Nguyên lý về sự phát triển cho thấy trong thời đại ngày nay nguồn nhân lực không những chỉ tăng lên về mặt số lượng mà đòi hỏi phải có sự nâng cao về chất lượng.
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC ĐỀ TÀI: PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ Ở VIỆT NAM Người thực hiện : Bùi Thị Hương Lớp : Cao học 18C Giáo viên hướng dẫn : TS. Lê Ngọc Thông Hà Nội, 2010 2 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .4 PHẦN I: CƠ SỞ LÍ LUẬN 6 I/ NGUYÊN LÍ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN 6 1. Những quan điểm khác nhau về sự phát triển: 6 2. Tính chất của sự phát triểt .7 II/ PHÁT TRIỂN LLSX VỚI PHÁT TRIỂN KTXH 8 1. Quan hệ biện chứng giữa LLSX và QHSX: 8 2. LLSX là yếu tố cách mạng nhất của sản xuất 11 3. Nguồn nhân lực 12 PHẦN II. THỰC TIỄN VIỆC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ NƯỚC TA HIỆN NAY .14 I. VAI TRÒ CỦA NGUỒN NHÂN LỰC TRONG SỰ NGHIỆP CNH - HĐH ĐẤT NƯỚC .14 II. TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN PHẢI PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CÓ HIỆU QUẢ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY .18 PHẦN III. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC ĐỂ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ HIỆN NAY 20 1. Thực trạng nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay .20 2. Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ CNH – HĐH ở nước ta hiện nay .21 KẾT LUẬN .24 3 PHẦN MỞ ĐẦU Cùng với khoa học – công nghệ, vốn đầu tư, nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định đến sự thành công của sự nghiệp đổi mới toàn diện kinh tế xã hội ở nước ta. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của nhiều nước phần lớn nhờ vào nguồn nhân lực có chất lượng cao. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế khi mà sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt thì nguồn nhân lực đóng vai trò ngày càng quan trọng. Do vậy, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao, khái niệm chỉ lực lượng lao động có học vấn, có trình độ chuyên môn cao và nhất là có khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi nhanh chóng của công nghệ sản xuất, là một yếu tố then chốt nhằm phát triển kinh tế bền vững. Các yếu tố của lực lượng sản xuất có quan hệ tác động biện chứng lẫn nhau, trong đó người lao động đóng vai trò quan trọng hàng đầu. Nguyên lý về sự phát triển cho thấy trong thời đại ngày nay nguồn nhân lực không những chỉ tăng lên về mặt số lượng mà đòi hỏi phải có sự nâng cao về chất lượng. Nước ta tiến hành CNH – HĐH trong điều kiện là một nước nông nghiệp lạc hậu với đặc điểm là nguồn nhân lực dồi dào về số lượng. Đối với một nước đang phát triển như nước ta hiện nay thì nâng cao chất lượng người lao động, phát huy nhân tố con người để phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước là một việc làm cấp thiết, đường lối đúng đắn. Nguồn nhân lực với trình độ tiên tiến sẽ là nhân tố thúc đầy nhanh tiến trình CNH – HĐH đất nước. Nguồn nhân lực chính là chìa khoá thành công trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhận thấy rõ vai trò quan trọng của nguồn nhân lực đối với việc phát triển nền kinh tế thời kỳ quá độ ở nước ta hiện nay cũng như tính cấp thiết của 4 việc phát triển nguồn nhân lực một cách có hiệu quả, tôi chọn đề tài: “ Phát triển nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế thời kỳ quá độ ở Việt Nam” Kết cấu của đề tài: Phần I: CƠ SỞ LÍ LUẬN Phần II: THỰC TIỄN VIỆC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ NƯỚC TA HIỆN NAY Phần III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 5 PHẦN I: CƠ SỞ LÍ LUẬN I/ NGUYÊN LÍ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN Trong phép biện chứng duy vật, phát triển dùng để khái quát quá trình vận động đi lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Quá trình đó vừa diễn ra dần dần, vừa nhảy vọt làm cho sự vật, hiện tượng cũ mất đi, sự vật, hiện tượng mới về chất ra đời. 1. Những quan điểm khác nhau về sự phát triển: Có hai quan điểm khác nhau về sự phát triển, đó là quan điểm siêu hình và quan điểm biện chứng: Quan điểm siêu hình: Xem xét sự phát triển chỉ là