dây chuyền công đoạn chuyển hóa CO

35 529 2
dây chuyền công đoạn chuyển hóa CO

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Từ lâu, người dân đã có câu “người đẹp vì lúa, lúa tốt vì phân”, phân bón là một trong những nhân tố chính làm tăng năng xuất cây trồng để nuôi sống nhân loại trên thế giới. Bên cạnh đó, sản xuất nông nghiệp thường dựa vào đất, phân chuồng, phân lá và các loại phân sinh học khác, nhưng ngày nay đất đai ngày càng khô cằn và nhằm làm tăng năng xuất, khả năng sinh trưởng,..người ta đã sử dụng phân bón hóa học. Theo FAO, phân bón làm tăng năng xuất cây trồng từ 35%40%, phân bón có rất nhiều loại nhưng chỉ có một số loại phân bón chủ chốt bao gồm 13 nguyên tố cơ bản (N, P, K, Ca, Mg, Fe, Mn, Zn, Cu, Mo, B, Co). Ba nguyên tố người ta thưởng bón trong đất là nito, photpho, kali. Đạm nito thường dùng là đạm amom (như sunphat amon, cacbonat amon, clorua amon) và các dạng amonia, nito (amon nitrat, natri nitrat, và kali nitrat). Các quạng muối phốt phát là nguyên liệu chủ yếu để tạo phân lân. . .Phân kali thường dùng chủ yếu là photphat kali và clorua kali. Dựa vào sự cần thiết đó cùng với sự phát triển của nghành phân bón nước ta hiện nay cùng với việc sử dụng khí thiên nhiên đã được đảng và Chính phủ quan tâm. Nhà máy đạm Phú Mỹ là một khâu quan trọng trong chương trình Khí Điện Đạm và là một chủ trương lớn nhằm nâng cao giá trị sử dụng nguồn khí Bạch Hổ, Trùng Cửu Long và Nam Côn Sơn. Nhận thấy tầm quan trong của các công đoạn trong xưởng Amoniac nên em đi sâu vào dây chuyền công đoạn chuyển hóa CO trong xưởng này

Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Vũ Thị Hồng Phượng LỜI MỞ ĐẦU Từ lâu, người dân đã có câu “người đẹp vì lúa, lúa tốt vì phân”, phân bón là một trong những nhân tố chính làm tăng năng xuất cây trồng để nuôi sống nhân loại trên thế giới. Bên cạnh đó, sản xuất nông nghiệp thường dựa vào đất, phân chuồng, phân lá và các loại phân sinh học khác, nhưng ngày nay đất đai ngày càng khô cằn và nhằm làm tăng năng xuất, khả năng sinh trưởng, người ta đã sử dụng phân bón hóa học. Theo FAO, phân bón làm tăng năng xuất cây trồng từ 35%- 40%, phân bón có rất nhiều loại nhưng chỉ có một số loại phân bón chủ chốt bao gồm 13 nguyên tố cơ bản (N, P, K, Ca, Mg, Fe, Mn, Zn, Cu, Mo, B, Co). Ba nguyên tố người ta thưởng bón trong đất là nito, photpho, kali. Đạm nito thường dùng là đạm amom (như sunphat amon, cacbonat amon, clorua amon) và các dạng amonia, nito (amon nitrat, natri nitrat, và kali nitrat). Các quạng muối phốt phát là nguyên liệu chủ yếu để tạo phân lân. . .Phân kali thường dùng chủ yếu là photphat kali và clorua kali. Dựa vào sự cần thiết đó cùng với sự phát triển của nghành phân bón nước ta hiện nay cùng với việc sử dụng khí thiên nhiên đã được đảng và Chính phủ quan tâm. Nhà máy đạm Phú Mỹ là một khâu quan trọng trong chương trình Khí Điện Đạm và là một chủ trương lớn nhằm nâng cao giá trị sử dụng nguồn khí Bạch Hổ, Trùng Cửu Long và Nam Côn Sơn. Nhận thấy tầm quan trong của các công đoạn trong xưởng Amoniac nên em đi sâu vào dây chuyền công đoạn chuyển hóa CO trong xưởng này SVTH: Phạm Văn Hiển Trang 1 Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Vũ Thị Hồng Phượng CHƯƠNG I: GIỚI THIÊU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP. 