 1.3. Thanhtài sản thế chấp: - Thế chấp là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng, vì vậy khi người đi vay không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng tín dụng thì phải bán tài sản thế chấp để trả nợ cho ngân hàng. Theo quy định của pháp luật người cho vay được ưu tiên thu nợ từ việc xử lý tài sản thế chấp sau khi thực hiện chi trả các loại phí liên quan đến việc bán tài sản. - Thế chấp tài sản là việc một bên (bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hũư của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên kia (bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản thế chấp. - Việc xử lý tài sản thế chấp được thực hiện theo nguyên tắc đồng thuận hoặc theo phán quyết của toà án. Đối với ngân hàng với cách là chủ nợ, việc bán tài sản thế chấp phải thoả mãn hai yêu cầu sau: • Số tiền thanh toán ròng (giá bán trừ các chi phí): Giá bán sát giá thị trường ở thời điểm tốt nhất và chi phí thấp nhất. • Thời gian bán tài sản: cần phải xử lý nhanh tài sản, nếu xử lý chấp chậm sẽ gây thiệt hại cho nhân hàng. Điều này được giải thích bởi hai lý do sau: 1. Ngân hang không thu được lãi tiền vay, trong lúc đó phải trả lãi tiền gửi do vốn bị đóng băng ; 2. Kéo dài thời gian gây tốn kém chi phí bảo quản tài sản và giảm giá trị tự nhiên của tài sản. 2. PHÂN LOẠI TÀI SẢN THẾ CHẤP: 2.1 Điều kiện đối với tài sản thế chấp: Theo lý thuyết, bất kỳ cái gì có giá trị và có thể chuyển được thành tiền mặt đều có thể dung làm tài sản thế chấp hay cầm cố. Mặc dầu các bất động sản, thiết bị, kho hang, tài khoản phải thu, quyền trong hợp đồng, giấy chứng nhận sở hữu, các chứng từ chuyển nhượng và các chứng khoán là các loại tài sản thế chấp thông thường nhất nhưng vẫn có các loại tài sản khác có thể được dùng một cách chủ ý như là vật bảo đảm cho một khoản vay, ví dụ như giấy phép, quyền kinh doanh một loại mặt hàng nào đó, đồ cổ, tác phẩm nghệ thụât, đá quý,…. thậm chí một chỗ ngồi tại thị trường chứng khoán tạo ra một nhóm các tài sản thế chấp rất chung chung được gọi là “ tài sản vô hình” 1. Tài sản là bất động sản: hồ sơ nhà gồm các giấy chứng nhận sở hữu tài sản, tờ khai trước bạ, bản vẽ. 2. Máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển, hàng hóa: + Đối với động sản Nhà nước quy định phải đăng ký quyền sở hữu: giấy chứng nhận quyền sở hữu. + Đối với động sản đơn vị nhập khẩu trực tiếp: hợp đồng ngọai thương, tờ khai hải quan, bộ chứng từ nhập hàng. + Động sản đơn vị nhập khẩu ủy thác: hợp đồng ủy thác hoặc hợp đồng mua bán đính kèm biên bản thanh lý hợp đồng; hóa đơn tài chính. 3. Các chứng từ có giá. 2.2 Tài sản dùng làm thế chấp nợ vay Ngân hàng gồm: • Bất động sản: nhà ở, nhà xưởng, quyền sử dụng đất và công trình xây dựng trên đất. • Động sản: máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hóa, phương tiện vận tải. • Chứng từ có giá: sổ tiết kiệm, trái phiếu, ngọai tệ. • Được bảo lãnh của bên thứ ba có tài sản thế chấp, cầm cố. • Vàng lá hoặc đồ trang sức bằng vàng, bạc, đá quý, kim cương; • Số dư của chứng chỉ tiền gửi, các thẻ, phiếu tiết kiệm do Ngân hàng phát hành; • Các vật dụng đắt tiền trong sinh hoạt gia đình; 2.3 Các tài sản thường bị cấm dùng làm tài sản thế chấp bao gồm: Các tài sản của người nghỉ hưu, quyền lợi của người vay trong kế hoạch lương hưu hoặc chia sẻ lợi nhuận, trái phiếu tiết kiệm chính phủ, phúc lợi an toàn xã hội và các tài sản do doanh nghiệp giữ theo danh nghĩa người nhận uỷ thác. Các tài sản mà thủ tục hoàn thiện quyền lợi có thể mơ hồ, hoặc có một sự khác nhau đáng kể trong quyền tài phán khác nhau, ví dụ như Lixăng (license - giấy