sự tăng lên hay giảm đi đơn thuần về mặt lượng, không có sự thay đổi về chất của sự vật, coi tất cả chất của sự vật không có sự thay đổi gì trong quá trình tồn tại của chúng. Sự vật ra đời với những chất như thế nào thì toàn bộ quá trình tồn tại của nó vẫn được giữ nguyên hoặc nếu có sự thay đổi nhất định về chất thì sự thay đổi ấy cũng chỉ diễn ra trong một vòng khép kín. Họ cũng coi sự phát triển chỉ là sự thay đổi về mặt lượng của từng loại và sự vật đang có chứ không có sự sinh thành ra cái mới với những chất mới. Những người theo quan điểm siêu hình còn xem sự phát triển là một quá trình tiến lên liên tục. Quan điểm biện chứng: Quan điểm biện chứng đối lập với quan điểm siêu hình, xem xét sự phát triển là một quá trình tiến lên từ thấp đến cao, diễn ra vừa dần dần vừa nhảy vọt, dẫn đến sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Dù trong hiện thực khách quan hay trong tư duy, sự phát triển diễn ra không phải lúc nào cũng theo đường thẳng mà rất quanh co, phức tạp, thậm chí có thể có những bước lùi tạm thời. 6 Theo quan điểm biện chứng, sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, là quá trình diễn ra theo đường xoáy ốc. Quan điểm duy vật biện chứng đối lập với quan điểm duy tâm và tôn giáo về nguồn gốc của sự phát triển, khẳng định nguồn gốc của sự phát triển năm trong bản thân sự vật. Đó là do mâu thuẫn trong chính sự vật quy định. Nói cách khác, đó là quá trình giải quyết liên tục mâu thuẫn trong bản thân sự vật, đó đó cũng là quá trình tự thân của mọi sự vật. Trái lại, những người theo quan điểm duy tâm hay quan điểm tôn giáo lại thường tìm nguồn gốc của sự phát triển ở thần linh, Thượng đế, các lực lượng siêu nhiên hay ở ý thức của con người. 2. Tính chất của sự phát triểt Sự phát triển có 3 tính chất cơ bản: tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú. Tính khách quan: Nguồn gốc sự phát triển nằm ngay trong bản thân sự vật và không phụ thuộc vào ý thức của con người nên sự phát triển bao giờ cũng mang tính khách quan. Tính phổ biến: Tính phổ biến ở đây được hiểu là diễn ra ở mọi lĩnh vực và ở bất kỳ sự vật, hiện tượng nào của thế giới khách quan. Chỉ trên cơ sở của sự phát triển, mọi hình thức của tư duy, nhất là các khái niệm, phạm trù mới có thể phản ánh đúng đắn hiện thực luôn vận động và phát triển. Tính đa dạng, phong phú: Mỗi sự vật, hiện tượng có quá trình phát triển không giống nhau và chịu sự tác động của nhiều yếu tố điều kiện khác nhau. Quan điểm phát triển đòi hỏi không chỉ nắm bắt những cái hiện đang tồn tại ở sự vật, mà còn phải thấy rõ khuynh hướng phát triển trong tương lai, 7 phải thấy được những biến đổi đi lên cũng như những biến đổi có tính chất thụt lùi. Song điều cơ bản là phải khái quát những biến đổi để vạch ra khuynh hướng biến đổi chính của sự vật. Xem xét sự vật theo quan điểm phát triển cần phải biết phân chia quá trình phát triển của sự vật thành nhiều giai đoạn. Từ đó tìm ra phương pháp nhận thức và cách tác động phù hợp nhằm thúc đẩy sự việc tiến triển nhanh hơn hoặc kìm hãm sự phát triển của nó tùy theo sự phát triển đó có lợi hay có hại. II/ PHÁT TRIỂN LLSX VỚI PHÁT TRIỂN KTXH 1. Quan hệ biện chứng giữa LLSX và QHSX: Trong quá trình lao động sản xuất, một mặt là quan hệ giữa con người với tự nhiên - lực lượng sản xuất, mặt khác là quan hệ giữa người với người tức là quan hệ sản xuất. Phương thức sản xuất là sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất ở một trình độ nhất định với quan hệ sản xuất tương ứng. Quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất, trình độ của lực lượng sản xuất đây là quy luật cơ bản nhất của toàn bộ lịch sử loài người, là quy luật biến đổi phát triển của các phương thức sản xuất. Lực lượng sản xuất là thể thống nhất hữu cơ giữa tư liệu sản xuất (trước hết là công cụ sản xuất) và con người với kinh nghiệm, kỹ năng tri thức lao động của họ. Lực lượng sản xuất là biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá trình sản xuất. Trong quá trình sản xuất, con người kết hợp sức lao động của mình với tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động tạo thành sức mạnh khai thác giới tự nhiên, làm ra sản phẩm cần thiết cho cuộc sống