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển: Việc sử dụng khí thiên nhiên đã được đảng và Chính phủ quan tâm. Nhà máy đạm Phú Mỹ là một khâu quan trọng trong chương trình Khí Điện Đạm và là một chủ trương lớn nhằm nâng cao giá trị sử dụng nguồn khí Bạch Hổ, Trùng Cửu Long và Nam Côn Sơn. Nhà máy đạm Phú Mỹ là nhà máy phân bón lớn và hiện đại đầu tiên của Tổng công ty dầu khí Việt Nam, nhằm bảo đảm sự ổn định và chủ động cung cấp phân đạm cho phát triển nông nghiệp, góp phần quan trọng bảo đảm an ninh lương thực, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhà máy sản xuất đạm phú mỹ có công xuất 760 ngàn đến 800 ngàn tấn đạm ure/năm được xây dựng trên cơ sở quyết định phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư Nhà máy sản xuất phân đạm Phú Mỹ của thủ tướng chính phủ số 166/QD-TTg ngày 20/01/2001 và chỉ đạo triển khai thực hiện nhà máy Đạm Phú Mỹ của chính phủ tại công văn số 529/CP- CN ngày 14/06/2001, Quyết Định phệ duyệt một số điều chỉnh của báo cáo nghiên cứu khả thi, kế hoạch đấu thầu và hợp đồng EPCC của dự án Nhà máy đạm Phú Mỹ của hội đồng quản trị tổng công ty dầu khí Việt Nam số 2620/QĐ –HĐQT 15/06/2001. Hợp đồng EPCC xây dựng nhà máy Đạm Phú mỹ giữa tổng công ty dầu khí Việt Nam và tổ hợp nhà thầu Technip/ Samsung, hợp đồng chuyển giao công nghệ sản xuất URE với Snamprogetti ngày 15/06/2001 là cơ sở cho các bên triển khai thực hiện nghĩa vụ của mình nhẳm xây dựng nhà máy sản xuất phân dạm Phú Mỹ hiện đại và đạt tiêu chuẩn Quốc Tế. 1.2 Địa điểm xây dựng mặt bằng nhà máy: Nhà máy sản xuất phân đạm Phú Mỹ được xây dựng trong khu công nghiệp Phú Mỹ I - Huyện Tân Thành- Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu với diện tích quy hoạch 63 ha. Vị trí nhà máy được thể hiện trong chứng chỉ quy hoạch SVTH: Phạm Văn Hiển Trang 2 Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Vũ Thị Hồng Phượng số 07/2001/BQL – CCQH do ban quản lý các Khu Công Nghiệp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cấp ngày 12/03/2001. 1.3 Các loại sản phẩm: 1.3.1 Sản phẩm chính- Urea:  Công xuất: 2200 tấn/ngày  Cỡ hạt: 1.4 – 2.8 mm: >95%.  Hàm lượng N 2 : >46.2%.  Độ ẩm : <0.4%.  Hàm lượng biuret: <1%. Urea là hợp chất hóa học có công thức phân tử CO(NH2) 2 , ờ nhiệt độ thường Urea không màu, mùi vi, hòa tan trong nước, ở nhiệt độ nóng chảy khoảng 135 0 C, tỷ trọng khoảng 1,3230. Urea thủy phân chậm tạo thành Cacbonat Amon sau đó phân hủy thành NH 3 và CO 2 , đây là cơ sở để sử dụng Urea làm phân bón.Trong công nghiệp Urea được tổng hợp từ NH 3 lỏng và CO 2 khí ở điều kiện nhiệt độ và áp xuất cao. 1.3.2 Sản phẩm phụ amoniac:  Amoniac chủ yếu để sản xuất Urea. Lượng còn dư được đưa về bồn chứa.  