chứng nhận bản quyền), quyền bán các hang hoá nhất định. 3. CÁC MẪU ĐƠN VAY TIỀN - LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN TÀI SẢN THẾ CHẤP: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc HỢP ĐỒNG THẾ CHẤP TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT Chúng tôi gồm có: Bên thế chấp (sau đây gọi là bên A)(1): . . . . Bên nhận thế chấp (sau đây gọi là bên B)(1): . . . . Hai bên đồng ý thực hiện việc thế chấp tài sản gắn liền với đất với những thoả thuận sau đây: ĐIỀU 1 NGHĨA VỤ ĐƯỢC BẢO ĐẢM Mẫu số 20/HĐTC 1. Bên A đồng ý thế chấp tài sản gắn liền với đất của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên B. 2. Nghĩa vụ được bảo đảm là (8): . . . ĐIỀU 2 TÀI SẢN THẾ CHẤP Tài sản thuộc quyền sở hữu của bên A theo . (4), cụ thể như sau (3): . . . . . . nêu trên là tài sản gắn liền với thửa đất sau: - Tên người sử dụng đất: . - Thửa đất số: . - Tờ bản đồ số: - Địa chỉ thửa đất: . - Diện tích: . m 2 (bằng chữ: ) - Hình thức sử dụng: + Sử dụng riêng: m 2 + Sử dụng chung: m 2 - Mục đích sử dụng: - Thời hạn sử dụng: . - Nguồn gốc sử dụng: . Những hạn chế về quyền sử dụng đất (nếu có): Giấy tờ về quyền sử dụng đất có: (2) ĐIỀU 3 GIÁ TRỊ TÀI SẢN THẾ CHẤP Giá trị tài sản thế chấp nêu tại Điều 2 của Hợp đồng này là: đồng (bằng chữ: . đồng) theo văn bản xác định giá trị tài sản thế chấp ngày ./ / ĐIỀU 4 NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA BÊN A 1. Nghĩa vụ của bên A: - Giao các giấy tờ về tài sản thế chấp cho bên B; - Không được chuyển nhượng, chuyển đổi, tặng cho, cho thuê, góp vốn hoặc dùng tài sản thế chấp để bảo đảm cho nghĩa vụ khác nếu không được bên B đồng ý bằng văn bản; - Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp; áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn giá trị tài sản thế chấp trong trường hợp tài sản thế chấp có nguy cơ bị hư hỏng do khai thác, sử dụng; - Tạo điều kiện thuận lợi cho bên B kiểm tra tài sản thế chấp. 2. Quyền của bên A: - Được sử dụng, khai thác, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp; - Nhận lại các giấy tờ về tài sản thế chấp sau khi hoàn thành nghĩa vụ. - Yêu cầu bên B bồi thường thiệt hại nếu làm mất, hư hỏng các giấy tờ về tài sản thế chấp. ĐIỀU 5 NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA BÊN B 1. Nghĩa vụ của bên B: - Giữ và bảo quản các giấy tờ về tài sản thế chấp, trong trường hợp làm mất, hư hỏng, thì phải bồi thường thiệt hại cho bên A; - Giao lại các giấy tờ về tài sản thế chấp cho bên A khi bên A hoàn thành nghĩa vụ. 2. Quyền của bên B - Kiểm tra hoặc yêu cầu bên A cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp; - Yêu cầu bên A áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn giá trị tài sản thế chấp trong trường hợp tài sản thế chấp có nguy cơ bị hư hỏng do khai thác, sử dụng; - Yêu cầu xử lý tài sản thế chấp theo phương thức đã thoả thuận. ĐIỀU 6 VIỆC ĐĂNG KÝ THẾ CHẤP VÀ NỘP LỆ PHÍ 1. Việc đăng ký thế chấp tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật do bên chịu trách nhiệm thực hiện. 2. Lệ phí liên quan đến việc thế chấp quyền sử dụng đất theo Hợp đồng này do bên . chịu trách nhiệm nộp. ĐIỀU 7 XỬ LÝ TÀI SẢN THẾ CHẤP 1. Trong trường hợp hết thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên A không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên B có quyền yêu cầu xử lý tài sản thế chấp theo phương thức (9): . . 