của mình. Lực lượng sản xuất bao gồm hai yếu tố cấu thành đó là tư liệu sản xuất và người lao động. 8 Tư liệu sản xuất gồm: Tư liệu lao động và đối tượng lao động. Tư liệu lao động: có công cụ lao động và những phương tiện lao động khác phục vụ trong quá trình sản xuất như những phương tiện vận chuyển, bảo quản sản phẩm. Đối tượng lao động là những vật có sẵn trong tự nhiên và cả những vật do con người tạo ra và được con người sử dụng trong quá trình sản xuất. Con người: Chính là người lao động với kinh nghiệm, kỹ năng, tri thức lao động của họ. Các yếu tố trong lực lượng sản xuất không thể tách rời nhau mà có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Trong đó con người giữ vị trí hàng đầu. Tư liệu sản xuất giữ vai trò quan trọng và khoa học ngày càng trở thành các lực lượng sản xuất trực tiếp của xã hội. Ngày nay lực lượng sản xuất có thêm một yếu tố mới tham gia vào quá trình của nó đó là khoa học. Trình độ của lực lượng sản xuất là trình độ phát triển của công cụ lao động, của kỹ thuật, trình độ kinh nghiệm kỹ năng lao động của con người, quy mô sản xuất, trình độ phân công lao động xã hội: Lực lượng sản xuất có trình độ cao, lực lượng sản xuất có trình độ thấp. Trình độ của lượng sản xuất là khái niệm nói lên khả năng của con người thực hiện quá trình biến đổi và thích nghi với giới tự nhiên nhằm bảo đảm cho sự sinh tồn và phát triển của mình thông qua công cụ lao động . Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là sản phẩmcủa sự kết hợp giữa các nhân tố: Trình độ của công cụ lao động, trình độ tổ chức lao động xã hội, trình độ ứng dụng khoa học vào sản xuất, trình độ kinh nghiệm và kỹ năng lao động của con người, trình độ phân công lao động. Thời đại ngày nay, khoa học công nghệ đang ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Những thành tựu của khoa học được ứng dụng nhanh chóng và rộng rãi vào sản xuất tri thức khoa học cũng là một bộ phận quan trọng trong kinh nghiệm, kỹ năng của người lao động. Các yếu tố của lực lượng sản xuất có quan hệ tác động biện chứng lẫn nhau, trong đó người 9 lao động đóng vai trò quan trọng hàng đầu. Quan hệ sản xuất biều hiện mối quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất. Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất hợp thành phương thức sản xuất của xã hội. Cũng như lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất thuộc lĩnh vực đời sống vật chất của đời sống xã hội. Tính vật chất của quan hệ sản xuất thể hiện ở chỗ, chúng tồn tại khách quan độc lập với ý muốn chủ quan của con người. Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất có mối quan hệ biện chứng tác động qua lại với nhau. Trong đó lực lượng sản xuất là yếu tố quyết định, là nội dung vật chất của quá trình sản xuất. Tương ứng với một trình độ phát triển của lực lượng sản xuất hiện có thì cũng cần có một hệ thống quan hệ sản xuất phù hợp nhằm bảo tồn, khai thác, sử dụng và phát triển lực lượng sản xuất. Đồng thời những biến đổi trong nội dung vật chất của lực lượng sản xuất tất yếu dẫn đến sự biến đổi của các quan hệ sản xuất. Quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất. Nếu quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất thì sẽ thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Còn nếu quan hệ sản xuất không phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất thì nó sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Với hai nền sản xuất có lực lượng sản xuất tương đương song tính chất của quan hệ sản xuất khác nhau sẽ dẫn đến mục đích của sản xuất năng suất lao động khác nhau. Dưới sự tác động của nhiều nhân tố như sự tích lũy dần kinh nghiệm mà trong thời đại ngày nay với sự tác động trực tiếp và nhanh chóng của các tri thức khoa học kỹ thuật và công nghệ vào quá trình sản xuất thì lực lượng sản xuất không ngừng biến đổi và phát triển. Nhưng sự biến đổi và phát triển đó trong một giới hạn nhất định thì chưa tạo ra nhu cầu khách 10 [...]