Công xuất 1350 tấn Amoniac/ngày. Amoniac là chất khí có công thức phân tử là NH 3 , hóa lỏng ở nhiệt độ thấp và áp xuất thường (khoảng -30 0 C) hoạc ở điều kiện thường và áp xuất cao (khoảng 15bar), có mùi đặc trưng. 1.4 An toàn lao động và phòng cháy chữa cháy: Do đặc thù của nhà máy là nguy cơ cháy nổ cao nên vấn đề an toàn cháy nổ được nhà máy rất quan tâm. 1.4.1 Phân tích nguy cơ cháy nổ và giải pháp bảo vệ: Các chất nguy hiểm có thể gây cháy nổ trong các bộ phận sản xuất được liệt kê dưới đây: SVTH: Phạm Văn Hiển Trang 3 Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Vũ Thị Hồng Phượng -Amoniac (dạng lỏng hoặc khí). -Khí nhiên liệu (được xem chủ yếu là khí metan). -Hydro (dạng khí). -Metyl dietanol amin (MDEA) là dạng hòa tan trong nước. -Dầu nhờn mỡ bôi trơn (dạng lỏng). -Dầu điezen (dạng lỏng). 1.4.1.1 Phân tích: Amoniac được xem là chất có nguy cơ cháy nổ thấp có cấp độ cháy là 1 và tiêu chuẩn NFPA 325 xác định rằng Amoniac là chất khó cháy. Thêm vào đó, tiêu chuẩn NFPA 49 cũng đánh giá về các mối nguy hiểm của Amoniac là; “chất ăn mòn, có thể nguy hiểm về cháy nổ nếu được đặt ở nơi kín khí’. Hydro và khí tự nhiên, có cấp độ cháy nổ là 4, là những khí có nguy cơ cháy nổ cao. Những khả năng cháy nổ có thể xảy ra đối với những khí này khi bị rò rỉ và kích cháy là bùng phát, cháy phun lửa dữ dội thậm chí gây nổ (chỉ xảy ra trong trường hợp khi khí tích tụ trong các khu vực kín hoặc được giải thoát với một lượng lớn). Dung dịch MDEA có thể được xem là chất không cháy rỉ vì rất khó có thể đốt cháy va trong các thiết bị nhà máy, MDEA chỉ tồn tại trong các dung dịch với dung môi là nước. Dầu nhờn, mỡ bôi trơn và dầu điêzen có thể được xem là những chất có nguy cơ cháy nổ thấp và khả năng cháy có thể xảy ra với những ngọn lửa nhỏ khi có sự rò rỉ của những chất này, được đốt nóng tới nhiệt độ cháy nổ và phải dược kích cháy. Hydro hiện diện dưới dạng hỗn hợp trong phân xưởng Amoniac. Khí tự nhiên chỉ hiện diện trong phân xưởng Amoniac, bộ phận cấp khí nhiên liệu và bộ phận sản xuất hơi và điện. Đối với sự rò rỉ hỗn hợp hydro và khí tự nhiên, SVTH: Phạm Văn Hiển Trang 4 Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Vũ Thị Hồng Phượng phòng cháy được thể hiện bằng cách: 1) Sử dụng vật liệu và hệ thống thích hợp đúng theo tiêu chuẩn kĩ thuật đã được thiết kế của dự án nhằm giảm thiểu khả năng rò rỉ. 2) Tránh để xảy ra các khu vực kín khí nơi các chất khí dễ xáy nổ có thể tích tụ. 3) Phát hiện sự có mặt của khí dễ cháy nổ tại những nơi mà hiện tượng rò rỉ dễ xảy ra. 4) Giảm thiểu sự có mặt của nguồn kích cháy, kích nổ. Chống cháy có thể thực hiện bằng cách: giảm nhiệt độ của thiết bị đang bị cháy bằng cách sử dụng hệ thống phun nước