2. Việc xử lý tài sản thế chấp được thực hiện để thanh toán nghĩa vụ cho bên B sau khi đã trừ chi phí bảo quản, bán tài sản và các chi phí khác có liên quan đến việc xử lý tài sản thế chấp. ĐIỀU 8 PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG Trong quá trình thực hiện Hợp đồng này, nếu phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không giải quyết được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật. ĐIỀU 9 CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN Bên A và bên B chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây: 1. Bên A cam đoan: 1.1. Những thông tin về nhân thân, về tài sản và thửa đất có tài sản đã ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật; 1.2. Tài sản thuộc trường hợp được thế chấp tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật; 1.3. Tại thời điểm giao kết Hợp đồng này: a) Tài sản và thửa đất có tài sản không có tranh chấp; b) Tài sản và quyền sử dụng đất có tài sản không bị kê biên để bảo đảm thi hành án; 1.4. Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, không bị ép buộc; 1.5. Thực hiện đúng và đầy đủ các thoả thuận đã ghi trong Hợp đồng này. 2. Bên B cam đoan: 2.1. Những thông tin về nhân thân đã ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật; 2.2. Đã xem xét kỹ, biết rõ về tài sản gắn liền với đất, thửa đất có tài sản nêu tại Điều 2 của Hợp đồng này và các giấy tờ về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, quyền sử dụng đất; 2.3. Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, không bị ép buộc; 2.4. Thực hiện đúng và đầy đủ các thoả thuận đã ghi trong Hợp đồng này. ĐIỀU . (10) . . . . . . . . . ĐIỀU . ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG Hai bên đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của mình và hậu quả pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này. Bên A (Ký và ghi rõ họ tên)(11) Bên B (Ký và ghi rõ họ tên)(11) LỜI CHỨNG CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN Ngày .tháng .năm . (bằng chữ ) tại .(12), tôi ., Công chứng viên, Phòng Công chứng số ., tỉnh/thành phố CÔNG CHỨNG: - Hợp đồng thế chấp tài sản gắn liền với đất được giao kết giữa bên A là và bên B là …… .…… ; các bên đã tự nguyện thoả thuận giao kết hợp đồng; - Tại thời điểm công chứng, các bên đã giao kết hợp đồng có năng lực hành vi dân sự phù hợp theo quy định của pháp luật; - Nội dung thoả thuận của các bên trong hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội; - . . (13) - Hợp đồng này được làm thành bản chính (mỗi bản chính gồm . tờ, trang), giao cho: + Bên A . bản chính; + Bên B . bản chính; Lưu tại Phòng Công chứng một bản chính. Số , quyển số TP/CC-SCC/HĐGD. CÔNG CHỨNG VIÊN (Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên) • CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT CÓ LIÊN QUAN: 4.1. Các quy định của pháp luật về thế chấp, cầm cố tài sản và bảo lãnh để vay vốn ngân hàng: Trước khi Bộ luật dân sự (BLDS) có hiệu lực pháp luật (01/7/1996) đã có quyết định số 156/QĐ- NH ngày 18/11/1989 của Tổng Giám đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Quy định về thế chấp tài sản vay vốn ngân hàng, Quyết định số 185/QĐ-NH5 ngày 6/9/1994 của Thống đốc ngân hàng nhà nước về việc ban hành quy chế về dịch vụ cầm cố. Từ ngày 01/7/1996, BLDS với các quy định về biệt tài sản dùng để thế chấptài sản dùng để cầm cố (Điều 329, Điều 346 BLDS) có hiệu lực pháp luật nên các quy định này không còn phù hợp nữa. Thống đốc ngân hàng Nhà nước cũng đã có quyết định số 217/QĐ-NH1 ngày 17/8/1996 thay thế quyết định số 156/QĐ-NH ngày 18/11/1989. Quy chế thế chấp, cầm cố tài sản và bảo lãnh vay vốn ngân hàng được ban hành kèm theo quyết định này. BLDS dành một phần tương đối lớn để quy định về cầm cố (từ Điều 329-345), về thế chấp (từ Điều 346- 362) và bảo lãnh (từ Điều 