... sức quan trọng đối với quá trình tăng 12 trưởng và phát triển kinh tế Do vậy, việc phát triển con người, phát triển nguồn nhân lực trở thành vấn đề chiếm vị trí trung tâm trong hệ thống phát triển các nguồn lực Xuất phát từ cách tiếp cận về nguồn nhân lực khác nhau nên dẫn đến có nhiều cách hiểu khác nhau về phát triển nguồn nhân lực: Theo Liên Hợp Quốc: phát triển nguồn nhân lực bao gồm giáo dục, đào... nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế Việt Nam trong thời kỳ quá độ đã được Đảng và Nhà nước ta xác định đúng hướng Bước sang thời kỳ phát triển mới - đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta phải lấy việc phát huy nguồn lực con người Việt Nam hiện đại làm yếu tố cơ bản cho việc phát triển nhanh, bền vững phải gắn tăng trưởng kinh tế với cải thiện đời sống nhân dân phát triển. .. “ Nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và của đất nước” Theo tổ chức lao động quốc tế: nguồn nhân lực của một quốc gia là toàn bộ những người trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động Dưới góc độ của Kinh tế Chính trị: nguồn nhân lực là tổng hoà thể lực và trí lực tồn tại trong toàn bộ lực. .. KẾT LUẬN Trong bất kỳ một xã hội nào, một đất nước nào, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cũng đóng một vai trò cực kỳ quan trọng Đặc biệt ở nước ta,vấn đề này lại càng được coi trọng hơn bao giờ hết Lý thuyết và thực tiễn phát triển ở tất cả các nước trên thế giới đã cho thấy nguồn nhân lực đóng vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế Việc phát triển và sử dụng nguồn. .. cơ sở cẩn thiết phục vụ cho việc dự báo • Giảm tỉ lệ gia tăng dân số, nhằm tạo điều kiện để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Gia tăng dân số quá nhanh là một trong những nguyên nhân quan trọng cản trở tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, gây khó khăn lớn cho việc cải thiện đời sống, hạn chế phát triển về trí tuệ, văn hóa và thể lực của người lao động Khi nền kinh tế đang ở trong giai đoạn phát triển, ... lượng ở các vùng miền núi, vùng sâu vùng xa thừa lao động giản đơn nhưng lại thiếu trầm trọng lao động có trình độ gây rất nhiều khó khăn cho việc phát triển nhiều mặt ở vùng này Trong khi đó ở những thành phố lớn lại tập trung nhiều lao động có trình độ, gây ra sự lãng phí lớn ở những nơi này nhưng lại thiếu hụt ở những nơi khác 2 Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ CNH – HĐH ở nước... vậy, phát triển nguồn nhân lực của một quốc gia chính là sự biến đổi về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực trên các mặt thể lực, trí lực, kỹ năng, kiến thức và tinh thần cùng với quá trình tạo ra những biến đổi tiến bộ về cơ cấu nguồn nhân lực Nói một cách khái quát nhất, phát triển nguồn nhân lực chính là quá trình tạo lập và sử dụng năng lực toàn diện của con người vì sự tiến bộ kinh tế- xã hội và... chất vốn có bên trong của mỗi chủ thể và nó được nhân lên gấp đôi trong hoạt động thực tiễn Động lực CNH HĐH là những gì thúc đẩy quá trình vận động và phát triển Vì vậy khi nói "nguồn lực với tính cách là động lực của quá trình CNH - HĐH" là chủ yếu nói đến những phẩm chất tích cực của tổng hợp những chủ thể được bộc lộ trong quá trình CNH - HĐH và thúc đẩy quá trình này vận động phát triển và thể hiện... xu thế phát huy yếu tố nguồn nhân lực là xu thế chung toàn cầu Nguồn nhân lực có chất lượng cao về trí tuệ và tay nghề ngày càng trở thành một lợi thế cạnh tranh cho mỗi quốc gia Nếu nguồn nhân lực chỉ hàm chứa lao động giản đơn thì sẽ là một sức ép đối với quá trình tăng trưởng và phát triển ở các nước chậm phát triển Trong bối cảnh toàn cầu hóa, những chuẩn mực về kĩ năng và năng suất lao động, về... cầu thị trường lao động Chất lượng nguồn nhân lực nhìn chung đã được cải thiện nhiều nhưng cung về chất lượng vẫn không thể đáp ứng được cầu về mặt thể lực , trí lực và trình độ chuyên môn kĩ thuật của lực lượng lao động, nguồn nhân lực của Việt Nam Chất lượng thì như vậy, lại thêm việc phân bố, sử dụng nguồn nhân lực bất cập, thiếu đồng bộ càng làm tăng thêm mâu thuẫn về nguồn nhân lực 20 cả về số lượng . việc phát triển nguồn nhân lực một cách có hiệu quả, tôi chọn đề tài: “ Phát triển nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế thời kỳ quá độ ở Việt Nam”. HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC ĐỀ TÀI: PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ Ở VIỆT