cố định, các vòi nước cứu hỏa. Trong trường hợp chữa cháy dùng bột khô và CO 2 (xem phương pháp 6 của tiêu chuẩn NFPA 325), các chất này phải luôn có sẵn để sử dụng trong nhà máy. Dầu nhờn được dùng trong các bộ phận sản xuất của nhà máy nơi có mặt của các thiết bị quay lớn(bơm, máy nén và máy biến thế). Đối với sự rò rỉ của hệ thống dầu nhờn:  Phòng cháy được thực hiện bằng cách sử dụng vật liệu và hệ thống thích hợp đúng theo tiêu chuẩn kĩ thuật đã được thiết kế của dự án nhằm giảm thiểu khả năng rò rỉ.  chống cháy có thể giảm nhiệt độ của các thiết bị cháy bằng cách sử dụng hệ thống phun nước cố định, các vòi nước cứu hỏa. trong trường hợp chứa cháy cần đến bột khô CO 2 , các chất này phải luôn có sẵn trong nhà máy. nước có thể được sử dụng cho chữa cháy chỉ trong trường hợp được áp đặt lên nơi xảy ra hỏa hoạn từ khoảng cách thích hợp (xem phương pháp 2 của tiêu chuẩn NFPA 325). Dầu diezen được dùng trong các trạm bơm nước cứu hỏa (các bơm diezen khẩn cấp) và gần các trạm điện khác như trạm phát điện khẩn cấp. Đối với việc rò rỉ hệ thống dầu diezen: SVTH: Phạm Văn Hiển Trang 5 Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Vũ Thị Hồng Phượng  phòng cháy được sử dụng bằng cách sử dụng vật liệu và hệ thống thích hợp đúng theo tiêu chuẩn kĩ thuật dã được thiết kế của dự án nhằm giảm thiểu khả năng rò rỉ.  chống cháy được thực hiện bằng cách sử dụng các vòi nước cứu hỏa và bình cứu hỏa sử dụng bột khô.  Các tòa nhà: • Bên trong tòa nhà của các trạm điện, các nguồn có thể gây cháy là các thiết bị điện và cáp điện. Những tòa nhà này thường có người, • Vì vậy các hệ thống phòng cháy, chữa cháy bao gồm:  Một hệ thống phun CO 2 : CO 2 được giải phóng nhờ các thiết bị tự động nhằm phát hiện nhiệt hoặc khói được lắp đặt bên trong các tòa nhà, đồng thời các thiết bị báo động dưới dạng nghe hoặc nhìn và làm chậm thời gian trước khi xả CO 2 đã được dự Trù lắp đặt nhằm cho phép mọi người thoát khỏi tòa nhà trước khi xả CO 2.  Các bình CO 2 có thể mang vác được. • Bên trong các tòa nhà điều khiển, các nguồn có thể gây cháy là các thiết bị điều khiển và cáp điện. Đây là tòa nhà thường xuyên có người, vì vậy hệ thống phòng cháy cơ bản là:  Một hệ thống phun nước sạch (FM -200) được lắp đặt ở tầng dưới sàn nhà (nơi hầu hết các cáp dẫn chạy qua). Quá trình phun FM-200 sẽ được kích hoạt bởi thiết bị phát hiện nhiệt và khói được lắp đặt bên trong tầng dưới sàn nhà. Các thiết bị báo động dưới dạng nghe/nhìn cũng được lắp đặt.  Hệ thống phát hiện khói cũng được lắp đặt cho các phần còn lại của tòa nhà điều khiển.  Các bình CO 2 chữa cháy mang vác được. • Bên trong tòa nhà đóng bao và xếp bao Urea, các nguồn có thể gây cháy chủ yếu là vật liệu được dùng để đóng bao (các bao nilon) và các palet (chủ yếu là SVTH: Phạm Văn Hiển Trang 6 Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Vũ Thị Hồng Phượng gỗ), các thiết bị và cáp dẫn. Tòa nhà này được trang bị các phương tiện chống cháy gồm:  Hệ thống sprinkle làm ẩm tự động.  