366-376). Tuy nhiên, các quy định của BLDS dù sao cũng chỉ dừng lại ở những điểm chung nhất và mang tính cơ sở do đó, quyết định số 217/QĐ-NH1 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã hướng dẫn chi tiết về vấn đề này. BLDS phân biệt tài sản được dùng để thế chấp với tài sản được dùng để cầm cố. Theo Điều 329 BLDS thì tài sản được cầm cố phải là động sản thuộc sở hữu của bên cầm cố tài sản. Điều 346 BLDS quy định thế chấp tài sản là việc bên có nghĩa vụ dùng tài sản là bất động sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên có quyền. Các Điều 332, 334, 335, 351, 352, 353, 354, 371, 372 BLDS đã quy định về quyền và nghĩa vụ của bên cầm cố, bên bảo lãnh. Các quy định này đều thể hiện một quan điểm nhất quán của nhà làm luật là khẳng định cầm cố, thế chấp hay bảo lãnh là những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ một cách hữu hiệu nhất. Các quy định về quyền của bên nhận cầm cố, bên nhận thế chấp cho thuê trong trường hợp bên cầm cố, bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên nhận cầm cố, bên nhận thế chấp có quyền yêu cầu xử lý tài sản cầm cố, thế chấp theo phương thức đã thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật và ưu tiên thanh toán. 4.2. Xử lý tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh: Điều 341 và Điều 359 BLDS quy định về phương thức xử lý tài sản cầm cố và thế chấp. Điều 341 BLDS quy định là khi đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên cầm cố tài sản không thực hiện hoặc thực hiện nghĩa vụ không đúng thỏa thuận thì tài sản cầm cố được xử lý theo phương thức do các bên đã thỏa thuận hoặc được bán đấu giá để thực hiện nghĩa vụ. Bên nhận cầm cố được ưu tiên thanh toán từ số tiền bán tài sản cầm cố sau khi trừ chi phí bảo quản, bán đấu giá tài sản. Điều 359 BLDS cũng quy định rõ là trong trường hợp đã đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên nhận thế chấp có quyền yêu cầu bán đấu giá tài sản thế chấp để thực hiện nghĩa vụ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Tuy nhiên, BLDS không cụ thể hóa các phương thức xử lý này. Ví dụ, BLDS chỉ quy định "hoặc được bán đấu giá để thực hiện nghĩa vụ" hoặc "có quyền yêu cầu bán đấu giá" còn việc tổ chức bán đấu giá này như thế nào thì Bộ luật không đề cập. Như vậy, BLDS đã quy định những nét chung nhất nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người cho vay vốn. Quy định thế chấp, cầm cố tài sản và bảo lãnh vay vốn ngân hàng ban hành kèm theo quyết định [...]... mại (NHTM) phần lớn đều phải có tài sản thế chấp Nhưng loại tài sản được thế chấp lại gần như chỉ áp dụng cho nhà ở và đất đai Vì vậy, khi mà khối tài sản thế chấp kia lên đến hàng ngàn tỉ đồng (tháng 12.1998) thì đã làm “đóng băng” nợ quá hạn tại các NHTM (80% trong tổng dư nợ quá hạn có tài sản thế chấp) Nguyên nhân chủ yếu là do vấn đề xử lý các loại tài sản thế chấp đó trong thực tế gặp rất nhiều... khi thanhtài sản là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất phải xin phép UBND địa phương từ cấp huyện, đến cấp tỉnh mới được phép đưa tài sản thế chấp là không hợp lý, cần phải được sửa đổi Trong nhiều trường hợp, ngân hàng không thể bán hay chuyển nhượng được những tài sản thế chấp này do chưa đủ thủ tục pháp lý, trong khi số tài sản thế chấp này đang xuống cấp ngày càng nhanh Một số tài sản. .. tố PHẦN II: THANHTÀI SẢN THẾ CHẤP Ở VIỆT NAM 1 THỰC TIỄN XỬ LÝ NỢ QUÁ HẠN: Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, hiện tại nợ xấu trong toàn hệ thống ngân hàng đã lên tới 20.000 tỷ đồng 1/3 trong số này là nợ có tài sản thế chấp. Chỉ tính riêng số tài sản thế chấp của EPCO Minh Phụngcần phải xử lý là 375 tài sản, trị giá hơn 2.100 tỷ đồng Tuy nhiêntrên thực tế, việc xử lý tài sản thế chấp đang gặp... quan đến việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp và bảo lãnh Khoản a và khoản b Điều 131 quy chế trên quy định về xử lý tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh: "xử lý tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh theo các phương thức đã thỏa thuận trong hợp đồng như: gán nợ cho bên thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh bằng tài sản đó; tự đấu giá hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền bán đấu giá Đối với những tài sản của Doanh nghiệp... giá tài sản ° 15 ngày thực hiện việc đăng ký bán đấu giá tài sản ° 30 ngày niêm yết tài sản bán đấu giá ° 60 ngày cho thời gian cấp giấy chứng nhận cho người mua tài sản Trong khi khối lượng tài sản thế chấp của NHTM là rất lớn (trên địa bàn TP.HCM có 2.870 món tài sản đang thế chấp là đất đai, nhà cửa), mà theo quy định này UBND TP.HCM sẽ phải cấp 2.870 lần giấy phép cho các NHTM bán đấu giá tài sản. .. vay không trả được nợ, Ngân hàng làm văn bản kèm theo hợp đồng tín dụng và hồ sơ thế chấp đề nghị cơ quan pháp luật xử lý tài sản thế chấp do thu hồi nợ Ngân hàng có thể áp dụng nhiều cách phát mại tài sản: a) Trực tiếp bán tài sản thế chấp cho người mua (trừ trường hợp tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất và các tài sản khác mà pháp luật quy định phải được bán tại tổ chức bán đấu giá chuyên trách):... hàng uỷ quyền hoặc chuyển giao cho các tổ chức có chức năng mua tài sản để bán d) Yêu cầu toà án cho phép phát mại tài sản thế chấp để trả nợ vay ngân hàng : Đối với quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất ngân hàng có thể đưa tài sản bán đấu giá hoặc khởi kiện tại toà án Ngoài ra, nếu tài sản bảo đảm có tranh chấp thì việc phát mại tài sản cũng phải thông qua quýêt định của toà án Trong những trường... hạn bắt buộc sử lý tài sản bảo đảm 3) Số tiền thu được do đấu giá tài sản thế chấp được xử lý theo thứ tự ưu tiên: a) Thanh toán nợ vay (cả gốc + lãi) cho Ngân hàng b) Thanh toán các chi phí, thủ tục tố tụng trong quá trình đấu giá tài sản c) Các chi phí khác phát sinh trong khi đấu giá tài sản d) Trả lại cho chủ sở hữu tài sản thế chấp hoặc đưa vào Ngân sách Nhà nước (nếu chủ nhân mất tích) đ) Nếu... vay có bảo đảm bằng tài sản thế chấp của người đi vay hoặc bên thứ 3 bảo lãnh bằng tài sản được các NHTM Việt Nam xem như một trong những tiêu chí để xét duyệt cấp vốn, vì đó là một hình thức bảo đảm an toàn cho món vay nếu như người đi vay không trả được nợ Do vậy, gần như toàn bộ nợ tồn đọng của các NHTM đều có tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh Và chiếm đa số trong tài sản thế chấp hiện nay là nhà... hàng thành tài sản của địa phương Chính quyền các địa phương thường áp dụng các biện pháp như: ra quyết định thu hồi tài sản để giao cho đơn vị khai thác rồi đền bù cho chủ tài sản theo giá rẻ; tác động để trì hoãn việc xử lý nợ, thi hành án; giao các tài sản của DN nợ ngân hàng cho các đơn vị khác quản lý trước khi giải thể, phá sản để tránh việc phải bán tài sản trả nợ cho ngân hàng; thanh toán nợ . BÀN VỀ THANH LÝ TÀI SẢN THẾ CHẤP PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ THANH LÝ TÀI SẢN THẾ CHẤP 1. THANH LÝ, THANH LÝ TÍN DỤNG VÀ THANH LÝ TÀI SẢN THẾ CHẤP: 1.1. Thanh. ĐỀ TÀI: THANH LÝ TÀI SẢN THẾ CHẤP MỤC LỤC: 1. THANH LÝ, THANH LÝ TÍN DỤNG VÀ THANH LÝ TÀI SẢN THẾ CHẤP:................................3 1.1. Thanh

Ngày đăng: 29/03/2013, 10:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w