Các bình chứa cháy mang vác được. • Bên trong tòa nhà hành chính, các nguồn có thể gây cháy chủ yếu là các thiết bị điện, cáp dẫn điện, giấy và các vật liệu gỗ. Tòa nhà này được trang bị các phương tiện chống cháy gồm:  Hệ thống phát điện và báo động nhiệt và khói.  Các trụ nước bên trong tòa nhà.  Các bình CO 2 chứa cháy mang vác. • Bên trong tòa nhà phân xưởng bảo trì, các nguồn có thể gây cháy chủ yếu là một lượng nhỏ hóa chất dễ cháy nổ như dầu, sơn, các vật liệu cách dẫn. Tòa nhà này được trang bị các phương tiện chống cháy bao gồm.  Hệ thống phát hiện và báo động nhiệt và khói.  Các trụ nước bên trong tòa nhà.  Các bình CO 2 chữa cháy mang vác được. • Các tòa nhà như nhà kho dự trữ hóa chất, dự trữ Urea rời và nhà bảo vệ được xem là ít khả năng cháy nổ vì những tòa nhà này không chứa các chất dễ cháy nổ. Các tòa nhà này được trang bị các phương tiện chống cháy gồm:  Hệ thống phát hiện, báo động nhiệt và khói.  Các bình CO 2 chữa cháy và mang vác được. 1.4.1.2 Biện pháp an toàn và thoát hiểm: Chương này mô tả những nội dung chính trong giải pháp an toàn nhân sự và thoát nạn cho nhà máy trong trường hợp khẩn cấp được dự đoán. Các nguy hiểm chính có thể xảy ra trong nhà máy: 1) Phát tán các chất gây ngộ độc. 2) Phát tán khí dễ cháy nổ. 3) Hỏa hoạn. SVTH: Phạm Văn Hiển Trang 7 Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Vũ Thị Hồng Phượng Đối với mỗi sự cố nói trên, các bước chính dưới đây nên được xem xét để xây dựng một giải pháp an toàn:  Phát hiện nguy hiểm.  Báo động nguy hiểm.  Thoát khỏi nhà máy trong khi nguy hiểm.  Làm giảm mức độ nguy hiểm. Một vài bước ở trên yêu cầu các nhân sự phải tuân thủ các thủ tục an toàn liiên quan. Vì lý do này, các nhân viên vận hành và các khách tham quan sẽ được huấn luyện các trường hợp nguy hiểm của nhà máy và thủ tục liên quan phải tuân thủ.  Bức xạ chất độc: • Các đầu dò sẽ phát hiện sự bức xạ chất độc và gửi tín hiệu về CMFGAP trong phòng điều khiển trung tâm. Các bảng sẽ tự động kích hoạt các báo động: rung chuông, đènn báo hiệu ở ngoài và đồng thời gửi các tín hiệu báo động đến các bảng hiện thị trong nhà bảo vệ chính và trong trạm cứu hỏa, các nhân viên vận hành có thể kích hoạt các báo động chung để sơ tán nhân sự khỏi nhà máy. Nhân viên nhà máy nghe báo động ngoài trường hoặc báo động chung sẽ:  Đeo các thiết bị an toàn (mặt nạ phòng chống khí độc với bộ phận lọc đặc biệt),  Di chuyển tới điểm tập trung gần nhất bằng cách theo bảng hướng dẫn lối thoát được bố trí dọc các trục đường chính của máy. Giảm sự bức xạ chất độc có thể làm bằng cách ngăn chặn sự rò rỉ, các nhân viên vận hành trong phòng điều khiển có thể vận hành các van khối vận hành từ xa và các van ngừng để giảm thiểu số lượng chất độc phát tán ra ngoài không khí. Trong trường hợp phát tán một ít dung dịch Amonia, các máy phát bột nước cầm tay sẽ được sử dụng để giảm bớt sự bốc hơi. Trong SVTH: Phạm Văn Hiển Trang 8 Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Vũ Thị Hồng Phượng trường hợp có hơi khí phát tán, các vòi nước cũng có thể sử dụng làm pha loãng lượng hơi Amonia.  Khí phát tán có thể bắt lửa: • Phát hiện bởi các đầu dò, các đầu dò này gửi tín hiệu về CMFGAP trong phòng điều khiển. Bảng này gửi tín hiệu báo động đến các bảng hiển thị đặt trong nhà bảo vệ chính và trong trạm cứu hỏa. Các nhân viên vận hành có thể kích hoạt các báo động chung để sơ tán nhân sự khỏi nhà máy. Nhân viên nhà máy khi nghe các báo động ngoài trường hoặc cảnh báo chung sẽ di chuyển tới điểm tập trung gần nhất bằng cách theo bảng chỉ dẫn lối thoát được bố trí dọc các đường chính của nhà máy, cố gắng đi ngược chiều gió. • Mức độ phát tán khí bén lửa có thể được giảm bằng cách ngăn cản sự rò rỉ: Các nhân viên vận hành trong phòng điều khiển sẽ vận hành các van khối điều khiển từ xa và van nghưng để giảm lượng khí có nguy cơ đi xa và van ngừng để giảm lượng khí có nguy cơ cháy nổ phát xạ ra môi trường  Hỏa hoạn • Bên trong các tòa nhà, sự phát hiện hỏa hoạn thông qua các đầu dò nhiệt và khói, các đầu dò này sẽ gửi tín hiệu đến các bảng cứu hộ nội bộ, các bảng này sẽ:  Kích hoạt hệ thống chữa cháy (nếu có),  Kích hoạt các báo động(quang/âm),  Gửi các tín hiệu tới CMFAP và tới các bảng hiện thị. • Tất cả các nhân viên trong tòa nhà khi nghe còi báo động phải sơ tán khỏi tòa nhà, di chuyển tới điểm tập trung gần nhất bằng cách theo bảng chỉ dẫn lối thoát. • Mức độ hỏa hoạn trong các tòa nhà có thể được giảm bằng cách lắp đặt các hệ thống tự động (các hệ thống xả tràn, sprinklo) hoặc bởi các nhân viên cứu hỏa là những người tổ chức và thực hiện hoạt động các phòng cháy chữa cháy và cứu hộ. SVTH: Phạm Văn Hiển Trang 9 Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Vũ Thị Hồng Phượng • Bên trong các cụp công nghệ, lửa được phát hiện bằng các đầu dò lửa được đặt tại các hệ thống phun nước tràn tự động. Bên trong các cụm công nghệ, khi lửa phát hiện bởi các nhân viên vận hành, họ sẽ cảnh báo bằng các nút báo động và bằng các bộ đàm cầm tay. Các nút nhấn báo động sẽ gửi tín hiệu về CMFGAP trong phòng điều khiển. Bảng này gửi các báo động tới các bảng hiện thị được lắp đặt trong nhà bảo vệ chính và trong trạm cứu hỏa. Các nhân viên vận hành trong tòa nhà điều khiển có thể kích hoạt các báo động chung cho việc sơ tán nhân viên khỏi nhà máy. • Các nhân viên vận hành và khách tham quan khi nghe còi báo động chung sẽ di chuyễn tới điểm tập trung gần nhất bằng cách theo bảng chỉ dẫn lối thoát được bố trí dọc các đường chính của nhà máy. • Hỏa hoạn bên trong các cụm công nghệ có thể được giảm bằng cách:  Bởi nhân viên cứu hỏa là những người tổ chức thực hiện hoạt động phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cần thiết.  Bởi các nhân viên vận hành trong các tòa nhà, trong các trường hợp họ có thể vận hành các van ngừng và các van có điều khiển từ xa để ngừng dòng nguyên liệu dễ cháy nổ phát tán ra ngoài. 1.5 Xử lí nước thải, vệ sinh công nghiệp : Hệ thống nước trong các nhà máy sau khi sử dụng cần được xử lý trước khi thải ra hệ thống cống thoát nước khu công nghiệp bao gồm: • Nước chảy tràn do sự cố. • Nước mưa vào khu vực có dầu. • Nước chữa cháy. • Nước thải vệ sinh. Hệ thống này được thiết kế cụm 21-PK-01/21- PK-02/21-PK-02 bao gồm:  Cụm 21-PK-01 nhằm mục đích xử lý nước nhiễm dầu gồm: bể tách sơ cấp, bễ bơm tràn, bể chứa tạm có dung tích chứa được lượng nước tối da chảy từ khu SVTH: Phạm Văn Hiển Trang 10 [...]... xúc tác của quá trình tổng hợp Amoniac, vì vậy công đoạn này nhằm chuyển CO thành CO2 để tách ra ở tháp tách CO2 2.2.1.4 Công đoạn tách CO2 SVTH: Phạm Văn Hiển Trang 18 Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Vũ Thị Hồng Phượng Đây là quá trình tách CO2 dựa trên quá trình MDEA hoạt hóa 2 cấp (công nghệ của BASF) Dung môi được dùng cho quá trình hấp thụ CO 2 là MDEA 03 CO2 được tách khỏi khí quá trình bởi sự hấp thụ... xuất hơi nước trước khi đưa sang bộ phận chuyển hóa CO Nhiệt độ của dòng khí trước khi vào vùng chuyển hóa CO được điều chỉnh thông qua bộ điều khiển nhiệt độ tác động lên độ mở của van trên dòng by-pass qua hệ thống tận dụng nhiệt sản xuất hơi nước Nhiệt độ đầu vào vùng chuyển hóa CO tối ưu là nhiệt độ mà tại đó lượng CO còn sót lại sau quá trình chuyển hóa CO là bé nhất, nhiệt độ này cũng phụ thuộc... trong khí công nghệ rời khỏi công đoạn reforming được chuyển hoá thành cacbon dioxit và hydro theo phản ứng chuyển hoá CO trong 10-R-2004 và 10-R-2005: CO + H2O ↔ CO2 + H2 + Q  Cân bằng của phản ứng chuyển hoá chuyển về phía tạo thành nhiều CO 2 hơn khi ở nhiệt độ thấp và có nhiều hơi nước hơn, tuy nhiên, tốc độ phản ứng do đó sẽ tăng nếu ở nhiệt độ cao hơn Nhiệt độ tối ưu cho phản ứng chuyển hoá... Th.S Vũ Thị Hồng Phượng 2.2.1.2 Công đoạn reforming: Trong bộ phận reforming, khí đã qua khử lưu huỳnh được chuyển hóa thành khí tổng hợp nhớ quá trình reforming xúc tác của hỗn hợp hydrocacbon với hơi nước và không khí SVTH: Phạm Văn Hiển Trang 17 Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Vũ Thị Hồng Phượng 2.2.1.3 Công đoạn chuyển hóa CO thành CO2 Những hợp chất chứa oxy như CO và CO2 là những hợp chất cực độc đối... trình dưới đây Kp = mole %CO2 xmole% H 2 mole%COmole% H 2 O 2.3.6 Quy trình vận hành tháp chuyển hóa CO nhiệt độ thấp: 2.3.6.1 Nhiệt độ: Sau khi ra khỏi tháp chuyển hóa CO nhiệt độ cao, dòng khí sản phẩm này được làm mát thông qua hệ thống tận dụng nhiệt để sản xuất hơi nước quá nhiệt và gia nhiệt cho dòng khí nguyên liệu của tháp methan hóa Nhiệt độ đầu vào của tháp chuyển hóa CO nhiệt độ thấp thường... lại, các hợp chất chứa oxy như CO2 và CO là cực kì độc đối với chất xúc tác tổng hợp amoniac Vì vậy, metan hóa là quá trình mà các hợp chất cacbon oxit dư sẽ được chuyển hóa thành metan SVTH: Phạm Văn Hiển Trang 20 Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Vũ Thị Hồng Phượng 2.2.1.6 Vòng tổng hợp Amoniac: 2.3 Mô tả chi tiết công đoạn chuyển hóa CO và thông số vận hành 2.3.1 Mô tả công nghệ tổng quát: SVTH: Phạm... 10-E-2010 và bộ hâm nóng nước lò hơi số một 10-E-2012 khí công nghệ được làm nguội bằng chuỗi các trao đổi nhiệt đến nhiệt độ đầu vào thiết bị chuyển hóa CO nhiệt độ thấp là 190 oC Sau thiết bị chuyển hóa CO nhiệt độ thấp, khí công nghệ được làm nguội bằng bộ hâm nóng nước lò hơi số hai 10-E-2013, nồi đun tripper 10-E3002 trước khi đi vào công đoạn tách CO2 2.3.8 Thiết bị trực thuộc và lưu trình đơn giản... sản xuất hơi nước Nhiệt độ đầu vào tối ưu của tháp chuyển hóa CO nhiệt độ thấp là nhiệt độ tại đó cho phép chuyển hóa triệt để CO thành CO 2 Nhiệt độ này phụ thuộc vào hoạt tính thực tế của xúc tác Với xúc tác mới, nhiệt độ này thường thấp hơn một ít so với nhiệt độ thiết kế nhưng khi xúc tác đã bị lão hóa, cần tăng nhiệt độ lên cao để đảm bảo độ chuyển hóa Khoảng nhiệt độ vận hành bình thường nằm trong... vận hành bình thường, hàm lượng CO còn sót lại trong dòng khí sản phẩm ra khỏi vùng chuyển hóa CO nhiệt độ thấp khoảng 0,23% mol khô Để đánh giá hoạt tính xúc tác, qui trình đánh gia như qui trình đánh giá hoạt tính xúc tác của tháp chuyển hóa CO nhiệt độ cao 2.3.7 Thu hồi nhiệt thừa: Giửa hai thiết bị chuyển hoá CO, khí công nghệ được làm nguội bằng chuỗi các trao đổi nhiệt: Thiết bị cân bằng nhiệt 10-E-2011,... thành phần của khí  Điều này có nghĩa là đối với phản ứng chuyển hoá CO sẽ có một nhiệt độ tối ưu phụ thuộc vào hoạt tính xúc tác và tốc độ lưu chất, nó sẽ cho ra một độ chuyển hoá tối ưu Do đó chuyển hoá CO được hình thành qua hai bước để đảm bảo lượng dư CO thấp và hình thành sản phẩm phụ thấp  Bước thứ nhất thực hiện trong thiết bị chuyển hoá CO nhiệt độ cao 10-R- 2004, được lắp đặt xúc tác SK-201-2 . Phượng 2.2.1.3 Công đoạn chuyển hóa CO thành CO 2 Những hợp chất chứa oxy như CO và CO 2 là những hợp chất cực độc đối với chất xúc tác của quá trình tổng hợp Amoniac, vì vậy công đoạn này nhằm chuyển. Long và Nam Côn Sơn. Nhận thấy tầm quan trong của các công đoạn trong xưởng Amoniac nên em đi sâu vào dây chuyền công đoạn chuyển hóa CO trong xưởng này SVTH: Phạm Văn Hiển Trang 1 Báo. chuyển CO thành CO 2 để tách ra ở tháp tách CO 2. 2.2.1.4 Công đoạn tách CO 2 SVTH: Phạm Văn Hiển Trang 18 Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Vũ Thị Hồng Phượng Đây là quá trình tách CO 2 dựa

Ngày đăng: 26/12/2014, 23:08

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Hai xưởng công nghệ chính:

  • Các công trình phi công nghệ: Thu gom và xử lí chất thải, bảo quản, vận chuyển, đóng gói sản phẩm.

  • Gồm 2 giai đoạn:

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan